Đề tài Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp

Tuy vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý KCN đã được quy định rõ trong Quy chế KCN, KCX, khu công nghiệp cao theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ và Thông tư số 151/TT-BTCCBCP của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nhưng đến nay đã có nhiều thay đổi không phù hợp với tình hình thực tế phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ. Do đó, để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý KCN cần làm rõ các nội dung sau:

  Xác định rõ nội dung công tác quản lý Nhà nước của Ban quản lý làm những gì và đến đâu. Trong đó, phân định cụ thể các công việc nào do Ban quản lý chủ trì thực hiện một cách độc lập theo chức năng, thẩm quyền của mình, những việc nào phối hợp với các Sở, ban ngành cảu UBND cấp tỉnh để xử lý vấn đề có liên quan.

  Cần xác định cụ thể những loại nội dung công việc hoạt động “hỗ trợ” cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư vào KCN.

  Về mặt thể chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý cần quy định theo 3 mức độ rõ ràng và cụ thể: loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản để UBND cấp tỉnh trình Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét quyết định; loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản trình UBND cấp tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền; công việc tự xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp hoặc ủy quyền.

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia đã chiếm khoảng 81% số dự án đầu tư nước ngoài. Về vốn đầu tư vào các KCN, KCX thì Đài Loan là nước có khối lượng vốn đầu tư lớn nhất (16% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài), tiếp đó là Nhật Bản (14,5%), Hàn Quốc(9,6%), Singapore (7,8%). Đối với nguồn trong nước: Cũng theo số liệu báo cáo của ban quản lý các KCN, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trong nước trong tổng vốn đầu tư vào các KCN đang tăng nhanh từ 17,3% năm 2002 tăng lên 32% năm 2007, sự tăng nhanh thể hiện sự lớn mạnh dần của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư từ khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng thu hẹp trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân đang dần chiếm vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của các KCN vùng Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn 2002 – 2007, tỷ trọng nguồn vốn Ngân sách trong tổng vốn đầu tư giảm dần từ 6,85% năm 2002 xuống còn 4,78% năm 2007, giảm hơn 2% cả thời kỳ. Nguồn vốn ngân sách chủ yếu thực hiện xây dựng một số hạng mục của cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng. Đối với KCN đầu tiên của tỉnh vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng một số hạ mục cơ sở hạ tầng như trạm xử lý nước, đường gom ngoài KCN, hỗ trợ một phần xây dựng các công trình xã hội của KCN như nhà ở của công nhân Mặc dù có tỷ lệ vốn ngân sách không cao, nhưng đây là một nguồn vốn quan trọng, là nguồn xúc tác cho việc thu hút các nguồn vốn khác. Sau 5 năm, nguồn vốn tư nhân và vốn khác tăng 16,73 % tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng, từ 10,5% năm 2002 lên 27,2% năm 2007. Điều đó thể hiện đúng đường lối của Đảng là phát triển kinh tế nhiều thành phần, điều đó cho thấy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, và đang khẳng định vai trò trong sự phát triển KCN nói riêng và nền kinh tế của vùng nói chung. Cơ cấu đầu tư theo địa phương Theo số liệu thống kê của ban quản lý các KCN, vốn đầu tư vào các KCN trong những năm gần đầy phát triển khá nhanh, và có xu hướng đầu tư phát triển đồng đều hơn giữa các địa phương trong vùng. Cơ cấu đầu tư phát triển các KCN của các địa phương trong vùng được thể hiện ở bảng dưới đây: Biểu 9. Cơ cấu vốn đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ theo địa phương giai đoạn 2002 – 2007 (vốn thực hiện) Đơn vị :% Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mức tăng/giảm thời kỳ Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 1. Đồng Nai 38.9 33.4 35.3 34.4 33.5 31.4 -7.5 2. Bình Dương 17.4 11.4 11.5 13.0 18.9 19.6 2.2 3. Bà Rịa-Vũng Tàu 24.7 38.1 36.8 36.3 29.5 33.2 8.4 4. TP. Hồ Chí Minh 19.1 16.8 15.6 15.0 17.0 14.6 -4.5 5. Bình Phước 0.01 0.01 0.01 0.03 0.03 0.06 0.1 6. Tây Ninh 0.03 0.35 0.66 1.16 1.16 1.21 1.2 Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của Ban quản lý KCN các tỉnh vùng Đông Nam Bộ Mặc dù vốn đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh vẫn liên tục tăng trong những năm qua với quy mô tương đối, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào KCN Thành phố lại có xu hướng giảm mạnh từ 19.2% năm 2002 xuống còn 14.6% năm 2007. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo địa phương đang thể hiện sự phân bố đồng đều và hợp lý hơn, tránh sự tập trung quá tải KCN ở một số tỉnh và Thành phố. Các tỉnh như Đồng Nai giữ ổn định ở mức trên 31%. Tỉnh Bình Dương tăng từ 16,3 năm 2002 lên 19,6% năm 2007. Nhờ có một số dự án lớn đầu tư vào Vũng Tàu nên khối lượng vốn đầu tư vào các KCN khá cao, đưa tỷ trọng vốn đầu tư của KCN Vũng Tàu tư 24,7 năm 2002 lên 33,2% vào năm 2007. Còn lại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh có tăng chút ít nhưng tốc độ chuyển dịch. Đến năm 2007, hai tỉnh này chỉ thu hút được 166 dự án, khoảng gần 2% tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng. Đầu tư phát triển KCN TP. Hồ Chí Minh Những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX với những thay đổi trong quan điểm và chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam đã đánh dấu cao điểm của những làn sóng đầu tư đó với sự xuất hiện ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX ở Việt Nam, mà chủ yếu là ở vùng Đông Nam Bộ. Khởi điểm từ KCN Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) với những thành công bước đầu đã kéo theo sự phát triển nở rộ của các KCN trong vùng và trong cả nước. Như vậy có thể thấy TP. Hồ Chí Minh chính là hạt nhân phát triển của KCN vùng Đông Nam Bộ cũng như của cả nước. Tính đến hết 12 năm 2007, thành phố có 15 KCN tập trung, bao gồm 12 KCN, 1 khu công nghệ cao và 2 KCX được thành lập với diện tích đất KCN là 2728 ha. Nhiều KCN được thành lập từ những năm 1996, 1997. Từ năm 2002 đến nay, thành phố chỉ có thêm 3 KCN. Như vậy, hiện nay TP. Hồ Chí Minh đang tập trung vào việc thu hút lấp đầy các KCN hiện có do vậy mức thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn khá cao. Trong 6 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN. Đến nay, đã có 1125 dự án đầu tư vào KCN thành phố với số vốn đăng ký là 3585 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cao (64,3%) so với mức trung bình của vùng (54,5%) và của cả nước (49,1%). Một số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% như: KCN Linh Trung 1, Linh trung 2, KCX Bình Chiểu, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Cát Lái (cụm 2), VĨnh Lộc Giai đoạn 1 và KCN Tân Bình Giai đoạn 1. Nhiều KCN của thành phố đạt giá trị đầu tư cao như KCN Tân Thuận đã thu hút được 847 triệu USD và 98 tỷ đồng vốn đăng ký, KCN Linh Trung I đã nhận được cam kết đầu tư 278 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự suy giảm tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN toàn vùng, vốn đầu tư sản xuất vào KCN TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng chậm dần. Chỉ tính riêng giai đoạn 2002 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư sản xuất KCN thành phố đã giảm 4,5% so với tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng. Đây là mức giảm khá cao so với các địa phương khác trong vùng. Điều này cũng cho thấy một xu thế phát triển mới của KCN vùng Đông Nam Bộ với sự vươn lên mạnh mẽ của các KCN tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ của TP. Hồ Chí Minh. Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương Mặc dù ra đời muộn hơn các KCN ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng các KCN ở tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương đang dần khẳng định là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 1995, KCN Biên hòa II, Gò Dầu, Nhơn Trạch I ở tỉnh Đồng Nai và KCN Sóng Thần I ở tỉnh Bình Dương được thành lập với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và địa phương. Sau hơn 10 năm, với lợi thế so sánh và những ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã xây dựng được hệ thống các KCN nhiều nhất trong cả nước. Hiện nay chỉ riêng hai tỉnh đã chiếm gần 30% tổng số KCN trong cả nước. Thời kỳ 2002 - 2007 đánh đấu sự mở rộng không ngừng của hệ thống các KCN các địa phương này. Năm 2002, trên địa bàn hai tỉnh mới có 17 KCN nhưng đến năm 2007, đã có 48 KCN đang hoạt động và đang xây dựng cơ bản. Đáng chú ý là phần lớn KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương có chủ đầu tư là phía Việt Nam. Trong 26 KCN ở tỉnh Đồng Nai chỉ có 2 KCN có vốn đầu tư nước ngoài là KCN LOTECO liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản và KCN AMATA liên doanh giữa Việt Nam và Thái Lan. Ở tỉnh Bình Dương, nhà đầu tư hạ tầng Singapore là chủ đầu tư KCN nước ngoài duy nhất với 2 KCN VSIP 1 & 2 và KCN An Tây. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các KCN thuộc hai tỉnh nhưng các KCN này đang là những KCN hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn. Trong đó, KCN VSIP 1&2 dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, đã có 267 dự án đăng ký hoạt động tại KCN với số vốn cam kết lên tới 1980 triệu USD. Không chỉ chiếm vị trí tiên phong trong thu hút đầu tư hạ tầng KCN, Đồng Nai và Bình Dương cũng là các địa phương có khả năng thu hút vốn đầu tư khá tốt. Tính đến nay, đã có 1935 dự án đăng ký đầu tư vào KCN hai tỉnh (chiếm hơn 60% số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh toàn vùng) với giá trị ước đạt 15435 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mức tăng vốn đầu tư sản xuất vào KCN ở các địa phương này không ngừng tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 6 năm, tỷ trọng vốn đầu tư sản xuất vào KCN tỉnh Bình Dương tăng 2,2% và tỉnh Đồng Nai là tỉnh giảm nhiều nhất 7,5% trong cơ cấu vốn đầu tư sản xuất KCN vùng Đông Nam Bộ. Mằc dù vậy Đồng Nai và Bình Dương vẫn là trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ. Đầu tư phát triển KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu được coi là một tỉnh có nhiều ấn tượng trong phát triển KCN ở vùng Đông Nam Bộ. Mặc dù trong toàn tỉnh chỉ có 8 KCN với diện tích đất công nghiệp 3109 ha nhưng lượng vốn đầu tư vào các KCN trong tỉnh đạt giá trị khá cao. Năm 2002, vốn đầu tư vào KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới chiếm khoảng hơn 24,7% nhưng đến năm 2007, đã thu hút trên 33,2% tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng. Nguyên nhân giải thích lý do vốn đầu tư toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ tăng vốn đầu tư khá cao và suất đầu tư trên 1 đơn vị diện tích đất công nghiệp và trên 1 dự án của tỉnh luôn đạt giá trị cao là trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút được nhiều dự án đầu tư khá lớn như Nhà máy điện Phú Mỹ, Nhà Máy thep Posco,đưa suất đầu tư/dự án của KCN có giá trị đầu tư cao như KCN Phú Mỹ I của tỉnh có quy mô vốn đầu tư/dự án đạt 90,31 triệu USD/dự án. Các dự án đầu tư vào các KCN thuộc tỉnh chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, sản xuất thép đòi hỏi lượng vốn đầu tư khá lớn. Do đó, giá trị đầu tư của các dự án trong KCN tỉnh khá cao mặc dù tỉnh có ít dự án đầu tư ( năm 2007 tỉnh thu hút được 164 dự án, chiếm khoảng 4% dự án đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ) và mức độ thu hút đầu tư không cao ( tỷ lệ lấp đầy KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến hết năm 2007 chỉ đạt 41,5%, thấp nhất trong toàn vùng). Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn đầu tư sản xuất KCN vùng là tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Phước. Đây là các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, ít có lợi thế trong phát triển công nghiệp so với các tỉnh, thành khác trong khu vực nên chỉ lượng vốn đầu tư phát triển KCN vào các địa phương này còn thấp, Vốn đầu tư cơ sở Hạ tầng KCN chủ yếu là từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Mặc dù KCN đầu tiên được xây dựng ở hai tỉnh từ năm 1999 (KCN Tràng Bang ở tỉnh Tây Ninh), nhưng đến nay trên địa bàn hai tỉnh mới chỉ thành lập được 4 KCN. Trong đó, KCN Tràng Bảng là KCN đạt hiệu quả thu hút vốn đầu tư cao nhất trong các KCN ở hai địa phương cũng mới chỉ thu hút được 166 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 484 triệu USD. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của các KCN tại các tỉnh này còn hạn chế. Tuy là địa phương có mức vốn đầu tư đăng ký ít nhất trong 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ nhưng qua 4 năm hoạt động, các KCN tỉnh Bình Phước đã thu được những thành quả bước đầu. Lượng vốn đầu tư sản xuất trong các KCN tỉnh không ngừng tăng qua các năm và đạt 0,3 điểm phần trăm tăng trong cả thời kỳ. Dự đoán trong tương lai, khi KCN Minh Hưng với nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc đi vào hoạt động, vốn đầu tư sản xuất trong các KCN trên địa bàn tỉnh sẽ còn tiếp tục tăng. Tận dụng ưu thế hình thành sớm, sau gần 10 năm hoạt động, các KCN tỉnh Tây Ninh đã đạt được sự phát triển vượt bậc so với các KCN tỉnh Bình Phước. Tuy trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 KCN ( KCN Linh Trung III và KCN Tràng Bảng) nhưng đến nay cả 2 KCN này đều đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao, đưa Tây Ninh trở thành một trong các địa phương đạt tỷ lệ lấp đầy KCN cao trong toàn vùng. Trong những năm qua, vốn đầu tư vào các KCN tỉnh cũng không ngừng tăng. Từ năm 2002 đến nay, tỷ trọng vốn đầu tư KCN tỉnh đã tăng 1,3 điểm % tổng vốn đầu tư KCN toàn vùng. Mặc dù đối với các địa phương khác trong vùng, đây là mức tăng khá khiêm tốn nhưng trong điều kiện hạn chế về quy mô KCN ( các KCN tỉnh có quy mô khá nhỏ với diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chỉ đạt 261 ha) có thể thấy tiềm năng phát triển KCN của tỉnh Tây Ninh còn khá lớn. Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất trong KCN theo ngành, lĩnh vực Đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với nhiều ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, để phục vụ cho chiến lược phát triển hướng ra xuất khẩu của vùng, các mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng như dệt may, da giầy luôn được coi trọng đầu tư trong các KCN vùng. Trong nhiều năm liên tiếp, các dự án của ngành công nghiệp dệt may luôn đứng đầu trong danh mục dự án thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất của KCN vùng Đông Nam Bộ. Nhưng từ năm 2002 đến nay, cơ cấu đầu tư sản xuất trong các KCN vùng đang có sự thay đổi rõ rệt. Biểu 10. Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN vùng Đông Nam Bộ theo ngành giai đoạn 2002 – 2007 ( vốn thực hiện) Đơn vị: % Ngành 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mức tăng/giảm thời kỳ Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 1. Dệt may 32.7 31.2 28.7 24.3 17.9 17.2 -15.5 2. Điện tử 2.5 4 5.2 5.6 9.6 13.4 10.9 3. Cơ khí, luyện kim 13.5 16.8 19.7 22.8 25.4 26.3 12.8 4. Gỗ bao bì 10.5 9.8 9.7 9.5 8.6 6.8 -3.7 5. Nhựa cao su 9.6 7.2 6.8 6.5 6.5 6.1 -3.5 6. Thực phẩm đồ uống 5.8 5.8 5.1 5.6 5.4 6.1 0.3 7. Hóa chất dược 3.9 3.9 4.2 4.3 4.9 4.3 0.4 8. VLXD 13.2 11.1 10.2 9.8 9.7 8.4 -4.8 9. Điện nước 5.7 6.9 7.3 8.4 8.6 8.1 2.4 10. CN khác 2.6 3.3 3.1 3.2 3.4 3.3 0.7 Nguồn : Tổng hợp Báo cáo của Ban quản lý các KCN các tỉnh vùng Đông Nam Bộ qua các năm. Theo số liệu từ ban quản lý các KCN vùng Đông Nam Bộ, cơ cấu vốn đầu tư trong các KCN vùng Đông Nam Bộ có những đặc điểm sau: - Vốn đầu tư vào nhóm ngành sử dụng nhiều lao động, có trình độ công nghệ thấp có xu hướng giảm dần. Cơ cấu đầu tư vào các ngành dệt may trong những năm gần đây giảm mạnh (15.5%) nhưng ngành công nghiệp dệt may vẫn là ngành có khối lượng vốn đầu tư khá lớn chiếm tới hơn 17% vốn đầu tư (năm 2007). Bên cạnh đó, vốn đầu tư các ngành công nghiệp khác như : gỗ bao bì, nhựa cao su, vật liệu xây dựng cũng giảm nhưng với tỷ trọng không nhiều, từ 1 đến 3 điểm % so với tổng vốn đầu tư sản xuất. - Vốn đầu tư vào nhóm ngành sử dụng ít lao động, có trình độ công nghệ cao đang có xu hướng tăng với tốc độ tăng tương đối nhanh. Trong suốt thời kỳ phân tích, tỷ trọng đầu tư cho ngành điện tử tăng gấp sáu lần ( từ 2,5% năm 2002 lên 13,4% tổng vốn đầu tư sản xuất năm 2007), tỷ trọng đầu tư cho ngành cơ khí, luyện kim tăng gấp đôi (từ 13,5% năm 2002 lên 26,3% tổng vốn đầu tư sản xuất năm 2007). - Vốn đầu tư cho nhóm ngành nhu yếu phẩm cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng không nhanh, trung bình tăng khoảng từ 0,3 đến 1 điểm % trong cơ cấu vốn đầu tư sản xuất. Như vậy, có thể thấy cơ cấu đầu tư sản xuất theo ngành ở các KCN vùng Đông Nam Bộ có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng quỹ đất KCn ngày một hiệu quả hơn, các ngành có trình độ công nghệ cao, sử dụng ít lao động có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và giảm dần qui mô vốn đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động như dệt may nhằm giảm áp lức về lao động và các vấn đề xã hội trong vùng. Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ đang có sự chuyển dịch tích cực theo nguồn vốn, địa phương và ngành, lĩnh vực. Sự phát triển KCN vùng cũng có chiều hướng cân đối hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số tỉnh, thành, và hướng vào các ngành có hàm lượng chất xám cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. ĐÁNH GIÁ CHUNG Thành quả đạt được Hiệu quả kinh tế Tăng trưởng kinh tế Sự phát triển các KCN vùng Đông Nam Bộ trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế vùng nói chung. Biểu 11. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Giá trị doanh thu (tỷ đ) 53642 68930 101541 152988 198680 261336 GOKCN/GOCN (%) 42.68 47.13 59.71 64.57 72.83 82.65 GOKCN/GOnền KT (%) 22.08 25.07 32.53 37.41 43.09 50.11 2 Giá trị XK (tr USD) 2145 2620 3695 5295 6275 8063 XKKCN/XKtoàn vùng (%) 15.44 15.97 18.60 22.70 23.54 29.51 3 Nộp Ngân sách (Tỷ đ) 5023 6392 9754 14199 17996 25134 4 HIv(GO) 0.83 1.10 1.27 1.34 1.42 1.56 5 ICOR 4.1 3.95 3.78 3.65 3.52 3.48 Nguồn: Xử lý số liệu của Ban QL KCN các tỉnh vùng Đông nam Bộ; Báo cáo của vụ QL KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ trong 6 năm, số KCN trong vùng Đông Nam Bộ đã tăng gấp đôi, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tăng gấp bảy lần; kéo theo đó là sự tăng lên nhanh chóng của các dự án đầu tư trong các KCN. Bình quân cả thời kỳ 2002-2007, tăng khoảng 433 dự án/năm. Đến nay, đã có gần 70% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực được thu hút vào hoạt động tại các KCN trong vùng Đông Nam Bộ. Hoạt động của các doanh nghiệp này trong các KCN đã góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt. Giá trị doanh thu của sản xuất công nghiệp do các KCN vùng tạo ra liên tục tăng qua các năm. Năm 2002, doanh thu của các KCN trong vùng đạt 53642 tỷ đồng đến năm 2007 đã tăng lên 261336 tỷ đồng, góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của KCN vùng trong ngành công nghiệp từ 42,68% lên 82,65% và trong toàn nền kinh tế từ 22,08% lên 50,11%. Tăng trưởng bình quân của doanh thu các doanh nghiệp hoạt động trong các KNC, KCX đạt 37,25%, gấp 4,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của vùng. Điều này cho thấy các KNC vùng Đông Nam Bộ đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong phát triển nội ngành công nghiệp và kinh tế vùng. Thực hiện mục tiêu sản xuất hướng ra xuất khẩu, các KCN, KCX trong vùng đã đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một cách hiệu quả, nâng dần tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như giầy dép, đồ điện, sản phẩm điện tử, dệt, sợi, may mặc có tỷ lệ xuất khẩu khá cao với xu thế gia tăng nhanh. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của các KCN đạt 2145 triệu USD, năm 2007 đã đạt 8063 triệu USD, bằng 29,1 % giá trị xuất khẩu của vùng và hơn 60% giá trị xuất khẩu của các KCN cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX vùng giai đoạn 2002 – 2007 là 30,32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN, KCX. Như vây, xuất khẩu của các KCN, KCX trong vùng chính là động lực giúp hoạt động ngoại thương của vùng Đông Nam Bộ đạt được kết quả nổi bật trong những năm qua. Cùng với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN, KCX vùng vào Ngân sách Nhà nước ngày một tăng. Năm 2007, các KCN vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 25134 tỷ đồng vào Ngân sách Trung ương và địa phương, chiếm hơn 40% nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ các KCN trong cả nước. Đây là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho phát triển kinh tế của nước ta khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển ở nhiều địa phương đang tăng trong các năm qua. Xét riêng hiệu quả vốn đầu tư, mặc dù chưa đạt được hiệu quả cao nhưng theo thời gian, vốn đầu tư phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ đang phát huy tác dụng. Năm 2002, 1 đơn vị vốn đầu tư chỉ mang lại 0,83 đơn vị giá trị sản xuất nhưng đến năm 2007, tỷ lệ này đã là 1: 1,56. Hệ số ICOR của đầu tư phát triển KCN vùng so với các vùng khác còn khá cao nhưng đang có dấu hiệu giảm dần. Sau một thời gian được bổ sung thêm một lượng vốn đầu tư từ các KCN, hiện nay ICOR của vùng đã xuống dưới mức 4. Như vậy, hoạt động đầu tư KCN vùng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự phát triển của các KCN, KCX đã có tác động tích cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng. Trong những năm qua, với sự thay đổi của cơ cấu đầu tư, nền kinh tế của các địa phương trong vùng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và cơ cấu kinh tế vùng đang có chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn theo hướng phát huy được lợi thế của các địa phương. Biểu 12. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo GDP (giá HH) giai đoạn 2002 – 2007 Đơn vị : % 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mức tăng/giảm thời kỳ Vùng Đông Nam Bộ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 6.7 5.5 5.3 5.2 4.9 3.8 -2.9 - Công nghiệp và XD 56.6 61.0 60.4 60.0 60.5 60.9 4.3 - Dịch vụ 36.7 33.5 34.4 34.8 34.5 35.3 -1.4 Trong đó 1.TP. Hồ Chí Minh 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 2 1.6 1.5 1.3 1 0.7 -1.3 - Công nghiệp và XD 45.4 48 48.2 48.7 48.8 48.5 3.1 - Dịch vụ 52.6 50.4 50.3 50 50.2 50.8 -1.8 2. Đồng Nai 100.0 100.0 100.0 100.1 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 22.2 17.7 15.7 14.7 13.6 9.3 -12.9 - Công nghiệp và XD 52.2 56.1 56.6 57.2 57.5 56.9 4.7 - Dịch vụ 25.6 26.2 27.7 28.2 28.9 33.8 8.2 3.Bình Dương 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 14.9 10.5 9.6 8.6 8 4 -10.9 - Công nghiệp và XD 59.6 64.3 64.8 65.5 65 68 8.4 - Dịch vụ 25.5 25.2 25.6 25.9 27 28 2.5 4. Bình Phước 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 60.8 59.6 57.4 53 50.7 41.5 -19.3 - Công nghiệp và XD 10.9 11.3 13.4 16.5 18.6 27 16.1 - Dịch vụ 28.3 29.07 29.2 30.5 30.7 31.5 3.2 5. Tây Ninh 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 43.5 40.63 40.2 40 38.3 33.1 -10.4 - Công nghiệp và XD 22 25.54 25.3 25 25.6 28.2 6.2 - Dịch vụ 34.5 33.82 34.5 35 36.1 38.7 4.2 6. Bà Rịa- Vũng Tàu 100.0 100.1 100.0 100.0 100.0 100.0 - Nông lâm ngư nghiệp 3.1 2.41 2.35 2.3 2.4 2 -1.1 - Công nghiệp và XD 84.8 87.59 85.8 85.2 88.6 89.4 4.6 - Dịch vụ 12.1 10.1 11.8 12.5 9 8.6 -3.5 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục thống kê 2002, 2006 Theo số liệu thống kê cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp từ 56,6% năm 2002 lên 60, 9% năm 2007và giảm dần ngành tỷ trọng của nông nghiệp từ 6,7% năm 2002 xuống 3,8% năm 2007. Đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nhanh nhất và vững chắc nhất so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Trong nội bộ ngành công nghiệp, cũng đang diễn ra sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sự chuyển dịch cơ cấu này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp chế biến có liên quan mật thiết đến xuất khẩu và KCN, KCX. Hiện nay, các ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Các ngành may mặc, da giầy đạt tốc độ tăng trưởng cao là động lực chuyển đổi hơn 4,3 điểm phần trăm của toàn ngành công nghiệp thời gian qua. Như vậy, có thể thấy việc phát triển các KCN có vai trò không nhỏ đối với việc góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Đáng chú ý là hiện nay các doanh nghiệp trong KCN, KCX đang có xu hướng chuyển tư sản xuất hàng xuất khẩu sang sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Cơ cấu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong các KCN, KCX vùng đang có xu hướng tăng. Năm 2002, tỷ lệ giữa sản xuất hàng hóa tiêu dùng nội địa và hàng xuất khẩu trong các KCN là 1: 3 thì đến nay tỷ lệ đó là 4: 3. Xu hướng này chính là kết quả sự gia tăng đầu tư cảu các doang nghiệp trong nước trong thời gian gần đây. Như vậy, sự phát triển của các KCN trong vũng đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng, Tuy nhiên ở mỗi địa phương có sự chuyển dịch khác nhau, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh có tốc độ chuyển dịch khá nhanh, giảm mạnh tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trong ngành công nghiệp và dịch vụ Trong 6 tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP lớn nhất toàn vùng. Các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô vốn đầu tư lớn đã đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp vùng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đại phương. Năm 2007, tỷ trọng công nghiệp tỉnh chiếm 89% GDP, vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ trọng công nghiệp so với GDP địa phương. Tuy nhiên, nếu xét về mức tăng tỷ trọng công nghiệp thì Bình Phước là địa phương đạt mức tăng lớn nhất. Từ năm 2002 đến năm 2007, tỷ trọng công nghiệp tỉnh đã tăng 16,1 điểm % trong cơ cấu kinh tế. Điều này cho thấy lượng vốn đầu tư vào tỉnh đã phát huy được hiệu quả đáng kể, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Hiệu quả về mặt xã hội Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Phát triển công nghiệp vùng nói chung và phát triển KCN trong vùng nói riêng đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng lao động ở khu vực này. Theo số liệu điều tra, hiện nay 1 ha đất công nghiệp thu hút khoảng 100-120 chỗ làm việc kể cả lao động. Năm 2007 các KCN vùng Đông Nam Bộ đã thu hút được 640681 lao động bằng 11 % lao động vùng đông Nam Bộ và chiếm 41 % lao động trong các KCN cả nước, giải quyết đáng kể nhu cầu việc làm cho nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Trong 5 năm, từ năm 2002 đến năm 2007 các KCN trong vùng đã tạo thêm 422.866 chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong vùn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6288.doc
Tài liệu liên quan