Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp

Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của công ty so với thị trường sản phẩm cùng loại, so với đối thủ cạnh tranh và so với đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang phục vụ. Một sản phẩm của doanh nghiệp chiếm thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Với đặc thù của ngành Thép là vốn đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn lâu, đòi hỏi tổ chức chuyên môn hóa hợp tác hóa cao. Tổng công ty Thép nói riêng và các công ty trong ngành Thép nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như bảo vệ và phát huy vị trí đó. Thêm vào đó, ngành Thép lại không đáp ứng đủ hết nhu cầu trong nước, một số sản phẩm thép như thép chất lượng cao, thép chuyên dụng còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thép nhậu lậu Trung Quốc tràn vào nước ta ngày càng nhiều, cùng với thép nhập khẩu từ các nước trên thế giới khiến cho thị phần thép trong nước ngày càng bị thu hẹp. Trước đây, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm đến 42% thị phần thép xây dựng trong nước, nhưng tính đến cuối năm 2008, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam thu hẹp còn khoảng 40%.

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lượng theo  tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, ban lãnh đạo tổng công ty nhận thức rõ một sản phẩm đối với một khách hàng có thể lúc này tốt nhưng lúc khác lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy để khẳng định được vị trí lâu dài của mình trên thị trường thì cần không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cố gắng đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng trong khả năng có thể. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng hiện nay khi công ty đang gặp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường.             Với nhận thức đó, trong những năm qua, công ty đã cố gắng nỗ lực tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều được chú trọng đầu tư. Công ty đã chú trọng từ hoạt động nghiên cứu, lựa chọn nguyên vật liệu, hoạt động đào tạo cán bộ, công nhân đến việc mua sắm các máy móc thiết bị, thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn và không ngừng học hỏi, tiếp thu những công nghệ tiên tiến, những bí quyết trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thép, giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Công ty cũng thường xuyên thay đổi tiêu chuẩn của từng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng             Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 công ty đã cử các cán bộ đi học lớp đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO để về truyền đạt tới các công nhân viên trong công ty. 2.6.Đầu tư khác             * Đầu tư cho hệ thống quản lý             Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý,  Tổng công ty đã có nhiều cố gắng nhằm cải thiện và đổi mới hệ thống quản lý. Hàng năm công ty thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo các khóa học chuyên sâu về nâng cao năng lực quản lý, có cấp chứng chỉ. Thông qua những buổi học này, các cán bộ quản lý sẽ được cập nhật các thông tin cũng như phương pháp quản lý thế nào cho hiệu quả hơn. Đặc biệt năm 2005, Tổng công ty và các đơn vị đã tổ chức cho 8.600 lượt người đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với tổng kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng. Tổng công ty đã hòan thành việc kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức Tổng công ty, thường xuyên bổ nhiệm, luân chuyển, điều  động cán bộ quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý. Năm 2007, Tổng công ty đã ban hành quy chế quản lý nội bộ áp dụng cho công ty mẹ; định biên và sắp xếp bố trí lại lao động đối với khối cơ quan công ty me; ban hành quy chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam tại các công ty con, Công ty liên kết, đưa công tác quản lý vốn, nhân sự của Tổng công ty tại các công ty cổ phần, liên doanh với Tổng công ty từng bước đi vào nề nếp. *Đầu tư vào hàng tồn kho Đầu tư vào hàng tồn trữ bao gồm các khoản đầu tư vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Đầu tư vào hàng tồn trữ trong doanh nghiệp góp phần tiết kiệm một số khoản chi phí bất hợp lý: chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ, chi phí vận chuyển…đồng thời nó cũng giúp cho việc đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục khi có những biến động trên thị trường như biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu…Do vậy đầu tư vào hàng tồn trữ là một trong những nội dung đầu tư cần được chú trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói, nguyên vật liệu là đầu vào của mọi quá trình sản xuất, giá cả nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nên giá thành sản phẩm. Hơn nữa với đặc điểm của Tổng công ty Thép Việt Nam, ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, còn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Do vậy việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới, ổn định, giá cả hợp lý là hết sức quan trọng. Do vậy, hàng năm Tổng công ty đều cử cán bộ thị trường tìm hiểu khảo sát thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp nhằm mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào đó. Để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Thép trong nước, hàng năm Tổng công ty Thép Việt Nam phải nhập phôi thép từ nước ngoài nhưng vẫn chủ động được một phần. Nguồn quặng sắt, trữ lượng than atraxit của nước ta khá lớn, là một điều kiện thuận lợi, tuy nhiên vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi cao hơn nhiều lần so với cán thép, do đó Tổng công ty phải dùng đến giải pháp dùng phế liệu trong nước và cộng với nhập từ nước ngoài về. Nhìn chung có thể đảm bảo được hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, nếu giá phôi thép thế giới biến động nhiều Tổng công ty sẽ gặp khó khăn nếu không chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Ngoài các lĩnh vực đầu tư trên đây Tổng công ty Thép Việt Nam còn tiến hành đầu tư vào một số lĩnh vực khác như lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học mới, hay các công nghệ mới, và có nhiều ứng dụng trong thực tế, làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. Trên đây là toàn bộ các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt, mặc dù còn nhiều hạn chế, song hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép Việt đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Chắc chắn trong tương lai, Tổng công ty sẽ còn những dự án đầu tư hiệu quả hơn với quy mô lớn hơn. IV.Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam 1.Những thành tựu đạt được 1.1.Kết quả nâng cao khả năng cạnh tranh              * Tỷ suất lợi nhuận             Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng vì vậy mang những đặc trưng của ngành đó là tỉ suất lợi nhuận thấp thậm chí có thể bị thua lỗ. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất lớn nhưng do phải cạnh tranh với thép nhập khẩu, đặc biệt là Thép Trung Quốc về giá cả, nếu bán với giá cạnh tranh thì hệ quả tất yếu sẽ dấn đến thua lỗ, thậm chí phá sản. Vì vậy Tổng công ty phải duy trì giá ở mức vừa phải, căn cứ trên giá thép trên thị trường thế giới và giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Đây cũng chính là khó khăn chung mà những doanh nghiệp Thép khác cũng đang gặp phải và cũng chính là khó khăn mà Tổng công ty Thép phải thường xuyên đối mặt.                      Nhận thức rõ những khó khăn đó, Tổng công ty Thép Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để phát huy những thế mạnh của mình, đưa ra những chiến lược đầu tư cũng như những kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của mình. Nhờ đó mà trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục phát triển, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại không ổn định, thể hiện như sau Bảng 16: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận- Tcty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008) Stt             Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ.đ 221,4 28,115 738,5 812 731,3 3 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,59 0,206 3,04 2,17 1,32 (Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam )             Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận ở mức cao 3,04%, cao nhất trong các năm từ 2004- 2008, trong khi năm 2005, do tình hình thị trường có nhiều biến động nên tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp 0,206%, thấp nhất trong 5 năm, những năm còn lại tỷ suất lợi nhuận duy trì ở mức tương đối ổn định từ 1,32%- 2,17%. Đó là nhờ những cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và nhờ những ưu đãi của Nhà nước. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục phát huy những cố gắng này, tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, xem xét và dự báo những biến động của thị trường để từ đó có những giải pháp hợp lý, kịp thời, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài.             * Tỷ lệ chi phí marketing/doanh thu             Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó.             Trong những năm đầu khi mới thành lập, việc sản xuất và kinh doanh Thép của Tổng công ty đặt dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Năng lực sản xuất Thép khi đó mới chỉ ở mức thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, do vậy mục tiêu hàng đầu khi đó là nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, vấn đề cạnh tranh khi đó không phải là vấn đề đáng lưu ý. Trong những năm gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất Thép trong nước với quy mô vừa và nhỏ ra đời, thêm vào đó là thép nhập khẩu với chất lượng và giá cả cạnh tranh đã đặt Tổng công ty trước những thách thức lớn. Hoạt động marketing nghiên cứu tìm hiểu thị trường bước đầu được coi trọng, tuy vậy chi phí cho hoạt động này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Tuy vậy, quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty cho lĩnh vực này ngày càng tăng, thể hiện sự quan tâm và coi trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ lệ chi phí cho hoạt động marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện ở bảng sau Stt             Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Chi phí cho MKT Tỷ.đ 64,61 50,1 79,6 82,5 85,67 3 Tỷ lệ chi phí MKT/doanh thu % 0,46 0,37 0,33 0,22 0,15 Bảng 17: Tỷ lệ chi phí cho hoạt động marketing/doanh thu- Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)  (Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam ) Như vậy, tỷ lệ chi phí marketing trên doanh thu của Tổng công ty vẫn còn ở mức thấp nhưng tuơng đối ổn định. Riêng năm 2008, chi phí marketing không tăng nhiều so với các năm còn lại trong khi doanh thu lại ở mức cao nên tỷ lệ này giảm đi. Nhìn chung tỷ lệ chi phí marketing/doanh thu của Tổng công ty dao động ở mức 0,2- 0,4%, để có thể duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh thì Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư nguồn vốn lớn hơn nữa cho hoạt động marketing, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO, đây là vấn đề mà Tổng công ty cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa. *Thị phần             Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của công ty so với thị trường sản phẩm cùng loại, so với đối thủ cạnh tranh và so với đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang phục vụ. Một sản phẩm của doanh nghiệp chiếm thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.             Với đặc thù của ngành Thép là vốn đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn lâu, đòi hỏi tổ chức chuyên môn hóa hợp tác hóa cao. Tổng công ty Thép nói riêng và các công ty trong ngành Thép nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như bảo vệ và phát huy vị trí đó. Thêm vào đó, ngành Thép lại không đáp ứng đủ hết nhu cầu trong nước, một số sản phẩm thép như thép chất lượng cao, thép chuyên dụng còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thép nhậu lậu Trung Quốc tràn vào nước ta ngày càng nhiều, cùng với thép nhập khẩu từ các nước trên thế giới khiến cho thị phần thép trong nước ngày càng bị thu hẹp. Trước đây, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm đến 42% thị phần thép xây dựng trong nước, nhưng tính đến cuối năm 2008, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam thu hẹp còn khoảng 40%. Biểu đồ 8: Thị phần thép xây dựng- Tổng công ty Thép Việt Nam Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007                                 Năm 2008 Có thể thấy, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành thép khác là khá cao (trên 40%) tuy nhiên lại có xu hướng đang bị thu hẹp, nguyên nhân chính là do sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thép vừa và nhỏ thời gian qua đã đặt Tổng công ty trước một thách thức rất lớn. Đó là phải làm sao để duy trì được thị phần trên thị trường thép, giữ vững và khẳng định vị thế của Tổng công ty. Thời gian qua, Tổng công ty Thép đã đầu tư lượng vốn lớn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh. Trong thời gian tới, những thành quả của công tác đầu tư sẽ phát huy tác dụng, chắc chắn rằng thị phần của Tổng công ty sẽ được duy trì và ngày càng lớn mạnh hơn. *Giá bán các sản phẩm chủ yếu Giá bán là một trong những công cụ cạnh tranh cơ bản và hữu hiệu của các doanh nghiệp, việc xác định giá bán sản phẩm gồm 3 nội dung cơ bản:             + Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định giá.             + Xác định mức giá chào mua, chào bán, chiết khấu, khung giá, giá giới hạn.             + Các quyết định thay đổi giá: quyết định điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.             Với Tổng công ty Thép Việt Nam cũng vậy, nhờ vào việc tăng cường đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị, đầu tư vào nghiên cứu thị trường sản phẩm đầu ra và đầu vào nên các chi phí từ quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ của Tổng công ty đã giảm đáng kể, góp phần quan trọng làm hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm của công ty trên thị trường.Chính sách giá của Tổng công ty rất linh hoạt, có thể thanh toán ngay, hoặc trả chậm có bảo lãnh ngân hàng, đặc biệt có áp dụng mức giá ưu tiên cho các công trình.             Giá các sản phẩm thép của Tổng công ty ở mức trung bình so với các sản phẩm thép khác trên thị trường, trong tương lai với sự đầu tư vào máy móc trang thiết bị chắc chắn giá thành của các sản phẩm sẽ giảm hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy vậy nạn thép lậu giá rẻ gây ảnh hưởng lớn đến chính sách giá của Tổng công ty, vì không thể giữ mức giá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, sản phẩm không thể tiêu thụ được, nhưng nếu đưa ra mức giá quá thấp sẽ gây thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Do đó Tổng công ty đã phải nghiên cứu và đưa ra mức giá phù hợp, đồng thời kiến nghị với Nhà nước nhằm ngăn chặn nạn thép nhập lậu gây mất uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép trong nước nói chung cũng như Tổng công ty Thép nói riêng.             Trong năm vừa qua, tình hình thị trường thép có nhiều biến động phức tạp, giá thép có lúc lên rất cao, Tổng công ty Thép Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thép. Tổng công ty đã đưa ra những kiến nghị và biện pháp hiệu quả, đồng thời đã có những chính sách giá hợp lý. Chính vì vậy, trong những tháng cuối năm, thị trường thép đã dần đi vào ổn định. Trong thời gian tới, cùng với sự hoàn thành của hàng loạt các dự án lớn đang được triển khai, hoạt động sản xuất thép của Tổng công ty sẽ ngày càng chủ động hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu và cùng với đó là hàng loạt các dây chuyền công nghệ hiện đại được sử dụng sẽ là nhân tố làm giảm giá thép, từ đó nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh về giá của Tổng công ty trên thị trường. *Hệ thống phân phối sản phẩm và chính sách bán hàng Chính sách bán hàng là một trong những công cụ cạnh tranh tích cực, bởi vì một doanh nghiệp muốn phát triển thị phần sản phẩm ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm hay chủng loại sản phẩm phong phú thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng. Với cùng một mức giá cả, cùng một chất lượng sản phẩm tương đương nhau, doanh nghiệp nào có chất lượng dịch vụ tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ tiêu thụ được sản phẩm. Nhận thức được điều này, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với chính sách bán hàng mềm dẻo, linh hoạt đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Tổng công ty chủ trương ưu tiên cung ứng các chủng loại sắt thép cho các công trình trọng điểm, qua các nhà phân phối cung ứng thép đến tận công trình. Đặc biệt, Tổng công ty còn chú trọng tăng dần tỷ lệ bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ vậy mà sản phẩm của Tổng công ty được tin tưởng và tiêu thụ trên khắp cả nước, đặc biệt được các nhà thầu tin dùng và sử dụng trong các công trình trọng điểm như: Cao ốc Pasteur (TP Hồ Chí Minh) chủ đầu tư là công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Đại lộ Đông Tây/Hầm Thủ Thiêm, Khu Đô Thị Phú Mĩ Hưng, Đường bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Container Trung Tâm Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, (Dung Quất, Quảng Ngãi) chủ đầu tư VINASHIN, nhà máy nhiệt điện Ô Môn (TP Cần Thơ)…             Hiếm có công ty nào có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, với hơn 200 nhà phân phối trong nước như Tổng công ty Thép Việt Nam . Với hệ thống đại lý và cửa hàng bán buôn bán lẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cả một số nước lân cận, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu vững chắc của mình. Có thể thấy rõ hệ thống tiêu thụ thép của Tổng công ty qua biểu đồ sau: Biểu đồ 9: Hệ thống phân phối sản phẩm - Tổng công ty Thép Việt Nam *Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam             Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng, tiềm lực tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam cũng ngày càng vững mạnh. Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng. Trong đó:Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên : 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng; Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng. Có thể nói tiềm lực tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam là lớn nhất trong số các doanh nghiệp ngành Thép hiện nay.             Năng lực sản xuất của Tổng công ty cũng đạt ở mức cao so với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực, ở mức trung bình so với thế giới: Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm. Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu T/năm. Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu T/năm. Có thể thấy rõ sự tương quan so sánh giữa năng lực sản xuất thép của Tổng công ty với các doanh nghiệp thép khác và so với nhu cầu thực tế trong nước qua bảng sau: Bảng 18:Năng lực sản xuất phôi của một số doanh nghiệp ngành thép                         (Đơn vị: Triệu tấn) Stt Năm Công ty 2007 2010 1 Thép Thép Việt 0,5 1,0 2 Thép Vạn Lợi 0,3 0,5 3 Thép Hòa Phát 0,3 0,5 4 Tổng công ty Thép Việt Nam 0,9 2,0 5 Tổng năng lực sản xuất 2,0 4,0 6 Tổng nhu cầu thị trường 4,5 6,0 (Nguồn: website              Như vậy có thể thấy năng lực sản xuất phôi thép của Tổng công ty lớn nhất trong số các doanh nghiệp cùng ngành khác. Trong tương lai, khi những dự án hiện đang được triển khai đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, chắc chắn năng lực sản xuất của Tổng công ty sẽ còn tăng hơn nữa.             Mặt khác, với trình độ công nghệ ngày càng được nâng cao, cùng với hàng loạt các dự án đầu tư đã và đang được triển khai, Tổng công ty đã trang bị cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại và đồng bộ. Hiện nay, nhà máy thép Phú Mỹ là nhà máy được đầu tư theo công nghệ hiện đại nhất của Ý và đưa vào hoạt động năm 2005 có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, công suất năm 500.000 tấn phôi và 400.000 tấn thép cán. Một cảng công suất bốc dỡ 100.000tấn/năm nhằm tiến tới tự cung phôi thép và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại khác như: Dàn cán DANIELI theo công nghệ mới của Ý, Dây chuyền đúc phôi liên tục theo công nghệ tiên tiến nhất, cảng chuyên dùng công suất bốc dỡ 1 triệu tấn/năm, hệ thống điều khiển tự động, sàn nguội, dàn cán, lò nung phôi, lò luyện thép… So với các doanh nghiệp thép trong nước, có thể nói là vượt trội cả về quy mô và mức độ hiện đại. Về thương hiệu và uy tín của Tổng công ty trên thị trường, có thể nói, các thương hiệu thép của Tổng công ty Thép Việt Nam từ lâu đã được biết đến và tin cậy như một thương hiệu uy tín hàng đầu. Có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin về Tổng công ty Thép Việt Nam và các sản phẩm của Tổng công ty trên các phương tiện thông tin như Internet, báo, tin tức truyền thông....Rõ ràng, để có được sự tin cậy và danh tiếng như vậy, là cả quá trình phát triển và khẳng định lâu dài. Tổng công ty Thép Việt Nam còn được các doanh nghiệp thép nước ngoài tin tưởng và kí hợp đồng hợp tác trong rất nhiều dự án lớn như tập đoàn Nippon Steel, Posco,Kawasaki của Nhật Bản, Tata của Ấn Độ, Nasteel của  Singapore... Tổng công ty cũng thường xuyên cử cán bộ sang các công ty nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc và công nghệ sản xuất tiên tiến.  Là doanh nghiệp được thành lập cùng với sự ra đời của ngành Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam luôn giữ vững vai trò là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép, có nhiệm vụ bình ổn thị trường Thép trong nước. Không những thế, Tổng công ty không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ Thép trong nước cũng như tiến tới xuất khẩu ra một số nước trong khu vực. Các sản phẩm thép của Tổng công ty luôn được tin cậy tuyệt đối về chất lượng. Tổng công ty cũng là doanh nghiệp Thép trong nước đầu tiên đang triển khai dự án sản xuất thép chuyên dùng trong công nghiệp đóng tàu trước đây vẫn phải nhập khẩu. Ngoài ra Tổng công ty còn đang hướng tới sản xuất hàng loạt các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế dần nhập khẩu. Rõ ràng với sự đầu tư chiều sâu, không ngừng đổi mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm như vậy, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sẽ ngày càng được củng cố và nâng cao hơn nữa. 1.2.Về sản xuất kinh doanh             Tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam được thể hiện qua kết quả và hiệu quả đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua.             * Kết quả đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty             Nhìn chung trong giai đoạn 2004- 2008 hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam đã được chú trọng. Quy mô vốn đầu tư cũng như số lượng các dự án tăng lên đáng kể qua các năm. Các hoạt động đầu tư được tiến hành trên mọi lĩnh vực, ở tất cả các công ty con, đơn vị trực thuộc, các công ty liên kết nhằm nâng cao sức mạnh tổng thể của Tổng công ty. Các thành quả của hoạt động đầu tư đã và sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, giúp nâng cao năng lực sản xuất cũng như sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Doanh thu của Tổng công ty không ngừng tăng lên trong thời gian qua, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 19: Doanh thu sản xuất kinh doanh Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004- 2008 Stt             Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Lượng tăng tuyệt đối Tỷ.đ - -245,5 10618,4 13112,2 17973,8 3 Tốc độ tăng định gốc % - -1,77 74,58 168,86 298,09 4 Tốc độ tăng liên hoàn % - -1,77 77,72 54 48,07 (Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam )             Như vậy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, từ 13.908,1 tỷ đồng năm 2004 lên 55.367 tỷ đồng năm 2008, tăng 298,09% so với năm 2004. Mức tăng trưởng cao nhất là năm 2006 với mức tăng 77,72% so với năm 2005, thấp nhất là năm 2005, mức tăng trưởng âm, giảm 1,77% so với năm 2004, nguyên nhân đã giải thích từ trước, là do trong năm 2005 thị trường thép thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, thị trường bất động sản có lúc tưởng chừng như đóng băng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Dự kiến trong thời gian tới, doanh thu sẽ tăng lên rất nhiều do Tổng công ty đã chú trọng nhiều hơn đến công tác đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của Tổng công ty. Có thể thấy rõ xu hướng tăng lên của doanh thu qua biểu đồ sau Biểu đồ 10: Tổng doanh thu giai đoạn (2004- 2008) Tổng công ty Thép  Việt Nam:             Không chỉ tăng lên về doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm, có thể thấy rõ hơn lợi nhuận của Tổng công ty giai đoạn 2004-2008 qua bảng sau: Bảng 20: Lợi nhuận sau thuế- Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004- 2008 Stt           Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Lợi nhuận sau thuế Tỷ.đ 221,4 28,115 738,5 812 731,3 2 Lượng tăng tuyệt đối Tỷ.đ - -193,285 709,885 73,5 -80,7 3 Tốc độ tăng định gốc % - -87,3 233,6 266,75 230,3 4 Tốc độ tăng liên hoàn % - -87,3 2524,9 9,95 -9,93                                                                         (Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam ) Biểu đồ 11: Lợi nhuận sau thuế, giai đoạn 2004- 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam Tổng lợi nhuận giai đoạn 2004- 2008 là 2.531,315 tỷ đồng. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty có xu hướng tăng lên, từ năm 2004 là 221,4 tỷ đồng, đến năm 2008 là 731,3 tỷ đồng, tăng 230,3% so với năm 2004. Năm 2005, lợi nhuận đạt thấp nhất, giảm 87,3% so với năm 2004, nguyên nhân đã trình bày ở trên. Tuy nhiên các năm sau đó, Tổng công ty không những đã duy trì được lợi nhuận mà còn đạt mức cao vượt bậc. Đạt được thành tích đó là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan