MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ. 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY NGHỀ. 3
1. Khái niệm về dạy nghề. 3
2. Các trình độ đào tạo trong dạy nghề. 3
2.1. Trình độ sơ cấp nghề. 3
2.2. Trình độ trung cấp nghề. 4
2.3. Trình độ cao đẳng nghề. 6
2.4. Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. 8
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ. 10
1. Khái niệm đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 10
2. Vai trò của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 10
2.1. Trên góc độ nền kinh tế. 10
2.2. Trên góc độ doanh nghiệp. 11
3. Đặc điểm của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 12
4. Nội dung đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 13
4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. 13
4.2. Đầu tư cho các chương trình đào tạo của hệ thống các trường dạy nghề 14
4.3. Đầu tư vào đội ngũ nhân lực: Giáo viên và các cán bộ quản lý. 16
5. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dạy nghề. 17
6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 18
6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả. 18
6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển các trường dạy nghề. 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ THEO CÁC DỰ ÁN MÀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2004-2008. 23
I. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TẠI BỘ LĐTB&XH. 23
1. Ban chỉ đạo dự án. 25
2. Ban thực hiện. 25
3. Cơ quan chủ quản các trường. 26
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2004-2008. 27
1. Nội dung đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 27
1.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới máy móc trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. 27
1.2. Đầu tư đổi mới chương trình đào tạo. 31
1.3. Đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề 32
2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý. 35
2.1. Vốn đầu tư cho phát triển các trường dạy nghề trong tổng vốn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo. 37
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 39
2.2.1. Theo nguồn vốn. 39
2.2.2. Theo vùng kinh tế. 41
2.2.3. Theo cơ sở dạy nghề. 46
2.2.4. Theo đơn vị cấu thành. 48
2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008. 50
2.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề 50
2.3.1.1. Vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề 51
2.3.1.2. Số lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng sư phạm. 55
2.3.1.3. Số lượng chương trình giáo trình được biên soạn, thay đổi cho phù hợp với nội dung phương pháp đào tạo tại các trường dạy nghề. 57
2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 58
2.3.2.1. Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng nhanh. 58
2.3.2.2. Chất lượng đào tạo. 59
2.3.2.3. Cải thiện cuộc sống cho người lao động. 61
2.3.2.4. Làm thay đổi cơ cấu lao động. 62
2.4. Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề. 64
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020. 72
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ NĂM 2020. 72
1. Định hướng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đến năm 2020 72
2. Mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề năm 2020 75
2.1. Mục tiêu chung. 75
2.2. Mục tiêu cụ thể. 75
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ 82
1. Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề 82
2. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các dự án dạy nghề hiện nay. 85
3. Tăng cường đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị. 87
4. Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong các trường dạy nghề. 88
5. Xây dựng các khung đào tạo, chương trình đào tạo phù hợp. 90
6. Mở rộng quy mô các cơ sở dạy nghề. 93
KẾT LUẬN. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.620
598
1.069
153
4.210
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản (Xây lắp và mua sắm trang thiết bị năm 2004 là 5.451.070 triệu đồng thì đến năm 2008 con số này là 15.597.670 triệu đồng tăng gấp 3 lần. Có thế nói đầu tư cho trang thiết bị và xây dựng các trường học lớp học đã được quan tâm đầu tư nhưng có một bất cập hiện nay đó là các phòng học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng, do hầu hết các cơ sở dạy nghề không đầu tư xây lại mới các cơ sở dạy nghề của mình mà sửa chữa nâng cấp từ các cơ sở dạy nghề trước đó. Bà Đặng Thanh, GĐ Marketing của tập đoàn Giáo dục IOI nhận xét: “Chúng tôi đã làm thử một cuộc khảo sát 25 giáo viên ĐH với chương trình giảng dạy CĐ bằng tiếng Anh, nhưng không ai đáp ứng đủ trình độ”. Tiếng Anh luôn là một vấn đề lớn với cả giáo viên và học sinh VN. Một số trường chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất chưa đạt yêu cầu nên việc liên kết đào tạo chưa thể thực hiện được.
Hình 2.4: Cơ cấu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
theo đơn vị cấu thành năm 2008
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì cơ sở vật chất phải 4 - 6m2/học sinh, 1 giáo viên/25 học sinh, nếu chiếu theo con số này thì phần lớn các cơ sở dạy nghề đáp ứng được. Thế nhưng hiện nay các trung tâm dạy nghề ngoại thành lẫn nội thành về máy móc và trang thiết bị đều thiếu trầm trọng.
2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008
2.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Trong những năm qua, do được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác dạy nghề đã từng bước đổi mới phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. hệ thống dạy nghề có bước phát triển toàn diện. Các trường dạy nghề ngày càng sát hơn với nhu cầu của thị trường lao động, cung cấp nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống và mạng lưới đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề ở trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, đã xoá bỏ được tình trạng trắng trường dạy nghề ở các tỉnh trên địa bàn cả nước như Tuyên Quang, Tây Bắc, Lào Cai, Sơn La,...
2.3.1.1. Vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Tổng vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008 là 660.469 triệu đồng, chi tiết qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14: Vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển dạy nghề
giai đoạn 2004-2008
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Kế hoạch
60.100
70.381
89.100
110.929
177.650
Thực hiện
57.275
73.196
178.200
137.552
214.246
% Hoàn thành kế hoạch
95,3%
104%
200%
124%
120%
Nguồn: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn Vốn thực hiện đầu tư phát triển hệ thống
các trường dạy nghề
Nhận xét: Lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm có xu hướng tăng lên và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho đầu tư phát triển dạy nghề. Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 giảm so với 2006 chỉ chiếm 78% năm 2006, và đến năm 2008 số lượng vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng lên 27% so với năm 2007 nhưng lượng vốn này vẫn thấp hơn so với vốn đầu tư thực hiện năm 2006. Kết quả mà hoạt động đầu tư này tạo ra làm tăng giá trị tài sản mới.
Bảng 2.15: Giá trị tài sản mới tăng thêm
Đơn vị: Triệu đồng
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị tài sản mới tăng
28.968
31.108
28.512
47.700
130.040
Tỷ lệ % so với vốn đầu tư thực hiện
48,2%
44,2%
32%
43%
73,2%
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Giá trị tài sản mới năm 2008 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2004 do có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm tích cực hơn của các doanh nghiệp và mọi người dân cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề trong thời gia qua. Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đã đạt những hiệu quả tích cực tỷ lệ % giá trị tài sản mới tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện ngày càng cao nếu năm 2004 là 48,2% thì đến năm 2008 con số đó đã là 73,2%, số lượng trường lớp học tăng lên đáng kể. Hiện nay đã có tới 9 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đó là: Trường CĐN Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Trường CĐN Cơ điện Hà Nội, Trường CĐN Lilama 2, Trường CĐN Điện, Trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Trường CĐN TP.HCM, Trường TCN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương.
Phòng học và xưởng thực hành, phòng thí nghiệm của các cơ sở dạy nghề được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, tuy nhiên qua điều tra khảo sát thì chất lượng các trường này còn thấp, diện tích xây dựng phòng học chưa đáp ứng nhu cầu.
Về diện tích đất xây dựng: Theo điều tra về diện tích phòng học nhà xưởng của các trường công lập như sau:
Diện tích xây dựng : 18.53 m2/ 1 học sinh
Diện tích phòng học: 2.11 m2/ 1 học sinh.
Nếu chiếu theo tiêu chuẩn thì còn số trên là thấp đặc biệt là diện tích phòng học/ 1 học sinh (theo quy định thì diện tích phòng học phải từ 4-6 m2 mới đáp ứng yêu cầu).
Chất lượng phòng học,nhà xưởng thực hành,phòng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở hạ tầng khác:
Bảng 2.16 : Tình trạng phòng học, nhà xưởng của trường dạy nghề (%)
Nhà kiên cố
Nhà cấp 4
Nhà tạm
2004
2008
2004
2008
2004
2008
Phòng học
66,32
75,8
29,43
20,33
6,36
4,87
Xưởng thực hành
50,3
61,93
37,45
24,34
12,25
13,7
Phòng thí nghiệm
70
70,75
15
25,08
15
3,97
Thư viện
68,89
74,24
22,22
22,94
8,89
2,78
KTX
38,47
65,4
44,71
23,85
16,82
10,74
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Nhìn chung chất lượng phòng học nhà xưởng của các trường chưa tốt, hiện nay có khoảng 25,2% số phòng học và 30,8% số xưởng thực hành là nhà tạm, nhà cấp 4.. Số nhà tạm, nhà cấp 4 chủ yếu là tập trung ở địa phương, còn ở trung ương con số này chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
2.3.1.2. Số lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng sư phạm.
Từ năm 1998 đến nay cùng với sự phát triển của sự nghiệp dạy nghề đội ngũ giáo viên dạy nghề không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Nếu đến năm 2005 cả nước có 8394 giáo viên trong các trường dạy nghề, 2842 giáo viên trong các trung tâm dạy nghề, thì đến năm 2007 đã có 4678 giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, 9583 giáo viên ở trường trung cấp nghề, 5934 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề và hàng ngàn giáo viên trong các cơ sở khác có dạy nghề.
Bảng 2.17: Số lượng giáo viên phân theo trình độ tính đến 31/12/2007
Đơn vị: Người
Trình độ của giáo viên
Số lượng giáo viên
Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ)
3.782
Đại học
16.474
Cao đẳng
5.927
Nghệ nhân, người có tay nghề cao
5.344
Trình độ khác
4.435
Tổng
35.962
Nguồn: Ban giáo viên thuộc tổng cục dạy nghề
Về trình độ chuyên môn có trên 82,83% giáo viên tại trường CĐN, 73,16% tại các trường TCN, 58,88% giáo viên tại các TTDN có trình độ từ Cao đẳng trở lên.
Bảng 2.18: Trình độ của giáo viên dạy nghề
Đơn vị: %
Trình độ của giáo viên
Trường CĐN
Trường TCN
TTDN
Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở nên
82,83%
73,16%
58,88%
Trình độ sư phạm kỹ thuật, sư phạm dạy nghề và sư phạm bậc II
81,19%
72,68%
50,49%
Trình độ ngoại ngữ, tin học
+ Ngoại ngữ
+ Tin học cơ sở
79,78%
78,92%
68,95%
73,78%
53,38%
61,42%
Trình độ kỹ năng nghề (có trình độ là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hoặc nghệ nhân)
10,8%
13,76%
26,6%
Nguồn: Ban giáo viên thuộc tổng cục dạy nghề
Mặc dù số lượng giáo viên đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng với mức độ tăng của quy mô đào tạo. Kỹ năng dạy của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, nhất là ở khối các trường dạy nghề địa phương, các trường mới thành lập, các trường ngoài công lập và khối các trung tâm dạy nghề.
Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít, gây ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho giảng dạy. Bên cạnh đó việc giảng dạy theo chương trình khung, mới được ban hành cũng gây ra nhiều lúng túng.
Đội ngũ giáo viên dạy tích hợp (lý thuyết và thực hành xen kẽ ngay trong giờ giảng- P.V), dạy theo mô đun còn nhiều hạn chế, nhìn chung giáo viên đáp ứng được theo yêu cầu còn chưa nhiều. Giáo viên dạy được lý thuyết thì lại hạn chế về trình độ kỹ năng nghề trong khi dạy thực hành, giáo viên giảng dạy được thực hành thì khả năng sư phạm về giảng dạy lý thuyết lại có vấn đề.
Quy mô ngành nghề đào tạo trong các trường SPKT tiếp tục được mở rộng, nội dung chương trình thường xuyên được đổi mới , chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề. Tính đến tháng 12 năm 2006 đã có 392 giáo viên trong các trường Cao đẳng nghề, 1463 giáo viên trong trường TCN, 609 giáo viên trong TTDN đã qua lớp bồi dưỡng theo chương trình khung chứng chỉ sư phạm. Mức chỉ tiêu này tăng khá mạnh so với những năm trước, một phần do có thêm nhiều trường cao đẳng, đại học tham gia đào tạo cao đẳng nghề, phần khác do hầu hết các trường dạy nghề đã được nâng cấp thành trường trung cấp.
Nguyên nhân chính là do chế độ, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tận tâm cống hiến, bên cạnh đó là cơ chế tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cũng bất cập. Chính sự thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy nghề đã gây nên khó khăn trên.
2.3.1.3. Số lượng chương trình giáo trình được biên soạn, thay đổi cho phù hợp với nội dung phương pháp đào tạo tại các trường dạy nghề.
Hiện, tổng cục Dạy nghề đã hoàn thành Quy chế cho 3 loại hình trường mới. Chương trình đào tạo nghề cũng đã được chuẩn bị đầy đủ với 75 bộ chương trình đào tạo trong đó có 31 bộ cho các trường CĐ, 44 bộ cho các trường Trung cấp đã được Hội đồng thẩm định Quốc gia phê duyệt. Toàn bộ chương trình soạn theo phương pháp DACUM là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay và chương trình đào tạo này sẽ theo hướng liên thông với phần lớn thời lượng là thực hành.
Việc thực hiện Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã xây dựng được một số lượng lớn các chương trình đào tạo:
Về chương trình đào tạo dài hạn: Đã hoàn thành xây dựng 56 chương trình (cho 34 nghề) đã được Hội đồng thẩm định thông qua, 01 chương trình nghề Cơ điện tử đã mua sắm chương trình của nước ngoài dịch sang tiếng Việt và nghiệm thu bàn giao cho trường CĐSPKT Vĩnh Long. Hiện nay dự án Đức tiếp nhận việc hoàn thiện chương trình và giáo trình nghề Cơ điện tử trên cơ sở tài liệu và học liệu của nghề này được mua sắm từ nước ngoài và đã bàn giao cho Văn phòng Tổng cục. Dự án đã cung cấp các chương trình dạy nghề cho các trường trong hệ thống dạy nghề có nhu cầu sử dụng
Về Chương trình đào tạo ngắn hạn: Đã hoàn thành xây dựng 27 chương trình ngắn hạn.
2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
2.3.2.1. Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng nhanh
Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng nhanh hàng năm, năm 2007 đạt trên 1,4 triệu người (gấp 3 lần năm 1998); năm 2008 các cơ sở dạy nghề đăng ký tuyển sinh trên 1,7 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 24,5%, tăng 11,5% so với năm 2001. Số lượng các cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã xuất hiện một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.19 : Quy mô tuyển sinh dạy nghề năm 2008
STT
Trình độ
Số lượng tuyển
% so với tổng số
% tăng so với năm 2007
1
Cao đẳng nghề
55.000
3.7
86
2
Trung cấp nghề
158.000
10.7
4,6
3
Sơ cấp nghề
1.269.000
85.6
12,2
Tổng
1.482.000
100
3,2
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Năm 2007 đã bước đầu tuyển sinh đưa vào đào tạo khoảng 29.500 học sinh Cao đẳng nghề, 151.000 học sinh Trung cấp nghề. Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, năm 2007: 1.436.500 người, năm 2008 : 1.765.000 người. Các hình thức dạy nghề cũng ngày càng được mở rộng khuyến khích các doanh nghiệp và các khu vực khác trong nền kinh tế cùng tham gia.
2.3.2.2. Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao, hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp chiếm 95% trong đó khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%, thậm chí được doanh nghiệp tiếp nhận 100% học sinh tốt nghiệp ra trường.
Qua điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề tại gần 3000 doanh nghiệp, đa số lao động qua dạy nghề đang làm việc đều thích hợp với công việc, đa số lao động qua học nghề được các doanh nghiệp sử dụng phù hợp hoặc rất phù hợp (khoảng 85% so với số lao động qua học nghề chiếm khoảng 70% so với số học sinh học nghề tốt nghiệp).
Theo đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của lao động qua đào tạo nghề thì có khoảng 30% đạt loại khá và giỏi; 58% trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp: 51% đạt loại tốt và khá”.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta khoảng 23% bằng 1/3 các nước và các nền kinh tế công nghệ mới 1/3 là đào tạo dài hạn. Năm 2006 tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS trở nên chiếm trên 55%. tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn và có kỹ năng và cũng chưa qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó lao động 25% số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở nên, 4,7% lao động có trình độ, 1% có trình độ sơ cấp, 3,5% có chứng chỉ nghề, còn lại khoảng 10,6% là công nhân kỹ thuật nhưng chưa có chứng chỉ nghề.
Trình độ, kỹ năng của học sinh học nghề ngày càng được cải thiện, một số nghề học viên có thể tiếp cận và làm chủ được máy móc thiết bị mới hiện đại, một bộ phận lao động đã đủ sức thay thế lao động nước ngoài trong một dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến. Trong các cuộc thi tay nghề trẻ các nước ASEAN, học sinh học nghề Việt Nam đạt được thứ hạng cao (năm 2004 và 2006 đứng thứ nhất trong số 8 nước tham dự).
Tỷ lệ học sinh quy đổi / giáo viên quy đổi hiện nay là 1/28 mới dạt 1/2 chuẩn quy định. Vì vậy cần phải xem xét nâng cao tỷ lệ này đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định là 1 học sinh quy đổi/ 20 giáo viên quy đổi để đảm bảo chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề.
Tuy nhiên chất lượng dạy nghề vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Theo đánh giá tổng thể 15 trường trọng điểm, không có trường nào được xếp hạng đứng đầu khu vực ASEAN. Theo mức độ 10 điểm, xếp hạng trung bình chỉ là 6,6 với khoảng thay đổi từ 4,4- 8,5 điểm.
Bảng 2.20 : Chỉ tiêu chất lượng trọng điểm
Chỉ tiêu chất lượng trường trọng điểm
Xếp hạng
Các giáo viên có kinh nghiệm
7,3
Sử dụng và hiệu quả và đầy tủ không gian
7,1
Chất lượng giảng dạy và học tập được giám sát và cải tiến
6,9
Hệ thống quản lý chức năng phù hợp
6,7
Chất lượng giảng dạy lý thuyết và thực hành cao
6,6
Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại
6,2
Các tương quan, liên hệ với người sử dụng lao động / ngành công nghiệp chặt chẽ ở tất cả các mức độ
5,7
Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của 15 trường trọng điểm
Thực tế thông qua điều tra trường trọng điểm thì kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên là không cao. Sức liên kết với người sử dụng lao động của các trường trọng điểm được xếp hạng thấp nhất trong tất cả các chỉ tiêu chất lượng. Mức xếp hạng thứ 2 là trang thiết bị các trường trọng điểm. Chỉ có 25% ngân sách được giải ngân cho trang thiết bị.
2.3.2.3. Cải thiện cuộc sống cho người lao động
Qua khảo sát cho thấy, thí sinh học xong các nghề có việc làm ngay với mức lương khá cao. Học sinh tốt nghiệp nghề hàn, tay nghề khá ra trường có thu nhập từ 1,5-2,5 triệu đồng/ tháng là bình thường. Đặc biệt là đối với nghề hàn 6G, lương lên tới 10 triệu đồng/ tháng. Có 3 cơ sở là trường Cao đẳng nghề Lilama 1, Lilama 2 và trường trung cấp nghề dung Quất đào tạo hàn 6G theo tiêu chuẩn Châu Âu, ra trường lương khởi điểm đã là 10 triệu mà các doanh nghiệp phải giành giật nhau. Đối với nghề hàn 6G, nếu có ngoại ngữ tốt ra nước ngoài làm việc, thì lương là 1.200 USD/ tháng. Hàng loạt các khu kinh tế Dung Quất Nghi sơn có nhu cầu rất lớn thợ hàn, thợ CK...
2.3.2.4. Làm thay đổi cơ cấu lao động
Đầu tư phát triển các trường dạy nghề đã làm xuất hiện thêm các trường mới hoặc mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo, những ngành nghề đào tạo chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ nên hiệu quả mà hoạt động này tạo ra là làm thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I và tăng tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II và III.
Trong những năm trước tỷ lệ lao động làm trong các ngành nông nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của cả nước. Nhưng hiện nay con số này đã có sự thay đổi đáng kể nếu năm 2004 tỷ lệ lao động làm trong nông nghiệp là 58,75% thì dến năm 2008 con số này là 53,9% giảm 4,85%, lao động trong công nghiệp năm 2004 là 17,35% đến năm 2008 tăng lên đến 31.96%, lao động trong ngành dịch vụ năm 2004 là 23,9% đến năm 2008 là 14,14%. Sở dĩ có sự thay đổi về tỷ lệ trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đó là do công tác đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề đã gián tiếp tác động lên, đầu tư cho dạy nghề thường tập trung vào các ngành công nghệp và dịch vụ do đó lao động làm việc trong các ngành này chiếm một tỷ lệ tăng dần qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghệp.
Bảng 2. 21 : Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân
Năm 2005
Năm 2004
Nông nghiệp
CN&XD
Dịch vụ
Nông nghiệp
CN&XD
Dịch vụ
Cơ cấu (%)
1. KTTĐ Bắc bộ
47,59
24,02
28,38
50,67
22,90
26,44
2. KTTĐ Miền Trung
46,88
23,00
30,12
48,51
22,32
29,17
3. KTTĐ phía Nam
32,84
29,15
38,01
29,20
30,54
40,26
Ba vùng KTTĐ
41,31
25,99
32,70
42,07
25,71
32,22
Cả nước
56,79
17,88
25,34
57,89
17,35
24,75
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 1/7/2004 và 1/7/2005
Việc đầu tư cho dạy nghề tại các địa phương đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động ở nông thôn, tăng quỹ thời gian làm việc ở nông thôn, người nông dân bên cạnh việc làm đồng ruộng có thể học thêm các nghề khác để làm vào những quỹ thời gian rảnh rỗi của mình.
2.4. Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Mạng lưới cơ sở dạy nghề trong thời gian qua đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu, đa dạng hóa loại hình đào tạo và đa dạng hóa những trình độ đào tạo. Công tác xã hội hóa dạy nghề đã được đẩy mạnh, số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã xuất hiện một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên năng lực hệ thống các trường dạy nghề hiện nay vẫn chưa đào tạo được học viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động trình độ cao. Công tác đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn có những bất cập, những hạn chế đó là:
Thứ nhất, Quy mô vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để cải thiện các trường dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bên cạnh đó là tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn của nhà nước.
Theo báo Thừa Thiên Huế đưa tin: Trung tâm dạy nghề Thành phố Huế được đầu tư xây dựng lớn để dạy nghề cho người nghèo nhưng giám đốc đã lập và ký quỹ khống danh sách học viên để rút tiền, đem tiền nhà nước đi lập quỹ đen.
Cốt lõi của vấn đề thất thoát lãng phí nguồn vốn là do các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA vẫn đóng một vai trò lớn cho đầu tư phát triển dạy nghề. Nguồn vốn này bên cạnh những ưu điểm đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các trường dạy nghề thì yếu điểm của nó chính là tâm lý ỷ lại, ăn bớt khối lượng xây dựng.
Thứ hai: Cơ chế quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển các trường dạy nghề còn nhiều bất cập thể hiện:
+ Việc cấp ngân sách nhà nước cho các dự án căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được chính phủ phê duyệt chứ không căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, từng vùng. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho các trường công lập mà chưa chú ý đến đầu tư cho các trường ngoài công lập trong khi đó những trường này hàng năm đáp ứng 1/3 quy mô đào tạo
+ Việc quản lý kinh phí ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề thể hiện:
Theo quy định tại Nghị định 33/1998/NĐ- CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục dạy nghề, Chính phủ giao cho Tổng cục dạy nghề quản lý nguồn lực đầu tư phát triển các trường dạy nghề trong phạm vi cả nước. Nhưng trong thực tế thì Tổng cục dạy nghề chỉ tham gia quản lý nguồn vốn kinh phí thường xuyên và kinh phí dành cho chương trình mục tiêu.
+ Phân bổ ngân sách nhà nước còn mang nặng tính quan liêu bao cấp: các địa phương, ngành nếu muốn xin kinh phí nhà nước dù ít hay nhiều đều phải thành lập trường hoặc trung tâm dạy nghề.
+Việc quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển dạy nghề thiếu tính thống nhất trong quản lý: Nguồn vốn phân thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vì vậy một trường dạy nghề có thể được đầu tư từ 2 nguồn vốn vì chưa có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và cơ quan quản lý ở địa phương. Hậu quả gây ra là sự chồng chéo trong quản lý dẫn đến lãng phí nguồn vốn.
+ Chương trình dạy nghề phổ biến vẫn chưa thực hiện được sự quản lý thống nhất theo quy định, các chương trình dạy nghề chuyên ngành phân cấp cho các Bộ, ngành cũng không được xây dựng và ban hành để thống nhất quản lý và sử dụng cho các trường trong cùng ngành. Do đó xảy ra tình trạng các trường cùng đào tạo một nghề với cùng một bậc thợ nhưng chất lượng lại rất khác nhau. Hơn thế, các chương trình dạy nghề được xây dựng không căn cứ vào phân tích nghề, chưa dựa trên năng lực thực hiện và hầu hết không có chương trình hướng dẫn giảng dạy, do đó các trường tự biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy để sử dụng dẫn đến sự không thống nhất giữa các trường dạy nghề.
Thứ ba, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị còn lạc hậu, đầu tư ít và chưa đồng bộ.
Đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị rất thốn kém do đặc thù của hoạt động đào tạo nghề trong các trường dạy nghề đòi hỏi chi phí cho luỵện tập kỹ năng nghề rất cao định mức chi phí đào tạo nghề hiện nay tính cho một sinh viên trong 1 năm là 4,3 triệu đồng.Mà thực tế các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được nâng cấp 1,2 năm nay nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế.
Mặc dù dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" - một chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo - đã dành 503,8 tỉ đồng để hỗ trợ đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở DN công lập nhưng từ kết quả kiểm tra, khảo sát thực tế, ủy ban đánh giá “thiết bị dạy học của các cơ sở DN luôn đi sau so với mức độ hiện đại và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp”. Theo ủy ban dân tộc, “kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia đối với DN ở một số tỉnh không được đầu tư tập trung, không bố trí đúng mức kinh phí đã phân bổ, cá biệt có nơi sử dụng kinh phí không đúng mục đích”.
Thứ tư, Trình độ cán Bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề còn thấp.
Những năm vừa qua mặc dù các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường dạy nghề về trình độ, năng lực, đầu tư cho họ tiếp cận với công nghệ mới nhưng so với yêu cầu phát triển các trường dạy nghề đặc biệt là yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy thì đội ngũ này còn nhiều hạn chế.
+ Số lượng giáo viên dạy nghề tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô đào tạo của trường trung bình số giáo viên quy đổi/ số học sinh quy đổi quá ít (khoảng 1/28) chỉ đạt 1/2 so với chuẩn quy định, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học hạn chế của giáo viên ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho giảng dạy. Kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế nhất là khối các trường dạy nghề thuộc địa phương, các trường mới thành lập, các trường ngoài công lập và khốí các trung tâm dạy nghề.
+ Kỹ năng nghề còn nhiều bất cập nhất là đối với một bộ phận giảng viên dạy thực hành và tích hợp.
+ Về đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư dạy nghề còn yếu và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển đa số những cán bộ này đều xuất phát từ những người làm công tác giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuyển sang.
Thứ năm, Chương trình và phương tiện giảng dạy tại các trường dạy nghề còn thiếu và không phù hợp.
+ Chương trình và phương tiện giảng dạy không phù hợp: Việc ban hành các chương trình khung CĐ nghề, trung cấp nghề còn thiếu rất nhiều. Giáo trình giảng dạy chuẩn trong đào tạo CĐ nghề hầu như chưa có. Các chương trình giảng dạy lẽ ra phải biên soạn lại đến 4-5 năm một lần nhưng hầu hết đều được biên soạn cách đây 15 năm. Thậm chí có những tài liệu mới được biên soạn chương trình nhưng các trường vẫn không có đủ thiết bị cho học sinh thực hành, đặc biệt là các thiết bị ở phòng thí nghiệm và dưới phân xưởng. Hầu hết trang thiết bị các trường đều xuống cấp, máy móc trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề đều được mua từ những năm 50, 60 đều đã lỗi thời không thể đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại đang sử dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp.doc