MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 3
1. Sự cần thiết của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay 3
2. Tác động của WTO đến việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4
2.1. Tác động đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 4
2.2. Tác động của WTO đến thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 6
Phần II: THỰC TRẠNG VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 9
I. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO 9
1. FDI và sự gia tăng đột biến sau khi gia nhập WTO 9
2. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí trong thời gian qua 12
3. Một số vấn đề làm hạn chế tác động của WTO đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nguyên nhân 13
3.1. Những hạn chế còn tồn tại 13
3.2. Nguyên nhân 15
3.2.1. Về luật pháp, chính sách 15
3.2.2. Về công tác quy hoạch 15
3.2.3. Về cơ sở hạ tầng 16
3.2.4. Về nguồn nhân lực 16
3.2.5. Về xúc tiến đầu tư 16
II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA thời kì hậu WTO 16
1. Những kết quả đạt được 16
2. Một số khó khăn, hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA hiện nay và nguyên nhân của vấn đề 18
2.1. Những khó khăn, hạn chế 18
2.2. Nguyên nhân của vấn đề 20
Phần III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO 22
1. Giải pháp đối với thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 22
1.1. Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư 22
1.2. Giải pháp về quy hoạch 23
1.3. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 24
1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 24
1.5. Giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN 25
1.6. Giải pháp về xúc tiến đầu tư 25
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA 26
2.1. Cải thiện công tác quản lí 26
2.2. Nâng cao các khâu trong công tác thực hiện dự án, chương trình 27
2.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lí 27
KẾT LUẬN 28
Tài liệu tham khảo 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn đăng ký), thì con số này liên tục tăng nhanh vào các năm sau. Cụ thể, năm 2007 khoảng hơn 21 tỉ USD; năm 2008 khoảng hơn 71 tỉ USD. Và ngay như năm 2009, năm thế giới đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng FDI rót vào Việt Nam tuy có giảm sút mạnh nhưng cũng ước đạt hơn 21 tỉ USD. Trong năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007. Trong cùng kỳ, 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với năm 2007. Trong năm 2009, Việt Nam đã thu hút được 839 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 16,345 tỷ USD, bằng 24,6% so với cùng kỳ năm 2008. Cùng trong năm này, đã có 215 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 5,137 tỷ USD, bằng 98,3% so với con số tương ứng của năm ngoái. Năm 2009, lượng vốn FDI giải ngân đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2008 giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ USD).
Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tính đến cuối năm 2009, cả nước có 10.854 dự án FDI của 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 175 tỉ USD.
Đây là những con số khá ấn tượng bởi nó không chỉ góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những đối tác lớn như Mỹ và EU, đối với thị trường còn mới mẻ và đầy tiềm năng này.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn đăng ký, cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực, theo đối tác đầu tư và theo vùng lãnh thổ tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong 3 năm 2007-2009, vốn FDI đăng ký tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 56,7%; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 41,8%; lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu đầu tư, chỉ đạt 1,2% tổng vốn đăng ký.
Bảng 2: Cơ cấu vốn FDI giai đoạn 2007 - 2009
Năm
2007
2008
2009
Tỉ trọng các ngành (% vốn đầu tư)
+ Công nghiệp – xây dựng
+ Dịch vụ - du lịch
+ Nông nghiệp
81%
17,6%
1,4%
55,7%
43,9%
1,4%
22,8%
76%
1,2%
Với bước tạo đà năm 2006, năm 2007 sự đầu tư có bước vượt bậc về số vốn đăng kí cũng như là số dự án được thực hiện. Xu hướng đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 81%, dịch vụ - du lịch chiếm 17,4%, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,6%, qua đó ta thấy CN-XD được ưu tiên hơn. Năm 2007, có trên 45 nước đầu tư vào Việt Nam. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là Hàn Quốc 4,46 tỷ USD, quần đảo Virgin ơ Anh 4,3 tỷ USD chiếm 24%, Đài Loan 1,7 tỷ USD chiếm 9,5%, Malayxia 1,09 tỷ USD chiếm 6,1%, Trung Quốc 0,46 tỷ USD chiếm 2,6%, Hoa Kỳ 0,36 tỷ USD chiếm 2,0%, các quốc gia còn lại chiếm 0,28% với số vốn 5,14 tỷ USD.
Năm 2008, vốn đăng ký cấp mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 537 dự án có tổng vốn đăng ký 32,5 tỉ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 480 dự án với tổng vốn đăng ký 26,2 tỉ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ, bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong thời gian tới.
Năm đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có đăng ký mức vốn đầu tư trên 1 tỉ USD. Ma-lai-xi-a đứng đầu với 49 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỉ USD, chiếm 4,2% về số dự án và 25,5% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 với 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỉ USD, chiếm 12,8% về số dự án và 14,8% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 với 95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỉ USD, chiếm 9,4% về số dự án và 12,89% về vốn đầu tư đăng ký. Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư từ quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam.
Do vậy, để thu hút được nhiều hơn vốn FDI vào Việt Nam từ các nước có tiềm năng kinh tế thuộc châu Âu và châu Mỹ, việc xây dựng và triển khai chiến lược thu hút vốn FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc các châu lục này càng trở nên cấp thiết và phải được phối hợp đồng thời với việc nhanh chóng đưa các bộ phận đại diện cơ quan xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm đi vào hoạt động.
Năm 2009 vừa qua, đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD; Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD; đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký... Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI lớn nhất trong năm 2009, với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
Trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI, dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng) vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốn đăng ký đạt 2,97 tỷ USD, trong đó có 2,2 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh trong năm 2009 đã góp phần cải thiện hình ảnh hạ tầng ViệtNam. Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, sự gia tăng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều vấn đề đáng bàn vì đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro vì hiện tượng giá bất động sản ở Việt Nam giá tăng mạnh nên Việt Nam cần xây dựng một chiến lược và quy hoạch rõ ràng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí trong thời gian qua
Nguyên nhân chính là do có nhiều tác động từ việc gia nhập WTO. Gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến các yếu tố sau:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,… Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu, nhưng GDP năm 2009 đạt trên 5%, năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, xuất khẩu vẫn bảo đảm nhịp độ tăng trưởng khá: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; Năm 2008, dù đa số các thị trường lớn rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, ước tính đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,…
Thứ ba, do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môi trường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đến việc gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam; điều này phản ánh qua sự tăng đột biến của vốn đầu tư 3 năm vừa qua, qua đó cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.
Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.
Thứ năm, ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp đạt năng suất tương đối cao: Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2006; Năm 2008 ước đạt 650 nghìn tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2007; Các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nội thất, thủ công cũng có tốc độ tăng trưởng cao.
Một số vấn đề làm hạn chế tác động của WTO đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nguyên nhân
Thực tiễn ĐTNN vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại và hạn chế ở cả môi trường đầu tư và tình hình đầu tư. Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.
Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất là chưa cải thiện tình hình giải ngân vốn đầu tư, nếu như trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới thì năm 2007 mới giải ngân gần 8 tỉ USD đạt khoảng 37,5%, năm 2008 với lượng vốn đăng kí đạt kỉ lục 71 tỉ USD nhưng giải ngân lại chỉ có 11 tỉ hay 16% và năm 2009 giải ngân 10 tỉ đạt 46%. Con số tỉ trọng tăng lên trong năm 2009 cũng chưa phản ánh được hiệu quả tăng vốn, con số tuyệt đối cho thấy rằng lượng vốn giải ngân chỉ nằm trong một giới hạn nhất định là khoảng 10 tỉ USD. Điều này cho thấy khả năng giải ngân vốn của Việt Nam là còn rất yếu, đầu vào của vốn cao nhưng đầu ra lại không hiệu quả, đây sẽ làm giảm tác động “đầu tư kéo đầu tư” của vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày càng tập trung vào khu vực dịch vụ - du lịch – bất động sản, giảm dần đầu tư vào công nghiệp xây dựng và nhất là chiếm tỉ trọng quá nhỏ vào nông – lâm – ngư nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt khoảng hơn 1% tổng số vốn đầu tư với số dự án dưới 50 dự án. Lĩnh vực dịch vụ - du lịch – bất động sản có sự tăng trưởng nhảy vọt, năm 2007 là 17 %, năm 2008 là gần 44% và đạt 76 % năm 2009. Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư không hợp lí, không phù hợp với một nước đang phát triển cần nhiều tỉ trọng vốn cho ngành công nghiệp, nông nghiệp như nước ta. Vốn tập trung quá nhiều vào lĩnh vực dịch vụ - du lịch, khách sạn, bất động sản đồng nghĩa với việc không đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất của nền kinh tế.
Theo số liệu giai đoạn 2005 -2008, FDI vào công nghiệ chế tạo và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khai thác tài nguyên đất đai) tăng lên. Đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008. Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân golf làm mất một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do chất lượng nguồn nhân lực thấp và công nghiệp hỗ trợ không phát triển. Cơ cấu đầu tư như vậy không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ ba đó là vấn đề ưu đãi đầu tư (ƯĐĐT). Hệ thống ưu đãi còn nhiều phức tạp. Có rất nhiều loại ƯĐĐT khác nhau, các ƯĐĐT lại được quy định rải rác trong các luật và các văn bản dưới luật khác nhau. Hơn nữa, sự phức tạp càng được nhân lên do các địa phương tiếp tục đưa ra các ưu đãi riêng của địa phương mình một cách tùy tiện để cạnh tranh thu hút đầu tư. Sự cạnh trạnh này thường dẫn đến tình trạng “đua đến kiệt sức” trong nội bộ một quốc gia . Bên cạnh đó tính hiệu quả của hệ thống ƯĐĐT thấp. Chính sách ƯĐĐT ở Việt Nam dường như chưa hiệu quả trong thu hút và khuyến khích các hoạt động đầu tư. Hiệu quả thấp phần lớn là do tình trạng ưu đãi thuế thừa - có nghĩa là có nhiều nhà đầu tư vẫn thực thi dự án dù không có ưu đãi thuế .
Thứ tư, các nguyên tắc chống phân biệt đối xử và cam kết WTO chưa thống nhất. Hiện tại đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vẫn được điều chỉnh bởi hai luật riêng. Điều này dẫn đến tình trạng có sự đối xử khác nhau đối với hai khu vực. Ví dụ, tính trung bình, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thấp hơn các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều trường hợp lại phải trả một số chi phí đầu vào với giá cao hơn (như điện, nước). Còn có những thiên vị đối với các doanh nghiệp nhà nước trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước cũng như các dự án lớn. Những bất bình đẳng khác còn tồn tại như ƯĐĐT thiên lệch về các đầu tư mới so với các đầu tư mở rộng; chênh lệch lớn về ƯĐĐT giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất v.v. Những ƯĐĐT hiện hành nào không phù hợp với WTO (như những yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu liên quan đến xuất khẩu) cần phải được thay đổi hoặc bãi bỏ để đáp ứng những đòi hỏi của việc gia nhập tổ chức này.
Nguyên nhân
Về luật pháp, chính sách
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Về công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan, khai tăng vốn đăng ký của dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cùng cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp (ví dụ như trường hợp cấp phép các dự án sản xuất thép, dự án sân Golf, dự án cảng biển...).
Về cơ sở hạ tầng
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Về nguồn nhân lực
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội... mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong 3 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án ĐTNN, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.
Về xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA thời kì hậu WTO
Những kết quả đạt được
Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi an chính phủ. Đa phần vốn vay ODA ưu đãi đều dùng cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Hiện nay, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì. Ngoài ra theo số liệu đến năm 2008 , hiện có trên 50 Nhà tài trợ song phương và đa phương đã cung cấp nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước tổng cộng trên 42 tỷ USD.
Các ngành nghề được hưởng ODA nhiều nhất ở VN là các ngành thuộc hạ tầng: Giao thông, đô thị, nước sạch và môi trường; thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, thuộc lĩnh vực phát triển con người (y tê/ giáo dục), nông nghiệp (thuỷ sản). Vốn ODA đã có những đóng góp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam. ODA đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 12-13% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 5 năm 2006-2010. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH, ODA còn góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn của khu vực tư nhân, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân. . Điển hình như sau tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9% năm 2002 và ước dưới 10% năm 2004
Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà nước ta cam kết với thế giới.
Bảng 3: Số liệu về tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta giai đoạn 2007 – 2010
(đơn vị: tỷ usd)
Năm
2007
2008
2009
2010
Cam kết
4,5
5,426
5,056
8
Thực hiện
2
2,3
3
x
% thực hiện
44,44
40,55
59,33
x
% tăng vốn cam kết
20
20,58
x
x
Năm 2009, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đối phó tốt với khủng hoảng kinh tế và đang phục hồi nhanh chóng, sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng và là quốc gia đang phát triển có mức thu nhập GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1200 USD. Đây là tiền đề quan trọng để các nhà tài trợ tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế và vốn ODA cung cấp cho Việt Nam. Trong tổng số vốn 5,914 tỉ USD mà các nhà tài trợ cam kết tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG – 2008), tổng vốn ODA được cam kết đạt 3,85 tỉ USD (đến tháng 10/2009) và ước đạt cả năm đạt 5,056 tỉ USD. Giải ngân năm 2009 đạt 3 tỉ USD cao nhất kể từ khi Việt Nam nhận viện trợ. Nguồn ODA được sử dụng đúng mục đích với những chương trình, dự án tập trung vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị như khoản vay ODA dành cho dự án đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây trị giá trên 410 triệu USD; dự án phát triển toàn diện thành phố Thanh Hóa trị giá gần 105 triệu USD; dự án thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2 trị giá khoảng 300 triệu USD; dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hải Phòng trị giá 218 triệu USD…
Năm 2010, kết thúc hội nghị CG – 2009, các nhà tài trợ quốc tế công bố mức cam kết viện trợ kỉ lục vốn ODA dành cho Việt Nam với hơn 8 tỉ USD. Năm nay, WB trở thành nhà tài trợ lớn nhất với mức 2,498 tỉ USD. Nhật Bản với hơn 1 tỉ USD; ADB dành 1,479 tỉ USD cho Việt Nam. So với mức gần 6 tỉ USD cam kết năm 2006, số vốn cam kết kỉ lục của năm nay cho thấy sự tin tưởng của thế giới đối với đường lối phát triển của Việt Nam
Một số khó khăn, hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA hiện nay và nguyên nhân của vấn đề
Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc thu hút và sử dụng vốn ODA vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Thứ nhất là xu hướng ODA vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ chững lại, nhất là khi thu nhập trung bình của người dân Việt Nam tăng lên. Điều này sẽ hạn chế một phần lớn nguồn vốn bổ sung cho Việt Nam, bên cạnh đó là gánh nặng trả nợ, điều này đòi hỏi cần phải sử dụng nguồn vốn ODA một cách hợp lí, hiệu quả và chất lượng nhất.
Xét về cơ cấu vốn ODA ký kết, tỷ trọng nguồn vốn dành cho các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo; lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường và khoa học công nghệ đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 4: Huy động ODA giai đoạn 2006-2010
Ngành, lĩnh vực
Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005
Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010
Dự báo giá trị ODA cam kết
Tỉ USD
Tỉ trọng đầu tư
Tỉ USD
Tỉ trọng đầu tư
Tỉ USD
Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản kết hợp với phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
1,6
14,6%
2,2-2,5
18%
2,9-3,3
Năng lượng và công nghiệp
2,1
18,7%
1,9-2,2
16%
2,6-2,9
Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị
2,9
26,3%
3,6-4,1
30%
4,8-5,5
Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác
4,5
40,4%
4,3-4,9
36%
5,8-6,6
Tổng
11,1
100%
12-13,6
100%
16-18,2
Chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA đến thời điểm này là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%).
Ở ba lĩnh vực còn lại, giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.
Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian 3 năm trở lại đây. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác.
Theo số liệu đến tháng 5/2009, báo cáo của 8 bộ ngành và 48 tỉnh, thành phố, số dự án ODA đạt mức giải ngân khá từ 60% trở lên so với kế hoạch năm, chỉ chiếm có 1/5 tổng số dự án (121/556 dự án). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, 50% khối lượng giải ngân ODA là từ các dự án điện. Các dự án trong lĩnh vực giao thông, nâng cấp đô thị, giáo dục có mức giải ngân thấp hoặc trung bình. Các dự án công nghệ thông tin có mức giải ngân kém nhất
Nguyên nhân của vấn đề
Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới giải ngân chậm ODA là do cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng còn nhiều bất hợp lý, năng lực của cả cơ quan chủ quản và các nhà thầu còn hạn chế, cơ chế bố trí vốn đối ứng chưa hợp lý.
Theo đánh giá chung nguyên nhân chủ yếu là do còn có vướng mắc trong tổ chức thực hiện, tập trung chủ yếu vào các khâu như: chuẩn bị tài liệu dự án; quy trình và thủ tục thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án; lựa chọn nhà thầu, đàm phán và ký kết các hợp đồng xây lắp, mua sắm trang thiết bị và dịch vụ tư vấn; công tác đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng; lãnh đạo một số Bộ, cơ quan và địa phương chưa chỉ đạo ráo riết và đôn đốc, kiểm tra sát sao quá trình thực hiện; năng lực cán bộ quản lý ODA ở các cấp nhìn chung còn yếu. Nhìn chung, trách nhiệm chính của tình trạng này thuộc về các cơ quan chủ quản đầu tư và các chủ dự án, cụ thể như: công tác chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn còn yếu với chất lượng chưa cao nên khi thực hiện phải điều chỉnh nội dung dự án nhiều lần, phải gia hạn thời gian giải ngân.
Thứ hai, việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, dự toán, thiết kế kỹ thuật còn nhiều bất cập, thời gian kéo dài, chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều hạng mục được thẩm định đã lạc hậu so với tình hình mới, có nhiều dự án đã được phê duyệt khi thực hiện phải thẩm định lại, nhiều dự án phải điều chỉnh khối lượng phát sinh, sửa đổi trong thiết kế. Vì vậy, kéo theo sự điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư trong các hạng mục dự án, làm ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân theo Hiệp định đã ký.
Thứ ba, khâu lựa chọn nhà thầu xây lắp, mua sắm và dịch vụ tư vấn thực hiện chương trình, dự án đầu tư còn bị động, lỏng lẻo tạo nên lãng phí về vốn cũng như làm giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26622.doc