MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Khái quát Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN 3
1. Khái niệm và vai trò 3
2. Nội dung 3
II. 7 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên 4
III. Các nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp và biện pháp khắc phục 5
1. Các nguy cơ 5
2. Biện pháp khắc phục 5
IV. Ví dụ tổng hợp và phân tích 8
V. Kết luận 9
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tài chính, tài vụ của các tổ chức chính quyền, xã hội, việc sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp lớn thuộc các thành phần kinh tế, cũng như việc nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế, luôn cần đến dịch vụ kiểm toán. Không những thế, việc chống tham nhũng, chỉ ra sự làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp quốc doanh được đầu tư bằng vốn ngân sách, vốn bảo lãnh của Chính phủ thì lại càng cần đến kết quả trung thực của kiểm toán.
Thế nhưng, trong môi trường làm việc nhiều áp lực, các kiểm toán viên có thể rơi vào tình huống ủng hộ hành vi quản lý phi đạo đức, nói dối hay cung cấp thông tin không chính xác cho đơn vị quản lý hoặc lập các BCTC không chính xác một cách trọng yếu. Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Ở Việt Nam, khẳng định được vai trò quan trọng trong việc đào tạo kiểm toán, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005. Mục đích của chuẩn mực là quy định các nguyên tắc, nội dung và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán, bảo đảm về chất lượng của các dịch vụ kiểm toán cung ứng cho xã hội.
Do đó, thông qua đề tài “Đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên”, nhóm chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn nội dung của các chuẩn mực đạo dức này cũng như các ví dụ cụ thể giúp các bạn dễ hình dung hơn. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi không tránh khỏi một vài thiếu sót, rất mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của các bạn để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn.
Nhóm Bà Tám.
MỤC LỤC
I. Khái quát Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN
1. Khái niệm và vai trò
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN là những quy tắc nhằm hướng dẫn cho các kế toán, kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, chính các quy định về đạo đức nghề nghiệp này sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, kiểm toán.
Chuẩn mực này đặt ra bốn yêu cầu cơ bản sau:
Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kế toán và kiểm toán;
Tính chuyên nghiệp: Tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng và các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán và người làm kiểm toán, đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề;
Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất;
Sự tin cậy: Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó.
Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một nguồn cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là một phương thức nhằm nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán; là phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vào các thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2. Nội dung
Nội dung Chuẩn mực này gồm 3 phần sau:
Phần A: Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán;
Phần B: Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán;
Phần C: Áp dụng cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Chi tiết về chuẩn mực, các bạn vui lòng tham khảo trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN trên các website về kế toán, kiểm toán.
II. 7 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên
1. Độc lập:
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Tính độc lập bao gồm:
Độc lập về tư tưởng - Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp.
Độc lập về hình thức - Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì.
2. Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. Tính chính trực còn nhấn mạnh đến sự công bằng và sự tín nhiệm.
3. Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị. Cần tránh các mối quan hệ dẫn đến sự thành kiến, thiên vị hoặc bị ảnh hưởng của những người khác có thể dẫn đến vi phạm tính khách quan, không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người mình cùng làm việc.
4.Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
5. Tính bảo mật: Người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
6. Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
7.Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.
II. Các nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp và biện pháp khắc phục
1. Các nguy cơ
Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp có thể bị đe dọa trong rất nhiều trường hợp. Các nguy cơ có thể được phân loại như sau:
Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ này có thể xảy ra do việc người làm kiểm toán hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hay quan hệ gia đình trực tiếp của người làm kiểm toán có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác;
Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm;
Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng;
Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ này có thể xảy ra khi, do các mối quan hệ quen thuộc mà người làm kiểm toán trở nên quá đồng tình đối với lợi ích của những người khác; và
Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán có thể bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa (các đe dọa này có thể là có thực hoặc do cảm nhận thấy).
2. Biện pháp khắc phục
Các biện pháp bảo vệ có thể loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ xuống mức chấp nhận được bao gồm hai nhóm lớn như sau:
2.1. Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy định
Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán.
Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục.
Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.
Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.
Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật.
Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kiểm toán lập.
2.2. Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra (trong cty kiểm toán độc lập)
Có thêm một kiểm toán viên khác để soát xét lại các công việc đã làm và tham khảo ý kiến nếu cần thiết. Người này có thể là một người ở ngoài công ty kiểm toán hoặc một người của công ty hay mạng lưới công ty nhưng không tham gia vào nhóm kiểm toán;
Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác;
Luân chuyển người chịu trách nhiệm soát xét;
Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát (ví dụ tổ chức kiểm toán nội bộ) về các vấn đề liên quan đến tính độc lập;
Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát về tính chất dịch vụ và giá phí của dịch vụ cung cấp;
Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo;
Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi cần thiết để họ cùng chịu trách nhiệm về dịch vụ đó; và
Chuyển một thành viên khỏi nhóm kiểm toán khi các lợi ích tài chính hoặc các mối quan hệ của thành viên đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.
¯ Các biện pháp khác:
ÄĐào tạo chuẩn mực đạo đức trong trường học
Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nghề kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến sản phẩm kiểm toán. Do đó, cần đưa những quy định này vào chương trình đào tạo, giáo dục ngay từ khi sinh viên đang ngồi trong ghế nhà trường.
Do chương trình đào tạo của nhà trường khó có thể đưa chuẩn mực này thành một môn học bắt buộc, do đó, cùng với việc công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên thì việc lồng ghép nội dung này trong đào tạo "kỹ năng mềm" cho sinh viên nên mang tính bắt buộc.
ÄThiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Thành lập Ban đạo đức nghề nghiệp
Để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cần thành lập một Uỷ ban phụ trách về đạo đức nghề nghiệp. Do nhiều nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không phải là vấn đề của luật pháp, vì vậy, việc ban hành và giám sát không nên giao phó cho các cơ quan nhà nước mà nên giao cho hội nghề nghiệp đảm nhận. Nhưng trong giai đoạn đầu, Uỷ ban này nên là bộ phận tư vấn cho Bộ Tài chính để hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi hội nghề nghiệp đủ mạnh, sẽ đảm nhận vai trò cập nhật, sửa đổi các quy định đạo đức nghề nghiệp và lúc đó, Uỷ ban này sẽ trực thuộc Hội.
Thành lập Uỷ ban Kỷ luật.
Để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật, cần thành lập Ban phụ trách về kỷ luật. Về mô hình tổ chức, có thể dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Đối với Hoa Kỳ, Uỷ ban Kỷ luật này trực thuộc Uỷ ban Đạo đức nghề nghiệp, tức thuộc hội nghề nghiệp. Còn ở Pháp, Uỷ ban Phụ trách kỷ luật trực thuộc Uỷ ban Kiểm toán cấp cao. Do Bộ Tài chính đã giao cho VACPA việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế, Uỷ ban kỷ luật nên trực thuộc VACPA. Uỷ ban này sẽ có trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các trường hợp này có thể được phát triển thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, Uỷ ban này cũng sẽ mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn thông qua đơn khiếu nại hay các phương tiện thông tin đại chúng.
Thành lập Uỷ ban Kiểm soát chất lượng.
Thông thường, việc giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được tiến hành đồng thời với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành bắt buộc tại nhiều nước phát triển.
Tại Pháp, việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán thường xuyên và định kỳ, vừa là nghĩa vụ pháp lý, vừa nhằm tuân thủ yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.
Còn tại Hoa Kỳ, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện thông qua cách thức kiểm tra chéo giữa (các công ty kiểm toán) kể từ thập niên 1960. Các công ty kiểm toán được tự nguyện chọn các công ty khác để kiểm tra cho công ty mình theo định kỳ 3 năm một lần. Đây là yêu cầu bắt buộc và được xem như là một phần trong chương trình tự kiểm soát của nghề nghiệp theo quy định của AICPA.
Thành lập Uỷ ban Giám sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán cho những công ty niêm yết.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thành lập một Uỷ ban riêng để giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết. Uỷ ban này thường được thành lập do sự kết hợp giữa Hiệp hội nghề nghiệp và Uỷ ban Chứng khoán. Tại Hoa Kỳ, công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết phải đăng ký với Ủy ban Giám sát. Các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các kiểm tra viên của Uỷ ban Giám sát các công ty niêm yết. Uỷ ban giám sát không phải cơ quan chức năng của nhà nước, hoạt động dưới sự giám sát của Uỷ ban Chứng khoán (SEC) và Hội nghề nghiệp (AICPA).
è Tóm lại, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi kiểm toán viên là rất quan trọng. Mỗi cá nhân cần phải rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Không những thế, các kiểm toán viên cần được sự hỗ trợ từ môi trường làm việc và sự kiểm soát của pháp luật để việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được thực hiện dễ dàng và đúng đắn hơn.
III. Ví dụ tổng hợp và phân tích
VD:
Bố Ngọc là giám đốc cty TNHH ĐẠI PHÁT đến kỳ kiểm toán ông cần thuê một kiểm toán viên cho cty. Ngọc biết và cô giới thiệu bạn trai của mình là Đức hiện đang làm nhân viên ở cty Kiểm Toán Và Tư Vấn A&C. Đức chấp nhận đến kiểm toán cho cty bố Ngọc.
Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, nhưng khi kiểm tra tới phần hàng tồn kho thì anh có việc rất gấp phải về quê do mẹ anh đang bệnh nặng, Ngọc nói: “Anh hãy thu xếp về quê đi, còn phần hàng tồn kho thì anh chỉ cần kiểm tra sơ qua trên giấy tờ là được rồi vì em biết không có sai sót gì đâu”. Đức nghe lời Ngọc và cho ý kiến chấp nhận toàn phần.
Một năm sau ĐẠI PHÁT làm ăn thua lỗ và khi kiểm toán lại sổ sách thì phát hiện có quá nhiều sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên không thể điều chỉnh nhưng vẫn được chấp nhận toàn phần, đó là phần hàng tồn kho. Đức đỗ lỗi cho Ngọc nói Ngọc nói đã kiểm tra rồi không có vấn đề gì cả nên Đức mới chấp nhận.
Tuấn là bạn rất thân của Đức đang kiểm toán cho cty TNHH HỒNG HOA (một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ĐẠI PHÁT). Ngọc vì muốn vực dậy cty nên đã nhờ Đức liên lạc cho minh gặp Tuấn để cô tìm hiểu một số thông tin về HỒNG HOA. Ngọc chuốc rượu cho Tuấn vì thông qua Đức Ngọc biết khi say thì bất cứ chuyện gì Tuấn cũng có thể nói ra hết. Nhờ vậy, cô đã biết được tất cả những thông tin cần thiết về HÔNG HOA. Do thông tin bị tiết lộ, HỒNG HOA bị thiệt hai nặng. HỒNG HOA quyết định kiện Tuấn vì đã tiết lộ thông tin của cty.
Phân tích:
Khi Đức nhận làm kiểm toán viên cho ĐẠI PHÁT là Đức đã vi phạm một nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán đó là tính độc lập. Tuy Đức và ĐẠI PHÁT không có quan hệ kinh tế, không có quan hệ ruột thịt nhưng quan trọng là giữa Đức và Ngọc có mối quan hệ người yêu. Do đó, Đức sẽ bị chi phối tinh thần và trong quá trình kiểm toán, nếu cty có vi phạm gì thì Đức khó mà đưa ra được kết quả trung thực nhất, khách quan nhất.
Về tình thì ta có thể xem xét lòng hiếu thuận của Đức đối với mẹ của mình, nhưng cũng chính vì điều đó đã làm cho Đức vi phạm nguyên tắc khách quan và năng lực chuyên môn và tính thận trọng của chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản rất quan trọng của cty vậy mà Đức có thể nghe lời Ngọc xem qua loa trên giấy tờ rồi cho ý kiến chấp nhận toàn phần. Kết quả mà Đức đưa ra không khách quan. Vả lại nếu Đức là người thận trọng thì khi có việc gấp mà Đức không thể kiểm toán tiếp được thì nếu đủ thời gian, Đức nên cho ngừng ngay việc kiểm toán và khi giải quyết mọi việc ổn thỏa thì sẽ quay lại tiếp tục kiểm toán cho cty. Hoặc Đức có thể nhờ một người đồng nghiệp đến kiểm toán hộ cho mình, như vậy kết quả kiểm toán mới khách quan và trung thực. Việc kiểm toán không đủ trình tự và đúng kĩ thuật của Đức cho thấy Đức cũng đã vi phạm nguyên tắc tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
Là một kiểm toán viên thì Đức phải chịu trách nhiệm với tất cả những gì mà mình đã làm. Vậy mà khi xảy ra chuyện, Đức không trung thực, thẳng thắn nhận lỗi mà lại đổ lỗi cho Ngọc. Sự thiếu thẳng thắng, trung thực đã nói lên việc vi phạm nguyên tắc chính trực của Đức.
Người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật. Vậy mà trong cơn say, Tuấn đã tiết lộ tất cả cho Ngọc biết. Dù tiết lộ trong hoàn cảnh như thế nào thì Tuấn cũng đã vi phạm tính bảo mật của ngành kiểm toán. Tuấn phải đền bù một khoảng rất lớn cho HỒNG HOA và có thể bị truy tố trước pháp luật. Thế nên Tuấn đã làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình, của công ty kiểm toán và quan trọng nhất là của ngành kiểm toán. Có thể nói, Tuấn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tư cách nghề nghiệp.
IV. Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_mo_dau_2665.doc