Đề tài Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

Mục lục

Lời mở đầu

 

Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2

I. Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển 2

1.Định nghĩa 2

2. Phân loại 2

II. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3

1. Khái niệm 3

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3

3. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 4

3.1 Đầu tư vào hàng dự trữ và tạo ra tài sản cố định. 4

3.2. Nội dung đầu tư phát triển cho tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp 8

3.3. Vốn đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định 9

3.4 Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới và phát triển KHCN_KT 10

3.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11

3.6 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác 12

III. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 13

1. Vài nét về doanh nghiệp nhà nước 13

1.1 Khái niệm 13

1.2 Phân loại 13

1.3 Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường 14

1.4 Sự cần thiết của DNNN 14

2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển trong doanh nghiêp nhà nước 15

2.1. Tỷ suất giữa giá trị gia tăng với tổng vốn 16

2.2. Tỷ suất giữa thuế với tổng vốn 16

2.3. Thu nhập bình quân của người lao động 16

2.4. Tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng vốn 16

2.5. Tỷ suất giữa lợi nhuận với vốn chủ sở 17

2.6. Tỷ suất giữa lợi nhuận với thị giá cổ phần 18

2.7. Tỷ lệ giữa nguồn vốn tự bổ sung với nguồn vốn kinh doanh 18

2.8. Tỷ số nợ 19

2.9. Hệ số khả năng thanh toán 19

 

Chương 2:Thực trạng tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 20

I. Một số vấn đề trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 20

1. Tình hình doanh nghiệp nhà nước đến cuối năm 2005 20

1.1 Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài ngành 20

1.2 DNNN là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân 21

1.3 Cải cách DNNN được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các DNNN.22

2.Tình hình doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 25

II. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 27

1.Tình hình huy động và hiệu quả sử đụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước 28

2. Đầu tư vào tài sản vốn vật chất 29

3. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước 29

4. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học 30

5. Cho thuê tài chính 32

6. Đầu tư vào thương hiệu 32

7. Đầu tư vào tài sản trí tuệ 32

III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát tiển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 33

1.Các thành tựu đạt được 33

2.Các hạn chế chủ yếu 34

 

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước 37

I. Nhiệm vụ đặt ra cho DNNN cần thực hiện trong thời gian tới 37

II. Đối với Chính phủ. 38

1. Đẩy mạnh công tác xắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 38

2. Các giải pháp về cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư và tài chính. Hình thành cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả. 41

3. Đầu tư mũi nhọn trong từng ngành ,hình thành các tập đoàn kinh tế. 41

4. Thúc đẩy liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác kể cả kinh tế tư nhân và nước ngoài. 42

5. Bồi dưỡng phát triển các nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý. 42

 

Kết luận

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6860 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều doanh nghiệp khác, phân tán vào nhiều lĩnh vực kể cả không thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ yếu. Đáng chú ý, một số tập đoàn, TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường. Theo báo cáo của 70 tập đoàn, TCT thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài.Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng... Bên cạnh đó, tình trạng DNNN thành lập quá nhiều công ty con , công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây ngày càng phổ biến.Có thể dẫn chứng như: Tổng công ty Thuốc lá; Giấy; Dệt may; Công nghiệp Tàu thuỷ đầu tư vào rượu bia, công nghiệp thực phẩm; Tổng công ty Xây dựng công nghiệp đầu tư vào thuỷ điện, nhiệt điện; Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn đầu tư vào thuỷ điện, dầu khí, du lịch … Theo Bộ Tài chính, việc đầu tư ra nhiều ngành nghề bên ngoài lĩnh vực chính, trong khi tình trạng năng lực quản lý và ngân sách có hạn, sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, tác động đến việc quy hoạch và thực hiện chiến lược phát triển của từng ngành và ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của nền kinh tế. Đặc biệt, việc đầu tư vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và mua bán cổ phiếu trên thị trường là những lĩnh vực nhạy cảm, thuộc thế mạnh của các tổ chức tài chính tín dụng, nên dễ mang lại những rủi ro đối với DNNN chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh lĩnh vực này. Do đó, cần có mức khống chế đối với hoạt động đầu tư tài chính của công ty Nhà nước để hạn chế rủi ro và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong đề xuất mới đây lên Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng, để hướng các công ty Nhà nước tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư đúng mục tiêu chiến lược, hạn chế việc đầu tư vốn vào những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không phải nhiệm vụ chính thì các công ty Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có ngành nghề kinh doanh chính (hoặc chủ yếu). Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty Nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty Nhà nước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, DNNN không được góp vốn hoặc mua cổ phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán. Theo đó, các công ty Nhà nước hiện có giá trị đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác vượt quá mức quy định trên hoặc vào quỹ đầu tư mạo hiểm,các quĩ chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán thì phải điều chỉnh giảm trong vòng 2 năm. Trong một hội thảo mới đây về vấn đề này, nhiều DN là tập đoàn kinh tế và TCT có ý kiến xin xem xét mở rộng tỷ lệ đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn giữ ý kiến, doanh nghiệp cần phải dành tối thiểu 70% tổng nguồn vốn kể cả vốn chủ sở hữu và vốn vay để đầu tư ngành nghề kinh doanh chính; đối với việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp cho những ngành nghề khác khống chế ở mức 30% là phù hợp. 1.2 DNNN là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Doanh nghiệp nhà nước là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 38% GDP, chiếm 33% tín dụng và đóng góp 10% tổng việc làm của cả nước. Trong những năm qua, tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng mức đầu tư toàn xã hội vẫn được duy trì theo các năm, đóng góp rất lớn về đầu tư trong tổng đầu tư của xã hội. Đây là nguồn vốn các doanh nghịêp chủ động trong việc huy động và sử dụng theo đúng yêu cầu của các doanh nghịêp. Nguồn vốn này được tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thiết bị để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm và một phần dùng để đầu tư xây dựng mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu nguồn vốn huy động được từ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng có hiệu quả hơn sẽ góp phần trực tiếp cho tăng trưởng nhanh kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trong từng sản phẩm. Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng (giá năm 2000) 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 2001- 2005 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 555 160,4 173,2 189,3 208,0 230,0 960,9 % 100 100 100 100 100 100 100 Đầu tư của DNNN 97,3 26,3 27,1 31,4 38,1 45,3 168,2  So với tổng số 17,5 16,4 15,6 16,6 18,3 19,73 17,5 DNNN vẫn chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nắm giữ tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, thu nộp ngân sách nhà nước, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Kết quả năm 2005 đạt được như sau: + Doanh thu khu vực DNNN đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2002 và 11% so với năm 2001, đã đóng góp 40% GDP của cả nước, tăng 0,5% so với năm 2001; + Nộp ngân sách đạt 87.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2002 và 69% so với năm 2001 chiếm trên 60% tổng thu NSNN ; Lợi nhuận thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2002 và 31,2% so với năm 2001 ; Chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2001 - 2003 của DNNN đạt mức 10%/năm, xấp xỉ mức bình quân trong 10 năm 1991-2000 (11%). Trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, sức cạnh tranh được nâng cao, dần dần thích nghi với cơ chế thị trường. DNNN hoạt động công ích đi vào thực chất hơn, đảm bảo đa số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của xã hội, đặc biệt cho quốc phòng - an ninh, đồng bào vùng sâu, vùng xa. 1.3 Cải cách DNNN được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục đa dạng hóa sở hữu các DNNN Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 theo hướng đa dạng hóa sở hữu với các hình thức cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Tổng số doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại trong 5 năm qua vượt xa cùng thời kỳ trước đó. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao được tính cạnh tranh, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hộ a) Cổ phần hoá DNNN Tình hình đầu những năm 1990 tại Việt Nam giống như một bức tranh về một dân tộc đang bước những bước lớn trên nấc thang lạm phát. Không giống như lý thuyết vẫn đang thịnh hành trong chúng ta thời đó, nền kinh tế hầu như không tăng trưởng. Một lực lượng lao động lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Nhà nước, bao gồm hệ thống hành chính quốc gia và các doanh nghiệp Nhà nước (SOE). Khi chính phủ cải tổ bắt đầu nói về việc chuyển đổi hình thức hệ thống doanh nghiệp không hiệu quả này thì "vương quốc" các doanh nghiệp NN đã có tới 12.231 thành viên vào cuối những năm 1989. Lịch sử sẽ không bao giờ quên một số những doanh nghiệp tiên phong đã châm mồi cho cỗ máy cổ phần hóa của đất nước. Những doanh nghiệp này, lần đầu tiên kể từ năm 1946, đã thay đổi hình thức doanh nghiệp để trở thành một đơn vị hoạt động độc lập do thị trường điều tiết và thu nhập từ hiệu quả hoạt động. Việc chuyển đổi từ khu vực NN đáng kể nhất, mở ra quá trình cổ phần hóa rung chuyển toàn bộ đất nước hiện nay bắt đầu với việc ban hành Quyết định số 143-HĐBT vào ngày 10/5/1990, 3 năm sau ngày khởi động quá trình Đổi Mới. Tuy nhiên, kế hoạch thử nghiệm không thành công. Trong giai đoạn thử nghiệm 4 năm, từ 6/1992 đến 5/1996, chỉ có một số công ty NN được cổ phần hóa: công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (Bộ GTVT); công ty cổ phần giày Hiệp An (Bộ Công nghiệp); công ty chế biến thức ăn gia cầm (Bộ NN&PTNT); xí nghiệp cơ điện lạnh (Bộ Công nghiệp); công ty chế biến thức ăn xuất khẩu Long An (UBND tỉnh Long An). Rõ ràng, kết quả đáng buồn này đã gây thất vọng cho chính phủ, và cần thiết phải có chỉnh sửa toàn bộ. Một kế hoạch tổng thể để cải tổ các doanh nghiệp NN được thực thi, theo đó đã đưa ra một số biện pháp cải tổ DNNN. Có thể kể ra đây các biện pháp như cải tổ, sáp nhập, bán, cho thuê, và cổ phần hóa. Số lượng DNNN đã giảm tới 5.571 vào cuối năm 2000, và tới 4.479 năm 2003. Khoảng 3.100 DNNN được sáp nhập vào các công ty khác. Khoảng 3.350 doanh nghiệp bị giải thể. Khoảng 950 doanh nghiệp được thuê lại, hoặc được bán. Một số tổng công ty lớn hơn được thành lập để thu nhận nhiều doanh nghiệp thành viên. Theo con số thống kê, vào cuối năm 2001, 17 tổng công ty đã thu nhận 1.605 doanh nghiệp thành viên, chiếm khoảng 65% lượng vốn quốc gia và 61% lượng lao động của toàn bộ các DNNN. Từ đó, hàng năm một số lượng lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa đã được sáp nhập thành các tổng công ty dưới hình thức các thực thể góp vốn. Những con số trên đây được minh họa bởi bảng sau. Số lượng công ty Vốn pháp định (tỉ đồng) 2005 724 4000.0 2004 753 5722.0 2003 537 6059.5 2002 139 1211.9 2001 198 850.0 2000 212 1042.0 1999 249 552.5 6-12/1998 86 61.2 1996-6/1998 25 19.0 1992-1996 5 38.5 Theo đánh giá của Bộ Tài chính, có 44,4% doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo nhóm A, tức doanh nghiệp có lãi, 39,5% thuộc nhóm B và số còn lại thuộc nhóm C. Các doanh nghiệp nhà nước được cho là làm ăn thua lỗ chiếm khoảng 19,5% tổng số các doanh nghiệp nhà nước với tổng nợ trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực sự đã được khởi động từ những năm 90 sau chính sách đổi mới và được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Giai đoạn 1991-1997 số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và giảm từ 12.000 còn 5.000 doanh nghiệp. Giai đoạn 1997-2000 những nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước có phần trì trệ. Giai đoạn 2001-2005, cải cách doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trở lại, 3.349 doanh nghiệp nhà nước đã được tái cơ cấu trong số 5.544 doanh nghiệp. Nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành thí điểm từ tháng 6 năm 1992. Tính đến ngày 31/12/2005, cả nước đã cổ phần hóa được 2.935 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành  công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,0% ; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4%. Phân theo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các Bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5tỷ đồng chiếm 54,0%; từ 5-10tỷ đồng chiếm 23,0%; trên 10tỷ đồng chiếm 23,0%. Đơn vị có nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa là các Bộ; Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giáo thong vận tải; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; các tỉnh: Khánh Hòa, Nam Định; Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa; các tổng công ty: Bưu chính viễn thông, Hóa chất. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị triển khai cổ phần hóa chậm như các Tổng công ty: Công nghiệp tàu thủy, Xi măng, Dầu khí; các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Lai Châu.Công tác sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX). Giai đoạn này (2001-2005), cả nước sắp xếp được 3.590 doanh nghiệp nhà nước, trong đó đã cổ phần hóa 2.347 doanh nghiệp nhà nước, bằng gần 80% toàn bộ doanh nghiệp đã cổ phần hóa; hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2.347 doanh nghiệp /2.258 doanh nghiệp). Nhìn chung các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của các Bộ, ngành địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi; nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%; số lao động tăng bình quân 6,6%; cổ tức bình quân đạt 17,11%. Cổ phần hóa tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. Biểu: Tình hình thực hiện sắp xếp DNNN từ 2001 - 2005 Hình thức 2001 2002 2003 2004 Tổng số Cổ phần hoá 205 164 532 753 1654 Giao DN 18 34 51 24 127 Bán DN 16 17 24 19 76 Sáp nhập 85 83 154 68 390 Hợp nhất 34 44 48 7 133 Giải thể 22 27 50 35 134 Phá sản 2 4 12 18 Chuyển thành công ty 14 41 55 TNHH 1 thành viên Thành lập mới 37 18 12 67 b) Hoàn thiện khung khung pháp lý theo hướng dần bình đẳng với các doanh nghiệp khác; dần hình thành các Tổng công ty mạnh, Tập đoàn kinh tế lớn Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Luật DNNN năm 2003 đã có thay đổi lớn về khái niệm DNNN, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2004/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước, đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương tập trung đầu tư cho những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt, mang tính chất ổn định kinh tế - xã hội mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 53/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con, làm nền tảng hình thành các Tổng công ty mạnh, thay đổi cơ chế quản lý từ quan hệ hành chính sang quan hệ dựa vào tỷ lệ góp vốn. Hiện nay, đã có 47 tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập xây dựng đề án chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, một số doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xây dựng thí điểm đề án các Tập đoàn kinh tế hoạt động trong một số lĩnh vực mang tính then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế như Bưu chính - Viễn Thông; Dầu khí; Điện lực; Xi măng.. 2.Tình hình doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 Đây là giai đoạn sắp xếp,đổi mới các DNNN.Trong ánh sáng của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006, chúng ta đã có thể thấy giai đoạn 4 năm phát triển kinh tế ổn định. Năm 2006, đất nước đã đạt tới tốc độ phát triển 8,2%, cho phép lạc quan về việc tiên đoán con đường tương lai. Trong bối cảnh này, việc cơ cấu lại thành phần DNNN có thể được xem xét như một động thái khuyến khích môi trường kinh doanh. Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn khởi động đã niêm yết được 31 công ty. Lần đầu tiên, trái phiếu chính phủ được đưa lên thị trường chứng khoán New York, dọn đường cho việc huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ. Và, giữa  không khí lễ hội cuối năm, ngân hàng uy tín Vietcombank đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng, đây là một bước tiến đậm nét trong tiến trình xây dựng một ngân hàng công chúng thực sự của đất nước. Việt Vietcombank bắt đầu cổ phần hóa, có khả năng sẽ xảy ra vào năm 2007, đã đánh một tiếng chuông cho thành công của kế hoạch cổ phần hóa kéo dài 13 năm. Các nhà kinh tế học và giới kinh doanh thậm chí đang nghĩ đến một đợt tăng trưởng bền vững mới về dòng vốn nước ngoài chảy vào đất nước. Minh chứng cho điều này là lượng vốn 5,7 tỉ USD trong năm 2005, và đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua hoạt động mua bán công ty đang ngày càng tăng trưởng. Đã có dấu hiệu rõ ràng về tăng trưởng đầu tư. Hiện nay tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bước sang giai đoạn quan trọng, đó là cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo báo cáo vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn tổng vốn là 31 tỷ USD, tương đương 31% GDP. Nhà nước dự tính sẽ chỉ giữa lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Năm 2007 dự tính thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng giá trị 10 tỷ USD. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa và đặt mục tiêu niêm yết 71 doanh nghiệp nhà nước lớn trên thị trường chứng khoán trước năm 2010. Sẽ mở rộng qui mô của doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa để đưa vào danh sách các công ty TNHH 100% vốn nhà nước và các cơ quan hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước. Tiêu chí lựa chọn và số lượng các nhà đầu tư chiến lược sẽ do Ban chỉ đạo đề xuất và nhà đầu tư chiến lược phải trả giá không thấp hơn giá trúng thầu trung bình Tại Hà Nội, Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2008-2010 đã được diễn ra. Những vấn đề liên quan đến cổ phần hóa, đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước được đưa ra và trao đổi một cách kỹ lưỡng tại Hội nghị.  Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2006-2010, năm 2007, các Bộ, ngành, địa phương đã sắp xếp được 271 doanh nghiệp (DN) và bộ phận DN, trong đó cổ phần hóa (CPH)150 DN, bộ phận DN, nâng tổng số đơn vị được sắp xếp hơn 5.300 đơn vị, trong đó CPH hơn 3.700 DN. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2007-2010 cần sắp xếp 1.553 DN, trong đó CPH 950 DN.Đến nay, hầu hết các DNNN đều duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân tăng 10%); sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (trong đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 11%), bù đắp được các khoản lỗ phát sinh trước đây. Trong giai đoạn 2000-2007, DNNN đã đóng góp gần 39%GDP, 40% tổng thu ngân sách và gần 80% DN kinh doanh có lãi. Việc DNNN được sắp xếp lại là một bước tiến quan trọng, tạo động lực để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời giúp Nhà nước có điều kiện để tập trung đầu tư vào các dự án lớn. Tuy nhiên, quy mô nhiều DNNN hiện nay chưa lớn, năng suất lao động và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế và chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước. Vì thế, khi xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2008 và những năm tiếp theo, cần rà soát quy định về quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN, trong đó ưu tiên CPH và tăng cường đầu tư, đổi mới tổ chức quản lý để DNNN lớn mạnh, có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. DNNN cần tập trung chủ yếu vào kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, đồng thời kiện toàn tổ chức hoạt động để các tập đoàn, tổng công ty NN luôn là nòng cốt trong điều hành kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khác.Yêu cầu của các công ty nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư, kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả, giãn tiến độ những dự án chưa cấp bách để tập trung vốn và nguồn lực cho các dự án sắp hoàn thành.Hiện nay nhiều tập đoàn đã sử dụng vốn vay để đầu tư tài chính như đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… với số lượng vốn gấp từ 1 đến 2 lần số vốn chủ sở hữu. Điều này ẩn chứa rủi ro lớn nếu như các thị trường này không phát triển, hoặc có dấu hiệu giảm sút. Bên cạnh đó, việc huy động vốn của nhiều tập đoàn mang tính tràn lan và hiệu quả đầu tư không cao do phải trả lãi ngân hàng nhiều.Cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như chưa thực hiện được việc điều hòa khoản lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.Giải quyết bài toán về đầu tư vốn hiện nay, Bộ Tài chính cho rằng, các công ty Nhà nước phải dành phần lớn nguồn lực tài chính cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, không được góp vốn mua cổ phần của các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán… Khi đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, chỉ được đầu tư tối đa bằng vốn điều lệ và các lĩnh vực đầu tư ngoài doanh nghiệp phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Các DNNN có thể chủ động huy động vốn để đầu tư phát triển nhưng phải sử dụng có hiệu quả. Hội đồng quản trị công ty nhà nước sẽ được phép quyết định vay vốn bằng 3 lần vốn điều lệ. Tuy nhiên, nếu phần vốn vay vượt trên mức đó thì doanh nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ sở hữu quyết định. Đối với cơ chế phân phối lợi nhuận, các công ty nhà nước cần gắn phân phối lợi nhuận với hiệu quả kinh doanh và kết quả xếp loại doanh nghiệp; đồng thời cũng cần điều chỉnh, bổ sung cơ chế cho các doanh nghiệp đặc thù về vốn.Xoá bỏ các ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự trong sạch bình đẳng của môi trường kinh doanh, nó không chỉ quan trọng nhiều về ý nghĩa kinh tế, vì dù hiện nay doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi thì khối doanh nghiệp tư nhân vẫn làm ăn tốt. Quá trình sắp xếp, đổi mới DN và cổ phần hoá (CPH) các DNNN đã góp phần thu hút vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng các khoản doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và tiền lương bình quân của người lao động trong các DN. Việc hình thành các TCty và Cty hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con đã tạo điều kiện bằng cơ chế đầu tư tài chính. Tại các DN này, bước đầu đã có sự tích tụ vốn, công nghệ và các nguồn lực khác để kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có đủ sức đầu tư, thực hiện các dự án có quy mô lớn. Mặt khác, công tác quản lý DN của thành phố thông qua sắp xếp, tổ chức lại DN đã có chuyển biến tích cực theo hướng sâu sát, cụ thể, do giảm đựơc các đầu mối quản lý. Việc chuyển các DNNN sang Cty TNHH nhà nước một thành viên đã tạo ra sự thay đổi về cơ chế quản lý vốn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng: với bản chất DN 100% vốn nhà nước, cơ chế quản trị tại các DN vẫn chưa có sự thay đổi về chất, phong cách quản lý và tư duy kinh doanh vẫn còn yếu kém. Ví dụ: Quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN của thành phố Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục. Đó là, một số văn bản pháp lý, các cơ chế, chính sách còn bất cập, chậm ban hành, lại thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó nhận thức của các sở, ban, ngành và bản thân DN về CPH chưa đầy đủ, chưa sâu sát, nên khi triển khai thực hiện còn nhiều sai sót, có hiện tượng trục lợi và thao túng tài sản của nhà nước. Mức tăng trưởng của các DN sau chuyển đổi còn thấp so với các DN, thuộc các thành phần kinh tế khác. Đáng chú ý: vai trò hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể trong DN chưa đổi mới kịp theo yêu cầu... Mục tiêu đến 2010: Thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo hướng đa sở hữu, với mục tiêu đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại; trong vòng 5 năm tới cổ phần hóa 1/2 trong tổng số 2.800 doanh nghiệp nhà nước còn lại, đổi mới phương thức quản lý  và đầu tư vốn nhà nước thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, xây dựng và áp dụng mô hình quản trị công ty hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế. Đây là 1 trong 5 mục tiêu quan trọng của giải pháp tài chính cho Việt Nam giai đoạn 2006-2010. II. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước Những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước đã không ngừng đổi mới, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trông chờ, ỷ lại để vươn lên trong kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp không còn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đã trưởng thành nhanh chóng, tạo ra vị thế vững chắc trên thương trường trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước đã làm ra 40% GDP và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng của nền kinh tế quốc dân. Qua quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đến nay cả nước còn 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm: 7 tập đoàn kinh tế, 86 tổng công ty nhà nước và 1.099 công ty nhà nước độc lập. Ngoài ra, có 4 ngân hàng thương mại nhà nước; đã có 6 tổng công ty nhà nước và 1 ngân hàng thương mại nhà nước hoàn thành cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Trong các tập đoàn, tổng công ty, Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở 524 doanh nghiêp thành viên; giữ trên 50% vốn điều lệ ở 738 doanh nghiệp thành viên và dưới 50% vốn điều lệ ở 672 doanh nghiêp đã cổ phần hóa. 1.Tình hình huy động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển.Vì vậy việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một khâu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt và thu hút các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển. Cơ cấu vốn trong DNNN có vốn chủ sở hữu, vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước.doc
Tài liệu liên quan