Các mục tiêu của các chính sách đầu tư giáo dục được xác định với mức quyết tâm cao, đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy và học trên phạm vi toàn tỉnh. Song chưa phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách các cấp và huy động các nguồn vốn khác( xây dựng một số mục tiêu cao nhưng không có khả năng đáp ứng). Trong chỉ đạo chưa bám sát các mục tiêu của Chính Phủ là ưu tiên xoá phòng học tạm thời, tranh tre, nứa lá nên còn tập trung cho xây mới phòng học còn thiếu và phòng học cấp 4 xuống cấp cho nên tiến độ xoá phòng học tạm còn chậm.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ ở các cấp, các ngành chưa đầy đủ; thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện các chủ chương đầu tư. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các cấp chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mẳc tong tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các ban điều hành chương trình với các sở, ngành chưa chặt chẽ; đặc biệt khi thực hiệnphân cấp cho cấp huyện và cơ sở, một số sở, ngành buông lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát. Sự tham gia của một số tổ chức đoàn thể chưa chủ động, chưa thường xuyên, có lúc còn mang tính hình thức, phong trào, một số hoạt động hiệu quả chưa cao.
Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn hạn chế, nhất là ở cấp xã. Ban giám sát ở xã yếu, nên chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa nghiêm túc, hiệu quả chưa cao. Thực hiện chủ trương xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất trường học quán triệt chưa đầy đủ, mức huy động các nguồn lực đạt thấp.
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết đầu tư cho giáo dục, mức hỗ trợ đầu tư thấp, thiếu vốn đối ứng để bố trí thực hiện, nên nhiều dự án kéo dài, hiệu quả đầu tư còn hạn chế như vốn chương trình kiên cố hoá đợt 4, xoá nhà tranh tre, nhưng chưa thực hiện được phòng học kiên cố, khó khăn trong việc áp dụng thiết kế mẫu…
Công tác tư vấn khảo sát, thiết kế một số công trình dự án chất lượng chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, một số công trình sau đầu tư phát huy hiệu quả chưa cao.
Trong quá trình thực hiện, định mức đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước có nhiều thay đổi, giá cả vật tư, nguyên liệu xây dựng cơ bản… trượt giá, tăng nhanh, gây không ít khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư.
Trong công tác xây dựng thiết kế nhà công vụ của nhiều huyện không đảm bảo theo thiết kế mẫu đó là tường ngăn(ở hầu hết tất cả các huyện); hoặc toàn bộ công trình là tường 110 bổ trụ; không có hoặc có nhưng rất ít bếp nấu và công trình vệ sinh cho giáo viên như ở các huyện: Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ.
Một số huyện còn thực hiện việc chỉ định thầu hoặc tách dự án để chỉ định thầu trái với quy định của Luật đấu thầu. Từ đó mà dẫn đến chất lượng công trình yếu kém hoặc không đảm bảo theo đúng thiết kế. Mặt khác công tác giám sát thi công còn có những hạn chế nên cũng dẫn đến chất lượng công trình còn có những tồn tại.Tiến độ xây dựng phòng học và giải ngân ở một số huyện còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh như các huyện: Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh,Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Thuỷ.
Sự quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác xã hội hoá của các cấp, các ngành chưa đúng mức, kết quả công tác xã hội hoá ở một số lĩnh vực chưa cao. Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn lực đầu tư còn thấp. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi thiếu đất để bố trí xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về xã hội hoá giáo dục còn chưa đầy đủ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở một số địa phương, cơ sở còn nặng nề, chưa chủ động thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hoá giáo dục chưa đồng bộ, có nội dung chưa thích hợp với huy động các nguồn lực của tỉnh, chưa phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Quy mô các trường ngoài công lập còn bé, trình độ giáo viên còn chưa được chú ý.
Vấn đề còn tồn tại nữa đó là Môi trường học đường (PTO) - Môi trường học đường là môi trường trong sạch để các em học sinh có thể học hành, vui chơi, sinh hoạt và trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế môi trường hiện nay vẫn có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Đó là tình trạng nhà vệ sinh ở nhiều trường học đã xuống cấp trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng nhu cầu vệ sinh của học sinh. Vấn đề này đã tồn tại từ lâu, song hầu như sự cải thiện của các trường vẫn chưa đáng kể, do đó nhà vệ sinh trường học vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh.
Theo thống kê của Cục y tế dự phòng - Bộ y tế, cả nước hiện vẫn còn khoảng 27% số trường không có nhà vệ sinh, hoặc có thì không đảm bảo. Tại Phú Thọ, con số này còn cao hơn, toàn tỉnh hiện vẫn còn hơn 20% trường học không có nhà vệ sinh và 78% trường có nhà vệ sinh không đảm bảo. Đặc biệt đối với các trường học ở các thành phố, thị xã, số lượng học sinh đông nhưng nhà vệ sinh cho các em thì luôn luôn quá tải. Có trường cả ngàn học sinh nhưng chỉ duy nhất có 1 dãy nhà vệ sinh nam - nữ cách nhau 1 vách ngăn hệ thống cống rãnh lúc nào cũng trong tình trạng lênh láng nước cả vào mùa nắng lẫn mùa mưa. Nhất là sau giờ ra chơi, mùi hôi khai xộc thẳng vào các lớp gần đó. Em Nguyễn Thị Thu Lan - học sinh lớp 12 trường THPT huyện Thanh Ba cho biết “.... Trường em có nhà vệ sinh rất đẹp, nhưng nhiều bạn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nên nơi đây thường xuyên dơ bẩn, hôi khai, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp học, Ban giám hiệu nhà trường phải quyết định đóng cửa và cho đi nhà vệ sinh cũ. Mà nhà vệ sinh cũ đã xuống cấp trầm trọng, rất dơ, bọn em nhiều lúc phải nín tiểu, đợi về nhà đi, hoặc ra chơi đi ở các nhà bạn gần trường”. Có những trường rất chú trọng việc xây dựng bề mặt, phòng học khang trang, sạch sẽ, nhưng khu nhà vệ sinh thì quá kém: Cửa hỏng hoặc mất cửa, nguồn nước dội rửa thiếu, vòi nước hỏng, không có xô, ca để dội nước, rác xả tùy tiện... Trao đổi với một số lãnh đạo các trường được biết: Có trường cũng đã đầu tư xây dựng được nhưng vì khu nhà vệ sinh gần lớp học quá, mà ý thức của học sinh khi sử dụng còn rất kém, gây mất vệ sinh thường xuyên, làm mùi hôi bay thẳng vào các lớp học gần đó nên nhà trường phải đóng cửa khu nhà vệ sinh này; có trường do thiếu hợp đồng lao động, không có người quét dọn nhà vệ sinh, có trường thì có người quét dọn nhưng do lượng học sinh quá đông, dọn không xuể. Bên cạnh đó ý thức của học sinh khi đi vệ sinh cũng còn kém, vệ sinh xong không chịu dội nước, chưa kể việc xả rác thải bừa bãi xung quanh đó. Tình trạng này dẫn đến sự ô nhiễm nặng nề cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giun sán phổ biến ở lứa tuổi học đường. Đối với những trường tiểu học có học sinh học bán trú thì việc đi vệ sinh hàng ngày là một cực hình đối với các em. Có em không dám uống nước nhiều vì sợ phải đi tiểu. Có em thì nín nhịn chờ ba mẹ tới đón về là chạy vội vào nhà vệ sinh. Ngoài ra, ở những trường học vùng nông thôn thì học sinh nam còn đi tắt ra ngoài bãi, hoặc những khu vực xung quanh trường, có em không kịp đi xa thì đứng tè ngay bên chân tường. Còn học sinh nữ thì vấn đề càng nan giải hơn bởi lý do giới tính nên đành phải nhịn tiểu la chuyện thường xuyên. Hoặc có trường nhà vệ sinh quá bẩn nên các em không thể sử dụng được. Do đó, có nhiều buổi học mà các em rất mệt mỏi, việc tiếp thu bài vở cũng giảm sút nhiều. Theo quy định của ngành y tế và giáo dục thì nhà vệ sinh trường học phải có đủ ánh sáng, nước dội, vòi nước, xà bông rửa tay, không có mùi hôi, không bị đọng nước hoặc xuống cấp. Tuy nhiên, số trường học có nhà vệ sinh đáp ứng đủ các tiêu chí này còn rất ít. Nhất là các trường tiểu học, bởi vì học sinh còn nhỏ tuổi nên ý thức sử dụng nhà vệ sinh của các em còn hạn chế. Cho nên việc quét dọn hàng ngày cũng như bảo quản, duy trì vệ sinh môi trường ở các khu vê sinh trường học đều dồn lên vai người lao động. Tình trạng thiếu nhà vệ sinh và mất vệ sinh trường học là vấn đề đáng quan tâm, chính điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh, gây hạn chế đến việc tiếp thu bài vở của các em, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do đó nhà vệ sinh trường học - điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực sự rất cần thiết. Mong rằng ngành giáo dục và các ban ngành chức năng cần có những giải pháp thiết thực để xây dựng công trình vệ sinh trường học đảm bảo hợp vệ sinh, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học sinh.
Bên cạnh đó ngành giáo dục của tỉnh có những hạn chế và yếu kém sau:
Hạn chế : + Cơ cấu giáo dục bất hợp lý.
+ Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý.
+ Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên.
+ Cán bộ quản lý các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo, bồi dưỡng.
Yếu kém: - Nội dung và phương pháp giảng dạy ở các cấp nặng nề, thiếu thực tiễn, không phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh. - Có sự mâu thuẫn chạy theo số lượng và chất lượng
- Hệ thống giáo dục thiếu cân đối, chưa chú trọng đến nhu cầu nhân lực của tỉnh (thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi). - Đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kì mới. - Cơ sở vật chất của các trường còn nghèo nàn và lạc hậu. 1.3.3.2 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế trên.
Các mục tiêu của các chính sách đầu tư giáo dục được xác định với mức quyết tâm cao, đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy và học trên phạm vi toàn tỉnh. Song chưa phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách các cấp và huy động các nguồn vốn khác( xây dựng một số mục tiêu cao nhưng không có khả năng đáp ứng). Trong chỉ đạo chưa bám sát các mục tiêu của Chính Phủ là ưu tiên xoá phòng học tạm thời, tranh tre, nứa lá nên còn tập trung cho xây mới phòng học còn thiếu và phòng học cấp 4 xuống cấp cho nên tiến độ xoá phòng học tạm còn chậm.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ ở các cấp, các ngành chưa đầy đủ; thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện các chủ chương đầu tư. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các cấp chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mẳc tong tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các ban điều hành chương trình với các sở, ngành chưa chặt chẽ; đặc biệt khi thực hiệnphân cấp cho cấp huyện và cơ sở, một số sở, ngành buông lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát. Sự tham gia của một số tổ chức đoàn thể chưa chủ động, chưa thường xuyên, có lúc còn mang tính hình thức, phong trào, một số hoạt động hiệu quả chưa cao.
Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn hạn chế, nhất là ở cấp xã. Ban giám sát ở xã yếu, nên chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa nghiêm túc, hiệu quả chưa cao. Thực hiện chủ trương xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất trường học quán triệt chưa đầy đủ, mức huy động các nguồn lực đạt thấp.
Chính sách, quy trình, thủ tục, định mức đơn giá trong đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi; giá cả vật tư, nguyên liệu xây dựng cơ bản biến động, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng, tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư về số lượng phòng học, phòng học bộ môn và nhà điều hành trong trường học; một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương ban hành chậm, gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện. Và trong thời gian đầu, sự quan tâm chỉ đạo của một số địa phương, ngành liên quan chưa được thường xuyên; sự phối hợp giữa chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể chưa được đồng bộ; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị chưa có kế hoạch và giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực. Còn thiếu các đạo luật cụ thể về điều kiện phát triển và bảo đảm chất lượng như Luật Giáo viên; về các bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp v.v. Một số quy định về đầu tư, quản lý nhân sự, đất đai, tài chính v.v. chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lý và phát triển giáo dục. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn dàn trải, không đủ bảo đảm nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội.
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án cấp xã còn yếu, việc triển khai thực hiện dự án còn chậm, thiếu chặt chẽ và còn sai xót, nhất là khâu giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư còn chậm, công tác kế toán còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thông tin, báo cáo của các ngành, các địa phương và chủ đầu tư còn chậm và chưa chính xác, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Công tác chỉ đạo, điều hành còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đưa ra những quyết sách đồng bộ ở tầm vĩ mô. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH với các huyện, địa phương chậm được thể chế hoá. Các cấp chính quyền ở nhiều huyện vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục; chưa quan tâm đầy đủ đến việc khắc phục bệnh thành tích và các tiêu cực trong giáo dục. Quản lý của Sở giáo dục và của địa phương đối với các cơ sở ngoài công lập còn lúng túng, một mặt chưa tạo điều kiện thuận lợi để các trường này phát triển, mặt khác, chưa ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng chính sách xã hội hoá nhằm thu lợi bất chính. Công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục, đặc biệt là thanh tra chuyên môn còn bất cập, kém hiệu quả. Trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Các cấp chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ về phát triển giáo dục, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ để có giải pháp đối với các vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và nhu cầu thực tế; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và khả năng hạn hẹp của kinh tế tỉnh; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hóa giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác dự báo và nghiên cứu khoa học giáo dục.
Số lượng giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng đáng kể trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên phổ thông hiện vẫn ở trong tình trạng “vừa thiếu, vừa thừa”; thiếu giáo viên THPT, THCS ở các vùng khó khăn, thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, công nghệ, tin học...và thiếu cán bộ về thiết bị, hướng dẫn thực hành, phụ trách thư viện. Ở một số xã thuộc vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi như: Trung Sơn, Nga Hoàng của huyện Yên Lập còn một tỷ lệ khá cao giáo viên tiểu học lớn tuổi có trình độ thấp so với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đa số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Một bộ phận giáo viên còn thiếu gương mẫu, thậm chí sa sút về đạo đức nghề nghiệp.
CHƯƠNG II
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ đề ra để tiếp tục đầu tư phát triển.
2.1.1. Dự báo nguồn lực đầu tư.
Để đề ra được phương hướng phát triển giáo dục cần dự báo nhu cầu và khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu đó, qua đó cũng nâng cao chất lượng của công tác dự báo.
2.1.1.1. Nhu cầu đầu tư.
Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của các chủ trương đầu tư: xây dựng đủ phòng học bộ môn, phòng học bộ môn, nhà điều hành, trang thiết bị, dụng cụ dạy học…,tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn tiếp theo cho giáo dục cần khoảng 1.751 tỷ đồng; trong đó: Xây dựng phòng học cần 695 tỷ đồng, nhà công vụ giáo viên 105 tỷ đồng, nhà điều hành 685 tỷ đồng, phòng học bộ môn 133 tỷ đồng, phòng học tin 40 tỷ đồng, phòng âm nhạc 50 tỷ đồng, thư viện 22 tỷ đồng, sách và thiết bị trường học khoảng 20 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nguồn lực đầu tư giai đoạn 2009-2012
STT
Danh mục công trình
Nhu cầu đầu tư
Khối lượng
Đơn giá(triệu đồng)
Nhu cầu vốn
1
Phòng học
3.475
200
695,0
2
Nhà công vụ giáo viên
1.905
55
104,8
3
Nhà điều hành
623
1.100
685,3
4
Phòng học bộ môn
666
200
133,2
5
Phòng học tin
200
200
40
6
Phòng học âm nhạc
250
200
50
7
Thư viện
112
200
22,4
8
Sách và thiết bị
20
Tổng số
1.750,7
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
2.1.1.2 Khả năng đáp ứng.
Căn cứ kế hoạch các nguồn vốn đã bố trí năm 2008, dự báo khă năng huy động các nguồn vốn năm 2009-2010. Tổng số vốn có thể huy động trong 2 năm 2009-2010n đạt khoảng 750 tỷ đồng, bằng 42,8% so với nhu cầu, bình quân 375 tỷ đồng/năm.
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương( qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) khoảng 424 tỷ đồng, chiếm 56,5%, bình quân 212 tỷ đồng/năm ( năm 2008 hỗ trợ 123,5 tỷ đồng, trong đó vốn kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên 117,9 tỷ đồng; vốn dự án trung học cơ sở II là 5,6 tỷ đồng).
- Vốn chương trình mục tiêu, đầu tư tập trung và lồng ghép các chương trình, dự án khoảng 190 tỷ đồng, chiếm 25,3%, bình quân 95 tỷ đồng/năm (năm 2008b đã bố trí 51,3 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT là 28,9 tỷ đồng, đầu tư tập trung 5,6 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án 16,8 tỷ đồng).
- Tiết kiệm chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục khoảng 38 tỷ đồng, chiếm 5,1%, bình quân 19 tỷ đồng/năm( năm 2008 đã bố trí 6 tỷ đồng)
- Vốn tài trợ, viện trợ…khoảng 23 tỷ đồng, chiếm 3,1%, bình quân 11,5 tỷ đồng/năm (năm 2008 là 5 tỷ đồng)
- Vốn ngân sách huyện, xã và huy động khác khoảng 75 tỷ đồng, chiếm 10%, bình quân 37,5 tỷ đồng/năm (năm 2008 là 20 tỷ đồng).
Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu đã đề ra và đáp ứng nhu cầu đầu tư thì sau năm 2010 cần phải có các giải pháp tích cực hơn mới có thể đạt được kết quả cao.
Bảng 2.2: Dự báo khả năng huy động nguồn lực giai đoạn 2009-2012
STT
Danh mục công trình
Khả năng huy động
Khối lượng
Đơn giá
(triệu đồng)
Nhu cầu vốn
1
Phòng học
2.786
200
557,2
2
Nhà công vụ giáo viên
1.905
55
104,8
3
Nhà điều hành
30
1.100
33
4
Phòng học bộ môn
60
200
12
5
Phòng học tin
30
200
6
6
Phòng học âm nhạc
30
200
6
7
Thư viện
112
190
21,2
8
Sách và thiết bị
10
Tổng số
750,2
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Phương hướng chung.
Tập trung huy động các nguồn lực đảm bảo tiến độ kiên cố hoá trường lớp học; đảm bảo đủ trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học trong trường phổ thông. Giải quyết tốt những vấn đề bức xúc về nhà công vụ giáo viên, xoá phòng học tạm, khắc phục tình trạng học nhờ, học mượn do thiếu phòng học trong trường học. Trọng tâm thực hiện đạt các mục tiêu của chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Tạo môi trường, đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập. Phát triển giáo dục đào tạo để tạo cơ hội cho mọi người, mọi đối tượng và đông đảo ngưòi lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo cac chương trình giáo dục, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dan trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, xây dựng môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm từng bước nâng cao cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong các hoạt động xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo.
Để thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, ngành giáo dục - đào tạo Phú Thọ đã đề ra những định hướng phát triển trong những năm tới như sau :
Một là, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, quan tâm phát triển giáo dục vùng cao, vùng xa: đẩy nhanh tiến độ xoá phòng học tạm, xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng cao; tăng kinh phí đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu dạy - học theo hướng đạt chuẩn và từng bước hiện đại hóa; xây dựng hoàn thiện các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia.
Hai là, tập trung mọi nguồn lực để giữ vững thành tích phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; phấn đấu đến năm 2010, ngành hoàn thành phổ cập trung học phổ thông; phát triển giáo dục dân tộc; đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác dạy nghề, cung cấp lực lượng lao động với chất lượng ngày càng cao cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Ba là, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đội ngũ; củng cố tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng nề nếp, kỷ cương trong ngành; nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy những năm tới.
2.1.3. Một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu.
2.1.3. 1. Mục tiêu chung.
- Xoá phòng học tạm, nâng cấp phòng học đã xuống cấp, tăng tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố, đảm bảo mỗi lớp học có ít nhất một phòng học, mỗi nhà trường có đủ cơ số phòng học bộ môn, nhà điều hành để tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục đáp ứng với yêu cầu mới.
- Đổi mới, tăng cường thiết bị dạy học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới, đảm bảo các trường phổ thông có đủ thiết bị dạy học để triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới từ lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003; bắt đầu ở lớp 10 năm học 2004-2005 và ở các lớp cuối cấp vào năm học 2006-2007.
- Củng cố, tăng cường hệ thống thư viện trường học, bảo đảm các trường phổ thông đều có thư viện; tăng cường đầu sách, đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phát triển toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng, hiệu quả của giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
Hoàn thành đầu tư xây dựng 1.905 phòng học cộng vụ cho gioá viên, trong đó: mầm non 176 phòng, tiểu học 701 phòng, trung học cơ sở 847 phòng, trung học phổ thông 181 phòng. Tập trung thực hiện công tác kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đồng đều ở tất cả các huyện, thành thị về số lượng và chất lượng.
Đầu tư xây dựng mới 2.786/3.475 phòng học kiên cố để xoá 512 phòng học tạm, 629 phòng học thiếu và 1.645 phòng học bán kiên cố xuống cấp nghiêm trọng.
Đảm bảo 100% trường trung học phổ thông, 30% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học, 20% trường mầm non có nhà điều hành, 100% trường trung học phổ thông, 40% trường trung học cơ sở, 25% trường tiểu học có phòng học tin; 30-35% trường trung học phổ thông và trung học cơ sở có phòng thực hành bộ môn; 50-60% trường tiểu học có phòng âm nhạc; 100% các trường phổ thông có thư viện đạt chuẩn.
Đảm bảo 100% trường mầm non và trường phổ thông có địa điểm ổn định và có đủ diện tích đất theo quy định.
Đảm bảo đủ sách và thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới sách giáo khoa và thiết bị trường học theo quy định.
Một mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của chủ chương đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ đó là tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo hầu hết thanh thiếu niên trong độ tuổi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đến hết 21 tuổi được tiếp tục học tập để đạt trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu đến hết tháng 10 năm 2010, toàn tỉnh có 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; đến hết năm 2015 tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Mục tiêu cụ thể để phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh bao gồm:
+ Đến năm 2010 huy động 80%-85% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; từ 10%-15% vào học trung cấp nghề, các trường, cơ sở dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
+ Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông hàng năm từ 85% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 70% trở lên.
+ Đến năm 2010 có 75% trở lên , thanh niên trong độ tuổi từ 18-21 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và có ít nhất 10% trở lên tốt nghiệp đào tạo nghề, đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt từ 65% trở lên và có 10% tốt nghiệp đào tạo nghề.
+ Phấn đấu đến hết năm 2010, có 4 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2015 hoàn thành kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tỉnh Phú Thọ được công nhận phổ cập bậc trung học phổ thông.
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Tăng cường khả năng huy động các nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ.doc