Đề tài Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Thực trạng hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của dự án nhà máy sản xuất cửa nhôm kính 3

1. Tình hình thị trường tiêu thụ cửa nhôm kính 3

1.1. Những tính năng ưu việt của cửa nhôm kính 3

1.2 Tiền năng thị trường cửa nhôm 9

2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy 11

2.1. Quá trình đầu tư xây dựng nhà máy 11

2.2 Cơ cấu tổ chức 17

2.3 Đầu tư nguồn nhân lực 26

2.3 Đầu tư công nghệ 28

CHƯƠNG 2: Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tại nhà máy 39

1. Đánh giá những kết quả đạt được 39

2. Những hạn chế và nguyên nhân 46

CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy 52

1. Các giải pháp về mặt thị trường 52

2. Các giải pháp về mặt công nghệ 56

3. Các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực 57

Kết luận 60

Tài liệu tham khảo 61

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất Các sản phẩm của nhà máy chủ yếu là sản phẩm cửa đi, cửa sổ và tường kính. Những năm trước sản phẩm cửa đi và cửa sổ phục vụ cho nhu cầu nhà ở, cửa hàng chiếm số lượng đơn đặt hàng lớn của nhà máy. Tuy nhiên cho đến hiện nay sản phẩm tường kính phục vụ cho các công trình lớn trở thành sản phẩm chủ lực của nhà máy. Do khối lượng và giá trị cho mỗi một dự án thường rất lớn. Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm nhà máy luôn phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chế tạo. Với mỗi một công trình, sau khi tham gia mua hồ sơ dự thầu và có được các tài liệu về công trình bao gồm cả các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về mặt kinh ngiệm thi công, yêu cầu về mặt công nghệ, yêu cầu về mặt nhân lực, yêu cầu về mặt nguyên vật liệu sử dụng Nhà máy sẽ làm 1 bộ hồ sơ dự thầu trong đó có đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà nhà thầu đưa ra trong đó có mặt giá cả. Sau khi có kết quả chúng thầu, hai bên bắt đầu đàm phán ký kết hợp đồng và bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Tiến hành sản xuất hàng loạt Đơn hàng Kế toán sản xuất Chế thử mẫu, tính định mức vật tư Duyệt mẫu Phân xưởng nhôm:Nhập số lượng thanh nhôm. Sau đó gia công các thanh nhôm theo mẫu thiết kế của phòng kỹ thuật như : cắt, khoan, phay, bắt vít.. Phân xưởng kính: nhập và gia công các tấm kính. Phân xưởng lắp ráp thành khung cửa, tường kính và các sản phẩm hoàn thiện Tiến hành lắp dựng và nghiệm thu sản phẩm tại chân công trình Kiểm tra thành phẩm để gửi đến công trình Kiểm tra bán thành phẩm Đầu tư nguồn nhân lực Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008 số lượng lao động trong nhà máy là 211. Đối với ngành nghề đặc thù là sản xuất vật liệu xây dựng mới như nhà máy sản xuất cửa nhôm kính thì yếu tố con người có vai trò rất quan trọng liên quan đến chất lượng sản phẩm. Nhận thức được vấn đề này, nhà máy luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhà máy luôn có các chính sách để tạo điều kiện cho người lao động đựơc nâng cao trình độ tay nghề của mình, điều này vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho chính bản thân nhà máy. Hàng quý nhà máy luôn tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và các buổi thảo luận về các phương án sản xuất để cán bộ, nhân viên trong công ty trao đổi, đóng góp kinh nghiệm: Lãnh đạo phòng tổ chức nhân sự thường xuyên mời các chuyên gia trong lĩnh vực nhôm kính về cơ sở để trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với cán bộ công nhân viên của nhà máy. Mỗi khi nhập các dây chuyền công nghệ mới vào sản xuấtấỳnh máy luôn dành thời gian để đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên những kiến thức, kỹ thuật công nghệ mới. Đối với những cán bộ có tay nghề cao, thành tích tốt thấỳnh máy có chế độ ưu đãi cử đi học tại những nước có trình độ sản xuất nhôm kính phát triển. Mặt khác nhà máy luôn có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài nhằm bổ sung nhu cầu lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm nổi bật nhất của nhà máy là có tới 50% số lao động trong nhà máy là những công nhân, kỹ sư, cử nhân trẻ mới ra trường. Đây là những người mới bước vào độ tuổi lao động nên chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc nhưng lại có tinh thần ham học hỏi và có sức sáng tạo, linh hoat của đội ngũ những người tre tuổi. Do đó nhà máy đặc biệt chú trọng đào tạo lớp công nhân viên kế cận có kiến thức và nguyện vọng gắn bó lâu dài với nhà máy. Bảng 3: Cơ cấu lao động tháng 12 năm 2008   Kỹ sư 10     Kiến trúc sư 5     Cử nhân kinh tế 17     Công nhân cơ khí bậc cao( từ bậc 6 trở lên) 18     Công nhân cơ khí bậc trung(từ bậc 3 đến bậc 5) 42     Công nhân cơ khí dưới bậc 3 54     Công nhân xây dựng lành nghề 65     Tổng số nhân lực :    211 Nguồn: Số liệu Phòng Tài vụ Từ bảng cơ cấu lao động trên ta thấy lượng nhân viên có trình độ đại học là 32 nhân viên chiếm 15% lượng lao động nhà máy. Lực lưọng công nhân sản xuất trực tiếp là 179 người trong tổng số 211 lao động của công ty, phần lớn là thợ bậc 4 và dưới bậc 4. Như vậy, thợ bậc cao trong công ty chưa phải là nhiều. Thêm vào đó, bộ phận quản lý ở cấp xưởng như quản đốc, phó quản đốc, các tổ trưởng hầu hết được đề bạt lên từ công nhân, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, làm việc chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế. Hiện nay nhà máy đang áp dụng một số hình thức hợp đồng lao động. Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng lao động thì có 3 loại: hợp đồng không thời hạn, hợp đồng dài hạn (thường là 3 năm) và hợp đồng thời vụ (có thời hạn từ 1 năm trở xuống). Nếu căn cứ vào tính chất hợp đồng thì có 2 loại: hợp đồng trọn gói và hợp đồng không trọn gói. Hiện nay nhà máy duy trì tất cả các hình thức hợp đồng này. Năm 2009 tham gia vào lực lượng lao động của nhà máy còn có một số lượng lớn lao động mới tuyển là học viên học việc. Chế độ học việc còn áp dụng cho những lao động do yêu cầu của sản xuất kinh doanh phải chuyển sang làm ở một bộ phận khác và phải học nghề mới. Lực lượng học viên luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng số lao động của công ty, điều này chứng tỏ công tác đào tạo lao động trẻ kế cận rất đựơc công ty quan tâm. Đầu tư công nghệ Trong quá trình lập dự án và quyết định đầu tư một số lượng lớn tiền vào dự án nhà máy cửa nhôm kính ban lãnh đạo công ty cổ phần Tân Quang Minh đã chăn trở tìm cách giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn gặp phải trong việc đầu tư dự án. Vấn đề đầu tiên là xác định mục tiêu đầu tư của dự án là hướng vào đối tượng khách hàng nào. Vấn đề thứ hai là lựa chọn thời điểm đầu tư. Nhưng vấn đề khó khăn hơn cả đó là lựa chọn công nghệ. Để đầu tư máy móc thiết bị cho 1 nhà máy sản xuất cửa nhôm có rất nhiều cách lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm đầu ra và quy mô sản xuất. Nếu như đầu tư sản xuất cho cửa đi, cửa sổ thông thường thì chỉ cần đầu tư dây chuyền công nghệ của Trung Quốc có ưu điểm thời gian thu hồi vốn nhanh, giá thành công nghệ máy móc thiết bị thấp phù hợp với những xưởng sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ sản xuất cửa của Trung quốc cũng có nhược điểm là máy móc sử dụng nhiều lao động, tuổi thọ của máy móc thấp, thường xuyên bị trục trặc hỏng hóc, chất lượng sản phẩm thấp, thường xuyên có những sai lệch kỹ thuật và sản phẩm chỉ sử dụng được vài năm là hỏng. Trái với công nghệ của Trung Quốc là công nghệ của Châu âu, công nghệ sản xuất của Châu âu sử dụng ít lao động, máy móc chạy ổn định, tuổi thọ lên tới hơn 10 năm thậm chí có những máy móc thiết bị sử dụng được hơn 20 năm.. Mặc dù giá thành công nghệ Châu âu đắt hơn công nghệ của trung Quốc nhưng xét về mặt khấu hao trên sản phẩm thì đầu tư công nghệ Châu âu hoàn toàn rẻ hơn đầu tư công nghệ Trung Quốc. Ví dụ đơn giản như khi đầu tư 1 chiếc máy cắt hai đầu tự động CNC Phương án sử dụng máy Trung Quốc: Giá thành của 1 máy là : 18.000 USD ( tương đương 327.600.000 vnđ) Năng suất của 1 ca máy là 120 bộ cửa Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 25.800.000 vnđ Tuổi thọ của máy là ba năm Thanh lý máy coi như bù phần hỏng hóc nhiều hơn ở năm thứ 3 Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 80%. Trong 3 năm, máy sẽ cắt được 86.400 ( 86.400 = 80%*120*300*3 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là 405.000.000 vnđ ( 405.000.000 = 327.600.000 + 3*25.800.000 ) Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là: KH1 = 4.687 vnđ ( 4.687 = 405.000.000/86.400 ) Phương án sử dụng máy Châu âu: Giá thành của 1 máy là : 28.000 euro ( tương đương 674.800.000 vnđ) Năng suất của 1 ca máy là 220 bộ cửa Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 5.800.000 vnđ Tuổi thọ của máy là 10 năm Thanh lý máy coi như không còn giá trị Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 90%. Trong 10 năm, máy sẽ cắt được 594.000 ( 594.000 = 90%220*300*10 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là 692.200.000 vnđ ( 692.200.000 = 674.800.000 + 3*5.800.000 ) Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là: KH2 = 1.165 vnđ ( 1.165 = 692.200.000/594.000 ) Chi phí khấu hao máy cắt trên 1 bộ cửa sử dụng công nghệ Châu âu là rẻ hơn rất nhiều so với máy Trung Quốc. Nhưng máy Trung Quốc lại rất phù hợp với những đơn vị chưa có nhiều khách hàng và vốn đầu tư ban đầu ít. Nhận thức được bài toán kinh tế đó công ty cổ phần Tân Quang Minh xác định ngay từ những ngày đầu là phải sử dụng công nghệ Châu âu để phát triển lâu dài. Quá trình đầu tư nhà máy sản xuất cửa nhôm kính sẽ qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: đầu tư dây chuyền công nghệ Trung Quốc để xâm nhập thị trường trong vòng 1-2 năm. Gian đoạn 2: đầu tư dây chuyền công nghệ Châu âu để xây dựng Thương hiệu và phát triển lớn mạnh. Đây là một chiến lược rất sáng suốt và đã có những thành công nhất định. Khi mới vào thị trường công ty phải đầu tư nhỏ để xâm nhập thị trường các hộ gia đình. Với lượng vốn đầu tư ít, công ty có thể tránh được nhiều rủi ro, đặc biệt là sự cạnh tranh của những đối thủ lớn khi công ty chủ động tránh đối đầu với họ ở những phân khúc thị trường cao cấp. Giai đoạn 1 sẽ giúp cho công ty đào tạo được 1 đội ngũ nhân viên lòng cốt đáp ứng được chuyên môn để tiếp thu công nghệ Châu âu dễ dàng, hiệu quả hơn. Mặt khác giai đoạn 1 cũng là giai đoạn công ty thực hiện quá trình mở rộng quan hệ khách hàng, tìm hiểu đối tác hợp tác, tiến hành đàm phán vay vốn, đàm phán mua sắm máy móc công nghệ Châu âu. Thực tế cho thấy trong hơn sáu tháng tìm hiểu và đàm phán ký hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị, công ty cổ phần Tân Quang Minh đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thương thảo hợp đồng và giảm được 35% giá trị. Đây là một thành công rất lớn của ban giám đốc công ty cổ Phần Tân Quang Minh, vì từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn và chịu thua thiệt nhiều trong khâu đàm phán với đối tác nước ngoài đặc biệt là đối tác Châu âu, do không nắm được công nghệ, đặc điểm và không có nhiều thông tin về đối tác và các nhà cung cấp. Năm 2008 khi công ty bắt đầu chuyển sang công nghệ Châu âu, công ty cũng đã thay đổi toàn bộ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và xác định phân khúc thị trường mới, đó là thị trường nhà cao tầng. Xét về mặt công nghệ, thì nhà cao tầng đòi hỏi cửa nhôm kính có những đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật rất cao. Nếu như trước đây, các kiến trúc sư phải rất khó để giải bài toán cửa sổ, vách ngăn thì tới giữa thế kỷ XVI, khi kính lần đầu tiên xuất hiện tại Thủ đô Viên (áo), giải pháp cho vấn đề này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của giấy, bìa...Không những thế, sự xuất hiện của cửa kính còn là bước khởi đầu của những tòa nhà chọc trời, biểu tượng cho đô thị hiện đại. Bởi các yếu tố chịu lực của nhà chọc trời cũng khác biệt về bản chất so với những công trình khác. Các công trình thấp tầng có thể sử dụng hệ kết cấu tường chịu lực, trong khi ở nhà chọc trời, kết cấu duy nhất có thể áp dụng được là hệ kết cấu khung và sử dụng lõi cứng thang máy. Có thể nói, vật liệu kính đã góp công lớn xây nên một nền kiến trúc hiện đại, với những tòa nhà siêu cao tầng bền đẹp với thời gian. Ðó là những công trình như tòa nhà AT&T ở New York (1989) do kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson thiết kế theo dòng kiến trúc Hậu hiện đại, tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa ở Hồng Kông do kiến trúc sư người Mỹ gốc Trung Quốc I.M.Pei thiết kế, tòa tháp đôi Petronas tại Malaysia. Ở Việt Nam cũng có một số công trình chọc trời như công trình tháp Bitexco khởi công năm 2005 ở Thành phố Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổng cộng là 300 m, tháp Hà Nội City Complex ở Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 281 m.. Công nghệ cửa nhôm kính Châu âu sử dụng ở công ty cổ phần Tân Quang Minh đầu tư hướng tới những tiêu chuẩn khăt khe nhất của Châu âu với những đặc điểm sau: Tính an toàn Khi sử dụng sản phẩm cửa nhôm kính cho các toà nhà cao tầng thì vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Tấm kính được sử dụng phải chịu được sức gió trên cao, bức xạ nhiệt mặt trời, những trận mưa đá Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn dùng cho kính xây dựng, các sản phẩm kính đã có những sự cố gây nguy hiểm cho người sử dụng. Sự đầu tư máy móc công nghệ Châu âu nhằm tránh những rủi ro về mặt chính sách. Sau một loạt những sự cố của các công trình cao ốc sử dụng nhôm kính Trung Quốc như Trung tâm hội nghị quốc gia, Khách sạn Royal những tấm kính bị nổ. Có thể bộ xây dựng sẽ có 1 bộ tiêu chuẩn về các sản phẩm nhôm kính sử dụng trong nhà cao tầng. Khi đó các dây chuyền công nghệ Trung Quốc sẽ bị đào thỉa do không đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng. Việc thay đổi công nghệ là một bước đi hoàn toàn phù hợp và hiệu quả. Tiết kiệm năng lượng Các sản phẩm nhôm kính có tính cách âm, cách nhiệt rất tốt theo tiêu chuẩn Châu âu. Ở các nước Châu âu, khi xây dựng toà nhà thì phải trình ra các phương án xây dựng tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ và chỉ đồng ý cung cấp cho toà nhà công suất điện ở mức cho phép. Do đó chủ đầu tư phải sử dụng những vật liệu có tính thân thiện với môi trường để giảm đến mức thấp nhất năng lượng tiêu thụ trong toà nhà. Sản phẩm nhôm kính đã góp phần giảm tới 15% năng lượng tiêu thụ do tiết kiệm được điện chiếu sáng, tấm kính sử dụng có tính cách nhiệt cao nên toà nhà ấm và mùa đông và mát vào mùa hé. Tính thẩm mỹ Trên thị trường bất động sản Hà Nôi và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 giá thuê văn phòng trung bình hạng A một tháng là 60 USD/m2, hạng B là 40 USD/m2 và hạng C là 25 USD. Sản phẩm nhôm kính luôn gắn liền với các văn phòng hạng A. Với tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác an toàn, dễ chịu cho người sử dụng. Các cửa đi, cửa sổ có kính trong suốt đưa ánh sáng vào nhà, đưa hình ảnh thiên nhiên vào và ở trong nhà, những tủ kính, những chùm đèn pha lê càng làm cho nội thất thêm lộng lẫy. Sản phẩm nhôm kính đã làm tăng giá trị sử dụng cho mỗi công trình. Vấn đề vách dựng của nhà cao tầng Đối với nhà cao tầng thì sản phẩm nhôm kính đã làm cho chiều cao của công trình ngày càng phá vỡ những kỷ lục về chiều cao. Những vách kính thay dần những bức tường bê tông nặng nề đã giúp cho tiến độ thi công và chất lượng công trình đảm bảo ở những độ cao hàng trăm mét. Ở Việt Nam do giá đất ở những thành phố lớn rất đắt đỏ nên xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng và ngày càng có nhiều khu vực cao ốc như đường Phạm Hùng, đường Hoàng Quốc Việt .. ở Hà Nội khu vực quận 1, đường Nguyễn Thị Minh Khai Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất Xét về mặt công nghệ thì công nghệ Châu âu hay công nghệ Trung Quốc thì thành phần của cửa đều bao gồm có: Kính an toàn Thanh profile nhôm Giăng cao su Lớp vật liệu cách nhiệt Khi nhà máy sản xuất chuyền từ dây chuyền công nghệ Trung Quốc sang dây chuyền công nghệ Châu âu thì công ty cũng xác định thay đổi nhà cung cấp vật tư từ các hãng của Trung Quốc, Đài Loan và trong nước sản xuất sang các nhà cung cấp của Mỹ và Châu âu. Kính an toàn Đối với toà nhà cao tầng thì việc sử dụng loại kính nào là rất quan trọng ảnh trực tiếp tới an toàn của công trình và người sử dụng. Do Việt Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều và những trận bão mạnh nên các sản phẩm kính ở công trình cao tầng phải chịu những tác động rất khắc nghiệt của thiên nhiên. Với những trận bão mạnh cấp 13 ( sức gió lên đến 200 Km/giờ ) thì tấm kính ở toà nhà cao 35 tầng ảnh hưởng của sự công hưởng phải chịu được sức gió lên tới cấp siêu bão ( sức gió trên 300 Km/giờ ) thì mới đảm bảo hệ số an toàn 1,5 lần. Mặt khác trong những ngày hè nóng bức nếu như nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 độ C thì nhiệt độ của tấm kính có thể lên đến 70 độ C, đây là nhiệt độ mà rất nhiều tấm kính thường sẽ bị nổ. Để đảm bảo chất lượng và hướng tới tương lai khi bộ tiêu chuẩn kính xây dựng ra đời, nhà máy đã đàm phán và ký hợp đồng với tập đoàn kính Saint Gobain ( Pháp ) cung cấp kính TEMPERSAFE ( kính cường lực an toàn cho nhà máy ). Về mặt cơ học, kính TEMPERSAFE có tính chịu lực tác động lên bề mặt rất cao, gấp 4 đến 5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dày nhờ các ứng suất nén trên bề mặt tạo ra khi tôi kính, giúp cho kính TEMPESAFE chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.  Khả năng chịu sốc nhiệt kính TEMPERSAFE có tính chịu sốc nhiệt ( sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ) rất cao, có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đến 1500C mà không bị vỡ. Trong khi kính nổi thông thường sẽ bị vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không quá 500C. Độ an toàn cao : kính TEMPERSAFE rất khó vỡ, nhưng khi vỡ thì vỡ dưới dạng những hạt nhỏ rời, cạnh không bén, vô hại và vì vậy sẽ không gây tổn thương. Trong khi kính thường khi vỡ sẽ tạo thành những mãnh nhọn, bén như dao, có tính sát thương rất lớn. Ngoài ra kính TEMPERSAFE còn tạo ra khả năng thoát hiểm cho con người trong các toà nhà khi xảy ra hoả hoạn. Vì vậy rõ ràng là quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất. Thanh profile nhôm Cũng như kính, thanh profile nhôm cũng cần phải chịu được những đặc tính bền, chịu được tải trọng lớn do càng lên cao thì sức gió càng lớn, thanh nhôm phải chịu tải trọng ngang của sức gió. Hiện tượng ở toà nhà Trung tâm hội nghị Quốc gia khi mới sử dụng được 2 năm đã có một số thanh nhôm chịu lực bị cong vênh ảnh hưởng tới chất lượng công trình tầm cỡ quốc gia. Để tránh những sai số kỹ thuật dù là nhỏ nhất, công ty đã ký hợp đồng với hãng Schueco International KG (CHLB Đức) là công ty hàng đầu Châu Âu với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu profile đa dụng thiết kế cửa nhôm và vách nhôm kính lớn. Về mặt Cách âm cách nhiệt  Được làm từ Profile nhôm có cầu cách nhiệt kết hợp với hộp kính, hệ gioăng EPDM và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ, cửa nhôm và vách nhôm kính lớn có cách âm, cách nhiệt cao. Chịu lực tốt,   Profile nhôm có cầu cách nhiệt là loại vật liệu cao cấp dùng trong sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách kính lớn. Profile có cấu tạo 3 lớp gồm 2 thanh nhôm định hình và có cầu cách nhiệt bằng vật liệu polymer ở giữa. Thêm vào đó, các rãnh, vách kỹ thuật trong cấu trúc thanh nhôm được tính toán kỹ lưỡng để tạo sống gia cường, kênh thoát nước, khoang trống cách âm, cách nhiệt. Với cấu tạo này, thanh profile nhôm có tính cách âm, cách nhiệt cao và nổi bật là chịu lực khá tốt. Tải trọng nhẹ, do đặc điểm của nhôm là vật liệu nhẹ, có độ bền cao, được thiết kế các khoang rỗng cùng với các sống gia cường hợp lý nên việc sử dụng vật liệu này sẽ giảm tải trọng của toàn bộ công trình hơn hẳn so với vách tường sử dụng các loại vật liệu khác.  Kinh tế trong sử dụng, với các tòa nhà cao tầng có nhiều diện tích vách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa, thông gió nhằm ổn định điều kiện không khí trong tòa nhà rất lớn. Việc sử dụng cửa nhôm có cầu cách nhiệt và vách nhôm kính lớn giấu đố với hộp kính cách âm, cách nhiệt, kính an toàn...là giải pháp chính trong việc tiết kiệm điện năng. Profile nhôm đã được xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện với công nghệ tiên tiến sẽ có độ bền cao, luôn giữ được màu sắc và cấu trúc của cửa ngay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, cửa nhôm hoặc vách nhôm kính lớn còn thuận tiện cho gia chủ trong việc bảo quản vì chỉ cần lau chùi bình thường là sáng đẹp như mới mà không cần phải tu bổ, bảo dưỡng định kỳ. Tính thẩm mỹ , cửa nhôm kính lớn giúp nối và mở rộng được không gian, tạo tầm nhìn bao quát cho căn phòng sang trọng. Không chỉ được làm từ kính thông thường, cửa nhôm hay vách nhôm kính lớn còn sử dụng nhiều loại kính trang trí như kính màu, kính hoa văn, kính mài mờ... vừa đảm bảo yêu cầu kín đáo, vừa có tính thẩm mỹ cao. Giăng cao su Giăng cao su là bộ phận lót giữa tấm kính và thanh profile nhôm có tác dụng: Đảm bảo cho tấm kính được an toàn tránh những tác động về mặt cơ học. Giăng cao su là bộ phận giảm chấn nên có tác dụng cách âm. Giăng cao su ngăn ngừa nước thấm vào phía trong khung cửa gây ô xi hoá các phụ kiện kim khí và làm mờ, mốc kính. Tuổi thọ của giăng ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của cửa. Để thiết kế được giăng thì phải gắn liền với nhà cung cấp profile nhôm do đó hệ giăng làm từ vật liệ EPDM chống lão hóa, đảm bảo độ kín khít cũng được cung cấp bởi hãng Schueco International KG (CHLB Đức). Lớp vật liệu cáh nhiệt Ở các nước Châu khi xây dựng các toà cao ốc họ luôn yêu cầu có lớp vật liệu chống cháy, cách nhiệt giảm đến mức thấp nhất thời gian lan truyền của ngọn lửa để có thể can thiệp và sơ tán kịp thời hạn chế thiệt hại. Các toà nhà ở Châu âu nếu sảy ra cháy thì thời gian cháy lan từ tầng dưới lên tầng trên là khoảng 30 phút , còn từ tầng trên xuống tầng dưới là 45 phút. Do đó khi sảy ra cháy ở 1 tầng thì thời gian đó đủ để những người ở tầng dưới đi xuống và những người ở tầng trên có thể lên tầng mái để trực thăng cứu hộ giải thoát. Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đó, sản phẩm cửa của công ty được sản xuất có thêm vật liệu Polymer và phụ gia chống cháy, không bị phân huỷ thành các thành phần dễ cháy khác ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao. Phụ kiện kim khí Nhà máy cửa nhôm kính sử dụng phụ kiện kim khí do các hãng hàng đầu của CHLB Đức như: Roto, GU, Siegenia - AUBI sản xuất. Hệ phụ kiện đồng bộ với chốt đa điểm, bản lề 3D, khóa chuyên dụng tạo cho các loại cửa của nhà máy không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ an toàn và tính chính xác cao trong sử dụng, khắc phục được nhược điểm của các loại phụ kiện kim khí thông thường.      Có nhiều phụ kiện kim khí khác nhau sử dụng cho các kiểu mở như: mở quay vào trong, mở quay ra ngoài, mở hất ra ngoài, mở quay - lật vào trong, mở trượt CHƯƠNG 2 Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tại nhà máy Đánh giá những kết quả đạt được Hiện nay, sản phẩm của nhà máy phong phú về chủng loại, mẫu mã hình thức và kiểu dáng. Sản phẩm của nhà máy ban đầu chỉ xâm nhập vào phân khúc thị trường là những hộ gia đình với những công trình nhà ở, cửa hàng giá trị hợp đồng nhỏ lẻ. Từ những nhận thức kịp thời và sự đầu tư đúng đắn, nhà máy đã thu được những kết quả đáng khích lệ về chế tạo và gia công cửa nhôm kính. Cho đến hiện nay sản phẩm của nhà máy đã từng bước xâm nhập vào thị trường rất khắt khe với những tiêu chuẩn rất cao đó là các dự án nhà cao tầng, cao ốc văn phòng. Giá trị hợp đồng của các công trình lớn nhà máy ký kết đã lên tới hàng vài chục tỷ đồng. Những thành công bước đầu của quá trình đầu tư nhà máy thể hiện ở các điểm: Các đơn đặt hàng liên tục tăng Doanh thu hàng năm tăng từ 50 – 100%. Đây là một con số rất ấn tượng trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có được kết quả như vậy do công ty có quan hệ rất tốt với các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời thị trường cửa nhôm kính là rất lớn, hàng năm đều có mức tăng trưởng nhiều. Thu nhập của công nhân liên tục được tăng, lương bình quân của công nhân nhà máy năm 2005 là 1,2 triệu đồng/tháng do nhà máy mới đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm của công nhân chưa có, tỉ lệ phế phẩm nhiều, số lượng công trình nhận được ít. Nhưng năm 2006, khắc phục được những nhược điểm về mặt sản phẩm và kỹ thuật nên số lượng các đơn hàng tăng gấp ba lần so với năm 2005, tỉ lệ phế phẩm giảm thiểu, lương bình quân của công nhân là 1,8 triệu đồng/tháng. Đến năm 2008 lương bình quân của công nhân nhà máy là 2.6 triệu đồng/tháng. Chất lượng sản phẩm nâng cao, uy tín ngày một lớn trên thị trường. Thị trường ngày được mở rộng ra các thành phố lớn trong cả nước. Các công trình, dự án sử dụng sản phẩm của nhà máy đã được khách hàng phản hồi với những tích cực. Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đồng thời với hoạt động đầu tư trang thiết bị mới, nhà máy đã có những thay đổi đáng kể trong cách quản lý và trong ý thức của người lao động. Từng phân xưởng đã có những thay đổi đáng kể về tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng sửa lại, tỷ lệ hàng chính phẩm ngày một tăng qua các năm, số sản phẩm phải sửa lại đã giảm đi đáng kể. Số liệu thống kê về tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng phế phẩm trong 2 năm 2005, 2006 như sau: Bảng 4: Tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng phế phẩm trong 2 năm 2005, 2006 Đơn vị: % Tháng Hàng chính phẩm Hàng sửa lại Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 01 97.7 99.64 2.3 0.36 02 97.8 99.67 2.2 0.33 03 98.0 99.4 2.0 0.6 04 98.1 99.39 1.9 0.61 05 98.2 99.42 1.8 0.58 06 98.25 99.25 1.75 0.75 07 98.3 99.9 1.7 0.1 08 98.6 99.7 1.4 0.3 09 98.8 99.24 1.2 0.76 10 98.9 99.1 1.1 0.39 11 99.0 99.4 1.0 0.6 12 99.2 99.7 0.8 0.3 Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy xu hướng hàng chính phẩm ngày một tăng và tất nhiên hàng sửa lại ngày một giảm đi. Thực tế đó là do nhà máy đã có những biện pháp và chế tài kịp thời để giảm thiểu tỷ lệ hàng lỗi để nhanh chóng ổn định sản xuất, khảng định uy tín với khách hàng. Tại thời điểm quý II năm 2005 sau khi đi vào sản xuất cửa được 4 tháng, nhiều cửa bị lỗi khi đem ra công trình lắp đặt rất vất vả và thường xuyên phải chỉnh lại khung chờ, tỉ lệ cửa phải mang về nhà máy làm lại lên tới 2% là rất đáng ngại nên ban giám đốc nhà máy đã phải họp bàn với toàn bộ nhà máy để đưa ra định mức tỉ lệ cửa lỗi đồng thời có cơ chế thưởng và phạt rõ ràng. Theo đó từ tháng 7 năm 2005, định mức tỉ lệ hàng sửa lại đưa ra là 1,8% n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2048.doc
Tài liệu liên quan