Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập kinh tế

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế với nguồn nhân lực Việt Nam 3

I/ Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 3

1 Những thành tựu và khó khăn 3

2 Xu hướng phát triển của nước ta hiện nay và tác động đến nguồn nhân lực . 5

II- Tiến trình hội nhập kinh tế trên thế giới và trong khu vực 6

1. Khái niệm về hội nhập 6

2. Xu thế trên thế giới và trong khu vực 7

3. Tác động đến nguồn nhân lực :cơ hội và thách thức 9

III- Tính tất yếu khách quan của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 10

1. Vai trò của nguồn nhân lực. 10

2. Sự cần thiết của đạo tạo phát triển nguồn nhân lực. 11

3. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một số nước. 13

 

Chương II: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt nam. 15

I- Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 15

1. Qui mô cơ cấu và tốc độ tăng nguồn nhân lực 15

2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. 15

III- Quy mô và cơ cấu đào tạo,phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . 20

1. Sự mất cân đối giữa các ngành,vùng 20

2. Đào tạo và phát triển chưa gắn liền với thực tế. 21

3. Tình trạng chảy máu chất xám 22

4. Hệ thống đào tạo nghề. 22

5. Chất lượng đào tạo. 24

Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hôị nhập kinh tế. 26

I- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. 26

1. Đưa đất nước đi lên. 26

2. Hội nhập kinh tế cùng thế giới rút ngắn khoảng cách phát triển. 27

II- Đào tạo kiến thức phổ thông. 28

1. Đổi mới mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. 28

2. Định hướng nghề nghiệp. 30

3. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả trong giáo dục. 31

III- Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. 33

1. Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 33

2. Sử dụng có hiệu quả nguốn nhân lực có tri thức chuyên môn 36

3. Tăng cường hợp tác quốc tế 37

kết luận 38

Tài liệu tham khảo 39

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cho người lao động. Tuy nhiên, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở từng nước có những nét riêng và rất phong phú. Như ở Thái Lan rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm nổi bật của Thái Lan trong đào tạo nguồn nhân lực là tạo điều kiện cho các vùng dân cư nhất là các vùng có mức thu nhập thấp được tiếp cận với cơ hội giáo dục, Chính phủ chi ngân sách cho giáo dục khá lớn:3,4%GNP vào năm 1980, đến năm 1996 tăng lên 4,1%, xếp thứ 29 trên thế giới về đầu tư cho giáo dục (Nguồn: Kinh tế Châu á TBD số 4/2000). Xingapo xác định rõ phát triển giáo dục, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là cơ sở để nâng cao đời sống của nhân dân và là động lực chủ yếu để phát triển. Chính vì vậy, một trong những công việc đầu tiên chính phủ thực hiện ngay sau khi giành được độc lập là tạo điều kiện cho tất cả trẻ em được cắp sách đến trường. Hàng năm chính phủ thường giành nguồn kinh phí khá lớn cho giáo dục: Bình quân mỗi người ở Xingapo được hưởng chi phí về giáo dục khoảng trên 1000 USD/năm. Đây là con số không một nước không một nước Đông Nam A nào theo kịp. Chương II: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt nam. I- Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 1. Qui mô cơ cấu và tốc độ tăng nguồn nhân lực Số lượng nhân lực là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước hiện nay. Chúng ta đang có một thị trường lao động dồi dào, hấp dẫn các nhà lao động trong và ngoài nước. Dân số Việt Nam tính đến 2001 là 78,3 triệu người. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em chiếm gần một nửa dân số, số người hết tuổi lao động có tỷ lệ thấp. Dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 2 ASEAN chỉ sau Indonesia, với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm cao. Với điều kiện này hàng năm Việt Nam có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động. Nếu như năm 1986 có 30,3 triệu người trong độ tuổi lao động thì đến năm 1995 đã tăng lên 40,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng một triệu lao động, tương quan với tốc độ tăng số người ở độ tuổi lao động là 3,22%/năm. Đến năm 2000 nước ta có 44,5 triệu người trong độ tuổi lao động, ngoài ra còn có 4 triệu người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động. Như vậy số lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào. Đây là một nhân tố thuận lợi nêú chúng ta biết sử dụng hợp lý, triệt để và có hiệu quả. Ngược lại nếu chúng ta không giải quyết tốt số lượng lao động dồi dào này thì đây là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế đất nước. Số người bước vào độ tuổi lao động sẽ tiếp tục tăng ở mức cao và đặt ra những áp lực mới trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở nông thôn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào Việt Nam. Đặt ra cho Việt Nam những đòi hỏi mới: làm thế nào để chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả nhất đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập. 2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Một trong những yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực chính là chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực luôn gắn liền với chỉ tiêu về chất lượng của nguồn nhân lực đó. Trong thực tế ở Việt Nam vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang có nhiều bất cập. Trước hết về tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Việt Nam. Nước ta với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua nhiều năm chiến tranh khắc nghiệt nên nền kinh tế trong tình trạng kém phát triển; chưa có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho người lao động nói riêng, dân số nói chung đúng mức. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) với những người từ 16 tuổi trở lên, đánh giá về dinh dưỡng ở 6 vùng sinh thái (1987-1990) của viện dinh dưỡng cho thấy: + Số người gầy chiếm 48,7% và tăng theo lứa tuổi + Số người trung bình chiếm 50% và giảm theo lứa tuổi +Số người béo chiếm 1,3% và giảm theo lứa tuổi Trọng lượng và chiều cao ở các lứa tuổi thấp hơn các nước trong khu vực. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, chính điều đó ảnh hưởng đến khả năng năng suất của lao động của nguồn nhân lực. Thêm vào đó có tới trên 80% nguồn nhân lực sống ở vùng nông thôn với phương thức lao động thủ công truyền thống, phân tán, thiếu công cụ, cơ sở hạ tầng kém phát triển, cơ cấu kinh tế thuần nông là chủ yếu, đời sống vật chất, tinh thần còn thấp...Vì vậy hạn chế nguồn nhân lực nước ta rất lớn. Cũng phải nói thêm rằng chính sự gia tăng dân số nhanh những năm qua một mặt tạo ra một lực lượng lao động ngày càng lớn về qui mô thì lại dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực đối với sức khoẻ con người và xã hội. Đó là tình trạng dân số ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế. Điều đáng quan tâm là hiện nay ở một số tỉnh vùng cao, vùng xa có 742 xã chưa có trạm y tế, đặc biệt có 52 xã “trắng” không có cả cán bộ y tế lẫn trạm y tế. Thực trạng này cho thấy những nhu cầu thiết yếu về khám chữa bệnh cho người dân còn vô cùng khó khăn, hạn chế. Như vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tất yếu chúng ta phải quan tâm trước mắt tới chất lượng cuộc sống của dân số. Một vấn đề quan trọng nữa khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực đó là trình độ văn hoá của nguồn nhân lực. Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, có mục đích đến sự hình thành và phát triển nhân cách, ý thức của mỗi người với yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động là khá cao và luôn có nhiều chuyển biến tích cực. Theo số liệu thống kê của Việt Nam tỷ lệ biết chữ trong lực lượnglao động là 94,9% (1997). Tỷ lệ đến trường cao chỉ có 8,4% lực lượng lao động chưa bao giờ đến trường cơ cấu nguồn nhân lực phân theo bậc học cũng có những chuyển biến đáng kể: Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tăng nhanh từ 30,5% và 8,9%(1989) lên 60,51% và 14,14% (1997).Cơ cấu lực lượng lao động phân theo bậc học ở nông thôn và thành thị có xu hướng ngày càng hợp lý hơn.Tuy nhiên bên cạnh đó trình độ văn hoá của nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.Tính chung toàn quốc năm 1997,trong tổng lực lượng lao động thì số người chưa biết chữ chiếm 5,1%,chưa tốt nghiệp cấp II chiếm 20,26%,đã tốt nghiệp cấp I chiếm 28,13%,đã tốt nghiệp cấp II chiếm 32,37%,đã tốt nghiệp cấp III chiếm 14,1. So sánh giữa thành thị và nông thôn ,lực lương lao động ở thành thị có trình độ học vấn cao hơn hẳn ở nông thôn.Lực lượng lao động ở thành thị đã tốt nghiệp cấp II và cấp III chiếm 61,85%,còn tỷ lệ chung của toàn quốc là 46,51%,ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ chiếm 42,62%.Thêm vào đó ,tỷ lệ người chưa biết chữ trong lực lượng lao động ở nông thôn lên tới 22,14%,gấp đôi khu vực thành thị .Mức chênh lệch về trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng lớn. So sánh giũa lực lượng lao động nam và lao động nữ thì trình độ học vấn của nam tốt hơn.Tỷ lệ chưa tốt nghiệp của nữ chiếm 22,46% thấp hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là 2,2%;tỷ lệ tốt nghiệp cấp II chiếm 31,15%,tỷ lệ tốt nghiệp cấp III chiếm 12,44% thấp hơn của toàn quốc là 1,7%.Các tỷ lệ theo các bậc học của lao động nam ở mức tích cực hơn . Thực trạng học vấn trên cho thấy cơ sở để tiến hành đạo tạo nghề đối với mỗi vùng,mỗi giới là phải phù hợp trình độ tiếp cận kiến thức nghề nghiệp.Xét về thực trạng trình độ chuyên môn,kỹ thuật nguồn nhân lực,có thể đi sâu vào một số khía cạnh điển hình như :Mặc dù xét về tổng số,lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đều tăng qua các thời kỳ song cơ cấu giữa các lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật biến động theo hướng ngày càng bất hợp lý hơn.Nhìn chung cơ cấu lao động đang nổi lên nhiều bất cập.Thứ nhất,tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao.Thực hiện CNH-HĐH là chuyển đổi cơ bản,toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến,hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Thực chất đây chính là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH,song tỷ trọng lao động giản đơn trong xã hội còn quá cao (88%),cơ cấu nguồn lao động còn quá lạc hậu so với nhiều nước, nhất là các nước công nghiệp. Điều này có thể thấy rõ phân tích hai tháp dân số sau: 5% 0,5% 24,5% 35% 35% Các nhà khoa học kỹ sư chuyên viên kỹ thuật Lao dộng lành nghề Lao động không lành nghề 2,7% 0,3% 3,5% 5,5% 88% Tháp lao động Việt Nam Tháp lao động của các nước công nghiệp Nguồn: Tạp chí LĐXH-số 198-2000 Nhìn vào hai tháp lao động trên ta thấy cơ cấu, trình độ nguồn lao động nước ta chủ yếu là lực lượng lao động không lành nghề.Trong khi lực lượng lao động lành nghề ở các nước công nghiệp chiếm tới 35% trong tổng lực lượng lao động xã hội thì ta chỉ có 5,5%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư và các nhà khoa học của họ chiếm tới 30% còn ở ta mới có 6,5%. Chúng ta đang rất thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật. Đồng thời chúng ta cũng chưa thoát khỏi tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Ngay trong lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có cấu còn rất bất hợp lý. Có thể thấy tình trạng đó qua bảng sau: Cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật ở Việt Nam (1979-1999). (Số 166 tháng 9/2000-Tạp chí LĐXH). 1979 1989 1999 Số lượng (1000 người) Tỷ lệ (%) Số lượng (1000 người) Tỷ lệ (%) Số lượng (1000 người) Tỷ lệ (%) Tổng số Công nhân kỹ thuật Kỹ thuật viên Đại học, cao đẳng 2474 1699 538 239 100 68,6 21,7 9,7 3295 1478 1161 656 100 44,9 35,2 19,9 3898 1591 1380 928 100 40,8 35,4 23,8 Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hoá thì cơ cấu lao động kỹ thuật phổ biến là một đại học,cao đẳng,4 trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật (1/4/10).Nhưng ở nước ta,tình trạng bất hợp lý của cơ cấu này ngày càng tăng lên; năm 1979(1/2,2/7,1); năm 1989(1/1/2,2); năm 1997(1/1,5/1,7).Theo báo cáo của bộ giáo dục và đào tạo trong 10 năm (1986-1996) số học sinh học nghề giảm 35%,số giáo viên dạy nghề giảm 31%,số trường dạy nghề giảm trên 40%;trong khi đó có tới 70-80%số sinh viên tốt nghiệp đại học ,cao đẳng ra trường không có việc làm ,riêng ngành y hiện có trên 3000 bác sĩ không có việc làm.Thứ ba,lực lượng lao động nông nghiệp là chủ yếu trong cơ cấu ngành.Cho đến nay nền kinh tế nước ta còn mang đậm dấu ấn một nền kinh tế thuần nông, thể hiện rõ trong cơ cấu nguồn lao động theo ngànhNăm 1998 cơ cấu lao động theo ngành là: lao động nông nghiệp chiếm 66%,lao động công nghiệp chiếm 13%,lao động dịch vụ 21%. Khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về tỷ trọng lao động chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng.Năm 1989 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của thành thị và nông thôn là 23,04% và 5,74%,đến năm 1997,con số này là 32%và 7,29%.Như vậy tốc độ gia tăng tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật ở thành thị lớn hơn nhiều ở nông thôn.Vấn đề nhân lực còn đặt ra nhiều thách thức cần khắc phục và giải quyết III- Quy mô và cơ cấu đào tạo,phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . 1. Sự mất cân đối giữa các ngành,vùng Sự mất cân đối trong cơ cấu của lực lượng lao động ở Việt Nam đang góp phần hạn chế sự phát triển của nền kinh tế.Mặc dù các cấp,các ngành đều biết rõ thực trạng đó trong cơ cấu lao động nhưng chưa thực hiện triệt để các chính sách về đào tạo nghề,do đó tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu lực lượng lao động vẫn gia tăng.Thực tế là liên tục trong nhiều năm quy mô đào tạo đại học,cao đẳng của nước ta mở rộng quá mức-gấp 2 đến 3 lần so với đào tạo trung học chuyên nghiệpvà gấp 6 đến 7 lần so với đào tạo công nhân kỹ thuật.Quy mô đào tạo nghề giảm mạnh. Ba năm gần đây mặc dù qui mô đào tạo đã được mở rộng(1997: 400000;1998: 550000;1999: 660000 học sinh)nhưng mức tăng quy mô đào tạo đại học,cao đẳng còn lớn hơn,nên tình trạng”thừa thầy,thiếu thợ”vẫn chưa được khắc phục.Một số ngành quy mô đang vượt mức nhu cầu như:Báo chí,luật,kinh tế...những ngành này vẫn chưa giảm chỉ tiêu tuyển sinh nên hàng năm một lực lượng lớn sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm trái nghề.Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc,gây nhiều tổn thất cho xã hội.Mặt khác một số ngành như như sư phạm,nông nghiệp thì còn thiếu cán bộ và chưa được tăng chỉ tiêu đúng mức,đặc biệt tại các vùng như đồng bằng sông Cửu Long,trung du miền núi phía Bắc.Công tác giám sát của Nhà Nước,chính phủ trong đào tạo vẫn còn lỏng lẻo,không chỉ đạo kịp thời;thể hiện ở chỗ có một số trường tự tiện tăng chỉ tiêu và sau một thời gian dài mới bị phát hiện,sau khi phát hiện ra hình thức xử lý vẫn mang tính hình thức,không cương quyết,không nghiêm minh (ĐH DL Đông Đô). Về cơ cấu vùng cũng có nhiều bất cập.Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phân bổ đào tạo phù hợp từng vùng như :Khuyến khích đào tạo cán bộ,công nhân kỹ thuật cho các vùng xa xôi,vùng núi nhằm sử dụng ngay chính lao động tại các vùng này,xây dựng kinh tế địa phương.Xây dựng các trường dạy nghề tại địa phương nhằm thu hút học sinh tại cơ sở,bên cạnh đó chính phủ còn khuyến khích mở các trung tâm dạy nghề do chính quyền địa phương,các tổ chức đoàn thể xã hội đầu tư để đào tạo nghề ngắn hạn.Hiện tại quá trình đào tạo tại các vùng xa trung tâm do nhiều nguyên nhân: Thiếu cơ sở vật chất,giáo viên nên chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu xã hội,do đó các trường ở đây chưa thực sự cuốn hút được nhiều học sinh.Hàng năm nhà nước có chính sách xét tuyển một số lượng học sinh ở vùng núi,dân tộc cho đi học đại học,cao đẳng với mục đích đào tạo xong đưa về quê hương hoạt động song số lượng sinh viên này ra trường lại không muốn về địa phương.Thực tế này cho thấy tình trạng đào tạo ngành nghề của Việt Nam chưa sát với nhu cầu của từng vùng.Chúng ta chỉ mới chú trọng đào tạo những ngành nghề phù hợp cho khu vực kinh tế ở Đồng Bằng,ở những nơi điều kiện địa lý thuận lợi,chưa có chính sách đầu tư lâu dài cho vùng sâu,vùng xa hợp lý.Chính vì vậy sự mất cân đối giữa các vùng ngày một rõ nét. 2. Đào tạo và phát triển chưa gắn liền với thực tế. Bước vào thế kỷ 21,sự nghiệp đào tạo nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao.Một nền kinh tế đang từng bước khôi phục,phát triển và chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập đòi hỏi một lực lượng lao động có chuyên môn,kỹ thuật,tay nghề cao.Thực tế những năm qua,mặc dù qúa trình đào tạo đã chú trọng đến sự đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Đặc biệt khi mà trên thế giới đang tiến đến một nền kinh tế tri thức,thì yêu cầu về lao động của chúng ta càng trở nên cấp bách.Hiện nay hệ thống đào tạo của chúng ta vẫn thường áp dụng tho phương pháp đào tạo cổ điển.Hình thức giảng dạy ở các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề vẫn chưa chuyên sâu vào thực hành mà vẫn còn mang nặng tính lý thuyết.Chúng ta chưa có hình thức gắn kết giữa các cơ sở này với các doanhnghiệp sản xuất.Chính vì vậy học sinh,sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có kiến thức thực tế nhiều nên rất thụ động,dường như giữa kiến thức học và thực tế có một khoảng cách khá xa. 3. Tình trạng chảy máu chất xám Có thể nói rằng tình trạng chảy máu chất xám là một trong những vấn đề nguy hiểm,kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam.Có lẽ đây là căn bệnh của những nước nghèo,chưa phát triển.Thực tế này diễn ra đã làm cho nền kinh tế lạc hậu,nhỏ bé như Việt Nam càng khó khăn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất.Khi nước ta đang cần một lực lượng lao động lành nghề,có kỹ thuật,một đội ngũ cán bộ chuyên môn chất lượng cao để bắt tay vào xây dựng cho sự nghiệp của đất nước thì một lực lượng chuyên gia giỏi người Việt Nam lại đang định cư,cống hiến cho nước ngoài.Họ là những người được Nhà nước cử đi nghiên cứu,học tập tại các nước phát triển với mong muốn của nước nhà là đào tạo lực lượng này nắm bắt công nghệ hiện đại của các nước bạn về phục vụ cho đất nước.Song sau quá trình nghiên cứu nhiều người suất xắc ở lại đó không trở về quê hương để xây dựng nước nhà.Đây là tình trạng phổ biến và nguy hiểm đối với đất nước. Tuy nhiên cũng phải công nhận một sự thật rằng:những nghiên cứu sinh suất xắc khi về nước lại mắc phải tình trạng không có điều kiện phát huy hết tài năng và kiến thức đã được học.Nếu họ về nước và làm việc trong môi trường,cơ sở vật chất thiếu thốn thì tài năng cũng thui chột dần theo thời gian.Đây là một khuyết tật lớn,là nguyên nhân quan trọng lý giải cho tình trạng người du học không muốn về nước.Như vậy tình trạng chảy máu chất xám cũng có nghĩa là nhân tài trong nước không được phát huy,bồi dưỡng chuyên môn,kỹ năng của mình. Tình trạng chảy máu chất xám đang đặt ra những thách thức mới cho thời kỳ hội nhập.Nếu chúng ta không có chính sách hợp lý thu hút nhân tài thì sự hội nhập mới sẽ đưa Việt Nam vào tình trạng “nghèo” và nguồn nhân lực cao. 4. Hệ thống đào tạo nghề. Hiện nay ở nước ta trong vòng 5 năm(1995-2000) quy mô đào tạo nghề bình quân hàng năm tăng khoảng 20,5% riêng đào tạo dài hạn tăng gấp 3 lần.Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đang được quy hoạch lại và có xu hướng phát triển.Bước đầu đã hình thành hệ thống dạy nghề trên phạm vi cả nước,bao gồm các trường đào tạo nghề chính quy dài hạn của trung ương và địa phương,các trường dạy nghề trong các doanh nghiệp,cơ sở dạy nghề ngắn hạn ở khắp các địa phương,các tổ chức đoàn thể xã hội và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.Hệ thống chính sách và dạy nghề đã bổ sung và sửa đổi theo hướng xã hội hoá,kết hợp giữa đào toạ nghề chính quy và không chính quy,giữa cơ sở đào tạo nghề của nhà nước;các doanh nghiệp và tư nhân. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư,đặc biệt từ nhân dân,doanh nghiệp nhà nước đầu tư cho sự nghiệp đào tạo nghề các năm qua cũng không ngừng tăng lên,đây là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo nghề.Trong tổng số ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo thì ngân sách cho đào tạo nghề đã tăng lên 4,7% năm 2000.Tuy hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng cải tiến,mở rộng về quy mô và chất lượng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Nhiều hệ thống các trường đào tạo chính quy sau một thời gian dài đã bị suy giảm mạnh,một số bị thuyên giảm:Từ 366 trường năm 1980 xuống còn 129 trường năm 1998,như vậy đã giảm mất 237 trường. Về thực trạng hệ thống thiết bị dạy nghề cũng có nhiều bất cập.Theo đánh giá của tổng cục dạy nghề,thiết bị giảng dạy hiện nay ở các trường đã có bước phát triển rõ nét,tuy nhiên do đầu tư không đồng đều giữa các trường,các khu vực nên ở một số trường có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.Nếu so với nhiều nước trong khu vực như:Thái Lan,Malaysia...thì vẫn còn khoảng cách khá xa.Đi sâu vào một số nghề đào tạo ta thấy còn nhiều bất cập hơn. Công nghiệp là nghành có qui mô đào tạo lớn. Hiện có 60 trường nghề tham gia đào tạo cơ khí, 77 trường đào tạo điện, điện tử và 2 trường đào tạo công nghệ hoá chất. Cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi về cơ bản các thiết bị, công cụ sản xuất tại các nhà máy. Trong khi đó, hầu hết thiết bị dùng giảng dạy đều được sản xuất từ những năm 70 của Liên Xô, Trung Quốc hoặc sản xuất trong nước. Việc tích hợp các phương pháp điều khiển tối ưu theo công nghệ vào thiết bị dạy học của các trường là chưa có. Điều này dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp không tin tưởng vào trình độ lao động được đào tạo ra. Nông nghiệp là ngành đứng thứ 2 về tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Hơn thế nữa đây vẫn là ngành chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất. Được sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức nước ngoài cho tới nay ở một số trường lao động kỹ thuật nông nghiệp đã được đầu tư nhiều trang thiết bị mới như thiết bị cho vườn ươm,vườn thực nghiệm,các phòng chuyên môn...chính vì vậy trong những năm qua đã đào tạo được 12000 công nhân mía đường.Tuy nhiên sự đầu tư vào các nghề khối nông nghiệp vẫn còn bị đánh giá là chưa có sự phát triển đồng đều,một số ngành bị lãng quên và có nguy cơ bị tụt hậu,cần được quan tâm hơn. Bên cạnh một số ngành như giao thông,thuỷ sản,thương mại,dịch vụ và du lịch cũng đang đòi hỏi những thay đổi trong hệ thống đào tạo.Một mặt là do nguồn vốn đào tạo còn hạn chế,một mặt sự liên kết giữa trường dạy nghề với các tổ chức,cơ sở sản xuất chưa cao.Chính vì vậy các trường cần có chương trình kết hợp giữa học và hành thông qua sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tận dụng cơ sở vật chất và học hỏi những kỹ thuật tiên tiến,hiện đại phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. 5. Chất lượng đào tạo. Trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm hơn, là nhu cầu quan trọng của sản xuất và thị trường lao động nhờ đó đã thu hút được nhiều người học nghề, tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề đã tập trung vào nâng cao cơ sở vật chất, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, nghiên cứu hoàn thiện nội dung chương trình giảng daỵ. Trước hết để xét về chất lượng đào tạo chúng ta xét đến chương trình đào tạo. ở Việt Nam nhìn chung các chương trình đào tạo tương đối phong phú tạo điều kiện cho nhiều đối tượng học sinh, học viên, sinh viên được tham gia học tập thuận lợi. Chúng ta có các chương trình đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tại các trung tâm theo quĩ thời gian hợp lý...Hiện nay mỗi công dân Việt Nam đều muốn xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời. Tuy nhiên bên cạnh chương trình đào tạo vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế. Đó là các chương trình đào tạo vẫn chưa sát với thực tế vẫn còn nặng tính lý thuyết, tỷ lệ thực hành so với tổng số giờ giảng còn quá ít. Chính điều này làm mất tính sáng tạo, tìm tòi thực tế của người học. Hầu hết các chương trình đào tạo đều tập trung phần lớn vào các đối tượng học sinh, sinh viên ở thành phố thị xã còn các chương trình đào tạo cho những người ở vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo còn ít được quan tâm. Sự phân cách trong nhu cầu, quyền lợi được đào tạo của các vùng sẽ tạo nên sự phân cách xã hội. Vì vậy cần xây dựng một chương trình đào tạo hợp lý để khuyến khích được những đối tượng sản xuất nông, lâm nghiệp tham gia bởi lẽ bất cứ ngành nghề nào cũng cần có một trình độ, kiến thức nhất định. Do qui mô các trường đang từng bước mở rộng nên số lượng học sinh đi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật đang tăng lên. Qui mô tuyển sinh dạy nghề tăng bình quân 20%/năm (năm 1997:44,7 vạn học sinh, năm 2000:82 vạn, năm 2001: 88,7 vạn). Song song với việc tăng qui mô thì chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên cũng được từng bước nâng cao ở khả năng tiếp cận với những dây truyền sản xuất hiện đại. Nhiều học sinh, sinh viên khá năng động, tìm tòi kiến thức xã hội trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những nét điển hình, phần lớn học sinh, sinh viên vẫn còn mang nặng tính thụ động, ngại khó, ít tính sáng tạo trong nghiên cứu, chưa tự tin trong học tập. Điều đó ảnh hưởng xấu tới khả năng làm việc sau này. Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: chúng ta đã tiến hành chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, chú ý bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên dạy nghề. Đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây ở các trường, cơ sở dạy nghề hàng năm cử giáo viên đi học thêm tin học, ngoại ngữ, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Về chất lượng đào tạo chúng ta có thể lấy ví dụ về trường dạy nghề ở TP Hải Phòng. Do không ngừng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đặc biệt chú trọng khâu thực hành, kết hợp đào tạo với sản xuất, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường chiếm 45-50%. Số người được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng hoặc tự tìm việc làm chiếm 85-90%. Đây là một trong những cơ sở dạy nghề có uy tín và thật sự đáng mừng cho sự nghiệp đào tạo của nước nhà. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hôị nhập kinh tế. I- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. 1. Đưa đất nước đi lên. Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của kỳ nguyên xã hội thông tin và kinh tế tri thức mà đặc điểm nổi bật là diễn ra xu thế toàn cầu hoá. Kinh nghiệm lịch sử của kỷ nguyên công nghiệp trong thế kỷ này đã cho thấy rằng những quốc gia giải quyết thành công quá trình CNH đều là những nước tạo ra những hệ thống giáo dục phù hợp tại điểm gay cấn nhất trong quá trình chuyển đổi của nền văn minh. Cùng với sự phát triển kinh tế-nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá, với sự nhận định về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố: Phát triển dân số, cách mạng KHCN, phát triển thị trường lao động và các yếu tố khác. Trong đó chính sách phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi toàn quốc, vùng miền, ngành nghề và trong những khoảng thời gian nhất định của sự phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực hết sức quan trọng và là yếu tố cơ bản để phát triển đất nước được Đảng và nhà nước hết sức chú trọng và được khẳng định từ ĐH VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đầy mạnh CNH-HĐH. Mục tiêu của CNH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,cơ cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35299.doc
Tài liệu liên quan