LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 3
1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư 3
2. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế 6
3.Vốn và nguồn vốn đầu tư 9
4. Hoạt động đầu tư 10
II - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN 17
1. Đặc điểm, vai trò của Ngành Thủy sản 17
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản 20
3. Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 22
III. SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SO VỚI CÁC NGÀNH KHÁC 24
IV. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2000 29
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996- 2000 29
1.Tình hình đầu tư phát triển thủy sản theo nguồn vốn 29
2. Tình hình đầu tư theo lĩnh vực 30
3. Tình hình đầu tư nước ngoài 31
4.Kết quả đầu tư phát triển Thủy sản 33
4.1. Về khai thác hải sản 33
4.2. Về nuôi trồng thủy sản 34
4.3. Về chế biến thủy sản 34
5. Đánh giá kết quả đầu tư thủy sản thời kỳ 1996-2000 35
5.1. Đánh giá kết quả đầu tư 35
5.2. Những thiếu sót tồn tại 36
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996-2000 38
1.Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay 38
1.1. Diện tích nuôi 38
1.2. Hình thức và đối tượng nuôi 40
1.3. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu 41
1.4. Về sản xuất giống 41
1.5. Tình hình sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp 42
1.6. Về phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường 43
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hải sản xa bờ và vốn tín dụng chương trình xuất khẩu. Các địa phương còn lúng túng về thủ tục đầu tư xây dựng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ đã thực hiện trong năm 1997, 1998 còn kém, nên các tỉnh phải đắn đo, cân nhắc, thẩm định kĩ tính khả thi của các dự án sẽ đầu tư. Tư tưởng bao cấp ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước của chủ dự án thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn phổ biến.
Ngoài ra, vốn vay không lãi cho các dự án chương trình 773 chưa được giải quyết làm chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội tại vùng dự án. Hệ thống giống thủy sản chưa được qui hoạch và đầu tư thỏa đáng. Việc tạo nguồn nguyên liệu và nâng cấp nhà máy chế biến cũng chưa được đầu tư tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất, bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất, đồng thời bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe của khách hàng.
Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì hiện nay đang có tiến triển tốt nhưng trong tiến trình thẩm định và thực hiện các điều kiện tiếp nhận vẫn còn chậm dẫn đến vốn đối ứng trong nước chưa được giải quyết kịp thời. Môi trường đầu tư nước ta nói chung, của Ngành Thủy sản nói riêng chưa được hấp dẫn nên nguồn vốn của bên ngoài chưa thu được thu hút đáng kể cho đầu tư phát triển Ngành Thủy sản. Hiện nay, số các nhà tài trợ song phương và đa phương vào Ngành Thủy sản còn quá ít (chỉ hơn 10), còn những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ngành có qui mô nhỏ và tính hiệu quả chưa cao.
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000
1.Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay
1.1. Diện tích nuôi
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã phát triển ở cả loại hình mặt nước: lợ, mặn, ngọt, đang được mở rộng và vươn ra biển, với tốc độ tăng nhanh, bình quân tăng 4-5%/năm. Theo số liệu thống kê năm 1998, diện tích các loại mặt nước đã sử dụng chiếm 37% diện tích tiềm năng, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ và vùng triều đã được sử dụng quá ngưỡng an toàn sinh thái, riêng phần sử dụng nuôi ruộng trũng và mặt nước lớn là có thể phát triển thêm vì hiện nay chỉ mới sử dụng được 27% diện tích tiềm năng. Diện tích sử dụng mặt nước vùng triều tính đến hết năm 1998 đã đạt 44% so với diện tích tiềm năng, tại một số địa phương tỉ lệ này còn cao hơn và đang có xu hướng gia tăng. Việc phát triển nuôi ở các vùng trên triều(9) Vùng trên triều: là vùng xa biển vài chục km, với hệ thống mương và cống dẫn nước biển về khu vực nội địa để phát triển nuôi thủy sản công nghiệp. Nuôi thủy sản công nghiệp là phương thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp các máy móc thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có môi trường sinh thái và những điều kiện sống khác tối ưu.
và cao triều, các vùng đất trên triều hiệu quả còn chưa cao.
Biểu 6 : Diện tích các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 1998(10), (11) Nguồn: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì 1999-2010.
Loại hình mặt nước
Diện tích tiềm năng (ha)
Diện tích có khả năng nuôi (ha)
Diện tích đã nuôi
Diện tích (ha)
Tỉ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
Tổng số
1.700.918
1.031.030
626.290
37
- Ao, hồ nhỏ
120.000
113.000
82.696
69
- Mặt nước lớn
340.946
198.220
98.977
29
- Ruộng trũng
579.970
306.003
154.217
27
- Vùng triều
660.002
414.417
290.400
44
Biểu7: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 1998 phân theo vùng sinh thái(11)
Vùng sinh thái
Diện tích tiềm năng (ha)
Diện tích có khả năng nuôi (ha)
Diện tích đã nuôi
Diện tích (ha)
Tỉ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
Tổng số
1.700.178
1.031.630
626.330
37
Trung du miền núi
140.624
136.380
71.653
51
Đồng bằng sông Hồng
183.714
121.286
71.092
39
Ven biển miền Trung
193.430
110.234
54.560
28
Tây Nguyên
85.000
38.000
9.612
11
Đông Nam Bộ
133.000
73.730
45.600
34
Đồng bằng sông Cửu Long
964.410
552.000
373.813
39
Từ biểu 7 ta thấy vùng trung du, miền núi có diện tích tiềm năng so với các vùng sinh thái khác không lớn nhưng đã khai thác để nuôi trồng với tỉ lệ rất lớn (51%). Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỉ lệ sử dụng diện tích nuôi so với tiềm năng khá lớn (39%) nhưng xét về số tuyệt đối thì đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hơn cả, đem lại sản lượng chủ yếu cho Ngành.
1.2. Hình thức và đối tượng nuôi
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh với đối tượng nuôi phong phú, hình thức nuôi rất đa dạng. Nhiều giống loài thủy sản nuôi đã tạo sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu. Nhiều hình thức nuôi như bán thâm canh, thâm canh, nuôi lồng bè, nuôi xen canh tôm - lúa, tôm - cá, tôm - vườn và tôm - rừng xuất hiện và đã trở thành mô hình tiên tiến có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đang nhân rộng trong sản xuất .
- Về nuôi tôm nước lợ: Những năm gần đây, tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất là tôm sú. Song nhìn chung hình thức nuôi tôm hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh còn ít và năng suất thấp. Năm 1996, các tỉnh ven biển đã nuôi 200.000 ha tôm sú với sản lượng 85.000 tấn, năng suất bình quân đạt 0,425 tấn/ha.
- Về nuôi tôm, cá nước mặn: Những năm gần đây hình thức nuôi lồng bè đang có bước phát triển với các đối tượng: tôm hùm, cá song, cá hồng, cá cam.
-Về nuôi nhuyễn thể: đối tượng được nuôi hiện nay chủ yếu là ngao, nghêu, sò huyết, trai cấy ngọc.
- Về nuôi cá ao hồ nhỏ nước ngọt:: là nghề nuôi có truyền thống gắn với hộ gia đình, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến nay là phong trào V.A.C. ở miền Bắc đối tượng nuôi: chép, trôi,trắm cỏ,... năng suất bình quân 1,5-1,8 tấn/ha. ở miền Nam: tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra,... năng suất bình quân 2,5-3 tấn/ha.
- Về nuôi thủy sản ruộng trũng : Những năm gần đây, do phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ruộng trũng cấy lúa bấp bênh và ruộng cấy lúa có mức nước ổn định cũng đã sử dụng vào nuôi thủy sản, với các hình thức: luân canh(12) Luân canh: là hình thức nuôi trồng thủy sản cùng với trồng lúa theo mùa vụ trong năm, ví dụ một mùa trồng lúa, một mùa nuôi trồng thủy sản.
, xen canh(13) Xen canh: là hình thức vừa trồng lúa, vừa nuôi tôm hoặc cá trên cùng một diện tích vào cùng một thời điểm.
tôm-lúa, cá-lúa. ở miền Bắc, đối tượng nuôi chủ yếu là cá chép, cá trôi, cá rô phi thuần. Nuôi xen canh năng suất bình quân 200-250 kg/ha, nuôi luân canh năng suất đạt 300-500 kg/ha. ở miền Nam đối tượng nuôi chủ yếu là: rô phi, cá lóc, tôm càng xanh,... năng suất bình quân về cá 300-350 kg/ha, về tôm 300-400 kg/ha.
- Nuôi cá trên sông, hồ chứa: Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo được việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12-24 m3/lồng, năng suất 450-600 kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống tượng, qui mô lồng, bè nuôi lớn, trung bình khoảng 100-150 m3/bè, năng suất bình quân 15-20 tấn/bè.
1.3. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu
Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước và khu vực. Năm 1997 đã xuất khẩu sang 46 nước và các lãnh thổ trên thế giới, năm 1998 là 50 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn cũng tăng. Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 1998 tăng 24,24% vào Mỹ tăng 104,25% so với cùng kì năm 1997, đưa tỉ trọng hàng xuất khẩu vào EU, Mỹ chiếm 20,21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng không lớn (38%), trong khi đó trữ lượng hải sản của Việt Nam đang ngày càng bị khai thác tới ngưỡng an toàn, hơn nữa sản lượng thủy sản khai thác chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, chất lượng lại không thể kiểm soát.
Các nhà nhập khẩu thủy sản lại thường đòi hỏi sản phẩm phải có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối qui tại điểm kiểm soát tới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm). Những tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho khâu chế biến mà xuyên suốt cả quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đến bảo quản thành phẩm. Để nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản ổn định và đảm bảo chất lượng, nuôi trồng thủy sản là giải pháp chiến lược trong thời gian tới.
1.4. Về sản xuất giống
1.4.1. Hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt
Các loại cá nước ngọt truyền thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định. Số cơ sở sản xuất cá giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay là 354 cơ sở, hàng năm có khả năng sản xuất được khoảng trên 4 tỉ cá giống cung cấp kịp thời cho nhu cầu nuôi trên cả nước. Tuy nhiên giá cá giống, nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa bảo đảm chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
1.4.2. Hệ thống sản xuất giống tôm (chủ yếu là tôm sú)
Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ nhân tạo thành công ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng sản lượng giống còn thấp, vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước, đặc biệt là vào vụ sản xuất chính.
Hiện nay, trên toàn quốc có 2.125 trại sản xuất và ương tôm giống, hàng năm sản xuất được khoảng 5 tỉ tôm P15(14) P15: Tôm 15 ngày tuổi tính từ khi tôm nở từ trứng và hoàn chỉnh sau 11 lần lột xác.
, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu tôm giống cho nhân dân.
Biểu 8: Hiện trạng sản xuất tôm giống năm 1998(15) Nguồn: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì 1999-2010.
)
Vùng sinh thái
Tổng số cơ sở sản xuất
Năng lực sản xuất năm 1998 (triệu PL15)
Tổng số
2.125
6.491
Đồng bằng sông Hồng
6
15
Ven biển miền Trung
1.673
5.257
Đồng bằng sông Cửu Long
446
1.219
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều các trại giống theo khu vực địa lí đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi xa, vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng giống, chưa có sự phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh...
1.5. Tình hình sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp
Một thời kì dài nuôi trồng thủy sản phát triển dưới dạng nuôi quảng canh, sự hiểu biết về nuôi bán thâm canh(16) Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi tương tự như nuôi thâm canh nhưng trình độ thấp hơn vì thế năng suất nuôi thấp hơn so với hình thức nuôi thâm canh.
, thâm canh(17) Nuôi thâm canh là việc tiến hành nuôi thủy sản trên một diện tích nhỏ, mật độ nuôi cao có áp dụng khoa học kĩ thuật vào qui trình nuôi.
còn hạn chế, nên chưa có nhận thức về sử dụng thức ăn công nghiệp. Những năm gần đây, khi nuôi trồng thủy sản chuyển sang sản xuất hàng hóa, nuôi những đối tượng có giá trị cao. Đồng thời tiếp thu được kinh nghiệm của các nước đang phát triển về sử dụng thức ăn giầu protein nuôi thủy sản để tăng năng suất, sản lượng. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp ở nước ta đã được quan tâm và các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp có điều kiện khôi phục và phát triển sản xuất. Theo thống kê, cho đến nay trên toàn quốc có khoảng 27 cơ sở sản xuất thức ăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn/năm. Tuy nhiên, thức ăn sản xuất ra nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lí, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ với một số mô hình nuôi bán thâm canh (nuôi tôm) và thâm canh (nuôi cá lồng) thì thức ăn thường được nhập từ nước ngoài và phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn.
1.6. Về phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ nhanh, nhiều loại mặt nước được sử dụng. Một số nơi nuôi tôm, nuôi cá lồng bè do phát triển không có qui hoạch, công trình nuôi chưa đảm bảo tưới tiêu nước đã làm môi trường ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh phát sinh, ví dụ: bệnh của tôm, bệnh cá lồng, bệnh ở ba ba... Các cơ quan nghiên cứu đã kịp thời điều tra xác định nguồn bệnh và biện pháp phòng ngừa. Trong sản xuất, nhân dân cũng đã tích cực áp dụng các biện pháp kĩ thuật xử lí môi trường. Kết quả cũng đã hạn chế sự lây lan của một số bệnh thông thường của cá, tôm nuôi. Song chưa có những biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp. Việc xử lí môi trường cho tôm, cá nuôi còn hạn chế, nhất là các bệnh do virus.
1.7. Đánh giá chung về hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong ngành thủy sản cũng như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Sản lượng năm 1998 đạt 537.870 tấn, gấp 1,56 lần so với năm 1990.
Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp cho ngành chế biến phát triển, nâng cao giá trị của các mặt hàng xuất khẩu… Đặc biệt là các mặt hàng thủy sản tươi sống có giá trị như cá biển, tôm nước lợ, ba ba, lươn, ếch được nhiều thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nuôi năm 1998 lên tới 472 triệu USD, chiếm gần 57% giá trị xuất khẩu toàn ngành.
Vì tôm mang lại giá trị xuất khẩu lớn nên nếu nói riêng về tôm thì nuôi tôm đã trở thành nghề sản xuất chính ở vùng ven biển Việt Nam, đem lại thu nhập cao, giá trị xuất khẩu lớn: từ chỗ chỉ có một số nơi ở miền Trung, miền Nam đến nay đã mở rộng ra toàn quốc, đưa tổng diện tích nuôi tôm nước lợ lên tới 290.000 ha, đạt sản lượng 90.000 tấn, trong đó giá trị tôm nuôi xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng giá trị tôm xuất khẩu toàn ngành. Việc nuôi thủy sản vùng triều đang từng bước góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp vùng ven bờ, và khôi phục lại những hao hụt về sản lượng của ngành khai thác.
Tuy nhiên, phân ngành này còn gặp một số hạn chế sau:
- Nuôi trồng thủy sản chủ yếu mới tận dụng điều kiện tự nhiên ở mức quảng canh (18) Nuôi quảng canh (hay quảng canh thô sơ): Là hình thức nuôi dựa vào nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên sẵn có mà người nuôi đắp bờ đầm, khoanh vùng để giữ thủy sản. Diệc tích đầm nuôi thường lớn, dao động từ 1 đến 4 ha. Mỗi đầm thường có một cống để vừa lầy nước, con giống, vừa thu hoạch sản phẩm.
và một phần quảng canh cải tiến(19) Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức thu hẹp diện tích nuôi, sửa chữa qui cách cống, làm bờ đầm chắc, mua thêm con giống để thả và bổ sung thêm cho con giống nuôi.
(năng suất trung bình còn thấp, một số vùng nuôi tôm tập trung năng suất bình quân mới đạt 250 kg/ha).
- Việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, thức ăn, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh.
- Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản còn quá yếu kém.
- Cơ chế chính sách còn thiếu hoặc chưa được cụ thể hóa kịp thời nên đã hạn chế phần nào tới tốc độ phát triển, như: hệ thống thuế chưa hợp lí (còn nhiều loại thuế, nhiều loại lệ phí bất hợp lí), vốn đầu tư, vốn lưu động còn ít, chưa có chính sách bảo hiểm rủi ro (bão lụt, dịch bệnh, áp dụng kĩ thuật mới...), chưa có các chính sách về thế chấp cho nông dân vay vốn đầu tư và sản xuất thỏa đáng.
- Tổ chức và chỉ đạo chậm được tăng cường và đổi mới: tổ chức, quản lí dịch vụ hậu cần cho ngành nuôi trồng thủy sản còn yếu; sự hợp tác giữa các Ngành, các cấp chưa chặt chẽ, chưa có qui hoạch phát triển liên ngành, liên vùng cho nuôi trồng thủy sản...
- Đội ngũ kĩ thuật, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành vừa thiếu vừa yếu, hệ thống khuyến ngư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Vấn đề bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sản xuất, nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cho các vùng nuôi nước ngọt tập trung...
2. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000
2.1. Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Vốn cho nuôi trồng thủy sản so với toàn Ngành
Với sự phát triển chung của nền kinh tế, Ngành Thủy sản thời gian qua có được sự quan tâm đầu tư phát triển đúng mức và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đầu tư vào Ngành giai đoạn 1996-2000 tăng rõ rệt so với thời kì 1991-1995.
Biểu 9: Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000(20) Nguồn: Báo cáo Tổng kêt đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000, phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 2001-2005.
(Đơn vị tính: tỉ đồng)
Chỉ tiêu
1991-1995
1996-2000
Số vốn
Tỉ lệ %
Số vốn
Tỉ lệ %
Tổng số
2.829,34
100,00
8.987,12
100,00
Nuôi trồng thủy sản
860,61
30,42
2.283,27
25,41
Theo số liệu biểu 9 ta có tổng số vốn đầu tư toàn ngành thời kì 1991-1995 là 2.829,34 tỉ đồng, sang thời kì 1996-2000 là 8.987,12 tỉ đồng, tăng 3,17 lần. Trong đó, nuôi trồng thủy sản cũng được chú ý đầu tư phát triển rất đáng kể. Giai đoạn 1996-2000, vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản là 2.283,27 tỉ đồng, tăng 1.422,66 tỉ đồng. So với giai đoạn 1991-1995, nuôi trồng thủy sản chiếm 30,42% tổng mức vốn đầu tư thì giai đoạn 1996-2000 chiếm 25,41% tổng mức vốn đầu tư cho toàn ngành.
Từ số liệu trên, ta thấy mặc dù Ngành Thủy sản đã xác định để đảm bảo sản lượng của Ngành ổn định về số lượng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng cho xuất khẩu thì đầu tư cho nuôi trồng thủy sản phải đi trước một bước so với khai thác hải sản. Nhưng thực tế lượng vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản còn rất hạn chế, chỉ chiếm 25,41% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn ngành, thấp hơn so với đầu tư cho lĩnh vực khai thác hải sản (27,79%). Điều này làm cho cơ cấu đầu tư phát triển Ngành chưa tương xứng và cân đối so với tiềm năng phát triển của Ngành.
Mặc dù vậy, thời gian qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư một lượng vốn cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, kết quả là đến năm 2000 hạ tầng cơ sở cho nuôi trồng thủy sản đã được cải thiện đáng kể. Sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được thể hiện qua từng năm như sau: Năm 1993, nguồn vốn cho nuôi trồng thủy sản theo chương trình 327CT được phân bổ 50 tỉ đồng, Nhà nước phân bổ cho 30 dự án lớn với số vốn 39,4 tỉ đồng, phần còn lại 10,6 tỉ đồng phân bổ cho kinh phí sự nghiệp và cho các dự án nhỏ. Đến năm 1998, 68 dự án nuôi trồng thủy sản theo chương trình 773 (tiếp 327 trước đây) với số vốn 40 tỉ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp. Các dự án đã giao đất ổn định cho dân lâu dài, tạo điều kiện để dân tự bỏ vốn cũng như vay vốn tín dụng và vốn thương mại vào đầu tư phát triển tăng nhanh sản lượng thủy sản. Năm 1999, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Thủy sản đã giao vốn chuẩn bị đầu tư lập 22 dự án khả thi nuôi tôm công nghiệp ở 21 tỉnh ven biển, các địa phương đã lập các dự án khả thi để đưa vào đầu tư, nhằm tạo ra bước phát triển mới trong nghề nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu. Mặt khác, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước trong các dự án kĩ thuật, đào tạo cán bộ kĩ thuật, xây dựng, một số mô hình trong nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả thiết thực. Một số dự án quốc tế với nguồn tài trợ đa phương (UNDP, ủy hội Mêkông, AIT...) và song phương (Đan Mạch) giúp củng cố và nâng cấp khuyến ngư. Có thể nói, những sự giúp đỡ này đã có tác dụng đưa những tiến bộ kĩ thuật về nuôi cá, sinh sản nhân tạo, kiến thức về quản lí môi trường đến nông, ngư dân. Thông qua đó góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi và ven biển.
2.1.2. Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản theo nguồn
Các dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động trong dân và các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000 được tổng hợp tại biểu 11.
Biểu 10: Tổng hợp vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản theo nguồn(21) Nguồn: Báo cáo Tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000, phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 2001-2005 của Ngành Thủy sản.
(Đơn vị tính: tỉ đồng)
Nguồn vốn
(1)
1996
(2)
2000
(3)
1996-2000
Mức tăng (%)
(6) =
Số vốn
(4)
Tỉ lệ %
(5)
Tổng số
521,56
820,15
2.283,27
100,00
157,25
Ngân sách
72,12
120,32
453,04
19,84
166,83
Tín dụng
114,75
164,03
980,40
42,94
142,95
Huy động
326,87
522,70
814,41
35,67
159,91
Vốn khác
7,82
13,10
35,43
1,55
167,54
Từ biểu trên ta có thể thấy rằng, giai đoạn 1996-2000, vốn tín dụng do dân và các thành phần kinh tế vay chiếm tỉ lệ cao (42,94%), vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư chiếm tỉ trọng 19,84%. Kết quả đó cho thấy: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp tăng mạnh, năm 2000 tăng 66,83% so với năm 1996. Đây là nguồn vốn chủ yếu xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển các cơ sở sản xuất giống, tăng cường năng lực chế biến thức ăn và hậu cần nghề cá, phát triển nguồn nhân lực; đây cũng là nguồn vốn đầu tư vào những công trình, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được và không muốn làm và có tác dụng là nguồn vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác. Hơn nữa, đây là nguồn vốn Nhà nước có thể trực tiếp điều hành theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực đầu tư từ Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, cơ cấu vốn Ngân sách như vậy còn cao, vốn huy động trong dân còn thấp, nên hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong thời gian tới, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước tỉ lệ từ 13-15% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn đầu tư của dân và các thành phần kinh tế. Nhà nước cũng xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang pháp lí thuận tiện để người dân và các tổ chức kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh tế. Trong đó, chính sách tín dụng được xây dựng cởi mở hơn, tiếp cận được các nhu cầu vay vốn tín dụng của dân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản.
Chiếm tỉ trọng cao trong tổng mức vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản theo nguồn còn có nguồn vốn huy động trong dân, 35,67%. Nhưng theo yêu cầu phát triển hiện nay nguồn vốn huy động trong dân cho nuôi trồng thủy sản như thế này vẫn còn thấp, cần phải có cơ chế, chính sách để thu hút hơn nữa trong thời gian tới.
Các nguồn vốn khác có mức tăng trưởng cao nhất, 67,54% so với năm 1996, tuy nhiên nó chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản, chỉ 1,55%.
2.2. Tình hình đầu tư theo các đối tượng nuôi trồng thủy sản
Với đặc thù nông thôn ven biển, dân vốn đã đông, dân trí thấp, hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả, từng bước chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Việc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo các đối tượng nuôi trong thời gian qua đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân.
Từ năm 1996, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên phạm vi toàn quốc trên tất cả các dạng mặt nước: mặn, lợ, ven biển, biển và nước ngọt ở các khu vực thủy nội địa vì những mục tiêu đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn hàng xuất khẩu, đảm bảo nguyên liệu chế biến hàng thủy sản xuất khẩu và giải quyết việc làm...
Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo đối tượng nuôi chủ yếu là đầu tư vào các thủy sản mặn, lợ và nước ngọt, và được tổng hợp tại biểu sau.
Biểu 11: Tổng hợp vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản theo các đối tượng nuôi thủy sản mặn, lợ và thủy sản nước ngọt thời kì 1996-2000(22) Nguồn: Dự thảo báo cáo Tổng kết vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000- Vụ KH&ĐT-Bộ Thủy sản.
(Đơn vị tính: tỉ đồng)
Đối tượng nuôi
(1)
1996
(2)
2000
(3)
1996 - 2000
Mức tăng %
(6) =
Số vốn
(4)
Tỉ lệ %
(5)
Tổng số
521,56
820,15
2.283,27
100,00
157,25
1.Nuôi lợ, mặn
392,63
665,40
1.718,84
75,28
169,47
- Tôm mặn,lợ
342,41
578,14
1.479,56
64,80
168,84
- Cá biển
41,72
63,89
202,07
8,85
153,14
- Nhuyễn thể
7,98
12,65
34,93
1,53
158,52
- Rong biển
0,52
0,72
2,28
1,10
138,46
2.Nuôi ngọt
128,93
164,75
564,43
24,72
127,78
- Tôm nước ngọt
29,50
49,20
125,36
5,49
166,78
- Ao hồ nhỏ
69,15
75,53
302,41
13,25
109,23
- Ruộng trũng
23,73
31,00
109,89
4,81
130,64
- Nuôi khác
6,55
9,02
26,77
1,17
137,74
Từ biểu ta có thể thấy rằng: các đối tượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ với các đối tượng nuôi có khả năng chế biến xuất khẩu có tổng mức đầu tư chiếm ưu thế (75,28%). Nhìn chung, vốn đầu tư cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, nhưng điển hình nhất vẫn là tôm mặn lợ, năm 1996 có mức vốn đầu tư là 342,41 tỉ đồng, đến năm 2000 là 578,14 tỉ đồng, tăng 68,84%, và chiếm 64,8% tổng đầu tư nuôi trồng thủy sản. Qua đó, ta cũng có thể thấy được nghề nuôi tôm từng bước phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0019.doc