MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1.Tính cấp thiết của đề tài 2
2.Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
5.Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những kết quả nghiên cứu 4
7. Cơ cấu của báo cáo 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHÁI NIÊM LIÊN QUAN VỀ
NGHỀ LUẬT SƯ TRONG ĐỀ TÀI 6
1.Nghề luật sư 6
1.1. Khái niêm 6
1.2.Vai trò luật sư 9
2. Đạo đức nghề luật sư 10
2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp nói chung 10
2.2. Đạo đức nghề luật sư 12
2.3.Tiêu chí đánh giá cơ bản 13
CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY 14
1. Sự phát triển của nghề luật sư trong thời kì hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 14
1.1.Đối với kinh tế 14
1.2.Về chính trị 17
1.3.Về xã hội 21
2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới 21
2.1.Thanh danh 21
2.2.Sứ mệnh 22
2.3.Kĩ năng hành nghề 24
2.4. Chuẩn mực ứng xử 26
2.4.1. Quan hệ của luật sư với khách hàng 26
2.4.2. Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước 28
2.4.3. Quan hệ với đồng nghiệp 29
2.4.4. Quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng 31
3. Kết quả việc xây dựng đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam 32
3.1.Bộ quy tắc chuẩn về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. 32
3.2. So sánh việc xây dựng đạo đức nghề luật sư với một nước có nghề luật phát triển_ nước Anh. 34
CHƯƠNG III: BIỂU HIỆN ĐI XUỐNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LUẬT SƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ . .36
1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư 36
1.1. Luật sư với nạn chạy án. 36
1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước 39
1.3.Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử 41
2. Một số giải pháp đề cao đạo đức nghề nghiệp 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đạo đức người luật sư trong thời kì mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng (đặc biệt là nạn đói năm 1945 đã làm hai triệu đồng bào ta chết đói). Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên theo đó là các mối quan hệ ngoại thương với các nước và các tổ chức trên Thế giới như: gia nhập ASEAN (1995), bình thường hóa quan hệ Việt – Mĩ(1995), tham gia AFTA, APEC và đặc biệt là vào năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới WTO.
1.2.Về chính trị
Việt Nam đã trải qua 2 cuộc chiến tranh lớn với Pháp và Mĩ, tưởng rằng nền kinh tế của Việt Nam khó có thể phụ hồi. Tuy nhiên, nhờ vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì nền kinh tế của nước ta đã phát triển một cách vượt bậc. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các kế hoạch 5 năm để phát triển kinh tế của đất nước trong khi đất nước đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng (đặc biệt là nạn đói năm 1945 đã làm hai triệu đồng bào ta chết đói). Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên theo đó là các mối quan hệ ngoại thương với các nước và các tổ chức trên Thế giới như: gia nhập ASEAN (1995), bình thường hóa quan hệ Việt – Mĩ(1995), tham gia AFTA, APEC và đặc biệt là vào năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới WTO.
Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là "nghề tay trái", việc "làm thêm" của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp khác.Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay!Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại.
Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp ly khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như:không chấp nhận trình độ "tương đương đại học luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư.. Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những "cú sóc" bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn "hai luật chơi" trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư. Bên cạnh đó, việc phận biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó. Luật luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam. Những thay đổi ấy là:
Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư.
Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có.
Ngoài việc ra luật, thông tư, quyết định về ngành luật, nhà nước còn ra rất nhiều nghị quyết về các vấn đề: kinh tế, chính trị, xã hội...để phát triển đất nước.
Về kinh tế: Nghị quyết số 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 48). Điểm 6 mục II của Nghị quyết số 48 đã đặt ra định hướng: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế”, trong đó nhấn mạnh “ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện cam kết với ASEAN; tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006; tiến tới Cộng đồng kinh tế Châu Á vào năm 2020. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra các nghị quyết số 08-NQ/TW ( Nghị quyết số 16) đã đặt ra yêu cầu rà soát hệ thống pháp luật.
Về xã hội: Luật trợ giúp pháp lí được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007.Nghị quyết số 7/2007/NĐ/CP ra ngày 12/1/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lí.Bộ tư pháp đã ban hành thông tư số 7/2008/TT-BTP ban hành ngày 21/8/2008 hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lí trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
Ngày 19/10/2010 tại Hà Nội, dự thảo chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do bộ tư pháp soạn thảo. Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Chiến lược phát triển nghề luật sư giai đoạn 2020, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Bốn cho biết, có 4 quan điểm được ban soạn thảo đặt ra gồm: Thực trạng tổ chức, hoạt động luật sư ở nước ta; Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nghề luật sư; Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện. Ông Bốn nêu lên 5 định hướng chiến lược phát triển hành nghề luật sư. Thứ nhất, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về dịch vụ pháp lý và chất lượng dịch vụ pháp lý. Thứ ba, phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới. Thứ tư, phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư có cơ cấu, tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hoạt động chuyên nghiệp đảm bảo phát huy tối đa vai trò tự quản trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư. Thứ năm, đổi mới công tác quản lý nhà nước, từng bước giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
1.3.Về xã hội
Cùng với sự phát triển của thời đại thì các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng: ma túy, HIVS, trộm cắp, hiếp dâm...Các tệ nạn xảy ra ngày nhiều, có tổ chức và hoạt động ngày càng chuyên nhiệp hơn. Chính vì vậy mà vấn đề pháp luật ngày càng được đặc biệt chú trọng.
Không chỉ có các tệ nạn xã hội mà nhu cầu dân sự ngày càng tăng: như li hôn, bạo lực gia đình, tranh chấp đất đai...
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu pháp lí ngày càng gia tăng. Người ta không còn ngại việc ra tòa hay đến văn phòng luật sư, gặp luật sư nữa. Những vụ án dân sự giờ đây xảy ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và dần trở thành vấn nạn của xã hội, của đất nước đòi hỏi cần có một đội ngũ luật sư vững vàng trong chuyên môn, kiên định trong tư tưởng và lương tâm thanh sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới
Để trở thành một người luật sư tốt, đúng với vai trò đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay thì một người luật sư cần bảo đảm các yêu cầu cũng như nguyên tắc đối với họ. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cho người luật sư để thực hiện tốt vận mệnh của mình đối với cộng đồng, xã hội. Với thiên chức của nghề, người luật sư đòi hỏi cần phải nhận thức và ứng xử một cách có đạo đức trong xã hội, về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, tuân thủ những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đã đem lại. Khi đề cập đến đạo đức của nghề luật sư là chúng ta đề cập đến sự mệnh mà người luật sư phải thực hiện; là nói đến phẩm chất, thanh danh của họ; là kỹ năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi hành nghề.
2.1.Thanh danh
Trong xã hội, một con người để được mọi người tín nhiệm thì người đó phải tạo được lòng tin. Cũng như vậy, một ngành nghề muốn ngày càng phát triển thì cần phải tạo uy tín cho mọi người. Nghề luật là một trong số đó. Đặc biệt, người luật sư hơn ai hết cần phải đặt vấn đề lên hàng đầu để ngày càng phấn đấu đạt được đó là Thanh danh. Nó là tiếng danh tốt đẹp, những giá trị cao quý được xã hội công nhận và tôn trọng. Một người luật sư tốt cần phải giữ được uy tín cũng như vị thế của mình trong xã hội, phải khẳng định được giá trị, tầm quan trọng của mình ở mội lúc, mọi nơi. Họ phải luôn hướng tới những điều tốt đẹp, giá trị đích thực để luôn mang lại công lí của mọi người. Cuộc sống có muôn hình vạn trạng, con người có nhiều mối quan tâm khác hơn để bảo đảm lợi ích của mình tuy nhiên luật sư_một nghề tạo ra “ sản phẩm” phục vụ trực tiếp cho xã hội càng phải chú trọng thanh danh, uy tín. Không vì vụ lợi cá nhân, những ham muốn nhất thời phục vụ lợi ích vật chất trước mắt mà làm những điều không đúng với sự thật. Họ phải gạt tất cả những điều không tốt ấy sang một bên bởi hành động của họ không mang lại danh tiếng cho chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới công bình xã hội. Nghề luật sư có nhiều điểm tương đồng với bác sĩ. Bác sĩ là người có kiến thức về y học và nhờ đó họ có thể chăm sóc cho bệnh nhân của mình. Luật sư cũng vậy. Họ cần phải có kiến thức pháp luật, thông thạo nghề nghiệp để “ chăm sóc con bệnh” pháp luật của mình. Người luật sư phải thực hiện nhiệm vụ của mình bằng nhân phẩm, lương tâm, sự độc lập, liêm chính, nhân đạo và đôi khi có cả lòng dũng cảm. Đó lagf lí do vì sao mà luật sư phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ để duy trì lòng tin trong cộng đồng xã hội cũng như bảo vệ thanh danh của mình đối với mọi người.
2.2.Sứ mệnh
Bên cạnh bảo vệ thanh danh, giữ uy tín và vị thế trong xã hội thì người luật sư phải thực hiện tốt sứ mệnh của mình đối với tất cả mọi người. Sứ mệnh của người luật sư là gì? Đó chính là phục vụ suốt đời vì công lí, phục vụ cộng đồng, trợ giúp cho số đông. Họ phải giải quyết, điều hòa các mâu thuẫn do xung đột lợi ích của mỗi bên trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình giải quyết do bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết nhất định về pháp luật nên công dân khó bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ và toàn diện. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lí có hiệu quả nhất khi có những việc xảy ra liên quan đến pháp luật. Bởi thế, sứ mệnh của người luật sư cần phải được phát huy trong quá trình tiến tới bảo vệ lợi ích của con người. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó, luật sư không những phải là người gương mẫu trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật mà còn bổn phận tự giác chấp hành các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt đọng hành nghề và giao tiếp xã hội.
Chức năng của luật sư là góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người và thực hiện chức năng công bằng xã hội. Luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách trung thực, cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội và tăng cường hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình.
Với tư cách là người đại diện của khách hàng, luật sư thực hiện nhiều chức năng. Với tư cách là một cố vấn pháp lí, luật sư mang đến cho khách hàng những hiểu biết về quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ và giải thích việc thực thi các quyền và nghĩa vụ đó. Với tư cách là một người biện hộ, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Là nhà đàm phán, luật sư làm cầu nối trung hòa những quyền lợi khác nhau của các bên và thực hiện chức năng của một người phát ngôn cho mỗi khách hàng.
Trong khi thực hiện những công việc chuyên môn, luật sư phải thể hiện hết khả năng làm việc nhanh gọn và siêng năng. Luật sư phải thường xuyên thông báo cho khách hàng về công việc mình làm và giữ bí mật những thông tin của khách hàng, trừ khi quy tắc nghề nghiệp hoặc pháp luật yêu cầu hoặc cho phép tiết lộ những thông tin đó.
Khi thực hiện công việc cho khách hàng và trong các mối quan hệ riêng tư, tư cách đạo đức của luật sư phải phù hợp với quy định của pháp luật. Luật sư chỉ được sử dụng các biện pháp mà pháp luật quy định cho mục đích hợp pháp chứ không được gây rối hoặc đe dọa người khác. Luật sư phải tôn trọng pháp luật và những người thực thi pháp luật như thẩm phán, công chức và các luật sư khác.
Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lí kinh tế và quản lí xã hội theo pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan , đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chỉ XHCN; giáo dục công dân tuân theo hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống CNXH.
Quá trình làm việc, công tác của mình luật sư được ví như một cuộc cách mạng để chứng minh, đấu tranh với quyền lợi, công lí cho con người, công cộng xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật cần phải tích cực thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để khẳng định hơn nữa giá trị nghề nghiệp của bản thân trong công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dan chủ, văn minh.
2.3.Kĩ năng hành nghề
Ngoài những yêu cầu về thanh danh, sứ mệnh thì người luật sư cần phải trau dồi cho mình kĩ năng hành nghề. Đó là một yêu cầu quan trọng để giúp cho người luật sư thể hiện đúng nghĩa vai trò của mình trong xã hội. Nghề luật là nghề nói, nên kĩ năng giao tiếp cũng như kĩ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề một cách khúc triết luôn là những kĩ năng quan trọng nhất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem trong một phiên tòa xét xư mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch, lời nói không logic, không đúng trọng tâm việc mà cứ luẩn quẩn thì thân chủ của anh ta có bao nhêu phần trăm là thắng? Để có được những kĩ năng này phải chịu khó rèn luyện, phải thử tập nói trước, hay thỉnh thoảng tập hợp mọi người lại để cùng tranh luận về một vấn đề quan tâm. Ngoài ra, luật sư có thể tham gia các khóa học về kĩ năng giao tiếp. Một điều nữa trước khi nói nên tìm hiểu kĩ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói để khi thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền lợi cho thân chủ sẽ có một cuộc “tranh cãi” tốt hơn.
Sự hiểu biết tâm lí con người nói chung và tâm lí tội phạm nói riêng rẽ sẽ giúp cho luật sư dễ tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội. Đi sâu hơn vào đời sống nội tâm của họ, để nắm bắt được tâm lí cho dễ điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp đem lại những hướng đi tốt cho công cuộc bảo vệ pháp lí của người luật sư.
Người luật sư phải có bản lĩnh vững vàng. Bởi vì nghề luật phải thường xuyên đối mặt với mặt trái của xã hội: những đút lót, hối lộ hay thậm chí là đe dọa không những là bản thân người luật sư mà còn đến cả những người thân, gia đình của họ để hằng đổi “ trắng thay đen”.
Nếu không có bản lĩnh vững vàng và dũng cảm thì dễ chán nản và đi đến thất bại hoặc có thể sa ngã vào con đường tội lỗi tiếp tay cho những hành động xấu xa để nó có thể tung hoành ngang nhiên không sợ đến pháp luật trong xã hội. Đó là một điều kì diệu nhất của mỗi luật sư. Bởi thế, họ phải luôn luôn là chính mình, giữ đúng phẩm giá của mình mà không bị nhiều thứ khác mê hoặc làm cho biến mất đi lòng tin của mọi người đối với bản thân.
Ngoài ra, người luật sư rất cần đến tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy logic. Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống để thấy đâu là nguyên nhân là điều cốt lõi của sự kiện hay là một cánh cửa nhỏ để đi theo nó mà thu nhập thông tin. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo một nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ theo cảm tính của bản thân ḿnh.
Tŕnh độ ngoại ngữ. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu quan trọng của một người luật sư đặc biệt là trong thời kì hội nhập hiện nay. Đó là một “bàn đạp” thuận lợi để luật sư tiến tới phát triển khả năng, tầm mắt của mình không chỉ là những vụ kiện ở sân nhà mà còn có thể mở mang tầm mắt của mình ở tầm quốc tế. Đừng vì rào cản ngôn ngữ mà làm hạn chế đi tài năng của mình. Thế nên, bên cạnh những kĩ năng trong ứng xử thì người luật sư cần phải trau dồi cho mình trình độ ngoại ngữ tốt để trở thành một người luật sư đúng nghĩa.
2.4. Chuẩn mực ứng xử
2.4.1. Quan hệ của luật sư với khách hàng
Bên cạnh những yêu cầu trên đạo đức của nghề luật sư còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ. Đó là mối quan hệ với khách hàng, người luật sư cần phải quán triệt thực hiện 3 vấn đề cơ bản sau: nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng; xử lí trong việc xung đột quyền lợi, giữ uy tín trong quá trình làm việc.
Đối với người luật sư, việc nhận và thực hiện những yêu cầu của khách hàng cũng có những chuẩn mực cụ thể. Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng. Có 2 nguyên tắc chung phải tuân theo khi luật sư nhận yêu cầu đại diện cho khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là khách hàng có quyền tự do lựa chọn bất cứ luật sư nào mình muốn. Nguyên tắc thứ hai là luật sư phải lựa chọn cho mình vụ việc mà trong đó luật sư đưa ra được lời khuyên vô tư cho khách hàng của mình. Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có xung đột với khách hàng khác.
Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lí nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến việc luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu khách hàng.
Khi người luật sư đã chấp nhận thực hiện dịch vụ bào chữa hay kiện tụng thì phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng về phương pháp xử lí vụ việc. Cả khách hàng và luật sư đều có quyền và nghĩa vụ đối với mục đích và phương pháp thực hiện. Tuy nhiên luật sư không được tìm kiếm những mục đích hoặc sử dụng phương pháp nếu chỉ vì khách hàng muốn luật sư làm như vậy.
Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành. Ngoài những trách nhiệm đã thỏa thuận có hàng loạt trách nhiệm mà luật sư phải thực hiện đối với khách hàng của mình khi đại diện cho họ. Luật sư thay mặt khách hàng có nhiệm vụ thực hiện kỹ năng 1 cách thận trọng với 1 kỹ năng phù hợp. Luật sư cũng phải hành động trong khuôn khổ thẩm quyền mà khách hàng trao. Vì vậy luật sư cần phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc. Đặc biệt luật sư cần phải giữ bí mật về công việc và quan hệ với khách hàng.
Một luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý do chính đáng và gửi thông báo đúng lúc cho khách hàng. Và khi việc giữa khách hàng và luật sư kết thúc luật sư phải trao cho khách hàng toàn bộ tài sản và tài liệu thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ lại nếu khách hàng yêu cầu và trả lại tiền cho họ.
Trong việc xung đột quyền lợi, người luật sư cũng phải thực hiện những yêu cầu sau: không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho 2 hay nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc nếu quyền lợi của khách hàng đối lập nhau. Trước khi quan hệ với khách hàng mới luật sư cần phải xem xét xem liệu có mâu thuẫn về lợi ích nào không. Luật sư không được phép tiến hành công việc nếu có mâu thuẫn hoặc có nguy có mâu thuẫn về lợi ích khách hàng. Như một nguyên tắc chung , lòng trung thành với khách hàng không cho phép luật sư nhận làm đại diện nếu việc này có ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý. Vì vậy thông thường luật sư không được làm người bào chữa chống lại 1 khách hàng trước đây là khách hàng cũ của mình ngay cả khi 2 vụ việc không có quan hệ gì với nhau.
Bí mật trong quá trình làm việc cũng là chuẩn mực quan trọng trong hành nghề luật sư. Luật sư phải bảo vệ những vấn đề thuộc đời tư, bí mật của khách hàng. Luật sư không được sử dụng thông tin có được trong quá trình làm đại diện của khách hàng vào những việc làm bất lợi cho khách hàng, hoặc phục vụ lợi ích riêng của luật sư, trừ khi có sự đồng ý của khách hàng. Điều này được thực hiện kể cả khi luật sư thôi hành nghề, chết, mất khả năng hay nghỉ hưu
Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật sư khách hàng là luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng. Điều này khuyến khích khách hàng thông tin đầy đủ và cởi mở với luật sư ngay cả những vấn đề tế nhị nhất.
Việc tuân thủ nghĩa vụ giừ bí mật thông tin của khách hàng không những tạo điều kiện cho việc xử lý tốt vụ việc mà còn khuyến khích mọi người sớm tìm đến các dịch vụ pháp lý. Hầu như không có ngoại lệ, tất cả các khách hàng tìm đến luật sư là để xác định các quyền của họ và để xác định thế nào là những việc làm hợp pháp.
2.4.2. Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước
Vấn đề thứ 2 trong mối quan hệ được đề cập đến là mối quan hệ luật sư với cơ quan nhà nước.
Trước hết đó là mối quan hệ luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định của pháp luật về tố tụng luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Trong mối quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng thì thường xuyên và quan trọng hơn cả là mối quan hệ giữa luật sư và tòa án, giữa luật sư và thẩm phán. Với tư cách là một luật sư bào chữa, đại diện trước tòa, luật sư phải cân bằng quyền lợi của khách hàng và quyền lợi của xã hội. nhiệm vụ của một luật sư bào chữa là trình bày vụ việc của khách hàng bằng những lí lẽ thuyết phục của mình. Thực hiện nghĩa vụ này và duy trì long tin của khách hàng chính là thái độ cần thể hiện trước tòa của luật sư. Nói một cách khác, tuy có nghĩa vụ cố gắng bảo vệ quyền lợi của khách hàng nhưng luật sư bào chữa không được lừa dối tòa án.
Luật sư và thẩm phán cùng nhau tham gia vào sự nghiệp bảo vệ công lý. Vì vậy họ có cùng chung một thứ ngôn ngữ và cùng chung những giá trị để tháo gỡ cùng một vụ án một cách tốt nhất cho những lợi ích của đương sự và của xã hội. Luật sư phải tỏ long tôn trọng nói chung với người được xã hội giao phó sứ mệnh thực hiện công lý. Đó là bổn phận đồng thời là nghĩa vụ của người luật sư.
Bên cạnh đó, người luật sư cũng cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của các cơ quan nhà nước khác đặc biệt là các vấn đề thủ tục hành chính. Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cán bộ, công chức nhà nước khi làm nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước có hành vi sai trái thì luật sư phải kiên quyết đấu tranh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2.4.3. Quan hệ với đồng nghiệp
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình luật sư có nhiều mối quan hệ với cơ quan nhà nước, khách hàng và đồng nghiệp. Mối quan hệ với đồng nghiệp rất quan trọng trong quá trình hành nghề luật sư. Đây là mối quan hẹ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn đồng thời đây cũng là mối quan hệ cánh tranh.
Việc duy trì một quan hệ tốt đẹp với những người mà luật sư có quan hệ về mặt nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân nghề luật sư cũng như đối với công ty luật. Luật sư luôn phải giữ qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đạo đức người luật sư trong thời kì mới.doc