CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA
CÔNG TY HOA KỲ Ở VIỆT NAM .
1.1. Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ .
1.1.1. Khái niệm và định nghĩa về công ty xuyên quốc gia . .
1.1.2. Tổng quan lý thuyết về sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia .
1.1.3. Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ .
1.2. Bối cảnh kinh tế - chính trị ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam. .
1.2.1. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia. .
1.2.2. Tổng quan các chính sách thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ .
1.2.3. Lợi thế cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam .
1.2.4. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ .
Kết luận chương 1 .
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
USD xăng dầu, phân bón, hoá chất, thiết bị máy móc ... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng cao này, nhất là trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ, là do Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực (theo đó mức thuế trung bình đánh vào tất cả các hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ chỉ còn là 3 - 4%, so với mức thuế quan trung bình không có tối huệ quốc 40% trước đây). Tuy mức tăng tưởng cao nhưng kim ngạch buôn bán song phương mới chỉ chiếm khoảng 0,156% tổng kim ngạch ngoại thương của Hoa kỳ trong năm 2002 (Khoảng 1.850 tỷ USD). Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ chậm lại do Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch may mặc ở mức thấp so với khả năng sản xuất của ta và các rào cản như chống bán phá giá cá Tra, cá Basa sẽ tác động nhất định đến thương mại hai nước. Theo đà tăng trưởng của năm 2002, trong 5 tháng đầu năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ tiếp tục tăng, trong đó các nhóm hàng chủ lực đều tăng đáng kể: hàng dệt may (đạt 846,5 triệu USD), hải sản (đạt 284,3 triệu USD), dầu thô (đạt 123,8 triệu USD), giầy dép (đạt 119,4 triệu USD). Nhập khẩu trực tiếp của Việt Nam từ Hoa kỳ cũng tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu trực tiếp chỉ bằng 1/3 kim ngạch nhập khẩu gián tiếp. Nếu kể cả nhập khẩu gián tiếp và thương mại dịch vụ thì năm 2002 Việt Nam nhập từ Hoa kỳ và doanh nghiệp Hoa Kỳ trên 2tỷ USD.
Ngày 10/03/1998, Tổng thống Clinton đã ký quyết định bãi bỏ việc áp dụng Điều luật Jackson - Vanik đối với Việt Nam, cho phép Việt Nam tham gia vào các chương trình khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư của Hoa Kỳ bao gồm :
Hợp tác với USAID: Văn phòng USAID đã hoạt động tại Việt Nam và đã tài trợ cho dự án đầu tiên là hỗ trợ Đại học kinh tế quốc dân đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh giai đoạn 2001 - 2004 (tổng viện trợ trị giá 1,5 triệu USD). USAID đang đề nghị một hợp tác kinh tế trị giá 6 triệu USD trong 2 năm nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp nhận về nguyên tắc.
Hợp tác với TDA: Từ năm 1997 đến nay, TDA đã cam kết tài trợ cho 26 dự án với số tiền là 5,7 triệu USD. Dự án gần đây nhất là dự án hỗ trợ nghiên cứu khả thi hệ thống thông tin quản lý của EVN để thực hiện dự án sử dụng vốn vay của World Bank. Theo đánh giá của TDA, đến nay tỷ lệ thành công của các dự án hỗ trợ kỹ thuật chưa cao.
Hợp tác với các NGO: Trong năm 2000, các dự án được phê duyệt là 71 dự án với tổng giá trị 22,621 triệu USD. Năm 2001, phê duyệt 70 dự án với tổng giá trị 26,559 triệu USD. Các dự án của NGOS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo như hỗ trợ trẻ em thiệt thòi, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, phòng chống bệnh tật.
Hợp tác với EXIMBANK: Hoạt động của EXIMBANK chủ yếu nhằm cung cấp bão lãnh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong các thương vụ tại nước ngoài và các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Hoa Kỳ. EXIMBANK và Ngân hàng Nhà nước đã ký 2 Hiệp định là Hiệp định khuyến khích dự án (thoả thuận bảo đảm quyền lợi các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam), Hiệp định bảo lãnh khung (quy định cơ chế cấp bảo lãnh theo đó Ngân hàng Nhà nước cấp bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chương trình tín dụng, bảo lãnh của EXIMBANK).
Kết luận chương 1.
Về mặt cơ sở lý luận: Khái niệm về công ty xuyên quốc gia và tổng quan các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của chúng đã cho thấy việc các công ty xuyên quốc gia mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của mình là một điều tất yếu khách quan.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, có thể khẳng định lợi thế cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ là một trong những yếu tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tham gia đầu tư vào Việt Nam qua đó các công ty xuyên quốc gia có thể mở rộng thị trường tiêu thụ và thu lợi nhuận độc quyền.
Thứ hai, thời gian gần đây chính phủ Hoa kỳ đã thành lập nhiều cơ quan và tổ chức hỗ trợ đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích các công ty xuyên quốc gia của mình tham gia đầu tư quốc tế nhiều hơn nữa, trong đó có cả khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam cũng đã có những nỗ lực hết mình nhằm cải thiện hơn môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Đây thật sự là những điều kiện thuận lợi khách quan và chủ quan cho các TNC của Hoa kỳ tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Thứ ba, trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá, những thay đổi tốt đẹp của mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa kỳ cũng là một trong những yếu tố thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia của Hoa kỳ ở thị trường Việt Nam.
Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây là nền móng cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quóc gia Hoa Kỳ ở Việt nam. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng tại Việt Nam mà thực chất đó chính là tối đa hoá lợi ích mà các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đem lại cho chúng ta.
Chương 2
Thực trạng đầu tư của Các
công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt nam
2.1. Tình hình đầu tư của các công ty XQG Hoa Kỳ ở Việt Nam
2.1.1. Động thái dòng vốn và quy mô dự án đầu tư.
Hoa Kỳ là một nước đầu tư vào Việt Nam chậm hơn so với các đối tác khác do lệnh cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Trong khi các TNC của EU và Nhật Bản cũng như của nhiều nước khác đang hoạt động sôi nổi tại thị trường Việt Nam thì các TNC của Hoa Kỳ vẫn còn xa lạ với thị trường này. Tuy nhiên bất chấp lệnh cấm vận, một số TNC lớn của Hoa Kỳ đã để ý đến thị trường Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ năm 1998, năm đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực - các TNC của Hoa Kỳ như IBM, Ford, General Electric, Boeing, Mobil, Chrysler ... đã có đại diện tại Việt Nam để thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, tạo dựng cơ sở để có thể triển khai hoạt động được ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Cũng trong năm này, ghi nhận dự án đầu tiên của Hoa Kỳ vào Việt Nam, đó là Công ty Thái Bình Glass Enamel J/V với số vốn đầu tư khiêm tốn là 280.000 USD. Sang năm 1999, có thêm 2 dự án nữa của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam với số vốn gấp 6 lần dự án đầu tiên.
Hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có bước nhảy vọt sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận: “30 công ty đã mở văn phòng ngay sau khi bỏ cấm vận một ngày”, “mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt Nam” (Herring. P320). Nếu như cả giai đoạn 1988 - 1990 các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 2,565 triệu USD chiếm 0,162% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (trong khi đó Nhật Bản có 85.932 USD, chiếm 5,43%; EU đạt 687.932 USD chiếm 43,467%) thì sang đến giai đoạn 1991 - 1995 số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng vọt, đạt 759,970 USD chiếm tỷ trọng 4,678%. Với tốc độ và quy mô đầu tư khá lớn vào Việt Nam, chỉ sau hai năm khi lệnh cấm vận được huỷ bỏ, một năm sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, Hoa Kỳ đã vượt lên đứng thứ 6 trong danh sách 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Vị trí này được Hoa Kỳ tiếp tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm mạnh (thêm 12 dự án với tổng số vốn 98,544 triệu USD). Năm 1998, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam lại tạo được bước tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng 3 lần so với năm 1997, đạt 306,955 triệu USD với 15 dự án. Mặc dù vốn đầu tư tăng nhưng Hoa Kỳ lại tụt xuống vị trí thứ 8 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Sang năm 1999, năm ảm đạm nhất trong lĩnh vực thu hút FDI của Việt Nam, đầu tư của Hoa Kỳ cũng nằm trong tình trạng chung mặc dù số dự án đầu tư của Hoa Kỳ giảm không đáng kể so với năm trước (14 dự án). Nếu như năm 1995 được ghi nhận là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đạt 96,352 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,15% còn quy mô dự án chỉ bằng 53% mức trung bình cả giai đoạn và bằng gần 30% so với quy mô dự án của năm 1995. Sự giảm sút này đẩy Hoa Kỳ xuống vị trí cuối cùng trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 1999. Sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, tình hình đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có bước tiến khá mạnh mẽ. Tháng 6 năm 2000, Hoa Kỳ có 91 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,182 tỷ USD giữ vị trí thứ 9 trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Tính tới thời điểm cuối tháng 11 năm 2001, Hoa Kỳ đã có 158 dự án được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,59 tỷ USD, trừ 29 dự án hết hạn và giải thể, Hoa Kỳ xếp thứ 12/59 nước đầu tư vào Việt Nam với 129 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 1.041,8 triệu USD (tỷ trọng về vốn là 2,8%), vốn đầu tư thực hiện đạt 490,2 triệu USD (tỷ trọng 2,7% về vốn thực hiện).
Năm 2002 đánh dấu sự gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thông qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện nhằm thu hút đầu tư từ đối tác quan trọng này, ngược lại, từ phía Hoa Kỳ, nhiều đoàn khảo sát đầu tư đã đến Việt Nam và kết quả là tính tới cuối tháng 10/2002, Hoa Kỳ xếp thứ 13/60 nước đầu tư vào Việt Nam với 151 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 1.077,19 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện đạt 592 triệu USD, không kể 35 dự án đã bị giải thể với tổng vốn đầu tư đăng ký là 654,7 triệu USD và 01 dự án kết thúc đúng thời hạn có vốn đăng ký là 0,62 triệu USD. Tính đến ngày 27/ 08/ 2003, tổng số dự án mà các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp tại Việt Nam còn hiệu lực là 170 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.125 triệu USD, vốn thực hiện là 597 triệu USD. Kết quả này đã đưa Hoa Kỳ trở thành nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp lớn thứ 13 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 2: 15 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
(Tính tới ngày 30/08/2003 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Tên nước
Số DA
Tổng VĐT
(Triệu USD)
Đầu tư Th. hiện (Triệu USD)
1
Singapore
282
7.380
2.776
2
Đài loan
1.014
5.519
2.522
3
Nhật Bản
399
4.418
3.736
4
Hàn Quốc
596
3.922
2.254
5
Hồng Kông
281
3.027
1.773
6
Pháp
128
2.109
1.037
7
British Virgin Island
175
2.021
1.029
8
Hà Lan
49
1.704
1.579
9
Liên Bang Nga
42
217
156
10
Vương quốc Anh
50
1.196
1.112
11
Thái Lan
117
1.383
585
12
Malayxia
127
1.097
710
13
Hoa Kỳ
170
1.125
597
14
úc
79
463
268
15
Thuỵ Sĩ
24
626
517
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2003
Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, Singapore đứng đầu về vốn đầu tư (7.380 triệu USD), Đài loan đứng đầu về số dự án (1.018 dự án) và đứng thứ hai về số vốn đầu tư (5.519 dự án). Các vị trí tiếp theo là Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp. Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 13 trong danh sách các nước có đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, trong 10 vị trí dẫn đầu về đầu tư thì các nước châu á chiếm đa số.
Một số công ty của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, hoặc các công ty con của mình được đăng ký tại các nước, vùng lãnh thổ như British Virgin islands, Singapore, Hà lan, ... Theo thống kê sơ bộ, khoảng 29 dự án được đầu tư thông qua nước thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,15 tỷ USD. Theo những số liệu thống kê này thì có 25 tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ (xếp hạng trong Global 1000 năm 2001) đầu tư vào 35 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.288,3 triệu USD.
Hàng loạt các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam như Ford Motor, Exxon Mobil, IBM, Coca - Cola, Motorola, P & G, Compaq ... tuy còn ở mức độ rất khiêm tốn nhưng đã chứng tỏ rằng người Hoa Kỳ đã thật sự quan tâm đến thị trường Việt Nam. Đến nay đã có 20 công ty xuyên quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Các công ty xuyên quốc gia lớn nhất của Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam, đó là các tập đoàn khổng lồ, hoạt động trên khắp thế giới với thế mạnh về tài chính, công nghệ như Microsoft, IBM, Hewlett - Packard, APC, Oracle ... trong lĩnh vực tin học; Boeing trong ngành công nghiệp hàng không; Chrycler, Ford trong ngành sản xuất ôtô; Coca Cola và Pepsi Cola trong ngành sản xuất nước giải khát; American Home trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng; Conoco trong lĩnh vực dầu khí; Caterpillar trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra một số các công ty xuyên quốc gia khác của Hoa Kỳ đang tìm hiểu thị trường Việt Nam và đang tiến hành đàm phán như Exxon Mobil đang đàm phán trên lĩnh vực dầu khí lô 09.2; Enrol nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy sản xuất máy tính và vi mạch điện tử. Dự án địa nhiệt Miền Trung chủ đầu tư là Công ty Ormat TDA 250.000 USD, công suất 75MW vốn đầu tư là 140 triệu USD. Dự án thép Hoàn Nguyên, chủ dự án là Công ty CRAFT Hoa Kỳ.
Theo đánh giá của các chuyên gia cho thấy, các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho các dự án. Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua lại rất thất thường. Nếu xét trên tổng số vốn đầu tư hàng năm thì kết quả chênh lệch nhau rất lớn: vốn đầu tư trong năm 1995 (năm cao nhất) gấp 4,13 lần so với năm 1999 (thấp nhất). Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng phổ biến trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Trong bức tranh tổng thể đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, đầu tư của Hoa Kỳ có xu hướng vận động khá tương đồng với xu hướng chung.
Nếu năm 2001, đầu tư của các nước châu Âu chiếm tỷ lệ cao (43% tổng vốn) thì năm 2002, đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng kông và Nhật Bản lại giữ phần đáng kể với 426 dự án, 768 triệu USD chiếm 61,3% tổng số dự án và 55% tổng vốn đăng ký cấp phép trong năm. Đáng chú ý năm 2002 đánh dấu sự gia tăng đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam với 32 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký là 139 triệu USD tăng 23% về số dự án và tăng 17,7% về số vốn đăng ký so với năm 2001, đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm 2002. Đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, với 68 dự án, 164,6 triệu USD vốn đăng ký, bằng 9,7% tổng số dự án và 11,7% tổng vốn đăng ký cấp phép cả năm.
Thành tựu đạt được về thu hút đầu tư nước ngoài năm 2002 nói chung và của đầu tư Hoa Kỳ nói riêng là kết quả của 1 năm thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ- CP của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài. Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành hoặc hoàng chỉnh nhiều đề án nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực đầu tư nước ngoài phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2002 được quan tâm đẩy mạnh trong khuôn khổ các Hội nghị các nhà tài trợ ở thành phố Hồ Chí Minh (6/2002) và Hà nội (12/2002), tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư tại Hoa kỳ, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư ...
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, so với đầu tư của Nhật Bản, vốn đầu tư tăng thêm hàng năm của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ thấp hơn nhiều. Đặc biệt là năm 1995, năm khởi sắc nhất của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khi tổng vốn đầu tư của Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD thì Hoa Kỳ cũng chỉ đạt được 397,8 triệu USD. Trong năm 1999, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giảm sút nghiêm trọng không nằm ngoài xu thế chung, đầu tư của Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng giảm nghiêm trọng, xuống đến mức thấp nhất trong các năm kể từ năm 1994. Trong năm 1998, trong khi đầu tư của Nhật Bản giảm từ 606 triệu USD xuống 177,5 triệu USD so với năm 1997 thì đầu tư của Hoa Kỳ lại tăng lên (từ 98,5 triệu USD lên 306,9 triệu USD). Nguyên nhân của sự giảm sút trong đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam thời kỳ 1997 - 1998 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu á, bản thân Nhật Bản cũng chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng này, nên đầu tư nước ngoài của Nhật Bản không chỉ ở Việt Nam giảm sút nhiều trong khi đó Hoa Kỳ lại chịu ít ảnh hưởng hơn vì Hoa Kỳ không nằm trong khu vực châu á do đó đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ thời gian này không những không giảm mà còn tăng. Nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy, tuy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam ít hơn Nhật Bản nhưng nó ổn định hơn, chênh lệch và thay đổi giữa các năm không nhiều lắm, cao nhất là 397,2 triệu USD và thấp nhất là 96,3 triệu USD trong khi đó đầu tư của Nhật Bản lại tăng giảm nhanh và chênh lệch rất lớn từ cao nhất là 1.303,2 triệu USD đến 42 triệu USD. Điều này cũng cho thấy, sự ổn định trong đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam mặc dù có tăng giảm nhưng không chênh lệch nhiều lắm so với đầu tư của Nhật Bản.
Có thể nói, động thái dòng vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm có nhiều thay đổi, tuy chưa nhiều nhưng khá ổn định và chúng thay đổi không nằm ngoài xu hướng chung của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mặt khác, có thể thấy rằng tỷ trọng giữa vốn thực hiện và tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là thấp trong các dự án của TNCs Hoa Kỳ. Cụ thể tỷ trọng này vào năm 2001 là ~ 47,05% thì sang năm 2002 là 48.51% thể hiện mức tăng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư của Nhật Bản (76,65%)
Biểu đồ 2: Sự chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư
và vốn thực hiện của Hoa Kỳ tính theo ngành
Hiện tượng này có thể xem xét và lý giải từ nhiều góc độ như:
Thứ nhất, tính hiệu quả của các dự án đầu tư của Hoa Kỳ là thấp đã hạn chế các dự án đầu tư mới cũng như hạn chế việc tiến hành tái đầu tư.
Thứ hai, các công ty Hoa Kỳ mới đầu tư dưới hình thức cắm nhánh, hoặc chưa thực sự kinh doanh mà mới tìm hiểu thị trường chờ thời cơ.
Thứ ba, tâm lý còn e ngại của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào môi trường đầu tư của Việt Nam (đặc biệt là các cản trở vô hình).
Mặc dù các dự án của Hoa kỳ còn chưa thu được nhiều thành công trong kinh doanh như các dự án của Nhật bản hay EU nhưng các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ vẫn muốn chứng tỏ sức mạnh, tiềm lực cũng như sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam.
Cơ cấu đầu tư theo ngành.
Các TNC Hoa kỳ có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam tuy nhiên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn thu hút mạnh các nhà đầu tư.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư theo ngành
1. Công nghiệp 2. Nông lâm ngư nghiệp 3. Dịch vụ
Công nghiệp:
Các dự án của Hoa Kỳ chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Ngành công nghiệp thu hút 84 dự án, chiếm 65,1% về số dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 617,8 triệu USD, chiếm 59,3% vốn đầu tư đăng ký. Trong đó gồm có:
Công nghiệp nặng: thu hút 48 dự án với tổng số vốn đầu tư 307,1 triệu USD, chiếm 49,7% số vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, vốn đầu tư thực hiện đạt 119,5 triệu USD.
Công nghiệp nhẹ: có 13 dự án với 83 triệu USD, chiếm 13,4%, vốn đầu tư thực hiện đạt 25,4 triệu USD.
Công nghệ thông tin: tính tới thời điểm 20/11/2001, hiện còn 54 dự án sản xuất phần mềm và dịch vụ CNTT còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 37,3 triệu USD. Trong đó, Hoa Kỳ tham gia với 17 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 16,5 triệu USD.
Công nghiệp dầu khí: có 6 dự án nhưng chiếm tỷ lệ vốn khá lớn là 20%, với 123,8 triệu USD
Nông lâm ngư nghiệp:
Lĩnh vực nông lâm nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm. Với 15 dự án , tổng số vốn đầu tư 129,9 triệu USD, chiếm 11,6% số dự án và 12,4% vốn đầu tư. Ngành nông lâm nghiệp thu hút 11 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 115,9 triệu USD, chiếm 90%, ngành thuỷ sản thu hút 4 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 13,9 triệu USD, chiếm 10%. Có thể nói tuy Hoa kỳ đầu tư vào ngành nay với lượng vốn không lớn song các dự án lại tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc ... góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn, đặc biệt là mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Dịch vụ:
Thu hút 30 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 294,1 triệu USD, vốn pháp định 167,7 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 123,6 triệu USD, chiếm 23,3% tổng số dự án và 28,3% tổng vốn đầu tư. Ngành văn hoá - y tế - giáo dục thu hút 9 dự án với tổng vốn đầu tư 103,3 triệu USD, ngành tài chính - ngân hàng thu hút 5 dự án với tổng vốn đầu tư 67,2 triệu USD, xây dựng văn phòng - căn hộ có 3 dự án với tổng vốn đầu tư 56,8 triệu USD. So với các năm trước, số dự án đầu tư vào ngành dịch vụ gia tăng, mở ra nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và tin học một số công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ như: Iridium, Alcatel, Motorola ... đã trở thành một trong những nhà cung cấp viễn thông chủ yếu trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là tập đoàn viễn thông Iridium đã mở rộng mạng di động toàn cầu (GMS) - đây là mạng viễn thông cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng điện thoại cầm tay cá nhân ở tất cả các khu vực trên thế giới với tổng vốn đầu tư vào là 5 tỷ USD tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn Stanley, một công ty xuyên quốc gia tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ có liên doanh với Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam để thành lập công ty liên doanh với vốn pháp định là 100 triệu USD.
Với lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ, các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ biết cách đầu tư vào các ngành mà khai thác triệt để được lợi thế cạnh tranh của mình. Họ tập trung nhiều nhất vào các ngành yêu cầu lớn về vốn và công nghệ cao như công nghiệp và đặc biệt là tin học (với 84 dự án chiếm tói 65% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam). Các ngành khai thác cũng được các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm nhất là khai thác dầu khí.
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số DA
Tổng VĐT
Vốn pháp định
Đầu tư th. hiện
I
I
Công nghiệp
84
617.832.606
363.247.686
318.358.447
CN dầu khí
6
123.800.000
123.800.000
139.855.612
CN nhẹ
13
83.087.000
32.366.000
25.475.567
CN nặng
48
307.113.606
172.311.586
119.534.115
CN thực phẩm
10
38.620.000
14.540.100
6.942.100
Xây dựng
7
65.212.000
20.230.000
26.551.053
II
Nông, lâm nghiệp
15
129.916.998
46.688.987
48.149.450
Nông - Lâm nghiệp
11
115.943.886
39.344.416
43.440.693
Thuỷ sản
4
13.973.112
7.344.571
4.708.757
III
Dịch vụ
30
294.120.662
167.737.772
123.644.576
GTVT - Bưu điện
7
40.930.540
21.199.770
34.986.626
Tài chính - Ngân hàng
5
67.150.000
65.650.000
52.500.000
Văn hoá, y tế, giáo dục
9
103.330.000
40.594.667
16.562.447
XD Văn phòng - căn hộ
3
56.833.215
29.981.428
3.755.274
Dịch vụ
6
25.876.907
10.311.907
15.840.229
Tổng số:
129
1.041.870.266
577.674.445
490.152.473
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2002.
Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ.
Năm 2002 không có dự án lớn đặc biệt nên không tạo ra đột biến về đầu tư của Hoa kỳ ở một số địa phương. Các dự án Hoa Kỳ có mặt trên 26 tỉnh, thành phố và cũng như các quốc gia khác, Hoa Kỳ tập trung vốn đầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như tại 3 địa phương chính là Thành phố Hồ Chí Minh với 39 dự án, tổng vốn đầu tư là 189,3 triệu USD (chiếm 18% về TVĐT), Đồng Nai với 14 dự án, tổng vốn đầu tư là 174,3 triệu USD (chiếm 16,7% về TVĐT) và Hà Nội với 22 dự án, tổng vốn đầu tư là 158,1 triệu USD (chiếm 15,2% về TVĐT). Mười địa phương thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Hoa Kỳ chiếm 92,2% tổng vốn đầu tư (960,3 triệu USD). Qua số liệu thống kê trên cho thấy, các dự án của Hoa Kỳ cũng như các công ty xuyên quốc gia của các nước khác thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi về đường xá giao thông (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) hoặc là gần nơi khai thác tài nguyên (Đà Nẵng, Bà Rịa, Vũng Tàu...) hay gần các bến cảng lớn (Hải Phòng ...), đồng thời đây cũng là những địa phương có sức mua lớn, tập trung dân cư nên các công ty Hoa Kỳ có điều kiện tiếp cận với các thị trường có tiềm năng.
Bảng 4: Mười địa phương thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Hoa Kỳ
ĐVT: triệu USD
STT
Địa phương
Số dự án
Tỷ trọng (%)
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
1
TP Hồ Chí Minh
55
34,5
215.756.956
70.313.023
2
Đồng Nai
15
10
188.975.420
64.452.335
3
Hà Nội
24
15
188.858.460
74.547.578
4
Dầu khí
6
3,7
123.800.000
172.652.612
5
Hải Dương
1
0,6
102.700.000
75.538.811
6
Bình Dương
18
11,3
97.540.400
44.753.053
7
Bà Rịa-Vũng Tàu
6
3,7
64.431.236
19.303.106
8
Đà Nẵng
1
0,6
30.000.000
0
9
Hà Tây
3
1,8
25.800.000
20.000.000
10
Đắc Lắc
2
1,2
12.063.530
6.580.530
11
Địa phương khác
28
17,6
79.405.816
11.090.267
Tổng cộng
159
100
1.129.331.818
559.231.315
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003.
Trong 8 tháng đầu năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai là 3 địa phương thu hút được nhiều dự án nhờ vào ưu thế về cơ sở hạ tầng tốt và chính sách thông thoáng, cởi mở. 3 địa phương này thu hút được 189 dự án với tổng đầu tư hơn 389 triệu USD, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hải Phòng đứng ở vị trí tiếp theo về thu hút vốn đầu tư với 17 dự án và vốn đầu tư là 89,48 triệu USD. Hà nội chỉ đứng ở vị trí thứ 5 với 27 dự án và 47,6 triệu USD vốn đầu tư đăng k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37190.doc