Trong mười năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở trong Ngành ngày càng được củng cố, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được triển khai ở nhiều cơ sở y tế trong Ngành. Sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong toàn ngành Giao thông vận tải, đặc biệt là sức khỏe của lực lượng thi công ở các công trình trọng điểm, ở vùng sâu, vùng xa, đã được chăm sóc tốt hơn.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn toàn tiếp cận với phương pháp, phương thức xây dựng chương trình mới để có thể tạo ra thay đổi đáng kể trong chương trình, SGK mới.
Mặt khác,vai trò của người giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy trên lớp, chuyển tải chương trình, kiến thức đến người học rất quan trọng trong việc thực hiện giảm tải, nhưng hiện nay đóng góp của đội ngũ GV vào mục tiêu này chưa được rõ nét. Đổi mới nội dung chương trình phải gắn liền với đổi mới phương pháp giảng dạy mới thật sự đem lại hiệu quả. Phải thay đổi cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học.
Ngoài ra thực trạng in lậu trở thành vấn nạn,trong đó SGK chiếm 80%..Tình trạng phát hành 1 số xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc,tăng chi phí,giảm giá sách một cách bất hợp lý,phá giá thị trường.
1.2 _ Đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy
Chúng ta phải thừa nhân một điều : đội ngũ GV là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, muốn đổi mới giáo dục cần nhiều yếu tố, nhưng người GV, với ba yêu cầu trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và đạo đức, vẫn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự thành công.
Chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn chạy theo lối dạy cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học.
Tất nhiên còn vai trò của các cấp quản lý giáo dục ở đâu? Đổi mới phương pháp giảng dạy đã được ngành xác định là một yêu cầu bức thiết để đổi mới giáo dục nhưng tại sao nó vẫn chưa “thấm” đến từng giáo viên, để người giáo viên coi đổi mới phương pháp như một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện? Đó là trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, do còn thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo như phải đưa vào chỉ tiêu thi đua, có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời... Song song với điều đó, chúng tôi cũng cho rằng chương trình giáo dục phổ thông cần tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và THCS.
Hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy chưa cao vì nhiều yếu tố, trong đó thiếu thiết bị dạy học cũng là một yếu tố. Thiết bị dạy học thường đi sau trong khi đây là một yếu tố hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thiết bị dạy học được ưu tiên đầu tư nhưng lại đầu tư không đồng bộ, nhiều nơi có thiết bị nhưng thiếu phòng thí nghiệm khiến hiệu quả sử dụng chưa cao.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong đổi mới phương pháp giảng dạy là vai trò của người giáo viên. Trong khi đó, dường như ý thức và sự nhiệt tình đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đến được từng giáo viên, chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục. Dường như giáo viên mới chỉ chú ý đến những giờ có dự giờ, kiểm tra, dạy mẫu...
Tính bình quân chung mỗi trường dạy nghề công lập và ngoài công lập có từ 30-34 giáo viên. Từ năm 1992 trở lại đây, do yêu cầu của thị trường lao động; tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập lao quốc tế, đội ngũ giáo viên của các trường đã được bổ sung, đào tạo lại, bồi dưỡng kiên thức, kỹ năng, phương pháp đào tạo mới. Do đó chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề được nâng cao hơn, đặc biệt là trong các trường có sự hợp tác đầu tư của quốc tế đã tạo ra bước chuyển mới về nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nghề. Kết quả có hơn 63% giáo viên đạt tiêu chuẩn.
Gần đây có nhiều tiếng nói trên báo chí thẳng thắn phê phán tình trạng chất lượng thầy dạy nhìn chung trong cả nước là thấp; không hiếm trường hợp thầy, cô giáo đứng nhầm bục dạy; dạy theo giáo án tủ, giáo án mượn; dạy theo theo lối mài chữ, chép chữ; tình trạng các trường thiếu thầy…
1.3 _Chất lượng nhà trường
Trước hết ta phải kể đến đó là vấn đề ngân sách, điều kiện không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục , cụ thể là nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nhà trường ,điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo duc đào tạo. Mấy năm trở lại đây đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã đạt tới tỷ lệ 15% tổng ngân sách nhà nước. Riêng năm 2003 là 16,5% và dự kiến năm 2004 sẽ nâng lên 17,5% và đến năm 2010 là 20% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Nhưng thực tế, theo ông Trần Đình Nuôi (chuyên viên cao cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư) thì 90% ngân sách này đã chi trả cho lương giáo viên, còn lại mới chi cho các hoạt động giáo dục khác.
Trước thực trạng giáo dục hiện nay về cơ bản còn thiếu rất nhiều trường lớp ở mọi bậc học do ngân sách đầu tư của nhà nước có hạn mặc dù chính phủ đã dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học nhưng trước tình hình dân số gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao thì số lượng trường lớp hiện có là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Hơn thế nữa với truyền thống hiếu học và tâm lý của tất các bậc phụ huynh đều mong muốn đầu tư cho con cái mình được tiếp thu những kiến thức hiện đại để đảm bảo cuộc sống sau này. Theo cuộc khảo sát gần đây chỉ tính riêng một quận của thành phố Hà Nội có 31 nhà trẻ - mẫu giáo, 31 trường tiểu học và trung học cơ sở và 8 trường phổ thông trung học. Nhìn chung mạng lưới hạ tầng xã hội còn chưa đủ so với nhu cầu chỉ tiêu theo quy chuẩn còn quá thấp còn nhiều trường chưa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh. Vì vậy cần có sự đầu tư cơ sở vật chất theo chiều sâu.
Thực tế ở các trường , kể cả trường chuyên , cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn : thiếu sân chơi bãi tập , nhà đa năng, phòng học bộ môn, thư viện, phòng đọc, phòng thí nghiệm ,thực hành và thiết bị giáo dục.
Đa số các trường đào tạo nghề còn thiếu về số lượng, chất lượng trang thiết bị lạc hậu. Qua khảo sát của Bộ lao động – Thương binh xã hội, 50% số trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề được sản xuất trước năm 1995 và 6% sản xuất trước năm 1975; số trang thiết bịi hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác dạy nghề chỉ đạt 20%. Đặc biệt là trang thiết bị đào tạo các nghề trong các nghành: hoá chất, luyện kim, sửa chữa thiết bị chính xác, in ấn…quá lạc hậu so với công nghệ đang đựơc áp dụng trên thế giới.
1.4_ Chính sách của nhà nước:
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp của các trường năm 2007, kinh phí năm 2008 sẽ bố trí trên cơ sở mức độ đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn tự chủ của các trường. Đối với các trường, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, không ổn định, Bộ GDĐT sẽ phân bổ kinh phí đảm bảo chi tiền lương, các khoản có tính chất lượng và chi giảng dạy học tập của nhà trường.
-Đối với các trường có nguồn thu sự nghiệp cao, ổn định, bộ hỗ trợ một phần chi thường xuyên. Cụ thể, các trường có nguồn thu sự nghiệp từ 65% trở lên trong tổng kinh phí hoạt động năm 2007 sẽ được Bộ GDĐT định hướng tiến tới tự chủ 100% sau năm 2010. Với các trường này, ngân sách hỗ trợ 50%-70% tiền lương và các khoản có tính chất lương.
Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều trường ĐH, kinh phí chi thường xuyên chỉ dành khoảng 20- 30% cho hoạt động hỗ trợ đào tạo. Ông Bùi Văn Ga - Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Nẵng - cho biết: Trường phải chi 40- 45% tổng ngân sách chi thường xuyên để bù lương, khoảng 30% hỗ trợ việc miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, chỉ còn 30% hỗ trợ đào tạo.
- Với cơ cấu phân bổ này, khó có thể nâng chất lượng đào tạo. Chỉ tính riêng tiền bù giờ cho GV, với mức 23.000đồng/giờ/GV, trường đã phải "gánh" 19.000đ, ngân sách chỉ đủ chi 4.000đ/giờ/GV.
Đại diện một số trường cho rằng: Bộ kêu gọi "tự chủ" thì cần có cơ chế thông thoáng hơn để các trường thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu. Với cơ chế tài chính hiện nay, các trường "khó cựa" để có thể "tự chủ".
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GDĐT đã ký phân cấp vừa qua cho 10/14 trường ĐH trọng điểm. Cơ chế tài chính với ĐH sẽ cởi mở hơn. Sắp tới sẽ thí điểm thực hiện việc cho phép hiệu trưởng quyết định mức lương trả cho GV. Trường có khả năng tài chính, có thể trả lương cao để thu hút GV giỏi
2_ Thực trạng đầu tư phát triển của ngành y tế
Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng cao, những theo điều tra khảo sát thì bên cạnh những con số tăng trưởng kinh tế đáng vui mừng đó thì cũng có những con số tăng trưởng đáng lo ngại. Đó là tỷ lệ tăng số người tử vong cũng như các loại bệnh tật do ô nhiễm gây ra như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, phổi và viêm họng ( 40.26%). Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động chúng ta cần có một hệ thống chăm sóc y tế, sức khỏe cho người lao động. Vậy thực tế ở nước ta việc đầu tư cho bộ máy y tế sức khỏe hiện nay như thế nào chúng ta sẽ cùng xem xét theo các tiêu chí sau:
2.1_ Bệnh viện:
Trong những năm qua, hệ thống mạng lưới nghành y tế không ngừng được cải thiện củng cố và phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, hệ thống y tế dự phòng tỉnh, đơn vị sản xuất kinh doanh, trường trung học y tế, đơn vị truyền thông giáo dục sức khỏe được hoàn thiện và phát triển theo quy định của bộ y tế. Hệ thống bệnh viện đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp và bổ sung ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì ta có:
Thống kê của bộ y tế cũng cho biết, có 100% số bệnh viện trung ương và 90% bệnh viện tuyến tỉnh đã chuyển sang tự chủ về tài chính ở những mức độ khác nhau; đồng thời chủ động vay vốn từ các tổ chức tín dụng, các nhà đàu tư, cán bộ, nhân viên bệnh viện để phát triển các loại hình dịch vụ y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.
Nhiều bệnh viện công đã vay vốn từ vài chục đến hơn 100 tỷ đồng để đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư lắp đặt thiết bị y tế tại các bệnh viện công được thực hiện rộng rãi và phổ biến. Tiêu biểu như bệnh viện Bạch Mai, K, Trung Ương huế, chợ Rẫy, phụ sản từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay bệnh viện sản Từ Dũ triển khai hai dự án xây dựng khu nội trú, khu khám bệnh trị giá gần 200 tỷ đồng với nguồn vốn vay ưu đãi từ các dự án kích cầu đầu tư xây dựng cơ bản địa phương.
Bên cạnh hệ thống bệnh viện công lập, hệ thống y tế tư nhân cũng chuyển biến tích cực với hơn 30 nghìn cơ sở trong đó có 66 bệnh viện tư, 300 phòng khám đa khoa, 87 nhà hộ sinh …đã góp phần giảm tải cho y tế công lập chủ yếu tại các thành phố lớn. Ngoài ra ngay trong các doanh nghiệp kinh doanh như đóng tầu, hóa chất, xây dựng… hay ngay trong các trường học cũng có các cơ sở khám chữa bệnh cho ngườio động và học sinh.
Ngoài những thuận lợi trên thì việc đầu tư vào xây dựng bệnh viện cũng gặp phải không ít khó khăn như:
Các bệnh viện được đầu tư chậm, thiếu đồng bộ đặc biệt là sau khi kiện toàn lại tổ chức y tế của tỉnh theo nghị định 171 và 172 của Chính Phủ. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện mới thành lập đều gặp khó khăn như thiếu cán bộ, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, cán bộ y tế còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn; công tác quản lý, điều hành, xây dựng, giám sát hoạt động của một số cơ sở còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin y tế chậm chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra …
Theo đánh giá của bộ y tế, hiện quy mô tốc độ phát triển xã hội hóa y tế diễn ra vân còn chậm, không đồng đều giữa các vùng, chỉ tập trung tại các thành phố thị xã; trong quá trình triển khai chủ trương xã hội hóa y tế đẫ bộc lộ nhiều bất cập khi chính sách quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập về cơ chế hạch toán tài chính, đầu tư liên doanh, ưu đãi về vốn, thuế, đâò tạo nhân lực…
Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đang ngày càng khó khăn khi mức viện phí vẫn chưa được sửa đổi theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí điều trị đã ảnh hưởng không nhỏ đến bảo đảm tự chủ về tài chính cho các bệnh viện công lập. Trong khi các bênh viện ngoài công lập cũng gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai, hưởng các ưu đãi về thuế…
Dù đầu tư vào lĩnh vực khám, chữa bệnh nhưng bệnh viện vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 28% thay vì mức ưu đãi 10%.
2.2_ Trang thiết bị y tế:
Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Chất lượng trang thiết bị y tê ngày một nầng cao.Các cơ sở y tế dần hoàn thiện về trang thiết bị. Việc quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế cũng được chú trọng hơn. Thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, giai đoạn 2005-2007, nguồn vốn xã hội hóa y tế được huy động lên đến hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó các BV tuyến trung ương là khoảng 1.000 tỷ đồng, khối địa phương là 1.200 tỷ đồng. Các bệnh viện trong cả nước được trang bị hơn 100 hệ thống CT Scanner các loại, 20 hệ thống cộng hưởng từ (MRI), bốn hệ thống dao mổ tia Gamma, 11 thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể... Các loại thiết bị phẫu thuật chuyên khoa mắt, nội soi, siêu âm mầu, xét nghiệm sinh hóa... khi được triển khai đã giúp các BV vừa có thêm nguồn thu vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của người bệnh. Ví dụ như bệnh viện K Hà Nội hai năm qua đã huy động được gần 140 tỷ đồng để mua 25 máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ chuẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư và thời ngắn hơn rất nhiều so với việc triển khai bằng vốn ngân sách nhà nước.
Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Công ty, Xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo, bước đầu lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Những trang thiết bị y tế thông thường, thiết bị nội thất bệnh viện sản xuất trong nước đã được tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế và bước đầu xuất khẩu.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v...
Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn.
Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe Ô tô cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Bên cạnh đó việc đầu tư cho trang thiết bị y tế vẫn còn nhiều khó khăn.:
Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế.
Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.
2.3_ Cán bộ y tế:
Hiện nay cả nước ta có 82 cơ sở đào tạo cán bộ cho ngành y với các cơ sở lớn như: Đại học y Hà Nội, Đại học y Hải Phòng, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Dược TP.HCM…. ngoài việc nâng cao hệ thống giáo dục trong nước, học đi đôi với thực hành chúng ta còn tổ chức được những quỹ học bổng cho cán bộ nghành y đi học tập, nâng cao trình độ ở nước ngoài.Bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn như:
Việc đào tạo là tràn lan dẫn đến bằng cấp giả, con chất lượng thị thực sự là kém không đủ tiêu chuẩn. Điềy này là vô cùng nguy hiểm bởi nghành y là nghành chữa bệnh cứu người, vậy mà chất lượng không đúng rất dễ dẫn tới gây chết người.
Có những bác sĩ, sinh viên y khoa được đầu tư cho nâng cao nghiệp vụ một thời gian dài, những sau khi trở về chỉ cần không thích làm việc tại Việt Nam hay tại chính bệnh viện đó nữa thì lại có thể viết đơn xin nghỉ việc hoặc nghỉ làm luôn, trong khi cũng chưa có một cơ chế nào rang buộc và yêu cầu họ phải tiếp tục công việc của mình.
Hay còn có những trường hợp như cán bộ y tế được đi học về thì mức lương được trả lại không phù hợp với trình độ chuyên môn, không đủ cho cuộc sống.
Do việc đào tạo nhân lực y tế tư nhân còn hạn chế nên có một thực tế là luôn có sự tranh giành về nhân lực giữa bệnh viện công và bệnh viện tư.Trong khi cũng chưa có một quy định rõ ràng nào về việc bác sĩ công hợp tác với bệnh viện tư, kể cả trong giờ và ngoài giờ.
2.4_ Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật đã được xác định. Tuy mô hình này là khác nhau giữa các địa phương và theo thời gian nhưng chúng ta có thể xem xét một số liệu cụ thể mà tổng cục thống kê đã đưa ra dưới đây:
2.5_ Bảo hiểm
Ngày 18/2/2008, Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thực hiện thủ tục khoản 3 Điều 138 của Luật Bảo hiểm xã hội về việc buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Theo đó, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó theo yêu cầu cụ thể tại quyết định vào quỹ bảo hiểm xã hội thì Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền có liên quan áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp và quỹ bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất bằng văn bản của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh và ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội; có quyền yêu cầu ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản cung cấp các thông tin về tài khoản, số dư trên tài khoản của người sử dụng lao động, đồng thời có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người sử dụng lao động khi được cung cấp. Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có thời hạn thi hành tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày ký, có giá trị sử dụng thay cho lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản để trích tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội; được gửi cho ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 5 ngày trước khi tiến hành trích tiền từ tài khoản. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định buộc trích tiền, nếu chủ tài khoản không tự nguyện đến trích tiền chuyển trả quỹ bảo hiểm xã hội thì ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội theo yêu cầu tại quyết định trước khi thực hiện các lệnh chuyển tiền khác của chủ tài khoản. Mọi chi phí liên quan đến việc chuyển tiền do chủ tài khoản của người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động có số dư đủ khả năng thanh toán toàn bộ số tiền theo yêu cầu tại quyết định nhưng ngân hàng cố tình trì hoãn thực hiện hoặc không thực hiện việc trích tiền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động không còn số dư hoặc còn số dư nhưng không đủ để thi hành quyết định thì ngân hàng sau khi chuyển số tiền hiện có vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định biết để xem xét áp dụng các biện pháp khác đảm bảo truy thu đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. * Xét riêng đầu tư y tế trong ngành giao thông vận tải
Trong mười năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở trong Ngành ngày càng được củng cố, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được triển khai ở nhiều cơ sở y tế trong Ngành. Sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong toàn ngành Giao thông vận tải, đặc biệt là sức khỏe của lực lượng thi công ở các công trình trọng điểm, ở vùng sâu, vùng xa, đã được chăm sóc tốt hơn.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông vận tải vẫn còn nhiều tồn tại, đó là:
Mô hình tổ chức y tế ngành Giao thông vận tải chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế dự phòng còn bất cập.
Nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như: ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động khắc nghiệt; chênh lệch về thu nhập đặt ra thách thức lớn về công bằng trong khám, chữa bệnh; mặt trái của cơ chế thị trường có nguy cơ làm phai mờ giá trị đạo đức của người thầy thuốc; nguy cơ lây truyền các dịch bệnh lớn do vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong Ngành chưa có thói quen, ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bản thân.
3_ Đầu tư cải thiện môi trường điều kiện làm việc của người lao động
3.1_ Tai nạn lao động
Tai nạn lao động: Thiệt hại 240 tỉ đồng mỗi năm
Theo tham luận của ông Vũ Như Văn – Phó Cục trưởng Cục ATLĐ (Bộ LĐTBXH) – tại hội thảo, tình trạng TNLĐ đang có xu hướng gia tăng. Mỗi năm trung bình xảy ra 4.633 vụ TNLĐ (trong đó có 468 vụ TNLĐ chết người), làm bị thương 4.907 người và làm chết 505 người. Riêng số vụ TNLĐ chết người tăng hàng năm là 7,2%. Các ngành xảy ra nhiều TNLĐ chết người là: Công nghiệp (18,58% số vụ), xây dựng (13,04% số vụ). Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2007, cả nước đã xảy ra 2.996 vụ TNLĐ làm 3.057 người bị nạn, trong đó có 224 người chết, 457 người bị thương nặng. Thiệt hại ước tính gây ra do TNLĐ mỗi năm lên tới 240 tỉ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động:
Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động: ATVSLĐ tốt thì hiệu quả sản xuất sẽ cao, còn sản xuất tốt sẽ làm cho công tác vệ sinh LĐ trong cơ sở được nâng cao. Trong DN người sử dụng lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, các hoạt động của DN phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lao động, mà trong đó có vấn đề bảo hộ lao động. Hiện nay nguyên nhân gây tai nạn lao động do phía người sử dụng lao động còn cao, chiếm khoảng 67,42% trong 6 tháng đầu năm 2007.
Một là, người sử dụng LĐ không được huấn luyện về ATVSLĐ, họ quan niệm đầu tư vào ATVSLĐ là tốn kém mà không đem lại hiệu quả kinh tế.
Hai là, người sử dụng LĐ có những hiểu biết nhất định về ATVSLĐ nhưng không thực hiện. Cụ thể: trong DN phải thành lập hội đồng bảo hộ LĐ, nhưng nhiều người sử dụng lao động không bố trí cán bộ hoặc bố trí cán bộ không được đào tạo, không đủ tiêu chuẩn làm công tác này.
Nguyên nhân từ phía người lao động: Số tai nạn LĐ do người từ phía người LĐ chiếm tỉ lệ 32,58% tổng số vụ tai nạn LĐ. Do người LĐ có xuất phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24918.doc