Đề tài Đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh

- Huyện Đông Anh, đang trên đà phát triển đô thị và công nghiệp, từ năm 2000 đến nay trên địa bàn Huyện đã có 73 dự án giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị với diện tích đất giải phóng mặt bằng là: 552,48 ha.

- Kinh tế trên địa bàn Huyện liên tục phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn năm 2005 tăng gấp 2,77 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 22,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2, giá sàn được quy định là 8,5 triệu đồng/ m2, bước giá 200.000 đồng. Huyện Gia Lâm sẽ đấu giá ba đợt quyền sử dụng đất trong cụm sản xuất làng nghề tập trung tại xã Bát Tràng với tổng diện tích 79.515 m2. Huyện Sóc Sơn, ngày 26/11/2005 sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đợt 3 phần còn lại của khu đất xây dựng nhà vườn, biệt thự tại khu đô thị mới ở thị trấn Sóc Sơn, với tổng diện tích 35.049 m2. Chỉ có 1 người đăngký đấu giá đất ở Đà Nẵng: Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng vừa tổ chức lại phiên đấu giá đối với hai lô mặt tiền số5 và 6 nằm ở ngã ba Điện Biên Phủ – Nguyễn Chi Phương. Đến giờ chót chỉ có 1 người đăng ký tham gia mua lô đất số 6. Khách hàng trên đã hoàn tất các thủ tục đấu giá để mua lô đất rộng 392m2 với giá 12 triệu đồng/m2, bằng mức giá khởi điểm mà UBND TP Đà Nẵng đề ra. Sau 2 lần tổ chức bán đấu giá, một lô đất trong khu quy hoạch ở Đà Nẵng mới bán được. Trước đó, do mức giá khởi điểm quá cao 15 triệu đồng/m2 nên không có người đăng ký mua. Đấu giá 14 khu đất đường Nguyễn Hữu Thọ: UBND TP HCM vừa duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với 14 khu diện tích gần 44,5 ha phía trái đường Nguyễn Hữu Thọ, Nhà Bè. Theo đó, giá khởi điểm để tổ chức đấu giá là 385,2 tỷ đồng. Nấc giá mỗi lần phát là 100 triệu đồng. Phân kỳ thanh toán tối đa trong 6 tháng, người trúng thầu phải xây dựng theo quy hoạch chi tiết được duyệt về mục đích sử dụng, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, các thông số hạ tầng kỹ thuật khác, bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng theo các quy định. UBND TP cũng chấp nhận phương án đấu giá trọn gói 14 khu đất. Phiên đấu giá đất lần thứ hai ở TP HCM bị huỷ: Hôm qua (20/7/2003) theo kế hoạch, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất TP HCM tiến hành tổ chức đấu giá lô đất 6,3ha tại khu dân cư Tân Mỹ (phường Tân Phú, quận 7). Tuy nhiên, do chỉ có 1 đơn vị đóng tiền đăng ký tham gia nên phiên đấu giá đã không được tổ chức. Đây là lô đất thứ hai đưa ra đấu giá từ khi thành phố từ khi thành phố có chủ trương bán đấu giá quyền sử dụng đất. Giá khởi điểm của lô đất này là 244 tỷ đồng. Ban tổ chức cho biết, có 11 đơn vị và cá nhân tìm hiểu, nhưng cuối cung chỉ có 1 đơn vị tham gia là Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn. Các nhuyên gia nhà đất cho biết, mức giá khởi điểm nói trên là quá cao so với giá thị trường nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Đà Nẵng bán đấu giá 160 lô đất nhà vườn: UBND thành phố Đà Nẵng vừa ra quyết định bán đấu giá 160 lô đất nhà vườn thuộc các khu dân cư do Công ty Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng quản lý. Giá khởi điểm thấp nhất từ 1,6 triệu đồng/m2. Cụ thể, các lô đất đấu giá hiện được đăng tải trên trang thông tin Thành phố Đà Nẵng gồm 5 lô đất khu 305 đương Nguyễn Văn Thoại có giá khởi điểm 6,8 triệu đồng/m2, 18 lô đất đường 9,75m khu dân cư Hoà Mỹ có giá khởi điểm là 1,5 triệu đồng/m2. Tại khu dân cư Hoà Thọ, Thành phố sẽ bán đấu giá 87 lô đất nhà vườn, trong đó 30 lô đường Nguyễn Tri Phương có giá 5 triệu đồng/m2, 4 lô đường 27m có giá 4 triệu đồng/m2, 4 lô đường 22,5m (vỉa hè 10,5m) có giá 3 triệu đồng/m2, 4 lô đất đường 22,5m (vỉa hè 4,5m) có giá 2,6 triệu đồng/m2 và 17 lô đường 16,5m có giá khởi điểm là 2,4 triệu đồng/m2. Huỷ kết quả đấu giá một căn nhà tại TP HCM: Vào ngày 26/10/2005, căn nhà 163 Trần Hưng Đạo (tài sản của Công ty bao bì Sài Gòn) được đưa ra bán đấu giá với mức khởi điểm trên 18,8 tỷ đồng và có 14 khách hàng tham gia. Ông Hoàng Minh Triên trả giá 19 tỷ đồng, ông Vũ Đoàn Thanh Khuê nhảy vọt lên giá 32 tỷ đồng và trúng đấu giá. Thế nhưng đến thời điểm nộp tiền thì ông Khuê… rút lui, vì thế ông Triên được xem là người trúng đấu giá. Những người tham gia đấu giá đã phản ứng quyết liệt vì cho rằng có sự thông đồng, dìm giá tài sản. Vì vậy việc trao tài sản phải dừng lại và cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh vụ việc với kết quả: huỷ kết quả đấu giá căn nhà 163 Trần Hưng Đạo (q.5,TP.HCM) do ông Hoàng Minh Triên mua với giá 19 tỷ đồng vì có dấu hiệu gian dối. Bình Định: bán đất theo giá sàn sau bốn lần đấu giá bất thành: UBND tỉnh Bình Định đã thống nhất chủ trương đấu giá đối với các lô đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh sẽ quy định giá khởi điểm để bán đấu giá; sau hai lần công bố nếu không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá thì giảm 10% giá khởi điểm để đấu giá tiếp. Sau bốn lần đấu giá vẫn chưa có người đăng ký thì đơn vị tổ chức bán đấu giá báo cáo cho UBND tỉnh để bán cho đối tượng đăng ký mua theo giá sàn. Theo Trung tâm Phát triên quỹ đất tỉnh, từ năm 2005 đến nay có 36 lô đã thông báo bán đấu giá từ lần 2 đến lần 9 nhưng vẫn chưa có người đến đăng ký đấu giá. Chương II: Thực trạng vấn đề “Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh” .Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh có ảnh hưởng đến đấu giá QSD đất: 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Anh: 2.1.1.1.Về kinh tế: Kinh tế trên địa bàn Huyện liên tục phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn năm 2005 tăng gấp 2,77 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 22,65%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng gấp 2,1 lần, tốc độ tăng là 16%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên địa bàn, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng từ 66,8% (năm 2000) lên 90,8% (năm 2005); nông nghiệp giảm 21,1% xuống còn 4,6% ; lâm nghiệp – thuỷ sản giảm từ 45,9% xuống còn 25,4%. Huyện Đông Anh có 23 xã, 01 Thị Trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 18.213,90 ha, trong đó theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 cơ cấu đất đai như sau: Đất nông nghiệp: 9.798,48 ha, chiếm 53,80% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 8.044,12 ha, chiếm 44,16% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 371,30 ha, chiếm 2,04% tổng diện tích tự nhiên. So với năm 2000, diện tích đất nông nghiệp giảm 235,40 ha; diện tích đất phi nông nghiệp tăng 292,21 ha; và diện tích đất chưa sử dụng giảm 56,71 ha. Về xã hội: Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục, thể thao được phát triển sâu rộng và hướng mạnh về cơ sở. Việc giữ gìn và phát huy các môn thể thao, văn hoá, nghệ thuật truyền thống được quan tâm; phong trào văn hoá thể thao quần chúng được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Theo số liệu thống kê năm 2005 dân số của Huyện là 280.722 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,5%, thu nhập kinh tế bình quân đầu người đạt 371 USD 1 năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng đô thị hiện đại. Điều kiện tự nhiên: *) Vị trí: Phía bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn; Phía đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm; Phía nam giáp với hệ thống sông Hồng và sông Đuống; Phía tây giáp với huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. *) Khí hậu, thổ nhưỡng: Với khí hậu đặc trưng kiểu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt trong năm; + Mùa khô, khí hậu lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (khô, lạnh); + Mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; + Các sông lớn như: sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ… + Thuận tiện việc đưa nước vào ruộng, tưới tiêu. Khái quát: Huyện Đông Anh, đang trên đà phát triển đô thị và công nghiệp, từ năm 2000 đến nay trên địa bàn Huyện đã có 73 dự án giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị với diện tích đất giải phóng mặt bằng là: 552,48 ha. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Anh sẽ được thu hồi để xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp hiện đại thuộc Thành phố phía bắc sông Hồng, sông Đuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh đến công tác quản lý nhà nước về đất đai cần phải có sự quan tâm đồng bộ của các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai và khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đông Anh: *) Quyết định thành lập: Theo quyết định số 108/QĐ-UB ngày 03 tháng 03 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh về việc thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện Đông Anh, thi`: Phòng Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở tách phòng Địa chính – Nhà đất và đô thị huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, ngành Thành phố Hà Nội. Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. *) Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng Hà Văn Khanh P.Trưởng phòng Nguyễn Văn Sỹ Đồng chí Ngô Đăng Dũng Đồng chí Đỗ Văn Thoan Đồng chí Ng.Lê Hiến Đồng chí Trần Thị Quỳnh Nga Đồng chí Dương Hữu Huân Đồng chí Lê Thị Bé 1/ Đồng chí Hà Văn Khanh – Trưởng phòng: Phụ trách chung, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Ký các văn bản, hồ sơ thuộc them quyền của Phòng để trình, báo cáo, đề nghị, kiến nghị với UBND Huyện, các Sở ngành của Thành phố, các cơ quan có liên quan theo quy định. 2/ Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ – Phó phòng – Giám đốc văn phòng đăng ký đất và nhà: Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Văn phòng đăng ký đất và nhà theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 264/QĐ-UB ngày 26/4/2005 của huyện Đông Anh. Giúp Trưởng phòng chỉ đạo, thực hiện những nội dung: Ký thay Trưởng phòng một số văn bản như: Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất – nhà - môi trường theo them quyền giải quyết của phòng Tài nguyên & Môi trường. Thực hiện các nội dung khác do Trưởng phòng giao. 3/ Đồng chí Lê Thị Bé: Tham gia công tác GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn Huyện. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. 4/ Đồng chí Đỗ Văn Thoan: Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của 6 xã: Đông Hội, Xuân Canh, Kim Nỗ, Việt Hùng, Thuỵ Lâm, Vĩnh Ngọc. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. 5/ Đồng chí Ngô Đăng Dũng: Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của 5 xã: Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Nguyên Khê, Bắc Hồng. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. 6/ Đồng chí Trần Thị Quỳnh Nga: Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của 5 xã: Kim Chung, Nam Hồng, Tiên Dương, Hải Bối, Thị Trấn Đông Anh. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. 7/ Đồng chí Nguyễn Lê Hiến: Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của 5 xã: Uy Nỗ, Võng La, Mai Lâm, Đại Mạch, Cổ Loa. Làm công tác nội vụ của Phòng. Mở sổ theo dõi và quản lý các văn bản của phòng theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về cất giữ và bảo quản con dấu, đóng dấu các loại văn bản thuộc thẩm quyền của Phòng theo quy định. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. 8/ Đồng chí Dương Hữu Huân: Phụ trách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường của 3 xã: Vân Nội, Tàm Xá, Xuân Nộn. Tham gia làm việc với Toà án nhân dân huyện Đông Anh, Đội thi hành án huyện Đông Anh. Thực hiện một số nội dung khác do Trưởng phòng, Phó phòng giao. *) Địa chính xã: Thực hiện quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã; Cán bộ địa chính xã thực hiện công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc xã mình quản lý; Thực hiện viêc kiểm kê, thống kê đất đai xã mình quản lý. Quản lý và sử dụng đất đai: Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ - UBND Huyện, từ năm 2001 đến nay, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện đã đạt được những kết quả nhất định, các vi phạm về đất đai đã được phát hiện, ngăn chặn và và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tiềm năng của đất đai từng bước được khai thác sử dụng có hiệu quả đã khơi dậy nguồn nội lực phát triển kinh tế xã hội trong nhân dân địa phương. Đồng thời góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị xã hội của Huyện trong những năm qua. UBND huyện Đông Anh báo cáo tình hình cơ bản công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ năm 2001 đến nay. *) Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP; Thực hiện Nghị định số 64/CP của Chính phủ và Quyết định 1615/QĐ-UB của UBND Thành phố, UBND Huyện đã chỉ đạo UBND 23 xã tiến hành lập hồ sơ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhân dân và đã cơ bản hoàn thành công tác này từ năm 2001. + Về giao đất: Tổng diện tích đất đã giao ổn định 20 năm: 6.722,09 ha đạt 80,77%. Đến nay đã giao đất cho 100% số hộ nông nghiệp trên toàn Huyện. + Về cấp GCN QSD đất nông nghiệp: Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp của Huyện đã cơ bản hoàn thành, ngoài các xã: Hải Bối, Võng La, Kim Nỗ, Vân Nội tỷ lệ cấp GCN còn thấp (do vướng dự án và quy hoạch), các xã còn lại đều đã cơ bản hoàn thành công tác này. Đến nay, tổng số hộ đã cấp GCN: 44.708 hộ đạt tỷ lệ 86,33% - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại khu vực Đô thị; Trên địa bàn Huyện có tổng số hộ tại Thị trấn Đông Anh cần phải cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở là: 2654 hộ Đến nay, đã cấp được 2216 giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở tại thị trấn Đông Anh đạt tỷ lệ 100% số hộ đủ điều kiện cấp GCN theo Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố Hà Nội và là đơn vị đầu tiên của Thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCN QSH và QSDĐ cho nhân dân. UBND Huyện đang chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chỉ đạo UBND Thị trấn Đông Anh tiến hành hoàn thiện hồ sơ địa chính theo quy định. UBND Huyện cũng đang đôn đốc, chỉ đạo UBND Thị trấn tiếp tục rà soát, xét duyệt các hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất theo Quyết định số 23 ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố, từ đầu năm 2005 đến nay đã cấp thêm được 72 giấy chứng nhận QSD đất cho nhân dân. - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đất ao và đất vườn liền kề khu vực nông thôn. + Kết quả từ năm 2004 về trước: Tính đến ngày 15/12/2004 toàn Huyện đã cấp được 43.556 giấy chứng nhận QSD đất, đạt 75.73% số hộ cần cấp và đạt 100% số hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất theo Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND Thành phố. Riêng năm 2004 toàn Huyện đã cấp được 11.985 GCN đạt 119,4% kế hoạch Thành phố giao và đã được Chủ tịch UBND Thành phố tặng bằng khen đã có thành tích trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất. Tháng 11, 12 năm 2004, UBND Huyện đã yêu cầu các xã thống kê toàn các hộ chưa cấp GCNQSD đất. Theo đó, trên địa bàn 23 xã còn 13.953 hộ chưa cấp GCNQSD đất, trong đó có: 1.693 hộ đang có tranh chấp, lấn chiếm (chưa thể cấp GCN QSD đất); 3.539 hộ thuộc diện UBND xã, thôn làng giao đất trái thẩm quyền sau năm 1993; 8.797 hộ đã sử dụng đất từ trước năm 1993. Qua kiểm tra bước đầu và quá trình theo dõi tình hình quản lý và sử dụng đất của các xã, qua báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện thấy trong số 8.797 hộ các xã đã thống kê đã sử dụng đất từ năm 1993 trở về trước có cả các trường hợp do thôn, xã giao trái thẩm quyền trong những năm 1994, 1995, 1996 … Để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện kế hoạch cấp GCN QSD đất tránh tình trạng bức xúc, phức tạp có thể xảy ra trước, trong và sau khi cấp GCNQSD đất, UBND Huyện đã đề xuất và được Thành phố giao chỉ tiêu cấp GCNQSD đất năm 2005 là 5.700 giấy. + Kết quả năm 2005: Từ đầu năm 2005 đến nay, toàn Huyện đã cấp được 4.122 GCNQSD đất đạt 72.3% kế hoạch Thành phố giao năm 2005. Nguyên nhân cấp GCNQSD đất chậm do: Tính đến nay công tác cấp GCNQSD đất đã cơ bản hoàn thành: Đã cấp được khoảng 85% số hộ cần cấp trên địa bàn, 96,8% số hộ đủ điều kiện cấp do vậy các hồ sơ còn lại đều là số khó phải đầu tư nhiều thời gian công sức mới có thể giải quyết được; Các cơ sở chuẩn bị đại hội Đảng các cấp nên chưa tập trung, quan tâm đến công tác kê khai, xét cấp GCNQSD đất cho nhân dân; 06 tháng đầu năm các xã và phòng Tài nguyên Môi trường còn phải tập trung tiến hành kiểm kê đất đai theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội và Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; Quy định mới về cấp GCNQSD đất theo Quyết định số 23/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố Hà Nội không cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính (phải nộp ngay) làm cho một bộ phận nhân dân chưa tích cực kê khai cấp GCNQSD đất; Thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường, phòng Tài nguyên Môi trường Huyện phải mất rất nhiều thời gian để cấp phát, hướng dẫn người dân kê khai các tờ khai nộp nghĩa vụ tài chính, sau đó kiểm tra, xác định đầy đủ các thông tin về từng thửa đất vào “Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính”. (Công việc này trước kia do Chi cục thuế Đông Anh thực hiện) Trước tình hình đó, để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao, UBND Huyện đã ban hành Hướng dẫn số 247/HD-UB ngày 06/6/2005 về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn Huyện, Kế hoạch số 38/KH-UB ngày 20/6/2005 về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSD đất 6 tháng cuối năm cho các xã, Thị trấn. Ngày 09/6/2005, được sự thống nhất của Huyện uỷ, UBND Huyện đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất theo Quyết định 23/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố cho tất cả các xã, thị trấn, các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn Huyện. Phấn đấu hết năm 2005 toàn Huyện sẽ cấp được 5.700 GCNQSD đất, hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao. *) Công tác quản lý nhà nước về đất đai: Trong những năm qua, bên cạnh việc ban hành những văn bản tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng Đô thị trên địa bàn Huyện nhằm tăng cường kỷ cương, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng Đô thị đi vào nề nếp theo quy định của Pháp luật, UBND Huyện thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cơ sở từ Chủ tịch UBND, cán bộ Địa chính các xã, thị trấn đến trưởng các thôn làng quán triệt các nội dung cơ bản của luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của UBND Thành phố về quản lý đất đai. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Đến nay tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện cơ bản ổn định. Mặc dù vậy, bên cạnh các xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp Luật đất đai vẫn còn một số xã đã và đang tiềm ẩn các vi phạm như: Buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai; để các thôn tự ký kết hợp đồng thuê thầu đất nông nghiệp chưa đúng trình tự thủ tục; cá biệt có nơi lợi dụng chủ trương lập hồ sơ xin đấu giá QSD đất của Huyện và Thành phố đã tổ chức bán đất thu tiền trái pháp luật dẫn đến đơn thư khiếu kiện của công dân như Vân Hà, Dục Tú, Mai Lâm, Kim Chung; việc lấn chiếm đất đai ở một số nơi chưa được xử lý kiên quyết dứt điểm; gây mất ổn định tình hình địa phương. *) Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về đất đai: Đây là một trong những nội dung rất phức tạp, UBND Huyện nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của công dân đã cử cán bộ chuyên môn, cùng Thanh tra Huyện đã trực tiếp tham gia phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành xác minh, làm việc và tổ chức đối thoại với các bên có đơn khiếu nại, tố cáo để giải quyết trả lời đơn thư theo quy định. Đa số các đơn thư sau khi đối thoại, giải quyết, nhân dân không có thắc mắc gì và đều đồng tình với quan điểm giải quyết của Phòng. Kết quả từ năm 2001 đến nay Huyện đã giải quyết 465 đơn thư liên quan đến đất đai. *) Về việc chuyển mục đích sử dụng đất: - Công tác giao đất giãn dân nông thôn; Từ năm 2001 đến năm 2003 có 08 xã lập hồ sơ xin giao đất giãn dân và đã được Thành phố phê duyệt với tổng số hộ: 917 hộ; tổng diện tích: 145.924m2 Năm 2004 có 11 xã trên địa bàn lập hồ sơ trình Huyện và Thành phố với tổng số: 763 hộ và 29.239m2 đất đã được Thành phố phê duyệt; Trong 8 tháng đầu năm 2005 đã có 06 xã lập hồ sơ xin giao đất giãn dân trình Huyện tổng số hộ là 354 hộ, diện tích là: 45.256m2 cụ thể: xã Mai Lâm 30 hộ, diện tích là: 2.810m2; xã Vân Hà 109 hộ, diện tích là: 15.730m2; xã Bắc Hồng 20 hộ, diện tích là: 3.300m2; xã Đông Hội 31 hộ, diện tích là: 3.748m2; xã Uy Nỗ: 79 hộ, diện tích là: 8.388m2; xã Việt Hùng 85 hộ, diện tích là: 11.280m2 - Về GPMB các dự án đầu tư theo quyết định thu hồi đất của Thành phố. Từ năm 2000 đến 31/12/2004 toàn Huyện đã có 53 dự án GPMB đã GPMB xong 41 dự án với diện tích là: 3.327.004m2, còn lại 12 dự án đang triển khai với diện tích là: 695.101,1m2; Riêng năm 2005 đã triển khai GPMB 20 dự án trên địa bàn Huyện với tổng diện tích GPMB là: 150,27 ha. Hiện có 11 dự án đã hoàn thành bàn giao đất cho chủ dự án với tổng diện tích: 24,66 ha. Dự án đường 5 kéo dài đã phê duyệt xong phương án bồi thường hỗ trợ GPMB đất nông nghiệp của xã Đông Hội với tổng số hộ: 808 hộ, diện tích GPMB: 18,9ha. Các xã Xuân Canh, Vĩnh Ngọc đã kê khai điều tra xong đang lập phương án bồi thường hỗ trợ GPMB theo quy định. *) Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản: Về thực hiện đề án điện nông thôn; Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII và Nghị quyết HĐND Thành phố về thực hiện đề án điện nông thôn, trong 5 năm qua Ban quản lý dự án Đông Anh đã thực hiện hoàn thành 23 dự án cải tạo lưới điện của 21 xã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong Huyện. - Về xây dựng giao thông, thuỷ lợi; Đầu tư nâng cấp và trải nhựa trên 30 tuyến đường với tổng chiều dài gần 30km, tổng kinh phí đầu tư trên 50 tỷ đồng, cho đến nay đã cơ bản hoàn thành nhựa hoá, bê tông hoá các tuyến đường liên xã thuộc Huyện, trong đó các công trình lớn như: Đường QL3 – Ga Bắc Hồng (2,681 tỷ đồng); Cầu Đò So băc qua sông Cà Lồ, nối huyện Đông Anh với huyện Sóc Sơn tạo điều kiện phát triển thông thương giữa 2 huyện (gần 9 tỷ đồng); Đường 23B (12 tỷ đồng); Đương Kim Nỗ – Hải Bối (gần 4 tỷ đồng); Đường QL3 - Đồng Dầu – Dục Tú (gần 10 tỷ đồng). Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, mở rộng cơ đường; trong 5 năm qua, Ban quản lý đã làm chủ đầu tư trên 30 công trình kiên cố hoá kênh mương song song với việc mở rộng nền đường của một số tuyến giao thông quan trọng: Tuyến đường trục kinh tế miền Đông; tuyến đường Bệnh viện Đông Anh - Đền Sái, Tuyến xay xát Đông Quan – Kho bắc sông Hồng; Tuyến đương Thuỵ Hà - Cầu Đò So với tổng chiều dài gần 30 km, tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng, mở rộng nền đường từ 6–7 m lên 18–20 m. - Về giáo dục; Trong những năm qua, Ban QLDA đã quản lý đầu tư xây dựng gần 50 khối nhà học kiên kố 2 – 3 tầng của các trường tiểu học, THCS trên toàn Huyện với tổng số gần 400 phòng học xây mới, tổng kinh phí 57 tỷ đồng, những năm gần đây việc đầu tư xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia tăng cả về chất và lượng; riêng năm 2004 đã đầu tư xây dựng 6 trường tiểu học, 2 trường THCS (THCS Đại Mạch, THCS Tàm Xá, Tiểu học Cổ Loa, Kim Nỗ, Liên Hà B, Hải Bối, Uy Nỗ) với 125 phòng học. - Đầu tư xây dựng Chợ và các công trình HTKT khác; Trong 4 năm vừa qua đã xây dựng 14 chợ trong toàn Huỵên với tổng số vốn đầu tư: 26,255 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh buôn bán phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Về các công trình HTKT khác: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, trong những năm qua đã thi công 4 công trình HTKT quan trọng: Bể bơi, Sân vận động, Nhà thi đấu, Khu công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh – giai đoạn I với tổng số vốn đầu tư: 44,104 tỷ đồng. Khu công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh – giai đoạn I với 18 ha, đã có 9 doanh nghiệp đăng ký sản xuất đang xây dựng nhà xưởng và đã lấp đầy diện tích pha I – Số tiền thu được từ việc cho các doanh nghiệp thuê đất gần 20 tỷ, đang chuẩn bị đầu tư pha 2: 80 ha - Kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý những sai phạm. Tổng số dự án được thanh tra, kiểm tra trong những năm qua là 18 dự án, công trình, trong đó: năm 2002 thanh tra 12 công trình; năm 2003 thanh tra 3 công trình; năm 2004 thanh tra 3 công trình. + Qua thanh tra 18 công trình, đoàn kiểm tra đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách Nhà nước: 238.278.000 đồng chủ yếu là do chênh lệch giá vật tư, một số ít do thi công sai chủng loại vật liệu. Các đơn vị đã nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo kết luận của thanh tra; + Không có chi phí tăng do đơn giá, các công trình thi công đúng tiến độ, không kéo dài thời gian và thiếu trách nhiệm gây lãng phí, thất thoát; + Không có cán bộ bị xử lý do tham ô, hối lộ, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác đấu giá QSD đất. Thuận lợi: - Huyện Đông Anh, đang trên đà phát triển đô thị và công nghiệp, từ năm 2000 đến nay trên địa bàn Huyện đã có 73 dự án giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị với diện tích đất giải phóng mặt bằng là: 552,48 ha. - Kinh tế trên địa bàn Huyện liên tục phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn năm 2005 tăng gấp 2,77 lần so với năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32546.doc
Tài liệu liên quan