Các bị cáo phạm tội làm nhục người khác phần lớn là nam giới, năm 1997 số bị cáo là nam giới: 124 người, chiếm 70% trên tổng số bị cáo, năm 1998 tăng lên 196 người, chiếm tỷ lệ 81% trên tổng số bị cáo, năm 1999 là 173 người, chiếm 76% trên tổng số bị cáo. Năm 2000 tỷ lệ nam giới giảm xuống còn 46% (76 trên tổng số 164 bị cáo). Tuy nhiên số bị cáo phạm tội là nam giới lại tăng trở lại vào những năm tiếp theo. Năm 2001 số bị cáo là nam giới: 86 (chiếm 69% trên tổng số bị cáo) trong khi số bị cáo là nữ chỉ có 39 người, năm 2002 số bị cáo là nam giới: 77 (chiếm 58%) và số bị cáo là nữ: 56 người. Năm 2003 số bị cáo là nam giới lại tăng cao: 116 bị cáo (chiếm 78%), năm 2004 và 2005 số nam giới vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% trên tổng số bị cáo (cụ thể năm 2004 là 79% và 2005 là 62%).
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo).
Ngoài ra, chúng tôi xin đưa ra bảng số liệu phân tích nhân thân các bị cáo về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc để chúng ta có cái nhìn tổng thể về nhân thân các bị cáo phạm tội làm nhục người khác.
Bảng 2.9 :Giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc các bị cáo phạm tội làm nhục người khác
Năm
Tổng số bị cáo
Dân tộc
ít người
Giới tính
Độ tuổi
Nam
Nữ
Từ 18 - 30
Trên 30
1
2
3
4
5
6
7
1997
177
1
124
53
67
107
1998
241
11
196
45
63
178
1999
228
45
173
55
28
200
2000
164
7
76
88
44
120
2001
125
0
86
39
22
99
2002
133
0
77
56
35
94
1
2
3
4
5
6
7
2003
149
4
116
33
30
117
2004
84
1
66
18
16
68
2005
78
1
48
30
16
62
Tổng số
1379
70
962
417
321
1045
Nguồn: TANDTC
Các bị cáo phạm tội là dân tộc ít người chiếm tỷ lệ không cao, năm 2001, 2002 không có bị cáo là dân tộc ít người, năm 1997, 2004, 2005 mỗi năm chỉ có 1 bị cáo, năm 2003 có 4 bị cáo, năm 2000 có 7 bị cáo, năm 1998 có 11 bị cáo và năm nhiều nhất là 1999 có 47 bị cáo, chiếm 20% trên tổng số bị cáo. Để đánh giá cụ thể nhân thân các bị cáo thuộc các thành phần trên, chúng ta nhìn vào bảng tỷ lệ % sau:
Bảng 2.10: Tỷ lệ % về thành phần dân tộc, giới tính, độ tuổi/ tổng số bị cáo.
Năm
% Tổng số bị cáo
Dân tộc ít người
Giới tính
Độ tuổi
Nam
Nữ
Từ 18 - 30
Trên 30
1997
100
1%
70%
30%
38%
60%
1998
100
5%
81%
19%
26%
74%
1999
100
20%
76%
24%
12%
88%
2000
100
4%
46%
54%
27%
73%
2001
100
0%
69%
31%
18%
79%
2002
100
0%
58%
42%
26%
71%
2003
100
3%
78%
22%
20%
79%
2004
100
1%
79%
21%
19%
81%
2005
100
1%
62%
38%
21%
79%
Nguồn: TANDTC
Về giới tính:
Các bị cáo phạm tội làm nhục người khác phần lớn là nam giới, năm 1997 số bị cáo là nam giới: 124 người, chiếm 70% trên tổng số bị cáo, năm 1998 tăng lên 196 người, chiếm tỷ lệ 81% trên tổng số bị cáo, năm 1999 là 173 người, chiếm 76% trên tổng số bị cáo. Năm 2000 tỷ lệ nam giới giảm xuống còn 46% (76 trên tổng số 164 bị cáo). Tuy nhiên số bị cáo phạm tội là nam giới lại tăng trở lại vào những năm tiếp theo. Năm 2001 số bị cáo là nam giới: 86 (chiếm 69% trên tổng số bị cáo) trong khi số bị cáo là nữ chỉ có 39 người, năm 2002 số bị cáo là nam giới: 77 (chiếm 58%) và số bị cáo là nữ: 56 người. Năm 2003 số bị cáo là nam giới lại tăng cao: 116 bị cáo (chiếm 78%), năm 2004 và 2005 số nam giới vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% trên tổng số bị cáo (cụ thể năm 2004 là 79% và 2005 là 62%).
Qua các số liệu phân tích trên, chúng ta có thể có một cái nhìn khác về vấn đề giới tính, với loại tội phạm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người như tội làm nhục người khác, thông thường người ta liên tưởng đến tỷ lệ phạm tội là nữ nhiều hơn, song bảng số liệu phân tích nhân thân các bị cáo về giới tính lại cho một kết quả ngược lại. Như vậy ta có thể nhận thấy hành vi làm nhục người khác của nữ giới có thể nhiều và đa dạng hơn, nhưng hành vi làm nhục người khác của nam giới mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn và bị xử lý về mặt hình sự nhiều hơn.
Biểu đồ 7. Nhân thân các bị cáo: Giới tính
Biểu đồ 8: Số bị cáo phạm tội là nam giới qua 9 năm
Biểu đồ 9: Số bị cáo phạm tội là nữ giới qua 9 năm.
Về độ tuổi:
Về độ tuổi của số bị cáo phạm tội làm nhục người khác tuy có dao động qua các năm, nhưng nhìn chung trong độ tuổi từ 18 đến 30, số bị cáo phạm tội có xu hướng giảm. Phần lớn bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 30 trở lên. Cụ thể năm 1997 trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 67 người (chiếm 38% trên tổng số bị cáo), trong độ tuổi trên 30 là 110 người (chiếm 60%), có 4 bị cáo phạm tội trong độ tuổi vị thành niên. Năm 1998 có 63 bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 26% trên tổng số bị cáo), số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 178 người (chiếm 74%). Năm 1999 tỷ lệ bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 thấp nhất trong vòng 9 năm với 28 bị cáo (chiếm 12% trên tổng số bị cáo, số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 200 người (88%). Từ năm 2000 đến năm 2005 số bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 18 đến 20 có xu hướng giảm dần, năm 2000 là 44 bị cáo (chiếm 27% trên tổng số bị cáo), số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 120 bị cáo. Năm 2001, số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 chỉ có 22 bị cáo (chiếm 27% trên tổng số bị cáo), có 4 bị cáo là người chưa thành niên và 99 bị cáo trong độ tuổi trên 30 (chiếm 79%). Năm 2002 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 35 người (chiếm 26% trên tổng số bị cáo), có 4 bị cáo là người chưa thành niên và 94 bị cáo trong độ tuổi trên 30. Năm 2003 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 giảm xuống 30 người (chiếm 20% trên tổng số bị cáo), có hai bị cáo là người chưa thành niên phạm tội và 117 bị cáo trong độ tuổi trên 30. Năm 2004 và 2005 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 16 bị cáo (chiếm tỷ lệ khoảng 20 đến 21% trên tổng số bị cáo).
Như vậy, phần lớn bị cáo phạm tội làm nhục người khác thuộc độ tuổi trên 30, chúng ta sẽ phải đặt câu hỏi tại sao ở độ tuổi đáng lẽ con người đã có độ chín nhất định trong suy nghĩ và hành động song tại sao lại có những hành vi (có thể nói là thiếu văn hoá) làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác đến mức bị xử lý về hình sự? Điều này có thể gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp về văn hoá và suy thoái đạo đức của một số ít người trong bộ phận dân cư.
Biểu đồ 10: Nhân thân các bị cáo: Độ tuổi
Biểu đồ 11: Nhân thân các bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 qua 9 năm
Biểu đồ 12: Nhân thân các bị cáo độ tuổi trên 30 qua 9 năm
Một trong những số liệu về nhân thân các bị cáo cũng cần được xem xét, nghiên cứu, đó là tỷ lệ tái phạm, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu số liệu về tỷ lệ tái phạm của tội làm nhục người khác qua 9 năm:
Bảng 2.11: Tỷ lệ tái phạm.
Năm
Tổng số bị cáo bị xét xử
Tái phạm
Tỷ lệ %
1997
177
3
2%
1998
241
9
4%
1999
228
3
1%
2000
164
2
1%
2001
125
1
1%
2002
133
2
2%
2003
149
0
0%
2004
84
0
0%
2005
78
2
3%
Tổng số
1379
22
Nguồn: TANDTC
Tội làm nhục người khác có tỷ lệ tái phạm không cao. Năm 1997 chỉ có 3 trường hợp tái phạm trên tổng số 177 bị cáo, năm 1998 là năm có tỷ lệ tái phạm cao nhất trong vòng 9 năm, 9 bị cáo (chiếm 4% trên tổng số bị cáo), năm 1999 có 3 trường hợp tái phạm trên tổng số 228 bị cáo, năm 2000 có 2 trường hợp tái phạm trên tổng số 164 bị cáo, năm 2001 chỉ có 1 trường hợp tái phạm trên tổng số 125 bị cáo. Năm 2002 có hai trường hợp tái phạm trên tổng số 133 bị cáo. Năm 2003 và 2004 không có trường hợp nào tái phạm và năm 2005, có 2 trường hợp tái phạm trên tổng số 78 bị cáo (chiếm 3%).
2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
Theo tội phạm học, nguyên nhân của tình hình tội phạm là tổng hợp những ảnh hưởng, trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm. Còn điều kiện của tình hình tội phạm là những hoàn cảnh thuận lợi cho sự tồn tại của tình hình tội phạm. Như vậy, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xét cho cùng là những cơ sở cần thiết cho sự phát sinh, tồn tại, phát triển của tình hình tội phạm tại một quốc gia, một khu vực của quốc gia trong những thời điểm nhất định. Thông qua việc làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, chúng ta có thể đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tương ứng, thích hợp, từ đó góp phần làm giảm tình trạng phạm tội trong xã hội.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác định quan hệ nhân quả là một hình thức của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân trong những điều kiện nhất định, đã làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là kết quả. Cũng như những tội phạm khác, tội làm nhục người khác tồn tại là hậu quả của những nguyên nhân chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Nguyên nhân và điều kiện là hai khái niệm có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, một hiện tượng trong hoàn cảnh này là nguyên nhân phát sinh tội phạm, nhưng trong hoàn cảnh khác có thể là hoàn cảnh thuận lợi cho tội phạm phát sinh. Vì vậy, việc phân chia các hiện tượng làm phát sinh và thúc đẩy tội làm nhục người khác thành nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính chất tương đối.
Nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, có quan hệ chặt chẽ, tác động trong mối quan hệ tổng hợp làm phát sinh tình hình tội làm nhục người khác. Đó là toàn bộ những hiện tượng, quá trình xã hội làm phát sinh, thúc đẩy tình hình tội làm nhục người khác.
Tội làm nhục người khác thực chất là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Vì vậy, muốn xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội phải tìm hiểu nó từ chính các quá trình xã hội. Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác trong thời gian qua ở nước ta, có thể thấy, tội làm nhục người khác là hành vi tuy không gây tổn hại về mặt sức khoẻ, tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người bị hại, thậm chí nó còn gây ra những hậu quả thương tâm, nhẹ thì bị mất niềm tin, mất danh dự, nặng có thể gây ra những rối loạn về tâm thần, khiến người bị hại có những hành vi tiêu cực. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này sẽ góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trên thực tế, bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó, tuy nhiên, việc xác định rõ nguyên nhân, điều kiện của một hành vi phạm tội chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ trong tổng thể mặt bằng chung của xã hội, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội của một tội danh cụ thể phải dựa trên những dấu hiệu cơ bản nhất, chung nhất và phổ biến nhất. Xuất phát điểm là việc bảo vệ một trong những quyền cơ bản của con người – quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, chúng ta có thể nghiên cứu về những nguyên nhân, điều kiện cơ bản nhất dẫn đến sự xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm.
2.2.1. Nguyên nhân về pháp luật
Một hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo sẽ dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau, một điều luật thiếu cụ thể và không có những hướng dẫn chi tiết cũng sẽ ảnh hưởng đối với việc xử lý tội phạm. Hiện nay, việc quy định về hành vi làm nhục người khác và đường lối xử lý hành vi phạm tội này còn nhiều bất cập, ví dụ, khoản 1 Điều 121 BLHS năm 1999 quy định: “người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự … thì bị phạt ….”, vậy thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” thì vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Bởi chúng ta đều biết, danh dự, nhân phẩm là một thứ “tài sản vô hình”, không ai có thể đong đếm được, giá trị bao nhiêu tiền, mức độ ảnh hưởng của nó đối với người bị hại ra sao. Vậy nên việc không quy định cụ thể những loại, những nhóm hành vi nào được coi là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm sẽ khiến cho những nhà áp dụng luật tuỳ nghi trong cách xét xử, bởi vì cùng một hành vi có thể gây ra những hậu quả tâm lý khác nhau đối với mỗi người.
Hành vi làm nhục người khác không chỉ được quy định trong Bộ luật Hình sự mà còn được quy định trong các ngành luật khác, do vậy việc phân định rõ “làm nhục người khác” ở mức độ nào thì bị xử lý về hình sự là rất cần thiết. Hiện nay, ranh giới của việc xử lý hành chính, dân sự và hình sự đối với tội phạm này chưa được phân định rõ ràng. Như vậy, việc xác định rõ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý về mặt hình sự sẽ góp phần giảm thiểu sự chồng chéo về thẩm quyền, đồng thời khắc phục được tình trạng hình sự hoá các vi phạm hành chính, dân sự hoặc phi hình sự hoá các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể hay hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền như thế nào là hành vi "làm nhục người khác" và "làm nhục người khác" đến mức độ nào thì bị xử lý về hình sự.
Một vấn đề nữa về pháp luật, đó là đường lối xử lý về tội phạm này còn mang tính hình thức, chưa thực sự có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. Hình phạt đối với tội danh này chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể. Trong các quy định của pháp luật hình sự, “làm nhục người khác” là một tội danh ít nghiêm trọng. Nhưng nếu nhìn vào những hậu quả có thể ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của người bị hại, ta có thể nhận thấy hậu quả đó không hề nhỏ. Ví dụ: Do bố mẹ chồng chị Hà và chị Nguyệt có lời xúc phạm đến bố mẹ đẻ của chị Hà, các anh em nhà chị Hà là anh Trần Xuân Thuyết, Trần Thị Thu, Trần Thị Soa đến yêu cầu bố mẹ chồng chị Hà không được xúc phạm đến bố mẹ mình. Trên đường về, Trần Thị Soa gặp Nguyệt và đã có những lời lăng mạ nhau thậm tệ, người nhà của Nguyệt nhìn thấy không những không can ngăn mà còn xông vào túm tóc kéo áo, tụt quần chị Soa xuống tận đầu gối ngay giữa chợ. Chị Soa đã kiện Nguyệt cùng đồng bọn ra Toà án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về tội làm nhục người khác và đòi bồi thường thiệt hại danh dự và tài sản bị mất tổng số tiền 6 triệu đồng (Ngoisao.net/News/hinh-su). Trường hợp khác ở Bình Thuận, một cô giáo vô cớ bị làm nhục, cô Hắc Thị Bạch Tuyết – giáo viên trường tiểu học Hồng Thái 2, Bắc Bình, Bình Thuận đã vô cớ bị chủ tiệm vàng Mỹ Kim tên là Nguyễn Thị Để vu oan là ăn cắp vàng và áp giải lên công an thị trấn. Sau đó, cô Tuyết bị ép cởi hết quần áo để lục soát trước sự chứng kiến của Công an nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy cô đã tráo vàng. Hành vi xâm phạm trắng trợn đến danh dự, nhân phẩm của một cô giáo như trên đã ảnh hưởng lớn đến uy tín và danh dự của cô Tuyết.
Danh dự, nhân phẩm tuy không phải là những thứ có thể cân đo được bằng tiền, nhưng việc quy định một mức bồi thường hợp lý cũng là một hình thức cảnh tỉnh những người đã, đang và có ý định phạm tội. Hiện nay, mức bồi thường áp dụng cho hành vi làm nhục người khác chưa được quy định cụ thể. Tuy nhiên, mức bồi thường tối đa 3.500.000đ (ba triệu năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác là quá nhẹ. Các trường hợp phát tán ảnh khoả thân trên mạng hoặc trên các phương tiện công cộng cũng được coi là hành vi làm nhục người khác, nó không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và thu nhập của họ, đặc biệt là những người làm trong các ngành nghệ thuật. Luật sư Phạm Thanh Bình (VP Luật sư Hồng Hải) trong một cuộc phỏng vấn với VnXpress đã nói “Hành vi phát tán ảnh đồi trụy trên mạng cũng có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người bị chụp ảnh”. Cựu hoa hậu Hà Kiều Anh, diễn viên Mỹ Uyên, người mẫu Bảo Hoà, … đã từng là nạn nhân của các hành vi trên, việc phát tán những bức ảnh khoả thân của họ trên mạng đã ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng cũng như sự nghiệp của họ. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng cần được nghiên cứu bổ sung theo hướng xử lý về mặt hình sự đối với những ngừơi thực hiện các hành vi đó.
2.2.2. Nguyên nhân về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức
Do tác động của công cuộc đổi mới và của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, bộ mặt kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Tất cả điều đó đã tạo nên tâm trạng phấn khởi, lạc quan; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chủ nghĩa xã hội được củng cố. Tuy nhiên, kinh tế thị trường chứa đựng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực và đã tạo ra cả những tâm trạng tích cực và tiêu cực trong xã hội. Đó cũng là quan hệ tất yếu khách quan giữa tồn tại xã hội với tâm lý, ý thức xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ xã hội, nhất là quan hệ phân phối sản phẩm có nhiều thay đổi. Đồng tiền đóng vai trò đáng kể trong các quan hệ xã hội. Một bộ phận dân cư không có việc làm hoặc việc làm thiếu ổn định. Xóa bỏ bao cấp, xã hội đặt mỗi con người vào vị trí phải tự khẳng định mình, phải lo cho cuộc sống của chính mình. Từ đó, nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống bị phá vỡ, tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen, đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự phân cực giàu nghèo cũng trở nên gay gắt. Tất cả những điều đó làm nảy sinh tâm trạng băn khoăn, lo lắng hoài nghi. Một bộ phận dân cư ngơ ngác trước cuộc sống mới, bên cạnh đó có bộ phận chỉ lo làm tiền bằng mọi giá, thờ ơ với cuộc sống chung của xã hội, phai nhạt lý tưởng, suy giảm niềm tin. Một bộ phận không nhỏ đảng viên xa rời lý tưởng, sa sút đạo đức, chạy theo chủ nghĩa cá nhân dẫn tới tình trạng suy thoái ở một số nơi, một số bộ phận. Những xu hướng biến đổi tâm lý xã hội tiêu cực trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nói trên là nguyên nhân và điều kiện cho tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu rõ thực trạng, nhận diện đời sống tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng đời sống tâm lý xã hội lành mạnh, hạn chế, khắc phục các tiêu cực xã hội trong đó có tệ nạn xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Qua các số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, có thể nhận thấy các hành vi làm nhục người khác phần lớn là do những người có trình độ dân trí thấp, ý thức giáo dục đạo đức chưa cao và chưa được giáo dục nếp sống văn hoá mới một cách đầy đủ, thực hiện.
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời vẫn phải quan tâm đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo và phổ cập giáo dục đến tận vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, đưa đến cho người dân “cái chữ” phải song song với việc nâng cao trình độ hiểu biết của họ về một lối sống văn hoá đẹp, văn minh. Nhiều người khi có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà không hề biết mình phạm tội, bởi danh dự, nhân phẩm vốn là một tài sản phi vật thể, không phải ai cũng có thể nhận thấy nó bị biến dạng, thay đổi ra sao khi bị xâm phạm. Sự thiếu hiểu biết và thiếu văn hoá của người dân chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tội phạm. Ví dụ, Công an huyện Đông Anh vừa khởi tố Cao Thị Hợi, 58 tuổi, ở thôn Đoài, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh về tội “làm nhục người khác”, tình tiết của vụ án như sau: Khoảng 6h30 ngày 8/ 10/ 2005, Cao Thị Hợi cùng chồng, con gọi bà Nguyễn Thị Bốn, 51 tuổi, ở cùng thôn vào nhà, bắt bà Bốn phải đeo một biển bằng giấy carton có dòng chữ “Bà Bốn nói điêu con nhà Lạp nghiện hút ma tuý, không phải đâu” rồi bắt bà Bốn đi vòng quanh làng để làm nhục. Nguyên nhân là bà Bốn nói chuyện về con bà Hợi nghiện ma tuý và bà Bốn đã xin lỗi nhiều lần, nhưng gia đình bà Hợi không nghe vẫn cố tình làm nhục bà Bốn.
Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta dường như chỉ chú trọng đến phần “ngọn” mà chưa thật sự để tâm đến phần “gốc”, bởi cái gốc của sự học không phải là ta biết được bao nhiêu điều mà là vận dụng những kiến thức được học ấy như thế nào trong cuộc sống. Trong số những người phạm tội làm nhục người khác, có cả những người là cán bộ, công chức, đảng viên, dù chỉ chiếm số ít những nó cũng là sự cảnh tỉnh về tình trạng xuống cấp đạo đức của tầng lớp vốn được coi là trí thức. Như vậy, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng là một vấn đề cần được quan tâm để giảm thiểu tội phạm này.
Giáo dục đạo đức vốn không phải là một môn học cứng nhắc trong trường học, trong sách vở mà phải bắt nguồn từ những tình huống thực tế. Trong đại bộ phận giới trẻ hiện nay, những khái niệm như lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự lực tự cường, phấn đấu vì những mục tiêu cao cả dường như đang dần bị lãng quên. Thay vào đó, một lối sống thực dụng, hưởng thụ, thờ ơ với những biến động của xã hội, với nỗi đau đớn hay bất hạnh của người khác đang có khuynh hướng gia tăng. Nhiều thanh niên sống buông thả, tiêu tiền như nước mà không hề nghĩ rằng số tiền họ tiêu xài hoang phí đó có thể cứu giúp được rất nhiều người khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là công tác giáo dục những giá trị truyền thống của đạo đức, văn hoá dân tộc bị xao lãng, những truyền thống văn hoá chuẩn mực về gia đình, về đối nhân xử thế giữa người với người chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay, ý thức chây lười lao động cũng là một trong những nguyên nhân của tình hình tội phạm. Tâm lý ỷ lại, làm chơi ăn thật, không chịu lao động đã khiến những người này nảy sinh những hành vi tiêu cực, giải quyết mâu thuẫn theo kiểu “xã hội đen”, tụt quần áo, hất phân, bêu riếu nhằm hạ nhục người khác. Theo số liệu thống kê của Trung tâm thống kê- Tổng cục Thống kê từ năm 1997 đến năm 2004, số lượng người thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn vẫn ở mức cao. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn các năm 1997 là 73,1%; 1998: 71,1%; 1999: 73,6%; 2000: 74,2%; 2001: 74,3%; 2002: 75,4%; 2003: 77,7%; 2004: 79,1%. Như vậy, qua các năm mặc dù số lao động sử dụng thời gian lao động có tăng nhưng ở mức không đáng kể, thời gian nhàn rỗi của các lao động ở nông thôn còn cao (năm 2004 là 20,9%), không lao động nên họ dễ nảy sinh tâm lý ngại việc, hay để ý đến chuyện của người khác, buôn chuyện, bêu riếu hoặc tham gia vào những việc ẩu đả, làm nhục người khác. Ví dụ: VKSND huyện Châu Thành, Long An đã truy tố vợ chồng Nguyễn Phú Cường – Hoàng Thị út (xã Thuận Mỹ, Châu Thành) về tội làm nhục người khác. Hai người đã bịa ra việc Cường ngoại tình với một phụ nữ và rêu rao khắp nơi. Nguyễn Phú Cường từng bị TAND huyện Châu Thành xử phạt 6 tháng tù giam về tội làm nhục người khác, Nhưng tại phiên toà phúc thẩm, TAND tỉnh Long An đã tuyên huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ bổ sung với vai trò đồng phạm của người vợ Hoàng Thị út. Theo kết quả xác minh, năm 2001, Hoàng Thị út nghe đồn chồng có quan hệ tình cảm bất chính với chị Hoàng Thị Thạnh – một phụ nữ đã lập gia đình, Hoàng Thị út nhiều lần doạ tự vẫn nếu chồng phủ nhận hành vi ngoại tình, Cường thừa nhận có quan hệ tình cảm với chị út trong một thời gian dài. Người vợ buộc Cường viết thư nói rõ sự tình cho chồng của Thạnh. Việc này khiến Thạnh bị chồng đánh đập, dằn vặt, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nên cô làm đơn tố cáo Cường bịa chuyện để hại mình. (VnExpress).
Tương tự, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cũng đang ở mức rất cao, năm 1997: 5,9%; 1998: 6%; 1999: 6,9%; 2000: 6,7%; 2001: 6,4; 2002: 6,3%; 2003: 6%; 2004: 5,9%. Thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Hà Nội, năm 1999 có tỷ lệ là 9,1%, năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm so với các năm trước nhưng vẫn ở mức cao: 6,8%, tiếp sau là TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố này năm 1997 thấp nhất là 5,7%, năm 2000 là năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 6,9%, năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp có giảm xuống 6,6% nhưng so với tốc độ tăng dân số nhanh như hiện nay ở hai thành phố này thì tỷ lệ thất nghiệp trên quả là một con số đáng lo ngại. Điều này cũng lý giải tại sao mà tình hình tội làm nhục người khác tại các thành phố lớn chiếm một số lượng khá cao. Tình trạng thất nghiệp chính là một hình ảnh ảm đạm của xã hội văn minh. Nó là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu văn hoá, thiếu tri thức để đáp ứng được những yêu cầu của công việc thời kinh tế mở. Tình trạng thất nghiệp dễ làm nảy sinh những phản ứng tiêu cực đối với các tác động của xã hội, một phần do có thời gian nhàn rỗi, một phần do tâm lý ngại làm việc, ham hưởng thụ, do vậy họ đã giải quyết mâu thuẫn bằng những cách mà họ cho là đơn giản và có hiệu quả nhất, đó là lăng mạ, xúc phạm, làm nhục những người làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình hoặc những người liên quan đến mình.
Bên cạnh đó, ý thức xã hội về truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc cũng đang là một vấn đề đáng quan ngại. Hiện nay, các chuẩn mực văn hoá truyền thống, đạo đức, quy tắc xã hội chưa được coi trọng và đưa vào thành những chuẩn mực của giáo dục. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay quay lưng lại với văn hoá truyền thống không hẳn vì những nền văn hoá truyền thống ấy không có sức hấp dẫn mà có thể bởi một lý do thiết thực hơn: những người trẻ tuổi thời hiện đại không muốn bị gọi là người “lỗi mốt với xu thế văn hoá của thời đại”. Vậy việc không nhận biết được truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát sinh tội phạm?
Đối với mỗi người, khi sinh ra đã là sự tổng hoà của các quan hệ xã hội. Nhưng trong sự tổng hoà ấy đã có những vị trí nhất định và mỗi người khi đứng ở vị trí đó cần phải có những hành xử phù hợp. Ví dụ, khi đứng ở vị trí là công dân của một nước, nếu nhận thức được tất cả những việc mình làm là một trong những hình ảnh đại diện cho một nền văn hoá cao đẹp được hình thành suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc thì hẳn họ sẽ có những hành động xứng đáng với điều đó. Nhưng thực tế cho thấy, việc giáo dục truyền thống văn hoá hiện nay dường như đang bị xem nhẹ. Kéo theo đó là một lối sống thực dụng theo kiểu tự phát, họ chẳng đại diện cho ai, thậm chí cho bản thân họ cũng không. Một trong những điều cần quan tâm nhất hiện nay trong giáo dục truyền thống văn hoá chính là việc khơi dậy lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của mỗi công dân Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày nay không phải họ không có lòng yêu nước, không có lý tưởng sống mà thực tế là chưa có bài học đạo đức nào khơi dậy được ngọn lửa yêu nước và lý tưởng đang ấp ủ trong họ. Thời gian gần đây, cơn sốt về hai tập nhật ký thời chiến “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” chính là một minh chứng cho ngọn lửa nhiệt huyết dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay.docx