Đề tài Đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI 2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 2

1. Khái niệm về hoạt động đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển. 2

2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế. 3

2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 4

4. Các loại hình đầu tư. 6

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH THUỶ LỢI 7

1. Khái niệm và vai trò của thuỷ lợi hoá nông nghiệp 7

1.1. Khái niệm. 7

1.2. Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng. 7

2. Nội dung của công tác thuỷ lợi. 9

2.1. Trị thuỷ dòng sông lớn. 9

2.2. Tổ chức thi công xây dựng công trình. 11

2.3. Tổ chức, quản lý và khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi. 12

2.4. Tổ chức tưới nước và tưới tiêu khoa học 13

2.5. Bảo vệ nguồn nước. 13

3. Sự cần thiết phải đầu tư vào ngành thuỷ lợi. 14

4. Đặc điểm đầu tư vào ngành thuỷ lợi: 15

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi. 16

III. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THUỶ LỢI Ở NƯỚC TA. 19

1. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi: 20

2. Thực trạng quản lý khai thác và sử dụng hệ thống công trình thuỷ lợi. 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHỮNG NĂM QUA 23

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 23

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng đến thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 23

1.1. Vị trí địa lý 23

1.2. Điều kiện tự nhiên 23

1.3. Đặc điểm kinh tế 25

1.4. Đặc điểm xã hội 27

Biểu 2: Dân số vùng 27

Biẻu 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật 28

2. Tình hìnhphát triển thuỷ lợi thời gian qua. 29

2.1. Những vấn đề đặt ra cho công tác phát triển thuỷ lợi trước khi có quyêt định 99/TTg cuả Thủ tướng Chính phủ. 29

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỮNG NĂM QUA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 34

1. các chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 34

1.1. Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ. 34

1.2. Chủ trương khuyến khích đầu tư kiên cố hoá kênh mương: 36

1.3. Chủ trương cùng sống với lũ: 36

1.4. Chủ trương xây dựng các công trình vùng ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long. 36

1.5. Chủ trương phát triển thuỷ lợi ở vùng ĐTM. 37

2. Phát triển thuỷ lợi trong các năm gần đây. 37

2.1. Về công tác quy hoạch thuỷ lợi và chuẩn bị đầu tư. 37

2.2. Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản. 38

III. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA. 40

1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng ĐBSCL. 40

2. Nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 43

3. Vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi phân theo yếu tố kỹ thuật. 48

4. Cơ cấu đầu tư thuỷ lợi cho các hạng mục công trình. 50

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THUỶ LỢI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 52

1. Kết quả và hiệu quả 52

1.1. Kết quả đạt được do phát triển các công trình thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: 52

1.2. Hiệu quả của công trình thuỷ lợi đỗi với phát triển kinh tế – xã hội những năm vừa qua: 55

1.2.1. Đối với nông nghiệp: 55

1.2.2. Đối vơí thuỷ sản: 55

1.2.3. Đối với lâm nghiệp: 56

1.2.4. Đối với dân cư: 56

1.2.5. Đối với giao thông: 56

1.2.6. Đối với môi trường – sinh thái: 57

2. Tồn tại và nguyên nhân. 58

2.1. Một số tồn tại. 58

2.1.1. Công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tương xứng với cơ sở vật chất to lớn về thuỷ lợi đã có. 58

2.1.2. Thiên tai, bão lũ, hạn hán vẫn là mối đe doạ thường xuyên và gây ra thiệt hại to lớn về người và của ở nước ta. 58

2.1.3. Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên nước 59

2.1.4. Tình hình giải ngân vốn ODA còn chậm. 60

2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên. 61

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG THỜI GIAN TỚI 63

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH LŨ VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT LŨ QUA LŨ NĂM 2000 63

II. NHỮNG BÀI HOC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ TRẬN LŨ NĂM 2000 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU. 64

1. Bài học kinh nghiệm từ trận lũ năm 2000. 64

2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong phát triển thuỷ lợi. 65

III.PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN TỚI (2003 – 2010). 67

1. Phương hướng. 67

2. Mục tiêu. 68

3. Những nhiệm vụ chính của công tác phát triển thuỷ lợi giai đoạn 2003 – 2010. 68

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN 2001 – 2005. 69

1. Nội dung 69

2. Giải pháp chính phát triển thuỷ lợi giai đoạn tới. 73

2.1. Đối với vùng ngập lũ sâu: 73

2.2. Đối với vùng ngập nông: 73

2.3. Đối với vùng mặn: 73

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 74

1. Kết luận. 74

2. Một số kiến nghị. 76

LỜI KẾT 78

PHỤ LỤC 79

MỤC LỤC 85

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững trận lũ lớn năm 1991, 1994 và 1996, bão năm 1997 và mặn năm 1998, Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng trước những thử thách mới về quản lý thiên tai một cách an toàn, phát triển nông nghiệp một cachs ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, chính vì vậy, để phát triển và phát triển ở mức cao hơn, Đồng Bằng Sông Cửu Long cần phải được đầu tư nhiều hơn, đúng hướng, ngang tầm với những đóng góp của nó cho đất nước. Quyết đinh 99-TTg ngày 09/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ “về việc định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long “ có một ý nghĩa quan trọng, nhằm ổn định đời sống nhân dân, phát triển sản xuất toàn diện, xây dựng nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long theo hướng CNH, HĐH, góp hần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và nông thôn. Cũng như những thời kỳ trước đây, thuỷ lợi luôn được xem là biện pháp hàng đầu đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong QĐ 99 – TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: Công tác thuỷ lợi Đồng Bằng Sông Cửu Long phải nhằm sử dụng và khai thác triệt để và hợp lý nhất nguồn nước sông Mê Kông là tài nguyên thiên nhiên to lớn và rất quý gía, đồng thời phải có biện pháp hạn chế tác hại tối đa do lũ lụt gây ra; Từng bước hình thành hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, gồm các công trình tưới tiêu, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn và kiểm soát lũ đồng bộ từ công trình đầu mối, kênh trục các cấp đến hệ thống nội đồng để đảm bảo tưới cho diện tích canh tác khoảng 2 triệu ha, trong đó mở rộng diện tích gieo trồng lúa do tăng vụ và khai hoang thêm khoảng 600 – 700 ngàn ha, đảm bảo ổn định cho 10 triệu dân trong vùng ngập lụt và cải thiện môi trường sinh thái. Hoàn thành 3 chương trình trọng điểm ĐTM, TGLX, Tây sông Hậu để gieo trồng 2 –3 vụ/năm. Hoàn thành công trình ngợt hoá Bán đảo Cà Mau, Gò Công, Nam Măng Thít để khai hoang, tăng vụ, phát triển sản xuất ổn định. Đối với cây trồng ngắn ngày ở vùng ngập lụt, Để đảm bảo ăn chắc 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trong vùng ngập sâu (mức độ trên 1,0m) tuỷ theo yêu cầu về thời gian thu hoạch vụ Hè – Thu ở các vùng khác nhau cần áp dụng các biện pháp thích nghi với lũ, phòng tránh lũ, chuyển dịch mùa vụ để đảm bảo thu hoạch vụ Hè – Thu trước thượng tuần hoặc hạ tuần tháng 8 hàng năm. Từng bước kiểm soát lũ cả năm ở vùng ngập nông (có mức ngập dưới 1,0m), ở những nơi co điều kiện có thể đắp bờ bao nhưng phải đảm bảo không cản trở việc thoát lũ và phải theo đúng quy định cụ thể trong quy hoạch. Đối với cây trồng lâu năm vùng ngập lụt co biện pháp chủ động kiểm soát lũ cả năm. Riêng vùng ngập sâu cần nghiên cứu giống cây trồng thích hợp để chịu ngập ngắn ngày. Chủ trương khuyến khích đầu tư kiên cố hoá kênh mương: Ngày 9-7-99, CP ban hành nghị quyết 08/1999/NQCP về giải pháp điều hành kinh tế sáu tháng cuối năm 1999, trong đó xác đinmhj chủ trương khuyến khích đầu tư kiên cố hóa kênh mương, với cơ chế huy động vốn như sau:”Đối với việc kiên cố hoá kênh mương liên huyện, liên xã, nguồn vố đầu tư được trích từ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu thuỷ lợi phí hàng năm, nếu thiếu sẽ được vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất; đối với kiên cố hoá kênh mương liên thôn, nội đồng thực hiện theio phương thức dân đngs góp lao động, Nhà nước hỗ trợ vật tư xây dựng. Chủ trương cùng sống với lũ: Cho vay vốn làm nhà trên cọc, vùng ngập l;ũ Đồng Bằng Sông Cửu Long; Ngày 24-4-1996, TTCP ban hành QĐ số 256/ TTg ngày 24/4/96 về việc cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách và hộ nghèo thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vay vốn để tôn nền và làm nhà trên cọc. Mỗi hộ được vay không quá 5 triệu đồng, thời hạn cho vay không quá 5 năm; lãi suất cho vay 0,7%/tháng. Các hộ vay không phải thế chấp tài sản, nhưng phải được bảo đảm bằng hình thức tín chấp theo quy định của pháp luật. Chủ trương xây dựng các công trình vùng ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngày 14-3-1997, TTCP ra QĐ ssố 159/TTg khẳng định chủ trương xây dựng các công trình kiểm soát lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long, kết hợp xay dựng công trình thuỷ lợi, giao thông vào xây dựng cụm dân cư, đảm bảo yêu cầu: “phù hợp với vị trí, diễn biến lũ lụt, tập quán của từng vùng để đảm bảo đồng bộ cac mục tiêu: hạn chế lũ, thoát lũ nhanh, dẫn ngọt, xổ phèn, ngăn mặn, ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện dân sinh trong vùng ngập lũ. Đảm bảo thoát lũ để hạn chế ảnh hưởng của lũ sớm đối với việc thu hoạch an toàn vụ hè thu và chủi động tiêu thoát nước nhanh đầu vụ Đông Xuân để xuống giống đúng thời vụ”. Về tổ chức thực hiện, TTCP có QĐ 160/TTg thành lập hội đồng thẩm định và chỉ đạo xây dựng các công trình vùng ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chủ trương phát triển thuỷ lợi ở vùng ĐTM. Ngày 19-3-1988, chủ tịch HĐBT nay là TTCP) đã có chỉ thị số 74/CT về việc phát triển kinh tế xã hội vùng ĐTM, trong đó xác định nhiệm vụ của ngành thuỷ lợi là khâu đột phá và then chốt 2. Phát triển thuỷ lợi trong các năm gần đây. Để thực hiên tốt nhất trong khả năng có thể về kinh tế và kỹ thụât, trong 5 năm qua, công tác thuỷ lợi đã được Nhà nước và bộ NN & PTNT tập trung chỉ đạo phát triển trên cả 3 mặt quy hoạch thuỷ lợi, nghiên cứu tiền khả thi và đầu tư xây dựng cơ bản 2.1. Về công tác quy hoạch thuỷ lợi và chuẩn bị đầu tư. Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ, từ 1996 đến nay, đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện quy hoạch thuỷ lợi, nghiên cứu tiền hả thi, khả thi cho 11 dự án lớn như: Quy hoạch về kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn từ nay đến năm 2010. Đây là dự án quan trọng nhất trong các năm qua và đã được Thủi tướng Chính hhủ phê duyệt. Nghiên cứu các biện pháp thoát lũ tràn từ biên giới CamPuChia theo hướng qua sông Tiền, sông Vàm Cỏ và Vinh Thái Lan, gồm các dự án nghiên cứu khả thi kiểm soát lũ vùng TGLX, kiểm soát lũ tràn biên giới vào Bắc ĐTM…. Nghiên cứu quy hoạch hệ thống đê biển và đe cửa sông vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long , đây cũng là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu khả thi hệ thống thuỷ lợi Bắc Bến Tre (Ba Lai), một trong những dự án ngọt hoá lớn ở ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian gần đây; Tính toán xác định cao trình cho các tuyến đường giao thông huyết mạch và các tuyến bố trí dân cư để đảm bảo vượt cao trình đỉnh lũ năm 1961/2000; Nghiên cứu hệ thông công trình đồng bộ để từng bươcứ tién tới chủ động kiểm soát lũ, tưới, tiêu, ngăn mặn, xổ phèn… Quy hoạch quản lý thiên tai bao gồm các công trình về thuỷ lợi, giao thông, xây dựng khu dân cư vượt lũ, đê biển ngăn sóng triều, sóng gió bão, công trình chống sói lở bờ và biến đổi lòng dẫn, công trình ngăn mặn…; Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Lieu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Long An đã tiến hành một số nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và xây dựng các tuyến đê ven biển. 2.2. Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Từ năm 1996 đến nay, riêng công tác xây dựng thuỷ lợi, Nhà nước đã đầu tư trên 3000 tỷ đồng để khởi công xây dựng 105 công trình, trong đó 60 công trình đã hoàn thành và đang phát huy hiệu quả tốt. Trong mấy năm qua, côpng tác thuỷ lợi đã có những đóng góp to lớn, góp phần để gb thực hiện tốt quyết định 99-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thuỷ lợi đã tập trung đầu tư đúng hướng cho các mục tiêu thực hiên nhiệm vụ chiến lược là; Xây dựng từng bước và hình thành hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh bao gồm các công trình tưới tiêu,xổ phèn, ngăn mặn, kiểm soát lũ đồng bộ từ công trình đầu mối, kênh trục các cấp đến hệ thống nội đồng. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, ổn định đời sống cho trên 10 triệu dân vùng ngập lũ. Bảo đảm sản xuất, gieo trồng và thu hoạch chắc chắn 2 vụ Đông - Xuân và Hè – Thu ở vùng ngập sâu, đưa diên tích gieo trồng lúa đạt trên 4 triệu ha, đạt sản lượng trên 16,5 triệu tấn lúa đồng thời bảo vệ cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày ở vùng ngập nông. Xay dựng và bảo đảm an toàn các kết cấu hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, dân cư…) không bị lũ tàn phã, đồng thời cũng không gây cản trở cho thoát lũ. ở vùng ven biển, từng bước xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê cửa sông để phòng trống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất, hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện và ổn định, cải thiẹn điều kiện vệ sinh môi trường, kết hợp an ninh quốc phòng. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các vùng ngọt hoá có tác dụng và hiệu quả cao về tất cả các mặt kinh tế-xã hội, đảm bảo hài hoà sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủu sản trên cơ sở một cơ cấu sử dụng đất hợp lý về mặt kinh tế, bền vững về mặt môi trường, ổn định về mặt xã hội. Cho đến trước lũ năm 2000, một hệ thống bờ bao chống lũ tháng 8 rộng khắp ở vùng ngập lũ sâu thuộc các tỉnh Đồng Tháp, một phần các tỉnh Long An và Kiên giang, đê bao chống lũ chính vụ ở vùng ngập nông thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang đã được thực hiện, Chính phủ đã cùng các địa phương và nhân dân xây dựng một hệ thống kiểm soát lũ có quy mô chủ yếu ở TGLX. Bên cạnh đó, hệ thống cầu dọc quốc lộ 30 và quốc lộ 1 ven sông Tiền cũng đã được mở rộng và làm mới, tạo điều kiện thoát lũ nhanh hơn từ vùng trung tâm ĐTM ra sông Tiền. Như vạy, vào thời điểm lũ năm 2000 xuất hiện, có thể thấy hiện trạng hệ thống công trình kiểm soát lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như sau: Hệ thống bờ bao kiểm soát lũ đang phát triển mạnh nhưng chưa đồng bộ và đủ cao trình. Hệ thống này được chia làm 3 cấp: Loại bờ bao tạm, nằm ở vùng ngập lũ sâu, không dự kiến kiểm soát lũ, thường chỉ cao từ 0,5m – 1,5m, chỉ có khả năng chống lũ đến giữa tháng 7 sau đó cho tràn vỡ. Nhìn chung, hệ thống này không thể chống đỡ nổi lũ sớm và cao như lũ năm 2000; Loại bờ bao kiẻm soát lũ tháng 8, nằm ở vùng ngập sâu và trung bình, thường cao từ 1,0 – 2,0m, được thiết kế ở mức chỉ có khả năng chống lũ đến cuối tháng 8 với năm tương đương lũ 1961, sau đó cho tràn. Hệ thống này được phát triển khá tốt ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, một phần Long An và Kiên Giang. Tuy nhiên, các huyện đầu nguồn tỉnh Long An có bờ bao chưa đảm bảo, hầu hết chỉ ở mức thấp, nhỏ, do 2 – 3 năm qua lũ về Long An không nhiều. Nhìn chung, 70 – 80% hệ thống bờ bao kiểm soát lũ tháng 8 hiện nay khó có thể đứng vững trước lũ sớm năm 2000, là năm có lũ vượt tần suất thiết kế. Tràn cầu cạn ở Xuân Tô và mở rộng kênh Vĩnh Tế nhằm chuyển hướng và thoát lũ ra biển Tây qua vùng Tứ giác Hà Tiên bằng các kênh thoát lũ; Đào mới các kênh thoát lũ T4, T5, T6… nối kênh Vĩnh Tế với kênh Rạch Giá - Hà Tiên; Mở rộng các cửa thoát lũ qua quốc lộ 80, đào và nạo vét 20 kênh thoát lũ ra biển Tây như Tuần Thống, Lung Lớn… và làm hệ thống đê - cống ngăn mặn ven biển Tây. Bên cạnh đó, ở các điểm dân cư quan trọng như thị xã Châu Đốc, các thị trấn Hồng Ngự, Sa Rài, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hoá… trong vùng ngập sâu đều được bao đê bảo vệ. Nhiều tuyến, cụm dân cư được hình thành nhờ nạo vét kênh tạo nền thực sự là mô hình chung sống với lũ như Nam Thái Sơn (Kiên Giang) diện tích 10,7 ha, Nhơn Hưng (An Giang) diện tích 12 ha, Giồng Găng (Đồng Tháp) 34 ha, Khánh Hưng (Long An) 39 ha, Thạnh Lộc (Tiền Giang) 13,5 ha. Tuy nhiên, các tuyến , cụm cân cư thành công ở trên mới ở dạng thí điểm. Đứng trước trận lũ lịcch sử năm 2000, nhiều khu dan cư vẫn còn bị ngập, đặc biẹt người dân sống ở vùng ngập sâu, vùng xa vẫn còn phải chịu cảnh màn trời chiếu nước. ở vùng ven biển, các công trình trong dự án ngọt hoá Nam Măng Thít và Quản Lộ – Phụng Hiệp, ven biển Rạch Giá - Hà Tiên và đặc biệt là cống đập Ba Lai đã và đang được xây dựng. Các tuyến đê ven biển Rạch Giá - Hà Tiên (Kiên Giang), ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng… cũng tiếp tục được xây cựng, hoàn chỉnh, góp phần ngăn sóng triều bảo vệ dân cư, ngăn mặn cho sản xuất nông nghiệp và điều tiết nước mặn cho nuôi trồng thuỷ sản. III. Tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi thời gian qua. 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng ĐBSCL. Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều cho sản xuất nông nghiệp và trong sản xuất nông nghiệp thì công tác thuỷ lợi được đặt lên hàng đầu do vậy nghành thuỷ lợi đã được bố trí vốn rất cao. Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, đây là vùng được coi là vựa lúa của nước ta, nền sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hoá, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết ở đây có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp vì vậy công tác thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Hàng năm, Nhà nước quan tâm đầu tư cho phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rất cao, chiếm gần 1/3 tổng số vốn đầu tư cho thuỷ lợi của cả nước, cụ thể trong bảng sau: Biểu 7: Vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng ĐBSCL thời kỳ 1996-2002. Đơn vị: tỷ đồng. 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cả nước ĐBSCL 969,58 1235,53 1385,67 1728,44 2024,69 2314 2868,82 % so cả nước 24,5 25,7 26,5 28 27,5 29 31 Tốc độ tăng định gốc 1 1,27 1,43 1,78 2,09 2,39 2,96 Tốc độ tăng liên hoàn 1 1,27 1,12 1,25 1,17 1,14 1,24 Nguồn số liệu từ Vụ NN&PTNT Từ năm 1996-2002, tổng vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi ở ĐBSCL là khoảng 12.526,73 tỷ đồng. Năm 1996 là 969,8 tỷ đồng chiếm 24,5% so với tổng vốn đầu tư thuỷ lợi cả nước, năm 1997 là 1253,53 tỷ đồng chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi cả nước, tăng so với năm 1996 là 1,27 lần, năm 1998 là 1385,67 tỷ đồng chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi cả nước, tăng 1,43 lần so với năm 1996 và tăng 1,12 lần so với năm 1997,… năm 2001 là 2314 tỷ đồng chiếm 29% tổng vốn đầu tư thuỷ lợi cả nước, tăng so với năm 1996 là 2,39 lần và tăng so với năm 2000 là 1,14 lần, đến năm 2002 vốn đầu tư phát triênt thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 2868,82 tỷ đồng chiếm 31% tổng vốn đầu tư thuỷ lợi cả nước tăng so với năm 1996 là 2,94 lần và tăng so với năm 2001 là 1,24 lần. Nhìn chung, vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi của cả nước và của riêng vùng ĐBSCL đều tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó thể hiện sự quan tâm cao của Nhà nước đối với công tác thuỷ lợi trong nông nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhờ có đầu tư cao của Nhà nước mà số lượng các công trình thuỷ lợi tăng đáng kể và bwocs đầu đảm bảo một phần cho việc tưới, tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp trong hai mùa khô và mưa với diện tích đã được tưới têu khoảng 3 triệu ha gieo trồng, trên 300.000 ha rau màu, số lượng lương thực là 17-18 triệu tấn, chiếm khoảng 50% lương thực cả nước, lúa hai vụ phải đạt 1,3-1,5 tấn/ha. Chủ động tưới và đảm bảo chống lũ tháng 8, bảo vệ vụ Hè Thu. Triển khai các phương án chống lũ giảm nhẹ thiên tai theo tinh thần 99 TTg của /thủ tướng Chính Phủ về phòng tránh lũ và phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với tinh thần này, Thủ tướng Chính Phủ duyệt định hướng quy hoạch chống lũ ĐBSCL và đầu tư cho ĐBSCL 16.500 tỷ đồng trong đó 6500 tỷ gồm cả xây bờ bao chống lũ và giải pháp phòng tránh. Do đó trong các vùng ngập nông và sâu sẽ được bổ sung nhiều hơn, chủ yếu là đầu tư vào bờ bao chống lũ tháng 8, mở rộng và tạo thêm kênh thoát lũ cả về hai phía Biển Đông và Biển Tây, xây dựng các cống ở đầu và cuối kênh để chủ động chống lũ, tiêu úng và ngăn mặn. Số liệu vốn đầu tư vào công trình biểu hiện ở biểu sau: Biểu 8: Vốn đầu tư vào DA phát triển thuỷ lợi 1995-2001 vùng ĐBSCL. TT Tên dự án Tên địa phương Diên tích (ha) Vốn (tỷ đồng) 1. Tổng Long An, Đồng Tháp 4700 Tạo nguồn An Giang, Kiên Giang 547.271 Năn mặn Tiêng Giang 64.858 2. Vùng ngập nông 500 Tạo nguồn 97.000 Năn mặn 23.100 3. Quản Lộ-Phụng Hiệp Sóc Trăng, Kiên Giang 260 Tạo nguồn 173.075 Năn mặn 236.472 4. Nam Măng Thít Trà Vinh 224 Tạo nguồn 88.496 Năn mặn 82.038 5. Các công trình khác An Giang, Sóc Trăng 516 Tạo nguồn 54.854 Năn mặn 193.712 6. Phòng chống lũ Toàn Đồng Bằng 2300-2800 Nguồn số liệu Thực trạng và QHTL-Bộ NN&PTNT Nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong 7 năm từ năm 1996 đến năm 2002, tổng vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 12.526,73 tỷ đồng. Để có số vốn đầu tư này thì nó được huy động từ các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Khi nói đế nguồn vốn trong nước đầu tư vào thuỷ lợi thì kể đến nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, các nguồn vốn khác bao gồm vốn do nhân dân đóng góp. Vốn nước ngoài đầu tư vào thuỷ lợi bao gồm vốn ODA, FDI và vốn khác như vốn vay của các tổ chức ADB, WB, PAM… Số liệu cụ thể được thể hiện trong biểu sau: Biểu 9: Nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi ở ĐBSCL thời kỳ 1996-2002. Đơn vị : Tỷ đồng. 19996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn ĐT 969,58 1235,53 1385,67 1728,44 2024,69 2314 2868,82 1. Trong nước 500,31 965,6 802,18 1019,78 1200,64 1362,95 1698,35 - Ngân sách 197,8 278 316 401 492 560 700 - Tín dụng 134,77 192,74 210,67 278,28 309,78 349,41 436,06 -ND đóng góp 123,14 161,85 192,65 235,07 277,38 317,02 387,29 - Vốn khác 44,6 63,01 83,16 105,43 121,48 136,52 175 2. Nước ngoài 469,27 539,95 583,49 708,66 824,05 951,04 1170,47 - ODA 200,7 299,81 267,49 300,75 348,25 439,66 556,55 - FDI 177,43 187,80 202,35 222,97 279,41 298,50 378,68 - Vốn khác 91,14 122,32 113,65 184,94 196,39 212,88 235,24 Nguồn của Bộ NN&PT Trong giai đoạn 1996-2002, nguồn vốn đầu tư trong nước vào thuỷ lợi liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 1996 đầu tư 500,31 tỷ đồng chiếm 51,6%, năm 1997 đầu tư 695,6 tỷ đồng chiếm 56,3%, năm 2000 là 1200,64 tỷ đồng chiếm 59,3%, năm 2001 là 1362,95 tỷ đồng chiếm 58,9% và năm 2002 là 1698,35 tỷ đồng chiếm 59,2% so với tổng vốn đầu tư. Với nguồn vốn đầu tư trong nước thì vốn ngân sách Nhà nước luông chiếm tỷ trọng cao do các công trình thuỷ lợi phần lớn là công trình công cộng, phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội mà không sinh lời hoặc thu hồi vốn trong thời gian dài, các công trình đều mang hiệu quả kinh tế thấp. Số liệu cụ thể đầu tư phát triển thuỷ lợi trong 7 năm qa bằng nguồn vốn ngân sách tập trung co toàn vùng đã thể hiện điều đó, vốn đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước, thể hiện trong biểu 10; Biểu 10: Vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi bằng nguồn vốn Ngân sách phân theo cấp quản lý thời kỳ 1996-2002. Đơn vị: tỷ đồng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cả nước 849.2 1148 1343 1575 1824 2753 3100 Vùng ĐBSCL 197.8 278 316 401 492 560 700 % so cả nước 23.29 24.2 23.5 25.5 26.97 20.3 22.6 - Trung ương 90.8 161 170 344 392 440 500 % so toàn vùng 45.9 57.9 53.8 85.8 79.67 78.6 71.4 - Địa phương 107 117 146 57 100 120 200 % so toàn vùng 54.1 42.1 46.2 14.2 20.33 21.4 28.6 Tốc độ vốn tăng qua các năm của vùng ĐBSCL(%) 97/96 98/96 99/96 00/96 01/96 02/96 Cả nước 135.1 158 185 215 324.2 365 Vùng ĐBSCL 140.5 160 203 249 283.1 354 Nguồn vụ nn&ptnt-Bộ KH&ĐT Ngoài đầu tư bằng nguồn ngân sách tập trung, từ năm 1999, Nhà nước đành 50%, rồi toàn bộ (2002) thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại cho các địa phương đầu tư cho nông thôn, trong đó chủ yếu là đầu tư cho thuỷ lợi. theo báo cáo kế hoạch năm 2002, thuế sử dụng đất nông nghiệp dành đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 485 tỷ đồng, do đó, tổng số vốn ngân sách cấp cho đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không phải chỉ có 700 tỷ đồng vốn tập trung mà là 1200 tỷ đồng trong đó có cả phần thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại. Năm 1996 lượng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 197,8 tỷ đồng, đến năm 1997 tăng lên 278 tỷ đồng tăng 140.5% so với năm 1996 đến năm 2002 đã tăng lên đến trên 700 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 1996. Trong hai năm 1996-1997 tổng vốn ngân sách đầu tư cho thuỷ lợi cả nước là 2027,2 tỷ đồng trong đó vốn do trung ương quản lý là 1395,7 tỷ đồng chiếm 70,38% số vốn và vốn do địa phương quản lý là 600,5 tỷ đồng chiếm 29,62% tổng vốn đầu tư hai năm, trong đó vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 475,8 tỷ đồng, chiếm 23,47% vốn cả nước, trong đó vốn do trung ương quản lý là 251,8 tỷ đồng và vốn do địa phương quản lý là 224 tỷ đồng. Năm 1998-1999, số vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 2918 tỷ đồng trong đó vốn trung ương quản lý là 2266 tỷ đồng chiếm 77,65% tổng vốn hai năm, vốn do địa phương quản lý là 653 tỷ đồng chiếm 22,35% so tổng vốn hai năm, riêng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 717 tỷ đồng chiếm 24,57% tổng vốn cả nước hai năm 98-99, tốc độ tăng vốn của hai năm 96-97 so với hai năm 98-99 của cả nước là 143,9% và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng là 119,4%. Bước sang năm 2002, tổng vốn đầu tư cả nước cho thuỷ lợi đạt 3100 tỷ đồng tăng 106,23% so với hai năm 98-99 trong đó vốn do trung ương quản lý là 2500 chiếm 80,6% tổng vốn năm 2002 và vốn do địa phương squản lý là 600tỷ đồng chiếm 19,4% tổng vốn cả nước năm 2002, trong đó riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long có số vốn đầu tư cho thuỷ lợi lầ 700 tỷ đồng chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư thuỷ lợi cả nước và vốn do trung ương quản lý là 500tỷ đồng còn vốn do địa phương quản lý là 200 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2002 so với hai năm 98-99 là 97,68% néu không tính phần vốn do thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại (là 485 tỷ đồng). Vốn đầu tư thuỷ lợi năm 2001 tăng so với năm 1996 là 283,1%, năm 2002 tăng so với năm 1996 là 354%. Nguồn vốn tín dụng đầu tư vào thuỷ lợi có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng củ yếu là vốn tín dụng ưu đãi, còn vốn tín dụng thương mại đầu tư vào thuỷ lợi là không đáng kể. Trong công tác thuỷ lợi, vốn đầu tư của địa phương vào thuỷ lợi chiếm tỷ trọng chưa cao, cụ thể là năm 1996 là 123,4 tỷ đồng chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, đến năm 2002 là 387,29 tỷ đồng chiếm 13,5%, chủ yếu là đóng góp bằng công sức của nhân dân theo Nhà nước và nhân dân cùng làm. ứ Qua những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi trong thời gian qua không hấp dẫn, kém đa dạng, do đó không thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư. Trong thờ gian tới chúng ta cần đề ra các giải pháp nhằm thu hút mọi nguồn vốn của nhân dân vào đầu tư phát triển ngành. Đối với vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên do những hạn chế của nông nghiệp, nông thôn nên số lượng các dự án và vốn đầu tư vào khu vực này còn ít, chỉ chiếm 10% số dự án và khoảng 6% số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong nguồn vốn phát triển thuỷ lợi, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA là nguồn chiếm phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam cho thuỷ lợi. Theo Bộ NN&PTNT hiện nay có khoảng 20 nhà tài trợ quốc tế đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực thuỷ lợi của Việt nam. Tiêu biểu là các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP và một số quốc gia như; úc, Nhật, Hà Lan, Anh…, tính đến cuối năm 1999 đã có 130 dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng số vốn cam kết là 1,5 tỷ USD, riêng các dự án thuỷ lợi và cấp thoát nước chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vốn đầu tư ODA chiếm 31%, trong đó 87% là vốn vay và 13% là vốn viên trợ không hoàn lại. Vốn đầu tư ODA đã góp phần tạo ra sự chuyển biến đáng kể cho hệ thống thuỷ lợi nước ta, thông qua việc cung cấp vốn đầu tư và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thụât trong thực hiện và quản lý công trình. Mặt khác dù mới thực thi các dự án tiếp nhận viện trợ trong khoảng 6 năm lại đây song các cán bộ Việt Nam đã được nâng cao về trình độ chuyên môn, khả năng đàm phán, ký kết dự án, khả năng xây dựng, quản lý và thực thi dự án… Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn FDI chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là xu hướng chung của nguồn vốn FDI bởi vốn này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao. Để chi tiết hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi xem biểu 10. Biểu 11: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi. Đơn vị: % Mục 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100 100 1. vốn trong nước 51.6 56.3 57.9 59 59.3 58.9 59.2 - Ngân sách Nhà nước 20.4 22.5 22.8 23.2 24.3 24.2 24.4 - Vốn tín dụng 13.9 15.6 15.2 16.1 15.3 15.1 15.2 - Nhân dân đóng góp 12.7 13.1 13.9 13.6 13.7 13.7 13.5 - Vốn khác 4.6 5.1 6 6.1 6 5.9 6.1 2. Vốn nước ngoài 48.4 43.7 42.1 41 40.7 41.1 40.8 -ODA 20.7 18.6 19.3 17.4 17.2 19 19.4 - FDI 18.3 15.2 14.6 12.9 13.8 12.9 13.2 - vốn khác 9.4 9.9 8.2 10.7 9.7 9.2 8.2 Nguồn của Vụ NN&PT-Bộ KH&ĐT Trong giai đoạn 1996-2002, bên cạnh sự tăng lên của tỷ trọng vống đầu tư trong nước vào thuỷ lợi so với tổng vốn đầu tư qua các năm thì tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nước có xu hướng giảm đi, cụ thể năm 1996 là 469,27 tỷ đồng chiếm 48,4% so với tổng vốn đầu tư cả nước, năm 2000 là 824,05 tỷ đồng chiếm 40,7%, năm 2001 là 951,04 tỷ đồng chiếm 41,1% có tăng lên so với năm 2000 nhưng không đáng kể, năm 2002 là 1170,47 tỷ đồng chiếm 40,8%. Sự giảm s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0010.doc
Tài liệu liên quan