LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và lao động xuất khẩu 3
1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.2.1 Mục tiêu 3
1.2.2 Vai trò 4
1.3. Các loại chương trình đào tạo và phát triển. 4
2. Chất lượng lao động xuất khẩu. 4
2.2. Xuất khẩu lao động. 4
2.3. Chất lượng lao động xuất khẩu. 5
3. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển đối với lao động xuất khẩu 5
PHẦN 2: Đánh giá thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với chất lượng lao động xuất khẩu ở nước ta 7
1. Đánh giá chung về xuất khẩu lao động 7
1.1. Thành tựu 7
1.2. Hạn chế 8
2. Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu 9
2.1. Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ 9
2.2. Về phẩm chất, ý thức kỷ luật 9
3. Thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 12
3.1. Nội dung đào tạo, phát triển lao động xuất khẩu 12
3.1.1. Khái niệm và mục tiêu 12
3.1.2. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo 12
3.1.3. Nội dung đào tạo và giáo dục định hướng 13
3.1.4. Hình thức đào tạo 14
3.1.5. Chi phí đào tạo 14
3.1.6. Kiểm tra và cấp chứng chỉ 15
3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu 15
3.2.5. Kết quả 15
3.2.6.Hạn chế 16
PHẦN 3: Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 18
1. Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu 18
2. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 18
2.1. Về phía Nhà nước 18
2.1.1. Các cơ chế chính sách 18
2.1.2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu 18
2.1.3. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu 19
2.1.4. Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động nước ngoài 19
2.1.5. Hợp tác quốc tế 20
2.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu 20
2.2. Về phía doanh nghiệp 20
2.2.1. Đẩy mạnh dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho XKLĐ . 20
2.2.2. Chú trọng đào tạo ngoại ngữ 20
2.2.3. Làm tốt công tác tuyển chọn và giáo dục định hướng 21
2.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm công tác XKLĐ . 21
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Thứ nhất để đáp ứng yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhu cấu tồn tại và phát triển của tổ chức; thứ hai đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động đồng thời đào tạo và phát triển là những giải pháp chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các loại chương trình đào tạo và phát triển.
Có năm loại hình chương trình đào tạo và phát triển:
Định hướng lao động: Mục đích để phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổ chức mới hay cung cấp các thông tin về tổ chức cho những người mới.
Phát triển kĩ năng: Những người mới phải đạt được các kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc và các kinh nghiệm để họ đạt được các kĩ năng mới khi công việc của họ thay đổi hoặc có sự thay đổi về máy móc, công nghệ.
Đào tạo an toàn: Loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn và giảm bớt các tai nạn lao động và để đáp ứng các đòi hỏi của luật pháp.
Đào tạo nghề nghiệp: Mục đích là để tránh việc kiến thức kĩ năng nghề nghiệp bị lạc hậu. Việc đào tạo này nhằm phổ biền các kiến thức mới hoặc các kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan đến nghề mang tính đặc thù như nghề luật, kế toán, y
Đào tạo người giám sát và quản lý: Những người giám sát và các nhà quản lý cần được đào tạo để biết cách ra các quyết định hành chính và biết cách làm việc với con người. Loại hình đào tạo này chú trọng vào các lĩnh vực ra quyết định, giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo động lực.
Chất lượng lao động xuất khẩu.
Xuất khẩu lao động.
XKLĐ là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con người còn khách mua là chủ thể nước ngoài. Nói cách khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài.
Nghị định số 152/NĐ-CP xác định rằng: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nướccùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Chất lượng lao động xuất khẩu.
Lao động xuất khẩu là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các công ty, tổ chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác.
Chất lượng lao động xuất khẩu được hiểu là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của người lao động xuất khẩu. Cụ thể ở đây chất lượng lao động xuất khẩu được đánh giá bởi các tiêu chí sau:
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn: các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc của người lao động
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
Hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác
Phẩm chất người lao động: bao gồm tác phong lao động, ý thức kỷ luật, khả năng làm việc với cường độ cao, khả năng thích ứng với môi trường mới
Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển đối với lao động xuất khẩu
Dịch vụ XKLĐ chỉ thực hiện được và có hiệu quả khi chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng lao động xuất khẩu lại phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình đào tạo và giáo dục định hướng. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ít để làm những công việc giản đơn nên hiệu quả không cao, đơn giá tiền lương của lao động Việt Nam thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế. Ở nhiều thị trường, lao động xuất khẩu Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu đó là kỹ năng tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu, trình độ ngoại ngữ hạn chế dẫn tới nhiều bất đồng, thiếu ý thức kỷ luật. Trong khi đó với xu hướng hiện nay việc XKLĐ ngày càng đòi hỏi khắt khe về kỹ năng tay nghề, về chấp hành kỷ luật và trình độ ngoại ngữ. Nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thì sẽ không thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường lao động xuất khẩu quốc tế.
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA
Đánh giá chung về xuất khẩu lao động
. Thành tựu
XKLĐ nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thị trường XKLĐ từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên tính đến năm 2006 là gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malayxia. Hiện nay XKLĐ nước ta đang từng bước tiếp cận và thí điểm để mở rộng sang các thị trường mới như Mỹ, Australia, Trung Đông. Kết quả XKLĐ chung cả nước trong giai đoạn 2000-2006 được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu 1: Kết quả xuất khẩu lao động giai đoạn 2000-2006
Số lao động đưa đi xuất khẩu hàng năm có xu hướng tăng lên nhanh, trong 6 năm từ 2000 đến 2006 tăng lên 2.5 lần. Cơ cấu ngành nghề làm việc đa dạng chủ yếu là điều dưỡng viên, giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, cơ khí điện tử, xây dựng, thủy thủ tàu vận tải, dệt may
Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ XKLĐ là 144 doanh nghiệp trong đó có 118 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 12 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp này đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ, đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao. Tỷ lệ lao động XKLĐ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng 3.42%. Bình quân hàng năm trên 1 tỷ USD được chuyển về nước từ nguồn lao động xuất khẩu góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Không những vậy, dịch vụ XKLĐ còn làm giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghề sản xuất mới, phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.
1.2. Hạn chế
Số lượng lao động đưa đi của các doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu. Một số doanh nghiệp không tích cực đầu tư, chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường.
Chất lượng lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị trường nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại; chủ yếu là XKLĐ phổ thông; một số loại lao động kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu nhưng ta chưa có đủ để đáp ứng.
Tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp và lao động phải về nước trước hạn xảy ra phổ biến, ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động nước ta và làm giảm đáng kể hiệu quả dịch vụ XKLĐ của doanh nghiệp.
Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu
Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ
Chất lượng lao động xuất khẩu Nước ta về chủ yếu vẫn xuất khẩu lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Năm
Số LĐ xuất khẩu (người)
Tỷ lệ có nghề (%)
1998
12 240
39.9
2003
75 000
16.17
2004
68 000
< 20
2005
70 407
2006
78 855
Biểu 2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có nghề trước khi đi xuất khẩu lao động
Trong đó tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ nhà nước cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong giai đoạn 2000-2005, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 43.69% trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ có 13.72%.
Những lao động đã qua đào tạo chất lượng cũng chưa cao, đa số chỉ đáp ứng được những công việc giản đơn, chưa tập trung vào đào tạo lao động kỹ thuật cao. Trình độ ngoại ngữ của đa số lao động còn yếu dẫn tới những sự cố như hiểu lầm, xung đột trong quan hệ chủ - thợ và hạn chế trong việc giao tiếp, trao đổi, tiếp thu kiến thức mới tại nơi tiếp nhận lao động xuất khẩu.
2.2. Về phẩm chất, ý thức kỷ luật
* Ưu điểm
Lao động xuất khẩu nước ta tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó, trình độ văn hóa khá, nhiều lao động đã chủ động học ngoại ngữ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu về văn hóa pháp luật, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đi làm việc
* Hạn chế
Lao động đi xuất khẩu phần đông là lao động từ các vùng nông thôn và hoạt động trong nông nghiệp nên tác phong làm việc, tập quán suy nghĩ và hành động còn nhiều điểm chưa phù hợp với môi trường làm việc tiên tiến ở các nước tiếp nhận lao động. Về mặt thể lực còn yếu so với các nước khác trong khu vực nên khả năng chịu đựng kém khi làm những công việc nặng nhọc.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và phải về nước trước thời hạn còn rất phổ biến. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2004 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản là 34% chiếm 42,1% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này, tình hình này làm cho đối tác Nhật Bản rất ái ngại tiếp nhận lao động Việt Nam. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn là 59,25% đứng thứ ba trên 15 nước được phép đưa lao động vào nước này. Tại Đài Loan tỷ lệ này xấp xỉ 10% buộc chính quyền Đài Loan phải đóng cửa thị trường lao động dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội, thuyền viên đánh cá.
Tên doanh nghiệp
Số lao động đưa đi
Lao động về trước hạn
Lao động bỏ trốn
Số người
%
Số người
%
Cả nước
59866
7141
11.93
3854
6.44
VIETRACIMEX
5051
394
7.80
327
6.47
TRAENCO
3151
296
9.39
142
4.51
DLKS Thái Bình
2282
340
14.90
158
6.92
SONA
2227
171
7.68
46
2.07
SÔNG ĐÀ
1812
218
12.03
83
4.58
TRANCIMEXCO
1647
146
8.86
74
4.49
LOD
1571
339
21.58
115
7.32
INTRACO
1566
142
9.07
159
10.15
TRANSINCO
1418
113
7.97
55
3.88
INTERSERCO
908
67
7.38
67
7.38
Biểu 3: Tỷ lệ % về trước hết hạn và bỏ trốn của lao động tại Đài Loan từ năm 1999 đến 30/6/2003
(nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước)
Tình trạng này không chỉ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như bị đối tác phạt tiền, tốn kém chi phí hòa giải, thất thu khoản phí dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước nếu người lao động bỏ trốn mà nó còn làm giảm uy tín của lao động Việt Nam, dẫn tới nguy cơ thu hẹp các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malayxia. Thực tế tại một số thị trường, lao động Việt Nam đã không còn được ưa chuộng như trước do sự thiếu ý thức kỷ luật của các lao động gây ra đặc biệt là tại thị trường Malayxia, nhiều doanh nghiệp đã từ chối nhận các lao động nam Việt Nam.
Ngoài ra hiện tượng các lao động không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc cho chủ khác, vi phạm kỷ luật lao động, tổ chức đình công rủ rê lôi kéo các lao động khác vi phạm cũng không phải là ít. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do chất lượng nguồn lao động đầu vào không cao, mặt khác là do hạn chế trong công tác giáo dục định hướng của doanh nghiệp XKLĐ.
3. Thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu
3.1. Nội dung đào tạo, phát triển lao động xuất khẩu
Khái niệm và mục tiêu
Đào tạo lao động xuất khẩu là quá trình đào tạo cho người lao động về kỹ năng, tay nghề để họ có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn đối với công việc họ sẽ đảm nhận khi đi làm việc ở nước ngoài.
Mục tiêu của đào tạo là lao động sau đào tạo đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận lao động về mặt chuyên môn, tay nghề, trình độ ngoại ngữ. Vì vậy việc đào tạo lao động xuất khẩu phải cung cấp đầy đủ cho người lao động những hiểu biết có liên quan về:
Luật Lao động, luật Hình sự, luật Dân sự, luật Xuất nhập cảnh và cư trú của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật
Phong tục, tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử chủ-thợ, kinh nghiệm giao tiếp ở nước tiếp nhận lao động
Nội dung hợp đồng ký kết, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện hợp đồng
Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp
Trình tự xây dựng chương trình đào tạo
Cũng giống như các loại hình đào tạo khác, đào tạo lao động xuất khẩu phải tuân theo quy trình tiếp cận sau:
Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo căn cứ vào kế hoạch XKLĐ, thực trạng nguồn lao động, quy định của Nhà nước và yêu cầu của đối tác.
Phân tích nhu cầu công việc, mô tả công việc, xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện công việc.
Phân tích nhu cầu cá nhân, đặc điểm đối tượng tuyển sinh, kỹ năng nghề đã có, khả năng trí tuệ, thể lực, tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ.
Phân tích đặc điểm văn hóa, xã hội của nước lao động sẽ đến làm việc.
Sử dụng phương pháp tiếp cận và kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo.
Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung chương trình, phương thức đào tạo.
Nội dung đào tạo và giáo dục định hướng
3.1.3.1. Nội dung đào tạo lao động xuất khẩu
Nội dung chương trình đào tạo cho lao động xuất khẩu được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp thường có chương trình đào tạo và giáo dục định hướng từ 2 đến 3 tháng song chương trình này với khoảng thời gian quá ngắn không thể đủ để giáo dục nhân cách, bổ sung đầy đủ tri thức cũng như khắc phục được những khác biệt xã hội, chuẩn mực đạo đức. Do đó các doanh nghiệp cần có sự lựa chọn chất lượng lao động ngay từ đầu và chương trình đào tạo bắt buộc phải có những nội dung cụ thể sau:
Đào tạo bổ túc nghề: mục đích để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu nêu ra trong hợp đồng với chủ sử dụng lao động. Đào tạo bổ túc nghề đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ lao động không biết làm việc.
Đào tạo nâng cao tay nghề: vì sẽ tốn thêm tiền và thời gian của người lao động nên khi đào tạo nâng cao người ta thường chú ý đến nhu cầu đào tạo nâng cao theo yêu cầu cụ thể của đối tác.
Đào tạo ngoại ngữ: đào tạo ngoại ngữ giúp người lao động nâng cao và đạt được trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của công việc ở nước ngoài. Trong quá trình đào tạo ngoại ngữ ngoài những kiến thức cơ bản chung còn cần bổ sung những kiến thức ngoại ngữ liên quan đến môi trường, văn hóa, phong tục tập quán của nước mà người lao động đến làm việc.
3.1.3.2. Nội dung giáo dục định hướng
Giáo dục định hướng phải đảm bảo các nội dung sau:
Giáo dục về luật pháp của Việt Nam và nước bạn đặc biệt là các vấn đề liên quan đến luật lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của lao động khi làm việc ở nước ngoài, những vấn đề về chi tiết của hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Giáo dục về phong tục tập quán của nước bạn tạo thuận lợi cho người lao động hòa nhập với môi trường mới.
Giáo dục về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động với doanh nghiệp, Nhà nước trong việc thực hiện hợp đồng.
Giáo dục về kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, những quy định về vệ sinh an toàn lao động.
Cục quản lý lao động ngoài nước trực thuộc Bộ lao động thương binh xã hội có trách nhiệm phát hành tài liệu tối thiểu cho từng thị trường và từng ngành nghề của người lao động. Các doanh nghiệp XKLĐ sử dụng tài liệu đó trong giảng dạy và có thể bổ sung những tài liệu khác để đảm bảo chương trình và nội dung giảng dạy.
3.1.4. Hình thức đào tạo
Các doanh nghiệp tùy thuộc vào nguồn cung cấp lao động, số lượng lao động cần tuyển, loại hình lao động cần tuyển, nội dung cần đào tạo và giáo dục cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để lựa chọn phương thức tổ chức quá trình đào tạo và giáo dục định hướng cho phù hợp. Có thể đào tạo và giáo dục định hướng tại doanh nghiệp hoặc phối hợp với các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức một phần hoặc toàn bộ khâu đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động.
Chi phí đào tạo
Mức học phí: theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay ở các doanh nghiệp mức thu học phí đào tạo cho người lao động đi làm việc nước ngoài được tính theo tháng đào tạo với 120 tiết học/tháng và mức thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/1 người học. Căn cứ vào khung học phí trên, mỗi cơ sở đào tạo quyết định một mức thu cụ thể phù hợp với nội dung chương trình, thời gian đào tạo của từng thị trường và mức chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đào tạo. Trong trường hợp bên chủ sử dụng lao động đài thọ chi phí đào tạo giáo dục định hướng thì không áp dụng mức thu này.
Mức lệ phí kiểm tra sát hạch: khoản này chỉ có khi doanh nghiệp XKLĐ không có cơ sở đào tạo phải đi thuê đào tạo bên ngoài. Mức lệ phí kiểm tra sát hạch không được thu của người lao động mà phải do doanh nghiệp XKLĐ trả cho cơ sở nhận đào tạo cho họ theo mức phí mà hai bên thỏa thuận.
Kiểm tra và cấp chứng chỉ
Sau khi người lao động đã tham gia khóa đào tạo lao động xuất khẩu, cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, cấp chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho họ theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội
Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu
3.2.1 Kết quả
Tính đến cuối năm 2006 một hệ thống các trường và trung tâm đào tạo có thể tham gia đào tạo lao động xuất khẩu đã đã được hình thành ở các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp bao gồm 157 trường dạy nghề công lập, 70 trường dạy nghề ngoài công lập, 170 trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng có dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề và khoảng hơn 140 cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng của các doanh nghiệp XKLĐ.
Sau một thời gian mất thị trường vì tuyển không đủ số lượng và chất lượng, không đáp ứng yêu cầu đối tác, nhiều doanh nghiệp XKLĐ đã chủ động tự cứu mình bằng cách đầu tư xây trường, mở thêm cơ sở đào tạo nghề cho lao động trước khi đưa đi nước ngoài làm việc.
Trung tâm dịch vụ du lịch và cung ứng lao động OSC VN đã đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng XKLĐ OSC- Việt Hàn có quy mô đào tạo 1000 lao động/năm, trong năm 2006 đã đưa 3 000 lao động có tay nghề đi các thị trường ( Malayxia, Trung Đông, Hàn Quốc và Australia).
Công ty cổ phần thương mại Châu Hưng, Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại Sông Đà(Simco), Công ty cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại(Sona) cũng đang xúc tiến và chạy nước rút để mở cơ sở dạy nghề, tăng quy mô đào tạo lao động xuất khẩu. Trong năm 2006, công ty cổ phần Châu Hưng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng một trường chuyên đào tạo lao động xuất khẩu quy mô lớn- TTO
Là một trong số ít công ty XKLĐ tiên phong trong việc đầu tư mở trường dạy nghề với quy mô lớn, Công ty Suleco(TPHCM) đã thành công trong việc giữ thị trường, đưa nhiều lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tính đến nay hầu hết các doanh nghiệp XKLĐ đã thành lập được cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động để đảm bảo nguồn lao động thường xuyên, ổn định và có chất lượng.
Mức phí của đa số các doanh nghiệp đưa ra đều phù hợp với quy định và nội dung đào tạo. Cụ thể trường đào tạo nguồn lực Châu Hưng (Hưng Yên), mức học phí là 350.000 đồng/tháng (khóa học kéo dài 3 tháng); Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam 1.050.000 đồng/3 tháng đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng; Công ty Đầu tư và thương mại Vạn Xuân, mức phí đào tạo được áp dụng chung với 2 thị trường Đài Loan và Malaysia là 635.000 đồng/ 2 tháng đào tạo giáo dục định hướng và người lao động không phải đóng thêm tiền nếu sau khóa đào tạo này họ chưa được tuyển chọn ngay mà phải tiếp tục học bổ sung.
3.2.1 Hạn chế
Nhiều năm qua do bị bó hẹp bởi quy định của Bộ LĐ-TB-XH “ có hợp đồng đã được thẩm định mới được tuyển chọn và giáo dục định hướng cho người lao động” nên nhiều doanh nghiệp XKLĐ lâm vào tình trạng bị động trong việc tạo nguồn.
Một số địa phương và doanh nghiệp XKLĐ do chạy theo số lượng nên ít chú trọng đến việc chuẩn bị nguồn lao động chất lượng cao, việc giáo dục định hướng chưa đạt đúng yêu cầu dẫn đến người lao động không nắm bắt được luật pháp và các yêu cầu của nước đến làm việc thậm chí không chấp hành những điều đã cam kết, tự ý bỏ trốn gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp về cả uy tín lẫn kinh tế.
Việc thực hành của các học viên còn bị xem nhẹ đặc biệt là những lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, bệnh nhân dẫn đến tình trạng lao động sau khi nhập cảnh Đài Loan đã không qua được thời gian thử việc bị trả lại gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu
Mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho XKLĐ đã được xác định rõ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở đào tạo nghề, tăng nhanh tỷ lệ được đào tạo trong tổng số lao động xuất khẩu nâng tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài lên 70% trong đó lao động lành nghề và trình độ cao chiếm 30% vào năm 2010 và năm 2015 các tỷ lệ này là 100%, 40%
2. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu
2.1. Về phía Nhà nước
2.1.1. Các cơ chế chính sách
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, tham gia cung ứng lao động kỹ thuật cho xuất khẩu và có cơ chế nhận lại họ vào làm việc sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.
Các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu được ưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi tín dụng và được thu phí theo quy định.
Doanh nghiệp XKLĐ được liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài nước hoặc tự đào tạo nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng ký kết với đối tác.
Theo đề án quy hoạch dạy nghề lao động xuất khẩu đến năm 2010, các doanh nghiệp XKLĐ được phép đào tạo trước 30% trong tổng số lao động đi XKLĐ hàng năm để tạo nguồn lao động dự trữ. Quy định này tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động liên kết với các trường dạy nghề đào tạo tay nghề cho nguồn lao động.
2.1.2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu
Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong đó có các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp XKLĐ thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật và các ngành nghề thị trường lao động đang có nhu cầu.
Lựa chọn 10 trường dạy nghề trong số các trường trọng điểm để làm nòng cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.1.3. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu
Xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề theo modul, linh hoạt, thích ứng với từng hợp đồng lao động; tăng thời lượng dạy ngoại ngữ và rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo dục định hướng.
Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, gắn liền đào tạo tại cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất có nhu cầu lao động để tương thích với yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam.
Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực tập, khảo sát thực tiễn ở các nước tiếp nhận lao động.
2.1.4. Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động nước ngoài
Xây dựng và mở rộng các đầu mối thông tin đặt tại Bộ Lao động Thương binh xã hội, các cơ sở dạy nghề chính, các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoàiđể người lao động xuất khẩu và doanh nghiệp XKLĐ có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin cần thiết.
Các đầu mối thông tin này phải đáp ứng được các nhiệm vụ:
Cập nhật và cung cấp thông tin có liên quan đến cầu lao động của thị trường ngoài nước tới các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ sở đào tạo và người lao động.
Cung cấp thông tin về cơ sở dạy nghề, nội dung chương trình dạy nghề tới người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.1.5. Hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác đào tạo lao động xuất khẩu.
2.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu
Dựa trên tiêu chuẩn về chất lượng công tác dạy nghề và những quy định có liên quan, các cơ quan có trách nhiệm phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo chất lượng về công tác đào tạo, giáo dục định hướng.
2.2. Về phía doanh nghiệp
Đẩy mạnh dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho XKLĐ
Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở đào tạo, hiện đại hóa phương pháp đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ cao; hình thành các chương trình khung đào tạo cho lao động phù hợp với yêu cầu của từng thị trường.
Đào tạo lao động xuất khẩu theo nhiều cấp trình độ khác nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0113.doc