Qủan lý nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn và không hề đơn giản. Nó là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao phải năng lực sáng tạo. Vấn đề đầu tư nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là một lĩnh vực của đầu tư chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược , phân bổ có hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó những thay đổi bất trường của môi trường kinh doanh. Yêu cầu đối với mỗi nhà quản trị là cần phải phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quản trị tài nguyên lao động, cần phải biết lúc nào thì cần thuê then nhân công,lúc nào thì cần phải bồi dưỡng cán bộ và bồi dưỡng những đối tượng nào? ra sao? Để doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí việc làm hợp lý phù hợp với năng lực sở trường và nguyện vọng của mỗi người . khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm. phải đảm cung cấp các điều kiện cần thiết của qúa trình sản xuất đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh. Chú trọng đầu tư công tác bảo vệ môi trường và các điều kiện an toàn lao động.
25 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với điều kiện địa lí, khí hậu nuớc ta khi tiến hành đầu tư chiều sâu. Những trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài thf chi phí rất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hoặc máy móc quá hiện đại tạo ra sản phẩm cũng hiện đai nhưng người tiêu dùng không sử dụng được tính năng của nó. Dù trong trường hợp nào thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng khó sử dụng do đó hiệu quả đầu tư là không có không thu hồi được vốn gây lãng phí vốn dầu tư.
Chương II:Thực trạng vấn đề đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam.
I. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam gần đây.
Đối với lĩnh vực phát triển của đô thị
Phát triển thưo chiều rộng có thể xem như sự mở rộng về mặt địa lý, nhưng cũng có nghĩa là mở rộng về mặt hành chính . Giảit pháp này cho phép tăng các nguòn tài nguyên của đô thị và vì vậy đo thị ấy sẽ hấp dẫn đầu tư hơn. Đô thị có thể sẽ có nguồn kinh phí dồi dào để phát triển. Các vùng lãnh thổ của độ thị này sẽ cỏ thể được đầu tư phát triển dồng bộ hơn do cùng một cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược diểm của việc phát triển đo thị theo chiều rông tức là mở rộng về việc quản lý hành chính .Việc tập trung các vùng lãnh thổ cho việc quản lý hành chính có thể gây quá tải cho cơ quan quản lý này. Hiên tượng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển và được gọi là hội chứng đô thị “đầu to”hay “siêu đô thị” . Mêxico, brazil,Ấn độ, là những quốc gia đang phải đối mặt với những hậu quả nhức nhối của hội chứng này.
Hội chứng này là mối lo chung trên toàn thế giới. vấn đề nan giải của các đo thị này là hố sâu giàu nghèo(về kinh tế và tri thức) và chênh lệch giữa độ thi và nông thôn . nghuyên nhân tự phát một phần là do tốc độ phát triển nhanh của đất nước. các nguồn đầu tư mới chỉ tập trung chủ yến vào thành thị nên hạ tầng ở đô thị tốt hơn hẳn hạ tầng ở nông thôn. Nổi bật ở việt nam hiên nay là sự kiện mở rộng thủ đô Hà Nội.Thực tế thì phát triển đô thị theo chiều rộng là hướng quy hoạch phát triển áp dụng cho các khu đô thị mới hoặc các thành phố mới, những nơi đô thị hoá tự phát hoặc quy hoạch để đô thị hoá.
II. Đối với lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Tổn thất trong khai thác dầu khi của việt nam là 50-60% , than hầm lò là 40-60%, còn trong chế biến là 60-70%. Đây chỉ là 3 trong những con số đau xót về tình trạng lãng phí tài nguyên và nhiên liệu, nghuyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất Việt Nam đã được công bố tại hội thảo”phát triển bền vững ngành và doanh nghiệp”năm 2004 tại Hầ Nội. Việt Nam “rừng vàng biển bạc” là điều hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ. Việt Nam có trên 5.000 mỏ, với khoảng 60 loại khoảng sản nhưng phần lớn lại là mở vừa và nhỏ , hầu hết không đủ khai thác với quy mô công nghiệp . thêm vào đó nguồn tài nguyên không tái tạo này đứng trước nguy cơ cạn kiệt vì sự khai thác và sử dụng quá lãng phí.
Thất thoát từ khai thác đến chế biến
Tổn thất trong khai thác khoảng sản nhiều ngành lên đến 50%.Cụ thể : khai thác than hàm lò tổn thất là 40-60%. Khai thác apatit : 26-43%; quặng kim loại 15-30%; vật liệu xây dựng 15-20%.bên cạnh đó tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Khai thác vàng là một ví dụ . Độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi)chỉ đạt khoảng 30-40% nghĩa là hơn một nửa thải ra ngoài bãi thải, không chỉ gây mất mát mà mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. nếu so với chỉ tiêu một số nước thu hồi vàng trong quăng chiếm 92-97% thì rõ ràng đây là một tổn thất quá lớn. Đối với những mỏ vừa và nhỏ chủ yếu tự khai thác với công nghệ thô sơ rõ ràng không thể dánh giá hết những tổn thất
Với tài nguyên nước mức sử dụng nước nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí đặc biệt là khu vực tư nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thất thoát nước dùng trong sản xuất phần lớn không thể kiểm soát được . Rõ rệt nhất là ngành bia trên thế giới để sản xuất 1lít bia trung bình sử dụng khoảng 4lít nước song ở Viêtt Nam cao hơn gấp 3 lần (khoảng 13lit) các nghành dệt và nghành giấy cũng ở tình trạng tương tự.
Các doanh nghiêp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của công nghệ với việc giảm chi phí đầu vào . Thống kê của bộ khoa học công nghệ cho thấy : chỉ chưa đến 0,01% tổng doanh thu của doanh nghiệp dành cho đầu tư mới công nghệ . Bên cạnh đó mặc dù được khuyến cáo về ưu tiên nhập các thiết bị công ngệ từ các nước G7 song do nguồn đầu tư hạn hẹp , da phần các doanh nghiệp mua thiết bị từ Trung Quốc, Đài Loan giá rẻ chất lượng trung bình nên càng làm cho nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao.
III. phát triển cơ sở hạ tầng.
Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng hướng ưu tiên trong thời gian qua cũng như các năm tới là phát triển hệ thống đường bộ và đường biển. hệ thống thủy lợi cũng được Trung Ương và địa phương tập trung xây dựng và phát triển để ngăn mặn và tưới nước. các công trinhg thủy lợi được xây dựng trong những năm gần đây đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ chuyển vụ. các công trình thủy lợi đã phát huy cao hiệu quả cấp nước sản xuất cấp nước cho công nghiệp , nước sinh hoạt đo thị và cho nhiều vùng rộng lớn góp phần cải thiện môi trường sinh thái các hồ chứa nước tham gia cắt giảm lũ hạn chế ngập lụt ở hạ lưu.
IV. Đầu tư ngành nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản.
Trong những năm qua, Nông nghiệp tăng trưởng ổn định theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình từ 12-14%/năm và là ngành chiếm tỷ lệ khá lớn (trên 17,5%) trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận song nhìn chung, ngành chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nhất là trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến cho ngành này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới chính là việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ quản lý, khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật cho những ngành nghề này còn yếu kém.
Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm, nước ta có hơn 1 triệu người tham gia vào lực lượng lao động, đa số lực lượng này là cư dân nông thôn, không được đào tạo nghề cơ bản. Nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Thuỷ sản ở các vùng nông thôn có trình độ và được đào tạo nghề có tỷ lệ rất thấp. Cả nước có 81.300 công chức xã nhưng tỷ lệ được đào tạo chuyên môn đại học chỉ chiếm 9%; 39,4% có trình độ trung cấp; 9,8% sơ cấp và 48,7% chưa qua đào tạo.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho những ngành nghề này, mỗi năm, cả nước cần tối thiểu từ 1.300-1.500 người có trình độ đại học trở lên, 4.000-5.000 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và 6.500-7.500 công nhân kỹ thuật các chuyên ngành chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản.
Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam nói chung và ngành nghề Nông-Lâm-Thuỷ sản vừa thiếu vừa yếu đang là vấn đề nổi cộm, đòi hỏi phải có biện pháp cải thiện.
Người có học vấn, kỹ năng giỏi không trở về nông thôn.Các ngành đào tạo về kỹ thuật và công nghiệp chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản đòi hỏi đầu tư kinh phí cao khi xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy nên chỉ có một số ít trường mở ngành đào tạo, trong khi sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm.Do hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp nên phần lớn thanh niên nông thôn không thiết tha với nghề nông. Lao động trẻ có học vấn rời khỏi nông thôn, khao khát tìm kiếm một nghề có thu nhập cao làm cho nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng thiếu hụt.
V. Đầu tư theo chiều sâu
1. Đầu tư phát triển theo lĩnh vưc đô thị.
Phát triển theo chiều sâu tạm hiểu là sự phát triển về chất , tức là nâng cấp hạ tầng đo thị . Trong khi đó , phát triển đô thị theo chiều sâu lại là giải pháo để tránh , khắc phục và giải quyết các vấn đề hệ quả của sự phình trướng đô thị . Để phát triển đôthị theo chiếu sâu thông thường được tiến hành ở hai quy mô : quy hoach phát triển vùng và quy hoạch thành phố. Quy hoạch phát triển vùngphát triển đô thị theo chiều sâu lại là giải pháp để tránh, khắc phục và/hoặc giải quyết các vấn đề hệ quả của sự phình trướng đô thị. Để phát triển đô thị theo chiều sâu thông thường được tiến hành ở hai quy mô: quy hoạch phát triển vùng và quy hoạch thành phố.
Quy hoạch vùng theo chiều sâu có mục đích phát triển đồng đều tất cả các vùng, cả thành thị lẫn nông thôn. Để vạch ra được các đề án quy hoạch này, đòi hỏi phải có những nghiên cứu liên ngành thấu đáo về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội của các vùng, đặc biệt là những ưu thế của mỗi vùng để phát huy.Chính những ưu thế được phát huy này sẽ tạo ra những đặc thù riêng, hấp dẫn của từng vùng mà lõi của vùng chính là trung tâm đô thị.
Quy phát triển thành phố, hay trung tâm đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị. Ta hiểu và quy ước có ba loại (cấp) hạ tầng đô thị gồm: hạ tầng vật lý, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng xã hội.
Hạ tầng vật lý chính là cơ sở vật chất của đô thị, bao gồm toàn bộ các công trình có thể nhìn thấy được. Hạ tầng dịch vụ là hệ thống quản lý khai thác và phân phối hệ thống hạ tầng vật lý sao cho người dân có thể tiếp cận và sử dụng được.
Hạ tầng xã hội chính là kết quả đánh giá chất lượng của hai hệ thống hạ tầng trước, gồm một loạt các chỉ số như tuổi thọ trung bình, tỉ lệ trẻ em sống khi sinh, tỉ lệ suy đinh dưỡng, phổ cập giáo dục, tỉ lệ biết chữ, trình độ nhận thức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v.
Như vậy, phát triển đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng vật lý và thiết lập hệ thống quản lý hạ tầng. Hai yếu tố hạ tầng này cần có phương án phát triển đồng bộ và đồng thời nhằm thu được hiệu quả cao nhất về hạ tầng xã hội.
2. Đối với lĩnh vực công nghiệp
Ví dụ như ngành dệt may của việt nam Việt Nam vào danh sách 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, thị trường trong nước vẫn được giữ vững và phát triển. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của tổ chức này. Từ chỗ chỉ được xuất khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bây giờ các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường mà không lo về hạn ngạch. Thuế nhập khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước thành viên WTO sẽ theo khung NTR. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. bên cạnh những tịch cực thì việc gia nhạp WTO cungx làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa. Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm ngay tức thì từ 11/01/2007, (thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống còn 20%, vải từ 40% xuống còn 12%). Vì vậy, các nhà sản xuất dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh khôc liệt với các sản phẩm của một số nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Để tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hậu WTO, Việt Nam phải làm tốt các việc sau: Phát triển sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, tập trung thực hiện chương trình sản xuất 1 tỉ mét vải phục vụ xuất khẩu theo chỉ đạo của Bộ Công thương. Khẩn trương xây dựng 2 Trung tâm Cung ứng Nguyên phụ liệu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Thực hiện chiến lược thời trang hoá ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh họat động thiết kế và sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao cùng với việc xây dựng hình ảnh ngành sản xuất dệt may Việt Nam với chất lượng - thời trang - thân thiện môi trường.
Cải thiện một bước đời sống người lao động cùng với việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, phối hợp với đại diện người lao động xây dựng thang bảng lương và điều kiện lao động chuẩn trong toàn ngành theo từng khu vực. Tích cực cải thiện mối quan hệ lao động, chấm dứt tình trạng đình công bất hợp pháp trong ngành; thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đến các chuyên gia cấp trung, cao về thị trường, công nghệ và quản trị doanh nghiệp chuyên ngành .
Tăng cường hệ thống thông tin chiến lược toàn ngành dệt may để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Góp phần tích cực vào việc mở cửa thị trường, chống lại các rào cản thương mại thế giới: xây dựng Hiệp định EPA với Nhật; hạn chế tối đa các tác động tiêu cực do chương trình giám sát chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ gây nên.
VI.quan hệ đẩu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu
Sự thuận lợi và thăng hoa của nển kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã nhanh chóng tạo nên sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp . Cơ hội đã được giới doanh nhân tận dụng và khai thác tốt, nhiều doanh nghiệp đã phát triển rất nhanh nhiểu thương hiệu lớn đã xuất hiện. Phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam sau khi gia nhập WTO, tổ chức ngày 11/1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm một lần nữa khẳng định những thành tựu lo lớn Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế năm qua đã xóa tan mọi lo lắng, hoài nghi về khả năng nền kinh tế Việt Nam liệu có thích nghi được hay không với những thay đổi lớn.
Thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu là những thành tựu nổi bật nhất sau 1 năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20 tỷ USD vốn FDI, bằng cả số vốn của 5 năm trước cộng lại. Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 48,4 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2006.
Cùng với việc tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế-xã hội trong nước, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia tích cực vào các hoạt động tại WTO và trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha. Điều quan trọng hơn là Việt Nam đã đem lại giá trị từ lợi ích thương mại trong phát triển kinh tế-xã hội như cải thiện mức sống của người dân, xóa đói giảm nghèo giảm xuống còn rất thấp. Đó là những thành tựu ban đầu rất đáng trân trọng phản ánh nỗ lực của chính phủ cùng với toàn dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đó củng phản ánh thời điểm thuận lợi của nền kinh tế, đang được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài cả về đầu tư tài chính lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chính trong thời điểm ”say sưa” với tốc độ và khối lượng này,đặc biệt đang trong thời điểm nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng,và nền kinh tế VN đang bị ảnh hưởng lớn rất cần sự phân tich nghiêm túc và tỉnh táo,chỉ rõ những tiềm năng và vấn đề hiện nay của nền kinh tế nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh,hiệu quả tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.Trước hết cần khẳng định nền kinh tế nước ta có tiềm năng để đạt được tăng trưởng cao và bền vững,trong khi vừa tiếp tục khai thác các tiềm năng theo chiều rộng (như tăng thêm vốn đầu tư,vật tư ,đất đai,lao động) đồng thời cần xây dựng và phát huy các nhân tố phát triên theo chiều sâu là kho hoc công nghệ,quản lý,tiết kiệm giảm bớt lãng phí nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nền kinh tế nước ta cũng như bất kỳ nền kinh tế nao khác,không thể tăng trưởng mãi theo chiều rộng bằng cách tăng vô hạn độ vốn đầu tư,đất đai lao động tài nguyên vì các nguồn này đều có giới hạn.Để đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển lên các nấc thang cao hơn,nền kinh tế phải vận hành theo các thước đo và chính sách thích hợp để chuyên sang phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất,hiệu quả,giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị tiền vốn,lao động,năng lượng.
Muốn vậy phải coi trọng các thước đo về tỷ lệ đổi mới công nghê,đổi mới sản phẩm,đa dạng hóa thị trường,nâng cao năng xuất lao động,giảm chi phí về thời gian và tiền bạc,giảm ô nhiễm môi trường,tỷ lệ tiết kiệm năng lượng,giảm bớt thời gian lãng phí của xã hội như bị kẹt xe,chờ đợi thủ tục.Những thước đo như vậy chua thấy được đưa vào các chỉ tiêu bắt buộc thực hiện,công bố,phân tích và chưa được coi trọng để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện.Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khối lượng lớn và có nhu cầu về đổi mới nhưng lại bị hạn chế về quy mô,năng lực công nghệ và tài chính.Cũng theo kết quả khảo sát Swiss Contract(Thụy Sỹ) và GTZ(Đức) đối với 1200 doanh nghiệp tại VN thì có khoảng 0,1% doanh thu hằng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ và thiết bị.Trong khi đó, doanh nghiệp của các nước như Ấn Độ có mức đầu tư cho đổi mới công nghệ, thiết bị là 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu hàng năm.
Bên cạnh đó việc đổi mới công nghệ,thiết bị ở các doanh nghiệp trong nước mới chỉ dừng lại ở việc đi mua máy móc,thiết bị mới và nắm các thao tác cần thiết để vận hành chúng.Phần lớn các doanh nghiệp đều không có những nghiên cứu chuyên sâu để làm chủ,cải tiến và phát triển công nghệ.Việc đổi mới công nghệ,thiết bị trong các doanh nghiệp được tiến hành khá bị động theo sức ép của thị trường,như khi khách hàng đến đặt hàng,đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới thì cơ sở sản xuất mới đi tìm.Việc đổi mới công nghệ,thiết bị trong các doanh nghiệp nước ta phần lớn chưa mang tính tích cực,chưa mang tầm chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Điều này có thể thấy rõ qua tỷ lệ nhập khẩu công nghệ,thiết bị mỗi năm của VN chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu,trong khi ở các nước phát triển là 40%.
Từ hạn chế trong đổi mới công nghệ,thiết bị đã đẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không cao sản phẩm kém đa dạng và khả năng xuất khẩu ở mức thấp. Cái khó của các doanh nghiệp VN là thiếu vốn để đổi mới công nghệ , kế đến là thiếu thông tin tư vấn trong lựa chọn công nghệ tiên tiến . Khắc phục những nhược điểm trên cần có những giải pháp đúng đắn từ chinh sách của nhà nước và tư phía doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng , biểu hiện rõ rệt nhất là tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ 6.6%(tháng 12/2006) đến 15,7 % tính đến tháng 2/2008. Bên cạnh đó là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức độ đáng ngại (ước tính khoảng 9.3-9.7% GDP năm vừa qua) , giá tài sản tăng rất cao, thể hiện ở giá đất tăng rất nhanh có nguy cơ tạo tình trạng “bong bóng” trên thị trường bất động sản. Xu hướng này tiếp nối một đợt “bong bóng” trên thị trường chứng khoán đã xảy ra vào đầu năm 2007 .
Về nguyên nhân của nền kinh tế nóng hiện nay của VN, bên cạnh việc bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó có “hiệu ứng Trung Quốc”dẫn đến việc giá cả hàng hóa nông sản và nguyên vật liệu thế giới tăng cao, tình trạng này còn do 3 biện pháp là chu chuyển dòng vốn tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập tạo thành bộ 3”tam pháp bất khả thi”. Biểu hiện cụ thể là khi ngân hàng nhà nước mua vốn vào để duy trì tỷ giá thì đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tiền đồng trong nền kinh tế. Tính thanh khoản có thể được nâng cao nhờ nghiệp vụ trung hòa, song ngân hàng nhà nước gần như đã bán hết trái phiếu chính phủ. Lượng cung tiền có thể bị thắt chặt bằng việc bán hối phiếu của ngân hàng nhà nước song tỷ giá được đưa ra lại không mấy hấp dẫn. Bên cạnh đó tín dụng tăng hơn 50% trong năm 2007 vừa qua đã góp phần làm tăng giá, tăng nhập khẩu và tạo “bong bóng”bất động sản.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN năm 2007 đạt 8.5% như vậy đây là năm thứ 3 liên tiếp kinh tế VN đạt mức độ tăng trưởng trên 8%. Tuy nhiên nền kinh tế xuất hiện một số vấn đề lớn như lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt , khủng hoảng thị trường chứng khoán, bất động sản sau những cơn sốt vào cuối năm 2007 bây giờ lại “đóng băng”.
VII. Đánh giá đầu tư theo chiều rộng,đầu tư theo chiều sâu:
1, đánh giá chung nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP,cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89%GDP,nhường chỗ cho sự tăng lên của tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,3%,còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi.Trong tùng nhóm ngành cơ cấu cũng có sự thay đối tich cực.cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiểu thành phần ,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .
Nền kinh tế thế giới đang suy giảm do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong 10 tháng năm 2008, Việt Nam vẫn thu hút được gần 60 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế trên 7%; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật; nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý, điều hành; xây dựng chính sách phát triển kinh tế rõ ràng và tăng cường giáo dục ý thức của người lao động. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đang gặp phải những vấn đề lớn.
a. Mô hình tăng trưởng chứa đựng một số mâu thuẫn và bất cập.
tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế đạt dược chủ yếu bằng tăng đầu tư hơn là nhờ nâng cao năng suất và hiệu quả. Tăng vốn đầu tư và đẩy mạnh khai thác tài nguyên nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm vị trí quan trọng trong quản lý nền kinh tế:
vừa xây dựng nền kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập nhưng lại vừa đan xen “hướng nội”,”thay thế nhập khẩu” và “tụ bảo đảm” vừa “hướng ngoại”và “dựa vào xuất khẩu”.
lợi thế lớn nhất của nền kinh tế VN là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ chưa được quan tâm khai thác phát triển đúng hướng và đúng tầm.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước vào khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả còn thấp, tiềm năng của khu vực dân doanh và khu vực đầu tư nước ngoài chưa được phát huy đầy đủ do những cản trở của thủ tục hành chính và một số chính sách còn thiếu ổn định nhất quán
b. Hệ thống thể chế thị trường phát triển chậm và thiếu đồng bộ, trong khi đó các yếu tố của cơ chế kinh tế cũ còn duy trì cho nên gây cản trở sự phát triển
Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đứng trước một thực tế đáng báo động là các thị trường đầu vào của nền kinh tế như thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vốn, khoa học công nghệ đều phát triển chậm không cùng nhịp đọ với nền kinh tế do không được đầu tư đúng mức. Vì thế hệ thống các thị trường không thể vận hành đồng bộ
Thêm vào đó việc xoa bỏ các yếu tố của cơ chế cũ chưa triệt để. Tình trạng bao cấp, độc quyền, chia cắt thị trường và cơ chế bộ chủ quản vẫn tiếp tục tồn tại, kéo dài và cản trở quá trình hình thành cơ chế thị trường lành mạnh.
Trong hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ và không ít mặt yếu kém bất cập, nền kinh tế thị trường đang được tạo lập khó có thể vận hành thồng suốt và hiệu quả. Đây chính là nguồn gốc sâu xa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và sản phẩm VN chậm được cải thiện.
c. cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Liên quan đến thực trạng này nổi lên ba vấn đề lớn sau:
Thứ nhất, trong nền kinh tế mở để cạnh tranh thắng lợi và khẳng định vị thế trong nền kinh tế thế giới được cấu trúc theo nguyên lý lợi thế và luôn tạo ra lợi thế mới là yêu cầu bắt . Nhưng trong giai đoạn vừa qua nguyên tắc này chưa được coi trọng đúng mức,do vậy dẫn cơ cấu kinh tế châm thoát khỏi tình trạng lạc hậu,kém sức canh tranh và hiệu quả thấp.
Thứ hai, cơ cấu lao động chuyển dich chậm,chua cùng nhip với sự chuyển dịch cơ cấu ngành và yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền kinh tế đây là vấn đề hết sức lớn của nền kinh tế nước ta. Nó là hậu quả trực tiếp của việc đầu tư nghiêng về các ngành các dự án cùng nhiều vốn hơn là nhiều lao động, chưa quan tâm đúng mức đến khu vưc tạo nhiều việc làm trong nền kinh tế
Thứ ba, trong cơ cấu công nghiệp, một khâu đăc biệt quan trọng là các nghành công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm phát triển. Việc định hướng sử dụng công nghệ chưa được quan tâm, thực chất là còn tự phát. Vì thế, cơ cấu kinh tế không tạo được sự kết nối và lan tỏa phát triển cần có giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Thiếu khâu này, lợi thế quan trọng lớn nhất tác động lan tỏa phát triển mạnh nhất mà dòng đầu tư nước ngoài và trong nước có thể mang lại ci nền kinh tế nước ta bị lãng phí, sức cạnh tranh của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lân các doanh nghiệp trong nước chậm được cảit thiện , thậm chí bị suy yếu đi.
d. Trong nền kinh tế vẫn còn nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6034.doc