LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. .3
I-/ Tổng quan về hoạt động đầu tư.3
1-/ Khái niệm đầu tư 3
2-/ Bản chất hoạt động đầu tư 3
2.1. Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) 3
2.2. Đầu tư thương mại 4
2.3. Đầu tư phát triển 4
3-/ Vai trò và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. 4
3.1. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 4
3.2. Vai trò của đầu tư phát triển. 5
4-/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư . 8
5-/ Tổng quan về dự án đầu tư 9
5.1. Khái niệm dự án 9
5.2 Chu kì của dự án đầu tư 10
6-/ Kết quả và hiệu quả của đầu tư 10
6.1. Kết quả của hoạt động đầu tư 10
6.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư 11
II-/ Cơ sở của hoạt động đầu tư bảo vệ rừng.17
1-/ Một số khái niệm về rừng 17
2-/ Chức năng của rừng 18
Chức năng môi trường. 18
Chức năng cung cấp lâm sản 18
Chức năng xã hội. 18
3-/ Những thuận lợi cho hoạt động bảo vệ rừng và phát triển khu đệm 19
3.1 Chiến lược của nhà nước và khuôn khổ pháp luật 19
3.2 Hệ thống tổ chức 20
4-/ Quan điểm kết hợp giữa bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. 21
5-/ Đặc trưng của hoạt động đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 22
III-/ Thực trạng rừng và đầu tư bảo vệ rừng ở Việt Nam. 23
1-/Thực trạng rừng ở Việt Nam 23
1.1.Thực trạng rừng Việt Nam tính đến năm 1995 23
1.2.Thực trạng rừng Việt Nam tính đến năm 1999 24
2-/ Thực trạng hoạt động bảo vệ rừng Việt Nam thời gian qua 25
2.1.Xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm 25
2.2. Phát triển hệ thống rừng đặc dụng 26
2.3. Quản lý và sử dụng đất trống đồi trọc. Thực hiện chương trình 327 trong thời kì 1993-1998. 27
2.4. Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng 28
2.5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. 28
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐĂK R'LẤP TỈNH ĂK LẮC.30
I-/ Dự án đầu tư tại khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rây và Vườn quốc gia Cát Tiên - tiền đề cho sự ra đời của dự án tại huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lăk.30
1-/ Cơ sở ra đời, mục tiêu và các thành phần của dự án 30
1.1. Cơ sở ra đời của dự án 30
1.2. Mục tiêu của dự án 31
1.3 Các thành phần của dự án 31
2-/ Vốn đầu tư cho dự án 32
2.1. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo chủ đầu tư 32
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thời gian tiến hành dự án 33
2.3. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo hạng mục đầu tư 33
II-/ Dự án đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn ở huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lắc. 34
1-/ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện 34
1.1. Điều kiện tự nhiên 34
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 35
1.2.1. Dân số, dân tộc và vấn đề di cư tự do 35
1.2.2. Tình hình sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 35
1.2.3. Ngành trồng trọt 36
1.2.4. Chăn nuôi 36
1.2.5. Thị trường chính và tình hình tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủ công nghiệp 36
1.2.6. Tín dụng và tiết kiệm 37
1.2.7. Giao thông 37
1.2.8. Thuỷ lợi 37
1.2.9. Y tế 38
1.2.10. Giáo dục 38
1.3. Quản lý rừng 38
2-/ Hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn ở huyện trong khuôn khổ dự án 39
2.1. Hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện - xét theo hạng mục đầu tư 39
2.1.1. Kế hoạch phát triển cộng đồng 39
2.1.2. Giao đất 40
2.1.3. Chương trình hỗ trợ xã hội 41
2.1.4. Quản lý rừng 43
2.1.5. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp 44
2.1.6. Hạ tầng cơ sở nông thôn 46
2.2. Hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện xét theo vốn đầu tư 47
2.2.1. Vốn đầu tư của dự án phân theo hạng mục đầu tư 48
2.2.2. Vốn đầu tư của dự án qua các năm 49
3-/ Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lăk 51
3.1. Kết quả đầu tư 51
3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện. 51
3.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. 51
3.1.3. Các kết quả của hoạt động hỗ trợ nông nghiệp 52
3.1.4. Các kết quả thu được từ hạng mục bảo vệ rừng 52
3.2. Hiệu quả của dự án 53
3.2.1. Hiệu quả tài chính của dự án 53
3.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 55
IV-/ Những khó khăn và tồn tại trong hoạt động đầu tư bảo vệ rừng ở huyện. 59
1-/ Xu hướng mất rừng vẫn còn tồn tại 59
2-/ Phục hồi và phát triển rừng có nhiều khó khăn và rất tốn kém. 60
3-/ Động lực để giữ rừng còn quá yếu 61
4-/ Thủ tục và phương pháp quy hoạch rừng chưa hợp lý. 62
5-/Chưa thiết lập lâm phận ổn định trên thực địa và chưa có một cơ chế có hiệu quả để điều chỉnh việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất nông nghiệp 62
6-/ Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng chậm được quy định cụ thể 63
7-/Chưa có những chính sách và giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng 64
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lăk - Vùng đệm của vườn quốc gia Cát Tiên- bài học cho hoạt động bảo vệ rừng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rợ cho ngành chăn nuôi còn yếu kém của huyện, dự án sẽ đầu tư con giống, kĩ thuật chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sau đó là thương mại hoá sản phẩm của ngành chăn nuôi. Làm giảm đi sức ép về "bát cơm" của dân cư vùng đệm.
Tăng cường khả năng quay vòng vốn
Hầu hết các hộ dân của huyện đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo không đủ thủ tục để thế chấp vay vốn đầu tư sản xuất ở ngân hàng, người dân phải vay tư nhân với lãi xuất cao. Dự án đã hỗ trợ 20 tr.đ để thành lập các tổ tín dụng nhỏ khỏang 5-10 hộ ở các thôn để hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn tín chấp theo nguyên tắc cho vay quay vòng vốn. Và cùng với 2 tr.đ đóng góp của cộng đồng dự án đã tổ chức đào tạo để người dân hiểu rõ các thủ tục để vay vốn ngân hàng, vay vốn đầu tư sản xuất trên cơ sở thế chấp và sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản.
Để khắc phục tình trạng trường học xa và thiếu, đảm bảo hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện, thông qua đó tuyên truyền về dự án, về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, 494 tr.đ đã được đầu tư để xây dựng 10 phòng học nằm rải rác ở các thôn trong cả hai xã. 405 tr.đ cũng được đầu tư để xây mới các trạm y tế và đào các giếng nước hợp vệ sinh để phục vụ công tác phòng chữa bệnh cho người dân và tạo điều kiện đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh đó 460 tr.đ để nâng cấp đường liên thôn và 450 tr.đ để làm 1 cầu treo qua suối giúp cho người dân trao đổi hàng hoá , làm giảm chi phí đầu tư góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất; Người dân có điều kiện thâm canh cây trồng, làm giảm nhu cầu sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp.
2.1.4. Quản lý rừng
Tại huyện có diện tích rừng vừa có chức năng phòng hộ vừa có chức năng là rừng vành đai bảo vệ Vườn Quốc Gia Cát Tiên nên tiểu bộ phận quản lý rừng được thiết lập nhằm quản lý có hiệu quả các rừng vùng đệm trong vùng dự án. Thông qua các hoạt động cụ thể sau:
Bảo vệ rừng
Xác định và khoanh ranh giới rừng phòng hộ: Trong quá trình lập kế hoạch phát triển cộng đồng, các hoạt động điều chế rừng đã được triển khai. Quá trình QHSDĐ đã vạch rõ ranh giới đất lâm nghiệp, thông qua đó để phân định rõ diện tích vùng lõi và diện tích vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ vùng lõi của khu vực được bảo vệ.
Giao đất và khoán bảo vệ rừng: Các diện tích rừng phòng hộ nằm gần các khu vực hiện đang bị lấn chiếm để sản xuất lâm nghiệp sẽ đươc tiến hành giao khoán nhằm tăng cường năng lực quản lý bảo vệ rừng tại chỗ và tăng thu nhập cũng như nguồn chất đốt cho người nhận khoán. Các hợp đồng khoán bảo vệ rừng được giao cho các hộ trong thời hạn không ít hơn 30 năm và được xem xét phí bảo vệ sau 5 năm hoặc huỷ bỏ hợp đồng nếu vi phạm hợp đồng dự thảo. Mỗi hợp đồng chiếm một diện tích khoảng 30-40 ha. Các hộ được chọn cũng sẽ tham gia vào các chương trình an toàn lương thực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khoán bảo vệ rừng sau này. Khoản tiền chi hàng năm cho mỗi ha là 50.000 đ. Qua 4 năm 24. 454,7 ha đất rừng phòng hộ sẽ được giao khoán, với tổng chi phí đầu tư là 2779,625 tr.đ.
Chi phí trên bao gồm cả chi phí đầu tư cho chương trình nâng cao nhận thức của người dân, là một phần của hoạt động nông lâm kết hợp trong phần dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp. Các hoạt động nâng cao nhận thức của dân sẽ được tiến hành trong tầng lớp nhân dân trong cộng đồng nhằm chấm dứt nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, phòng chống cháy du canh và săn bắn.
Trồng rừng
Ngoài việc khai thác lâm sản để sinh sống đã được mô tả trong hợp đồng khoán với hộ, có thể xác định một số diện tích rừng trong khi điều tra để cho phép sản xuất lâm sản có hạn định mà không làm hư hại đến giá trị bảo vệ đất, nước và tính đa dạng sinh học. Mặt khác, do diện tích rừng phòng hộ đã bị lấn chiếm để trồng tiêu, cà phê chiếm một diện tích tương đối lớn. UBND huyện đã nhiều lần tổ chức giải toả nhưng sau khi giải toả thì rừng không được trồng ngay nên diện tích trên lại bị chiếm lại. Do đó cần phải tái tạo rừng bằng cách trồng rừng kết hợp với tận thu nông sản trong thời gian đầu trên số diện tích không thể phục hồi lại rừng bằng tái sinh tự nhiên, với loài cây trồng kết hợp giữa Muồng Đen (400 cây/ha) với Sao Đen (400 cây /ha), số diện tích còn lại sẽ xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Tăng cường lực lượng kiểm lâm
Tuyển thêm người cho chi cục kiểm lâm thông qua thủ tục tuyển chọn thông thường của chính phủ để bổ xung thêm nhân viên nhằm tăng cường năng lực tuần tra theo dõi rừng phòng hộ. Dự án đầu tư đào tạo ngắn hạn cho các kiểm lâm viên kết hợp với chương trình đào tạo kiểm lâm vườn quốc gia.
2.1.5. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
Tiểu hợp phần này được thiết lập để có thể sử dụng nguồn đất đai hiện có trong vùng dự án để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân sống ở vùng đệm đặc biệt là người dân tộc nghèo thông qua các hoạt động:
- Tăng cường dịch vụ khuyến nông và nông lâm kết hợp để có thể có được khả năng kĩ thuật và nguồn lực đáp ứng được các nhu cầu của nông dân trong sử dụng đất đai bền vững.
- Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các cơ quan phát triển hàng hoá hiện có.
- Tăng cường nhận thức của dân về nhu cầu bảo tồn và sản xuất nông lâm bền vững.
- Bảo đảm có đủ nguồn gien và hoá nông học.
Tập huấn kĩ thuật
Tập huấn kĩ thuật trồng trọt: Nguồn thu nhập chính của cộng đồng cư dân trong huyện là từ canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên người dân chủ yếu canh tác dựa vào kinh nghiệm, nên việc canh tác gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt là với các loại cây trồng như tiêu, cà phê. Do đó phải tập huấn kĩ thuật trồng trọt cho người dân để nâng cao năng suất, khắc phục rủi ro do thếu kĩ thuật, nâng cao thu nhập của người dân, giảm thiểu tác động tiêu cực đến rừng. Các lớp tập huấn sẽ được mở định kì hàng năm trong suốt thời gian dự án tồn tại, các giáo viên sẽ thông qua các lớp tập huấn chuyển giao các kĩ thuật mới cho các hộ nông dân về việc trồng và chăm sóc cây tiêu, trồng và chăm sóc cây cà phê, kĩ thuật trồng xen cây ăn quả, trồng chăm sóc và khai thác cây cao su, phát triển kĩ thuật.
Tập huấn kĩ thuật lâm nghiệp: Phần lớn người dân chưa hiểu biết về kĩ thuật lâm nghiệp. Do vậy, tiến hành tập huấn để người dân có kĩ thuật tiến hành tổ chức sản xuất trên diện tích đát lâm nghiệp được giao, đặc biệt là phổ biến kĩ thuật canh tác bền vững trên vùng đất dốc. Trong vòng 4 năm, khoảng 950 hộ dân sẽ được tập huấn kĩ thuật theo các chương trình trên và người dân sau khi qua tập huấn sẽ nắm được kĩ thật yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nônglâm kết hợp trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, dẫn đến rừng được bảo vệ và phát triển.
Tập huấn kĩ thuật chăn nuôi - thú y: 60 tr.đ sẽ được đầu tư vào tập huấn kĩ thuật chăn nuôi heo, gà vịt , kĩ thuật nuôi cá, kĩ thuật thú y. Thông qua đó tăng thêm hiểu biết về kĩ thuật chăn nuôi cho người dân nhằm đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo thêm nguồn phân bón cho trồng trọt.
Xây dựng các mô hình
Xây dựng mô hình thay thế trụ tiêu gỗ: Cây tiêu là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của cộng đồng. Tuy nhiên người dân ở đây chỉ có thói quen cũng như kĩ thuật trồng trụ tiêu gỗ, chưa mạnh dạn trồng trụ sống, trụ bằng gạch, trụ bê tông. Lý do chính là do người dân chưa nắm được kĩ thuật cũng như hiệu quả của việc trồng tiêu bằng các loại trụ này. Việc xây dựng mô hình nhằm tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển dần từ việc trồng trụ tiêu bằng gỗ sang trồng trụ tiêu khác từ đó làm giảm nhu cầu thị trường cây gỗ được sử dụng làm trụ tiêu. Bởi cứ 8-10 trụ tiêu được thay thế bằng các loại vật liệu khác là cứu được 1 cây rừng khỏi bị chặt phá để trồng tiêu. Theo đánh giá trong vòng 7 năm tới có khoảng 1.000.000 trụ tiêu đang sử dụng hiện tại cần phải thay thế, chưa kể phần diện tích trồng tiêu dự kiến sẽ tăng thêm trong những năm tới.
Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả xen với cây cà phê: Hiện nay, cộng đồng chỉ chú trọng trồng cây tiêu và cây cà phê (cây ăn quả gần như chưa được trồng, mới chỉ trồng một số loài cây có giá trị thấp với quy mô phục vụ gia đình) do đó khả năng gặp rủi ro cao nếu giá cả thị trường biến động, việc xây dựng mô hình trồng xen cây ăn quả góp phần đa dạng hoá thu nhập, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.Dự án đề xuất cây sầu riêng, cây nhãn, cây chôm chôm đưa vào mô hình trồng xen canh. Đây là những loại cây chưa được trồng bao giờ ở huyện, nên dự án hỗ trợ về mặt kĩ thuật và cung cấp cho mỗi hộ 50 cây giống, tổng cộng hỗ trợ cho mô hình này 127 tr.đ trên tổng số 476 tr.đ chi phí cần thiết.
Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp: Phần lớn đất hiện đang canh tác nông nghiệp của người dân là đất xâm canh từ đất lâm nghiệp, theo kế hoạch phần đất này sẽ được giao cho dân với mục đích sản xuất lâm nghiệp. Nhưng người dân chưa nắm được kĩ thuật cũng như hiệu quả của mô hình. Mô hình được xây dựng nhằm góp phần thúc đẩy việc đầu tư vào sản xuất nông lâm kết hợp trên phần đất lâm nghiệp được giao. Một số mô hình được xây dựng theo tỉ lệ 40% sản xuất lâm nghiệp và 60 % sản xuất nông nghiệp, bao gồm việc trồng cây Cẩm lai Thái Lan hoặc cây Sao Đen hoặc cây Quế trồng theo băng và trồng bao quanh với mật độ 400cây/ha kết hợp với việc trồng cây cà phê hoặc cây tiêu người dân đã trồng từ trước. Các mô hình được xây dựng sẽ tạo điều kiện cho việc trồng lại một phần diện tích rừng đã bị lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp từ đó nâng cao ý thức của người về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp làm giảm áp lực tác động tiêu cực lên rừng phòng hộ.
Xây dựng mô hình nuôi cá: Huyện có nhiều hệ thống sông suối và hồ nhưng chưa được sử dụng để nuôi cá. Đặc biệt là các hộ chưa tận dụng được ao tưới nước để nuôi cá, vì chưa có giống mới phù hợp với năng suất cao. Dự án đã hỗ trợ cộng đồng cải tạo ao, tư vấn và cung cấp cá giống, cỏ giống. 100 tr.đ đầu tư cho việc xây dựng mô hình này sẽ góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp tránh rủi ro thị trường, thời tiết.
2.1.6. Hạ tầng cơ sở nông thôn
Thuỷ lợi
Dự án sẽ đầu tư phát triển thuỷ lợi quy mô nhỏ trong vùng, nhằm tăng thu nhập của cộng đồng nông thôn bằng cách:
- Tăng diện tích đất tưới thông qua xây dựng các diện tích tưới mới
- Tăng thâm canh thông qua đa canh
- Giảm rủi ro mất mùa và ổn định sản lượng nhờ cấp nước tưới
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
Những đầu tư này sẽ mang lại thêm lợi ích và cơ hội cho các xã trong vùng dự án, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào tài nguyên rừng khu bảo tồn. Khoản đầu tư này sẽ được thực hiện sau khi chính quyền ở các xã có cam kết thực hiện mục tiêu bảo tồn trong kế hoạch hành động của xã và hợp đồng bảo tồn.
Đường sá
Dự án đầu tư cho thành phần này nhằm mục đích tăng cường các hoạt động bảo vệ các khu bảo tồn và tăng thu nhập cho các xã ở vùng đệm bằng cách:
- Cải tạo đường sá đi lại giữa huyện lỵ và các xã cũng như giữa các xã với nhau với mục tiêu cung ứng dễ dàng các loại dịch vụ kĩ thuật, tài chính kể cả đường ra chợ và các cơ sở dân sinh khác.
- Cải tạo các lối ra vào khu bảo tồn phục vụ cho các hoạt động bảo vệ và quản lý khu.
- Tăng cường những phương thức bảo dưỡng đường sá, các kĩ thuật và hoạt động cần thiết cho việc bảo dưỡng đường sá.
Ngoài ra, địa phương dự định sẽ quy hoạch các khu dân cư hai bên đường các tuyến đường liên xã, dự kiến sẽ đưa dần các hộ gia đình sống trong vùng đệm và gần vùng đệm ra những khu quy hoạch dân cư này, làm giảm áp lực lên rừng phòng hộ, tạo điều kiện cho công tá quản lý bảo vệ rừng.
Đường được nâng cấp sẽ giúp người dân trao đổi hàng hoá, làm giảm chi phí đầu tư góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển sản xúât, khoảng 40% đất canh tác nông nghiệp của xã Đạo Nghĩa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ con đường liên xã dự kiến trung bình 1 ha sẽ tăng được thu nhập cho người dân 0,3 tr.đ/ năm do giảm chi phí vận chuyển phân bón, nông sản và tăng giá bán nông sản tại chỗ. Mỗi năm cộng đồng sẽ được hưởng lợi 900 tr.đ/ năm.
Người dân có điều kiện thâm canh cây trồng, làm giảm nhu cầu sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp. Đường được nâng cấp, người dân sẽ mua được những vật liệu như gạch, bê tông với giá rẻ để thay thế trụ tiêu gỗ làm giảm áp lực lớn cho rừng phòng hộ.
Như vậy, tiểu hợp phần xây dựng đường liên xã mặc dù đòi hỏi một kinh phí đầu tư lớn nhưng bù lại hạng mục này có tác động tơí tất cả các hạng mục khác của dự án, nó góp phần nâng cao hiệu quả của toàn bộ dự án .
2.2. Hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện xét theo vốn đầu tư
ở phần trên đề tài đã phân tích các nội dung cụ thể của các hạng mục đầu tư của dự án ở huyện. Nội dung và mục đích của từng hạng mục đã được biết tới, ở phần này chúng ta chỉ xem xét tới khía cạnh vốn đầu tư của các hạng mục. Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lăk được đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2232,9 nghìn USD, chỉ chiếm 10,36 % vốn đầu tư cho hợp phần phát triển khu đệm của dự án "bảo vệ rừng và phát triển nông thôn". Nếu nhìn vào tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư phân bổ cho hoạt động đầu tư tại tỉnh và đem so sánh với vốn đầu tư cho 4 tỉnh còn lại (chiếm tới gần 90% vốn đầu tư ) ta dễ dẫn đến kết luận hoạt động đầu tư tại địa bàn tỉnh là không quan trọng, đầu tư nhỏ không đáng kể. Đấy là một kết luận sai lầm vì dự án tiến hành đầu tư trên 2 xã tại tỉnh Đăk Lăk trong khi toàn bộ dự án đầu tư cho 49 xã. Như vậy, về số lượng thì số xã trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, cũng như diện tích đầu tư tại tỉnh chiếm chưa đến 5% số xã và diện tích đầu tư của toàn bộ dự án nhưng tổng vốn đầu tư lại chiếm tới hơn 10% đã cho thấy tầm quan trọng cũng như tính chất phức tạp của dự án đầu tư tại tỉnh.
2.2.1. Vốn đầu tư của dự án phân theo hạng mục đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại địa bàn tỉnh cũng được phân chia theo 6 hạng mục đầu tư , cụ thể:
Bảng 6: Vốn đầu tư cho từng hạng mục của dự án
Hạng mục
1000 USD
Triệu đồng
%
1. Lập kế hoạch hành động xã
20,1
282
0.9
2. Giao đất
203,9
2.855
9,13
3. Hỗ trợ xã hội
152,7
2.138
6,84
4. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
279,3
3.910
12,5
5. Quản lý rừng
360,7
5.050
16,15
6. Hạ tầng cơ sở nông thôn
1216,2
17.027
54,46
Tổng cộng
2232,9
31.262
100,00
Qua bảng 6, chúng ta có thể thấy được tỷ trọng vốn đầu tư cho từng hạng mục của dự án.
Vốn đầu tư tập trung tới hơn 50% cho hạng mục hạ tầng cơ sở nông thôn. Đây là một hạng mục đầu tư quan trọng, như phân tích ở phần B1 hạng mục này sẽ quyết định tới kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động đầu tư tại các hạng mục còn lại, nó ảnh hưởng tới cả hoạt động bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hoạt động lập kế hoạch hành động xã (quy hoạch cộng đồng) chỉ chiếm 0,9% tổng vốn đầu tư , đây là tỷ lệ vốn đầu tư thấp nhất trong tất cả các hạng mục, nhưng đây lại là hoạt động đầu tư không thể thiếu được. Việc lập kế hoạch không phải là một hoạt động có cũng được mà không cũng được, hoạt động này đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối về khối lượng vốn đầu tư, thời gian thực hiện các công cuộc đầu tư . Hoạt động này đòi hỏi sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn quốc tế và có sự tham gia của người dân mới có thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu thực tế của địa phương.
Hạng mục giao đất có vốn đầu tư thấp hơn hạng mục quản lý rừng và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp nhưng nó lại quyết định tới tiến trình thực hiện của hai hạng mục kia. Công tác quy hoạch sử dụng đất trong hạng mục giao đất sẽ xác định ranh giới các loại đất và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thực hiện các hợp phần đầu tư trong hai hạng mục còn lại.
So sánh bảng 6 với bảng 3 (cơ cấu vốn đầu tư cho các hạng mục của dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn) ta sẽ thấy sự sai khác về tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư cho từng hạng mục so với tổng vốn. Ví dụ chương trình hỗ trợ xã hội của tỉnh có vốn đầu tư là 6,84% tổng vốn đầu tư tại tỉnh, trong khi hạng mục này chiếm tới 11% vốn đầu tư của toàn bộ dự án lớn. Điều này cho thấy vốn đầu tư không phải được phân bổ đều cứ theo kế hoạch từ trên cao xuống thấp. Trên thực tế, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của địa phương, các nhà lập kế hoạch và người dân địa phương mới đề xuất các hoạt động cụ thể của từng hạng mục đầu tư. Do vậy, hoạt động đầu tư cụ thể là khác nhau giữa các tỉnh, đây là một hoạt động có ý nghĩa cần được nhân rộng, học tập trong quá trình thực hiện các dự án khác.
2.2.2. Vốn đầu tư của dự án qua các năm
Bảng 7: Phân bổ vốn đầu tư của dự án theo năm
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục \ năm
98-99
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng
1. Lập kế hoạch hành động xã
75
125
82
0
0
0
282
2. Giao đất
0
687
920
1.020
114
114
2.855
3. Chương trình hỗ trợ xã hội
0
0
440
807
821
70
2.138
4. Quản lý rừng
0
33
2.560
897
877
683
5.050
5. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
0
21
1.432
1.510
635
312
3.910
6. Hạ tầng cơ sở nông thôn
0
0
0
1.327
8.200
7.500
17.027
Tổng cộng
75
866
5.434
5.561
10.647
8.679
31.262
% trong tổng vốn đầu tư
0,24
2,77
17,38
17,79
34,06
27,76
100%
Qua bảng 7 chúng ta có thể thấy được tình hình đầu tư qua các năm của dự án, sẽ thấy được hoạt động đầu tư của từng hạng mục sẽ tập trung mạnh nhất vào thời gian nào.
ở công tác lập kế hoạch hành động xã ta thấy vốn đầu tư chỉ xuất hiện trong 3 năm đầu, điều này hoàn toàn hợp lý vì đây là hạng mục đầu tiên cần được tiến hành. Theo kế hoạch, hoạt động này đáng ra chỉ diễn ra trong một năm nhưng do gặp khó khăn về công tác chọn nhà thầu tư vấn nên nó đã kéo dài tới tháng 12/2000. Và một phần vốn đầu tư cho hoạt động này còn xuất hiện vào năm 2001 là để hoàn thiện hai bản kế hoạch hành động xã.
Hợp phần giao đất được tiến hành từ năm 2000 vì công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành gần như song song với công tác lập kế hoạch cộng đồng. Vốn đầu tư cho hạng mục này tập trung chủ yếu vào 3 năm 2000-2002 vì ngay sau khi công tác lập kế hoạch và QHSDĐ hoàn thành thì hoạt động giao đất lâm nghiệp sẽ được tiến hành ngay và chủ yếu hoàn thành trước 2002.
Hợp phần hỗ trợ xã hội, quản lý rừng và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cũng hầu như được đầu tư chủ yếu trong 3 năm 2001-2003, năm 2004 chỉ để nghiệm thu các kết quả đầu tư. Đây chính là lý do làm cho tỷ trọng vốn đầu tư vào các năm này là khá cao (> 17%).
Nếu chỉ nhìn vào tỷ trọng vốn đầu tư ta sẽ thấy ngay tỷ trọng vốn trong hai năm 2003 và 2004 là cao nhất (34,06% và 27,76%). Nguyên nhân là do trong hai năm này có một số vốn rất lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại tỉnh. Đây chính là một tồn tại của dự án . Hạ tầng cơ sở nông thôn, như đã phân tích ở phần trên, sẽ tác động nâng cao kết quả và hiệu quả đầu tư của các hạngmục còn lại, nhưng hạng mục này lại tiến hành hết sức chậm trễ. Nguyên nhân của sự chậm trễ này thì có nhiều nhưng chủ yếu là do công tác đấu thầu gặp khó khăn, nên đã làm chậm tiến độ của hạng mục này so với kế hoạch.
*) Trên đây, đề tài đã đưa ra đủ 6 hạng mục đầu tư của dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thông vùng đệm của Vườn Quốc Gia Cát Tiên tại tỉnh Đăl Lăk. Các thông tin đưa ra bao gồm cả nội dung của các hạng mục đầu tư và cả vốn đầu tư phân theo từng hạng mục cũng như phân theo tiến trình đầu tư. Để có thể đánh giá hoạt động đầu tư như trên của dự án là hợp lý hay không hợp lý chúng ta đi xem xét kết quả và hiệu quả đầu tư của dự án tại huyện.
3-/ Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại huyện Đăk R'lấp tỉnh Đăk Lăk
3.1. Kết quả đầu tư
3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện.
Theo định nghĩa khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động đầu tư của dự án. Nói một cách khác đây chính là lượng vốn đã được giải ngân trong quá trình thực hiện dự án. Từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động đến tháng 12/2001, dự án mới giải ngân được 3.377.753.687 đồng đạt 59,6% so với kế hoạch vốn 1998-2001 là 5.664.000.000 đồng, chỉ đạt 13,57 % so với kế hoạch vốn đầu tư cho toàn bộ dự án là 24.896 tr.đ (không kể vốn dự phòng). Cụ thể:
Bảng 8: Tình hình giải ngân của dự án theo hạng mục đầu tư
stt
Tên hạng mục
Luỹ kế đến T12/2000
Luỹ kế đến T12/2001
1
Kế hoạch phát triển cộng đồng
175.715.473
215.997.533
2
Giao đất
686.868.547
740.791.747
3
Hỗ trợ xã hội
328.563.700
4
Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
21.397.068
21.397.068
5
Quản lý rừng
32.397.068
110.307.218
6
Cơ sở hạ tầng nông thôn
7
Quản lý dự án
1.715.342.607
1.960.696.421
Cộng
2.631.720.763
3.377.753.687
% Giải ngân
Riêng 2 tháng đầu năm 2002: giải ngân được 0,229 triệu USD/ Kế hoạch năm 2002: 9,4triệu USD. Như vậy, mặc dù dự án đã đi được nửa chặng đường (1998-2004) nhưng công việc thực hiện được không nhiều, những nguyên nhân và giải pháp để cải thiện tình hình này sẽ được trình bày cụ thể trong chương cuối của đề tài.
3.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Trong các hạng mục đầu tư của dự án thì tài sản cố định được tạo ra qua hầu hết các hạng mục, nhưng chủ yếu là ở hạng mục hạ tầng cơ sở nông thôn và chương trình hỗ trợ xã hội. Như đã trình bày ở trên hạng mục hạ tầng cơ sở nông thôn vẫn còn dậm chân tại chỗ, còn hạng mục hỗ trợ xã hội tính đến cuối năm 2001 đã hoàn thành các công trình sau:
Bảng 9: Các công trình hạ tầng cơ sở đã được xây dựng tính đến hết năm 2001 của hạng mục hỗ trợ xã hội
Hạng mục
Số lượng
1. Xây dựng trường học cho cộng đồng
9 phòng
2. Xây dựng và cải tạo giếng
50 cái
3. Nâng cấp trạm y tế
1 trạm
4. Hỗ trợ thiết bị tưới
1 hệ thống
5. Nâng cấp đường liên thôn
6 Km
Những công trình nằm trong hạng mục này chủ yếu là quy mô nhỏ, mang tính chất hỗ trợ cho tiểu hợp phần này. Cho đến khi côngcuộc đầu tư của hạng mục hạ tầng cơ sở nông thôn được hoàn thiện thì quy mô tài sản cố định huy động sẽ tăng lên nhiều.
3.1.3. Các kết quả của hoạt động hỗ trợ nông nghiệp
Trong tất cả các hạng mục đầu tư của dự án tại huyện thì hạng mục hỗ trợ nông nghiệp là mang lại kết quả đầu tư dễ nhận thấy nhất cho người dân. Tính đến nay, nhờ những hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kĩ thuật của dự án toàn huyện hiện tại đã có 186 con trâu, 472 con bò, trên 5000 con heo và trên 25.000 gia cầm. Ngành chăn nuôi đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của huyện và tạo sản phẩm cho hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu sức kéo nông nghiệp. Thêm vào đó mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình chăn nuôi heo trung bình mang lại thu nhập 2tr.đ/mô hình/ năm cho mỗi hộ.
Tính đến hết năm 2001 đã có hơn 40% hộ dân tại địa bàn huyên nắm được các kĩ thuật cơ bản về: trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Tỷ lệ này dự kiến sẽ là 100% khi dự án kết thúc, nếu được như vậy thì đời sống của người dân sẽ được nâng cao và sự phụ thuộc vào rừng sẽ giảm, dẫn đến giảm thiểu áp lực vào rừng.
3.1.4. Các kết quả thu được từ hạng mục bảo vệ rừng
Sau gần 4 năm triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng đến thời điểm này một vấn đề khẳng định rằng công tác quản lý bảo vệ rừng tại 2 xã vùng đệm này đã bước đầu có những thành công nhất định.
Công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng của dự án: trong năm 1998 tiến hành họp dân kết hợp cùng UBND huyện kí các cam kết không xâm hại đến rừng được 700 hộ sống gần rừng. Đến năm 2001 xây dựng được 18 bản hương ước bảo vệ rừng và ký được 1250 bản cam kết bảo tồn trên tổng số hộ của 2 xã là 4443 hộ đạt 28,1%.
Năm 1999 kết hợp cùng UBND huyện hạt kiểm lâm thành lập tạm thời 2 tổ QLBVR cho hai xã. Xây mới 2 trạm cửa rừng hiện đã đưa vào sử dụng, hạt kiểm lâm huyện đã đào tạo các kiểm lâm viên phụ trách 2 trạm nói trên. Mặt khác quản lý và chặn không cho xe đạp thồ, xe trâu, xe độ chế vào rừng. Do vậy từ năm 1998-2001 khi có dự án diện tích phá rừng bị giảm hẳn, việc lấy gỗ làm trụ tiêu vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra không nhiều nhưng có một tồn tại là tình trạng săn bắn động vật rừng gia tăng.
Năm 2000 tiến hành chuyển giao 14180 ha rừng và đất rừng phòng hộ về cho chính quyền đại phương quản lý, thành lập chính thức hai tổ QLBVR.
Việc quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều tiến triển tốt đẹp nhưng việc xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng cho tổng thể của dự án là chậm trễ. Tuy nhiên kết quả của hoạt động bảo vệ rừng không vì thế mà giảm đi. Tính đến nay, tình hình xâm hại đến rừng đã giảm hẳn; ý thức tự giác và nhận thức của người dân trong việc quản lý bảo vệ rừng qua các năm ngày càng được nâng cao; số vụ phá rừng, chặt trụ tiêu không còn.
3.2. Hiệu quả của dự án
Nếu chỉ xem xét các kết quả của hoạt động đầu tư chúng ta không thể xác định được mối quan hệ giữa chi phí đầu tư và các kết quả do các chi phí đó mang lại. Để có thể đánh giá giá trị của vốn đầu tư chúng ta đi xem xét hiệu quả của hoạt động đầu tư của dự án.
3.2.1. Hiệu quả tài chính của dự án
Để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án chúng ta có thể dùng rất nhiều chỉ số như: tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (RRi), thu nhập thuần của dự án (npv), thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T)… Trong đó có các chỉ số được sử dụng chủ yếu để tính cho các dự án đầu tư tái sản xuất mở rộng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có các chỉ số chỉ có thể tính được khi dự án đã kết thúc quá trình đầu tư. Dự án đầu tư bảo vệ rừng và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh mới đi được một nửa chặng đường và những công cuộc đầu tư đã thực hiện là chưa nhiều, vì vậy đề tài chỉ đánh giá hiệu quả tài chính của dự án qua chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ. Chỉ tiêu được đánh giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0046.doc