MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÁCKCN-KCX TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.
1.1. Những nét khái quát về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm KCN - KCX.
1.1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.2. Đặc điểm.
1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất.
1.1.2.1. Đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của kinh tế cả nước, thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.2.2. Phát triển KCN, KCX cũng là hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
1.1.2.3. KCN, KCX góp phần trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất.
1.1.2.4. KCN, KCX đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển các KCN – KCX.
1.1.3.1. Các nhân tố vĩ mô:
1.1.3.2. Các nhân tố vi mô:
1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX Việt Nam.
1.3. Thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.3.2. Nhu cầu phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ.
1.3.3. Thực trạng đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng KTTĐ Bắc Bộ.
1.3.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các KCN.
a) Sự phù hợp về quy hoạch KCN:
b) Tình hình thu hút đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng KCN:
1.3.3.2. Đầu tư phát triển sản xuất trong các KCN.
a) Về thu hút đầu tư trong KCN:
b) Tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động:
c) Tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng.
d) Tình hình sử dụng đất.
e) Tình hình bảo vệ môi trường trong KCN.
f) Tình hình thu hút lao động trong KCN.
1.3.4. Nhận xét, đánh giá quá trình phát triển các KCN.
1.3.4.1. Những thành quả đạt được.
1.3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
2.1. Định hướng phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước ta thời gian tới.
2.1.1. Việt Nam với chiến lược phát triển các KCN.
2.1.2. Đối với các KCN vùng KTTĐBB:
2.2. Đề xuất các giải pháp:
2.2.1. Các giải pháp vĩ mô.
2.2.2. Các giải pháp vi mô.
KẾT LUẬN
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển các Khu công nghiệp – Khu chế xuất vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xứng với tiềm năng và vai trò của Vùng KTTĐBB. So với sự phát triển của VKTTĐ phía Nam, chúng ta còn đi sau về tính hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Với sự góp mặt của Thủ Đô Hà Nội, chúng ta phải phấn đấu hơn nữa để trở thành đầu tầu kinh tế của cả nước.
Về cơ cấu vốn đầu tư, số liệu thống kê các năm qua cho thấy: chủ trương phát triển các KCN trong nước của Chính phủ ta ngay từ những ngày đầu đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mạnh mẽ. Hơn nữa, họ cũng là những nước phát triển hơn nên dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn. Theo đó, xét trên tổng thể nguồn vốn huy động cho phát triển CSHT KCN, trong những năm đầu các nhà đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn, tỷ lệ này đến nay đang ngày được giảm xuống. Một cách trực quan, ta có thể quan sát cơ cấu vốn đầu tư này trong bảng dưới đây:
Biểu 1.1. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH & ĐT
Trong cơ cấu vốn đầu tư, phần lớn nguồn vốn đầu tư hạ tầng đều do chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng tự huy động. Tuy nhiên cũng có một phần nguồn vốn ngân sách địa phương chủ yếu để đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Tổng số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các KCN trong vùng là 660,7 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
+ Phần đầu tư hạ tầng bên trong các KCN của Hà Nội và Hải Phòng đều do các chủ đầu tư kinh doanh tự bỏ vốn và huy động từ các nguồn khác để đầu tư, không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước . Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội cũng đã hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi và kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. UBND thành phố Hải Phòng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bằng một số chính sách ưu đãi để hỗ trợ các chủ đầu tư có điều kiện thu hồi vốn.
+ Phần lớn nguồn vốn đầu tư hạ tầng của các KCN của tỉnh Quảng Ninh do các chủ đầu tư tự bỏ ra và tự huy động. Riêng KCN Cái Lân được ngân sách tỉnh hỗ trợ 17 tỷ đồng để trả lãi vay trong thời gian xây dựng KCN từ 2001 đến 2006 và 100% chi phí đền bù, GPMB.
+ Ngân sách tỉnh Hải Dương tính đến 2007 đã hỗ trợ 19,4 tỷ đồng cho các KCN của tỉnh với các hạng mục cụ thể như: hệ thống đường gom KCN Tân Trường, cấp nước KCN Đại An, cấp nước KCN Phúc Điền, giải phóng mặt bằng và đường nội bộ KCN Việt Hoà, giải phóng mặt bằng KCN Nam Sách. Ngoài ra, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ xây dựng đường gom quốc lộ 5, rà phá bom mìn, đền bù hành lang xăng dầu với tổng kinh phí 92,5 tỷ đồng.
+ Ngân sách tỉnh Hưng Yên đã đầu tư trên 12 tỷ đồng xây dựng một số tuyến đường tại KCN Phố Nối A như đường gom quốc lộ số 5, đường 206, đường vào KCN trước khi có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.
+ Một số KCN của tỉnh Vĩnh Phúc như: Khai Quang, Quang Minh, Bình Xuyên có đặc thù phát triển từ các cụm công nghiệp, do đó có một phần vốn đầu tư từ ngân sách (KCN Quang Minh được hỗ trợ 46,885 tỷ đồng; KCN Khai Quang 17,56 tỷ đồng; KCN Bình Xuyên 22,67 tỷ đồng).
+ Vốn sử dụng cho kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là vốn của các Công ty đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, ngân sách địa phương đã hỗ trợ KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ 43 tỷ đồng đầu tư cho đường gom KCN và hỗ trợ biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Các chủ đầu tư tự bỏ vốn hoặc huy động vốn bên ngoài để đầu tư kinh doanh hạ tầng. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 25,8 tỷ đồng đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN Bắc Phú Cát.
Về tỷ lệ giữa vốn thực hiện trên vốn đăng ký thời gian qua, chúng ta có thể thấy trong đồ thị dưới đây:
Biểu 1.2. Tỷ lệ vốn thực hiện
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH & ĐT.
Từ đồ thị ta thấy được tỷ lệ vốn thực hiện qua các năm còn thấp so với lượng vốn đăng ký, trung bình chỉ khoảng 30%. Theo con số này, các KCN trong Vùng cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp kích thích giải ngân vốn đăng ký, phấn đấu hiện thực hóa hơn nữa ý định bỏ vốn của các nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ các KCN trong tương lai.
Tóm lại, thu hút vốn đầu tư vào CSHT KCN Vùng KTTĐBB thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, từng bước tạo được sự cân bằng giữa trong và ngoài nước. Tuy hiện tại nguồn vốn này có suy giảm do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nhưng về lâu dài nguồn vốn này có thể sẽ tăng mạnh.
1.3.3.2. Đầu tư phát triển sản xuất trong các KCN.
a) Về thu hút đầu tư trong KCN:
Tính đến tháng 12/2008, các KCN vùng KTTĐ phía Bắc đã thu hút được tổng cộng 1099 dự án đầu tư trong đó 608 dự án nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 8126,52 triệu USD (chiếm 17,7% về số dự án và 20% về số vốn đầu tư của cả nước) và 491 dự án trong nước với số vốn 44302,99 tỷ đồng (chiếm 14,2% về số dự án và 18,4% về số vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước trong các KCN cả nước). Số dự án và tổng vốn đầu tư trong, ngoài nước biểu hiện trong bảng dưới đây (vốn đầu tư trong nước được quy tương đương sang USD):
Biểu 1.3. Số dự án và tổng vốn đầu tư trong, ngoài nước
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH & ĐT.
Qua đồ thị ta thấy được số dự án và tổng vốn đầu tư vào Vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng có những dấu hiệu tích cực, đặc biệt năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế lớn với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn vốn trong và ngoài nước chảy vào các KCN vẫn có chiều hướng tăng với một lượng đáng kể. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong các lĩnh vực KCN, ngay cả trong điều kiện kinh tế chung gặp khó khăn. Mặc dù vậy, nhìn sang tỷ lệ nguồn vốn giải ngân được trong thời kỳ này thì ta cũng chưa thấy có sự bứt phá nhiều so với các thời kỳ trước (thể hiện trong biểu đồ dưới đây). Điều đó cũng đặt ra một yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa nguồn vốn giải ngân trong thời kỳ tới như nguồn vốn đầu tư vào CSHT.
Biểu 1.4. Vốn giải ngân trên vốn đăng ký
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các KKT – Bộ KH & ĐT
b) Tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động:
Về các lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư vào KCN trong vùng tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất ôtô, xe máy và phụ tùng, cơ khí chính xác, sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, điện-điện tử, linh kiện nhựa,.. Đặc biệt đã thu hút được một số dự án công nghiệp kỹ thuật cao trong ngành điện tử tại KCN Thăng Long, Sài Đồng, Quế Võ, Tiên Sơn, Nomura của Công ty TNHH Canon Việt Nam, Orion-Hanel, Sumitomo Bakelite Việt Nam, Rorze Robotech.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trong vùng năm 2008 đạt gần 3339,83 triệu USD, chiếm khoảng 7,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN cả nước (giảm từ 21,38% năm 2006 do những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2008). Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong vùng năm 2008 ước đạt khoảng 2 tỷ USD (chiếm 18,36% tổng giá trị xuất khẩu của các KCN cả nước). Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN trong vùng năm 2008 ước đạt khoảng 2,56 tỷ USD. Năm 2008, các doanh nghiệp KCN trong vùng nộp ngân sách khoảng 424,39 triệu USD (chiếm 42,6% so với tổng số nộp ngân sách của các KCN cả nước). Cụ thể các số liệu về tình hình hoạt động của Vùng được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu 1.5. Kết quả hoạt động các KCN
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH & ĐT.
Dưới đây là một số biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động của các KCN Vùng KTTĐBB so với cả nước:
Biểu 1.6 : Giá trị SXCN Biểu 1.7 : Giá trị xuất khẩu
Biểu 1.8 : Giá trị nhập khẩu Biểu 1.9 : GT nộp ngân sách
Qua các biểu đồ trên ta thấy được: hiệu quả hoạt động của các KCN Vùng KTTĐBB so với cả nước nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn. Xét trên phạm vi toàn Quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đang giữ vị trí đi đầu trong hoạt động các KCN.
c) Tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng.
Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng tại các địa phương là những vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng các dự án phát triển nói chung, các dự án xây dựng KCN nói riêng. Các vấn đề phức tạp, khó khăn càng tăng lên đối với các KCN quy hoạch cần GPMB liên quan tới các khu dân cư, khu cận kề với khu đô thị, khu vực giáp ranh giữa các địa phương khác nhau, các khu nghĩa trang...
Trong 6455 ha đất KCN được quy hoạch còn có 494.6 ha đất chưa giải phóng được mặt bằng (chiếm 7,7% đất quy hoạch KCN), đó là: KCN Cái Lân còn 5 ha chưa GPMB do dân chưa chịu nhận tiền đền bù; KCN Đình Vũ còn 45,1 ha chưa kết thúc GPMB. KCN Đồ Sơn còn 11 hộ dân và 1 xí nghiệp chưa nhận tiền đền bù; KCN Phúc Điền còn 13 ha của HTX Cờ Đỏ chưa hoàn thành GPMB; KCN Sài Đồng B còn 18,1 ha chưa GPMD do UBND quận Long Biên không thành lập Hội đồng GPMB để triển khai GPMB bàn giao cho Chủ đầu tư; KCN Quang Minh còn 21,7 ha chưa GPMB và KCN Kim Hoa còn 4,6 ha chưa GPMB do người dân không nhận tiền đền bù. KCN Khai Quang còn 62,7 ha chưa GPMB do KCN phải đền bù GPMB khu dân cư, đất lâm nghiệp chuyển thành trang trại; KCN Đồng Văn còn lại 3 ha chưa GPMB do Công ty giống cây trồng TW đang xin được chuyển mục đích sử dụng như đơn vị trong KCN; KCN Bắc Phú Cát còn 93,1 ha chưa đền bù GPMB do người dân chưa nhận tiền đền bù, hồ sơ GPMB chưa lập xong hoặc chưa có khu tái định cư; KCN Tiên Sơn còn 19 ha chưa GPMB; KCN Phố Nối A còn lại 132,5 ha vẫn chưa đền bù GPMB do KCN Phố Nối A nằm trên địa bàn của 3 huyện với 6 xã, chính sách về đất đai thay đổi nên nhà đầu tư phải thỏa thuận trực tiếp với người dân do vậy mất nhiều thời gian để thực hiện phương án đền bù. KCN Phố Nối B giai đoạn II với diện tích 70 ha chưa GPMB do quá trình lập và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục GPMB của Chủ đầu tư kéo dài, giá đền bù thay đổi, quy hoạch chung thay đổi.
Những vấn đề khó khăn trong quá trình GPMB cho các KCN trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đó là:
- Mức giá đền bù thay đổi theo xu hướng tăng theo từng thời kỳ do vậy chủ đầu tư hạ tầng phải tính toán lại giá thành, người dân được nhận tiền đề bù trước gây khó khăn cho nhà đầu tư hoặc tâm lý của người dân chờ thay đổi tiếp mức giá đền bù nên đã gây ảnh hưởng tới tiến độ GPMB cũng như tiến độ thực hiện dự án.
- Giá trị đền bù GPMB giữa các tỉnh, các khu vực thay đổi do đó người dân có sự so bì không thống nhất phương án đền bù.
- Tâm lý mất đất canh tác, dẫn tới người dân không có việc làm hoặc các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người mất đất không phù hợp nên không chịu nhận tiền đền bù hoặc chống đối quá trình GPMB, đặc biệt là ở các vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
- Quá trình đô thị hóa nhanh, giá đất ngày càng tăng mạnh làm ảnh hưởng tới tâm lý chờ giá tăng mới nhận tiền đền bù GPMB.
- Một số doanh nghiệp có diện tích cần giải phóng mặt bằng nhỏ, lẻ được đền bù theo phương thức thỏa thuận với chủ đầu tư, thường giá cao hơn so với qui định nên tác động thiếu tích cực tới quá trình đền bù GPMB.
- Một bộ phận lợi dụng sự dân chủ đòi tăng giá đền bù vượt khung qui định và đòi hỏi nhiều điều kiện bất hợp lý tác động xấu tới công tác đền bù GPMB. Một số KCN do việc quy hoạch và xây dựng khu tái định cư chậm nên cũng ảnh hưởng tới công tác đền bù GPMB.
Tóm lại: công tác đền bù GPMB là một khâu hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện dự án, tỷ lệ giải ngân của vốn. Do vậy, về lâu dài, các nhà quản lý chức năng cần có những chính sách hữu hiệu, thiết thực nhằm rút ngắn tối đa thời gian cho giai đoạn này.
d) Tình hình sử dụng đất.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển các KCN, có liên quan chặt chẽ đến hệ thống hạ tầng quốc gia (sân bay, bến cảng, đường bộ...), dự báo dòng vốn đầu tư (đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), định dướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và kết quả sản xuất, kinh doanh của các KCN hiện có. Về cơ bản một số địa phương đã có quy hoạch sử dụng đất hợp lý để phát riển KCN theo hướng đưa đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng không có hiệu qủa vào phát triển các KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương sử dụng đất chuyên trồng lúa, đất trồng cao su, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tâng kỹ thuật tốt để xây dựng các KCN (như ở Hưng Yên, Hải Dương, ...), trong khi đó có thể lựa chọn giải pháp đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật để đưa các loại đất khác vào xây dựng các KCN.
Tính đến hết năm 2008, 52 KCN đang hoạt động thuộc vùng KTTĐBB đã cho thuê được 2993,88 ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 72,4% diện tích đất công nghiệp - bằng mức trung bình chung của cả nước). Ngoài ra, 22 KCN đang trong thời kỳ triển khai xây dựng cơ bản cũng đã cho thuê được 278 ha.
Nhìn chung, việc sử dụng đất của các nhà đầu tư thuê đất trong các KCN đã đi vào hoạt động trong vùng phù hợp với mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đã được phê duyệt. Trên 60% số dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư tại các KCN trong vùng đã đi vào hoạt động, 24% số dự án đang xây dựng nhà xưởng, 14% số dự án chưa triển khai. 10 dự án đầu tư tại KCN Cái Lân, Nomura, Quang Minh, Khai Quang, Tiên Sơn và Đồng Văn I không có khả năng triển khai. Phần diện tích đất công nghiệp đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhưng chưa cho thuê được khoảng trên 60 ha (chiếm khoảng 3% so với tổng diện tích đất công nghiệp đã xây dựng kết cấu hạ tầng). Tuy nhiên còn hiện tượng quy hoạch trồng lên quy hoạch, đó là KCN Đình Vũ (Hải Phòng), ngoài việc Chính phủ cho phép thành lập KCN Đình Vũ thì UBND thành phố Hải Phòng lại có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và ban hành điều lệ quản lý xây dựng cụm công nghiệp trên diện tích KCN đã được quy hoạch.
Một số KCN đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy cao gồm: KCN Nomura, Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tiên Sơn, Đồng Văn I, Khai Quang, Nguyễn Đức Cảnh, Thăng Long, Sài Đồng B.
Bảng 1.3. Số liệu về sử dụng đất
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Đất tự nhiên
1492.00
1492.00
1492.00
1492.00
2124.00
2740.87
3372.15
3994.85
4600.74
8404.49
12092.12
Đất có thể cho thuê
1136.75
1133.75
1133.75
1133.75
1594.75
1945.78
2240.48
2732.35
3122.30
5611.81
7307.73
Đất đã cho thuê
45.50
62.00
62.50
151.89
191.96
411.43
818.92
1319.54
1681.85
2671.06
2993.88
%
4.00
5.47
5.51
13.39
12.04
21.14
36.55
48.29
53.87
47.60
40.97
Nguồn: Vụ Quản lý các KKT – Bộ KH & ĐT (Đv: ha)
Một số địa phương đã có chính sách phù hợp để điều tiết hợp lý giá cho thuê đất để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và giá cho thuê lại đất trong KCN. Tại đây, các KCN đã thu hút được các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào thuê mặt bằng. Tại một số địa phương, các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh còn chưa muốn vào thuê đất trong KCN vì giá thuê đất gắn với hạ tầng quá cao. Theo kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất dối với KCN do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trên phạm vi 23 KCN thuộc địa bàn các tỉnh. Trong đó tại Hà Nội, giá đất Nhà nước cho công ty xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thuê (giá cho thuê đất thô) dao động từ 1.000đồng/m2/năm đến 1.500đồng/m2/năm; giá cho thuê mặt bằng sản xuất trong KCN dao động từ 15.000đồng/m2/năm đến 35.000đồng/m2/năm (bao gồm cả phí sử dụng hạ tầng); Bình quân giá cho thuê đất thô là 1.047đồng/m2/năm và giá cho thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong KCN là 23.285đồng/m2/năm. Nếu khấu trừ khoản chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN bỏ ra thì Nhà nước hầu như không thu được khoản nào từ tiền giao đất, cho thuê đất. Trong khi đó, giá cho thuê mặt bằng sản xuất trong KCN lại khá cao, khiến cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các ngành, nghề có tỷ suất lợi nhuận thấp khó có thể thuê được mặt bằng sản xuất tại các KCN. Để giải quyết tình trạng này, một số tỉnh đã đưa ra phương án giao đất cho một số đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, sau đó đơn vị này cho thuê mặt bằng gắn với hạ tầng theo giá do UBND quy định.
Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để xây dựng hạ tầng KCN, trong khi các doanh nghiệp đầu tư vào KCN vẫn phải thuê mạt bằng với giá cao, đó là một trong những rào cản đối với việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho tỷ lệ lấp đầy mặt bằng sản xuất trong KCN còn thấp. Vì vậy, có thể đánh giá là hiệu qủa sử dụng đất trong KCN chưa cao.
e) Tình hình bảo vệ môi trường trong KCN.
Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt, các KCN đều có xây dựng khu xử lý nước thải. Nhìn chung, các công ty xây dựng hạ tầng đều tuân thủ theo quy hoạch được phê duyệt, các quy định về bảo vệ môi trường, tỷ lệ cây xanh, hồ điều hòa… Các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN đều cam kết thực hiện đầy đủ việc bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.
Về môi trường nước thải: Các KCN trong vùng đều xây dựng các hệ thống thu gom nước thải bao gồm hệ thống thu gom nước mưa và nước thải công nghiệp. Hệ thống nước thải công nghiệp được dẫn về hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở nhiều KCN chưa đồng bộ, phần lớn các KCN mới xây dựng hệ thống thu gom nhưng chưa xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Mặc dù ở các KCN hiện nay các dự án đang hoạt động chưa nhiều nhưng bước đầu đã có hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước quanh KCN, đặc biệt có nơi ô nhiễm nguồn nước thải như ở KCN Tiên Sơn, KCN Sài Đồng B, Nội Bài...
Trong 52 KCN đã thành lập mới có 7 KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp và 01 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, đó là: KCN Cái Lân: Trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 2.000 m3/ ngày đêm (Dự án 4000 m3/ ngày đêm) đã đưa vào vận hành năm 2006, đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của KCN. Tuy nhiên công suất vận hành mới đạt khoảng 700-1.000 m3/ ngày đêm do nhu cầu xử lý nước thải của các dự án đang hoạt động trong KCN không lớn; KCN Nomura: Trạm xử lý nước thải công suất 10.800 m3/ngày đêm, nước thải sau khi xử lý bảo đảm tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra sông; KCN Nam Sách: Trạm xử lý nước thải công suất 3.000 m3/ ngày đêm, xử lý nước thải đạt tiêu chẩn loại B trước khi thoát ra nguồn. Tuy nhiên do lượng nước thải của các dự án đang hoạt động trong khu còn ít, chưa đủ công suất vận hành trạm xử lý… KCN khác gồm: Đại An, Phúc Điền, Quế Võ, Phố Nối A, Khai Quang đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp. Còn 22 KCN khác chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp.
Theo quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN trong vùng, tỷ lệ đất cây xanh là 12,3% tổng diện tích đất KCN và đất sử dụng để xây dựng các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng (điện, nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, phòng chống cháy nổ, dịch vụ) là 5,7%.
Các KCN đều tuân thủ theo quy hoạch với tỷ lệ đất cho cây xanh được duyệt, tuy nhiên các tỷ lệ này ở một số KCN tỷ lệ này đạt được còn thấp như KCN Ninh Phúc (6,91%); KCN Nomura (2%); KCN Nam Sách (6,3%)…. Một số KCN đã đi vào vận hành khá lâu nhưng số lượng cây xanh được trồng còn ít hoặc đang trong giai đoạn mới ươm trồng (KCN Phố Nối A, KCN Cái Lân…). Việc chưa đảm bảo tiến độ trồng cây xanh, xây dựng hồ điều hoà trong KCN đã ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan của KCN.
Ở các địa phương, Ban quản lý KCN phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc cấp Phiếu xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường, kiểm tra định kỳ và kiểm tra liên ngành về việc chấp hành tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Tuy nhiên, do chưa phân cấp về quản lý môi trường, nên ở một số địa phương việc phối hợp giữa Ban quản lý KCN và Sở Tài nguyên và Môi trường chưa được chặt chẽ, hơn nữa Ban quản lý KCN không có thẩm quyền về xử lý vấn đề môi trường trong KCN nên phần nào các doanh nghiệp trong các KCN còn coi nhẹ về bảo vệ môi trường.
f) Tình hình thu hút lao động trong KCN.
Các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN trong Vùng KTTĐBB hiện đã thu hút được 17,7 vạn lao động trực tiếp. KCN thu hút nhiều lao động nhất gồm: KCN Nomura (1,2 vạn lao động, Nguyễn Đức Cảnh (gần 1,2 vạn lao động), Quang Minh (1,1 vạn lao động), Thăng Long (2,4 vạn lao động), Sài Đồng B (1 vạn lao động), Khai Quang (1 vạn lao động). Số lao động qua các năm được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu 1.10. Số lao động qua các năm
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ Quản lý các KKT – Bộ KH & ĐT
Trong 17,7 vạn lao động thì số lao động sử dụng tại chỗ chỉ khoảng từ 10 – 20% còn lại là lao động ở các huyện, tỉnh lân cận đến làm việc. Số người lao động ở các vùng khác đến làm việc trong các KCN đều phải thuê nhà ở của các người dân xung quanh KCN. Điều kiện ăn ở sinh hoạt của người lao động thuê nhà còn nhiều khó khăn cả về tiện nghi sinh hoạt và giá cả nhà thuê. Phần lớn các nhà cho thuê đều là nhà tạm, lợp ngói xi măng, khoảng 3-4 công nhân thuê một buồng với mức từ 100.000-150.000 người/tháng không kể điện nước; ở các khu vực xa các đô thị lớn mức thuê có thấp hơn một chút. Tình hình an ninh trật tự tại các khu công nhân thuê trọ ở một số KCN cũng có nhiều bức xúc do lực lượng thuê nhà đông.
Những năm gần đây khi quy hoạch phát triển các KCN, các địa phương đều đã quy hoạch các khu đất để xây dựng nhà ở cho người lao động hoặc quy hoạch các KCN gần các khu quy hoạch khu đô thị (trừ một số KCN đã quy hoạch trước đây như KCN Cái Lân hiện chưa tìm được quỹ đất cho việc xây dựng nhà ở cho người lao động). Hiện nay trong 34 KCN đã có một số KCN xây nhà ở cho người lao động, gồm: KCN Đại An: Công ty cổ phần Đại An đã nhượng lại đất cho 1 chủ đầu tư thứ cấp để XD chung cư cho công nhân thuê; KCN Tiên Sơn đã xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân thuê với 30 căn hộ, diện tích khoảng 60-70 m2/ căn hộ, giá thuê một căn hộ khoảng 700.000-900.000 đồng/tháng, quá cao so với thu nhập của người lao động nên chưa đáp ứng nhu cầu thuê nhà của công nhân.
Như vậy, đến nay mặc dù ở một số địa phương, KCN đã xây dựng nhà ở cho người lao động, nhưng với số lượng còn rất nhỏ bé so với nhu cầu thực tế về nhà ở hiện nay của người lao động và đặc biệt giá thuê đất còn khá cao so với thu nhập của người lao động. Vì vậy tình hình nhà ở cho người lao động vẫn đang là vấn đề bức xúc, đặc biệt trong những năm tới khi các KCN hiện có được lấp đầy và các KCN mới hoàn thành xây dựng CSHT đưa vào hoạt động thì vấn đề nhà ở cho người lao động sẽ ngày càng trở nên bức xúc hơn. Do vậy cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thích hợp để các nhà đầu tư sớm đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động.
1.3.4. Nhận xét, đánh giá quá trình phát triển các KCN.
1.3.4.1. Những thành quả đạt được.
Qua nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua, ta thấy các KCN đã đạt được những kết quả tích cực, các địa phương trong vùng đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển. Một số kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự phát triển các KCN trong thời gian qua đã tạo ra những bước đột phá trong phát triển công nghiệp nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN đã đóng góp khoảng 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp của toàn quốc, góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt. Sự hình thành, phát triển các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Sau trên mười lăm năm kể từ khi bắt đầu hình thành các KCN, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 39,9%. Năm 2005, các doanh nghiệp KCN, KCX đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2,0 tỷ USD. Việc hình thành các KCN đã kéo theo việc phát triển kinh tế dịch vụ tại địa phương để đáp ứng nhu cầu hoạt động của KCN.
Thứ hai, phát triển các KCN đã góp phần giải quyết được một lượng lớn việc làm cho người lao động trong và ngoài vùng đồng thời nâng cao được năng lực cho các nhà quản lý.
Thứ ba, với những chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu thế về tổ chức sản xuất và cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”, thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh. Chẳng hạn, ủy quyền cho Ban quản lý cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài đến 40 triệu USD; phê duyệt kế hoạch xuất khẩu và quản lý hoạt động thương mại; cấp phép cho người lao động nước ngoài. Bên cạnh cơ chế ủy quyền, hiện nay cùng với việc cải cách thủ tục hành chính có tính “đột phá” chung của cả nước, Ban quản lý KCN ở các địa phương đã cố gắng phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thời gian cấp phép đầu tư, chế độ công khai thủ tục, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang “tiên phong” trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính, thời gian cấp phép đầu tư và giảm thiểu những “nhũng nhiễu” hành chính thôngqua chính sách “đăng ký đầu tư kinh doanh qua mạng”. Như vậy, việc phân phối quản lý nhà nước bước đầu đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ cơ chế “bộ máy cai t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Thực trạng và giải pháp.doc