LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm 4
1.1.3. Các hình thức 5
1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
1.1.4.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 7
1.1.4.2. Đối với nước đi đầu tư 11
1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
Chương 2 17
Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may 17
2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 17
2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may 17
2.1.2 Năng lực của ngành dệt may 19
2.1.2.1. Năng lực sản xuất 19
2.1.1.2. Cơ sở sản xuất 20
2.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường 22
2.1.3. Thực trạng sản xuất của ngành Dệt - May 24
2.1.4. Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 27
2.1.5. Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành dệt may 28
2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam 29
2.2.1. Nhịp độ đầu tư 30
2.2.2 Quy mô dự án 32
2.2.3. Cơ cấu FDI vào ngành dệt may theo đối tác, địa bàn và hình thức đầu tư 35
2.2.4. Nhận xét chung về tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may thời gian qua 45
2.3. Đánh giá chung 48
2.3.1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may 48
2.3.2 Ưu điểm 52
2.3.3. Nhược điểm 55
2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành Dệt - May Việt Nam 58
Chương 3 62
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 62
3.1. Triển vọng phát triển ngành dệt may Việt Nam 62
2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010: 67
87 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển ngành dệt may. Do có những lợi thế so sánh về lao động và thị trường đầy tiềm năng nên Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư lớn . Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước NICs cho nên họ tích cực đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam ở lĩnh vực dệt. Hai nhà đầu tư lớn này chiếm tới 93,68% tổng vốn đăng ký vào ngành dệt, trong đó Đài Loan chiếm 58,62%.
Bảng 4: FDI vào ngành dệt Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
STT
Tên nước
Tổng VĐT
( triệu USD)
VĐT/DA
( triệu USD)
1
Đài Loan
1189,51
22,28
2
Hàn Quốc
711,63
17,36
3
British West inside
50
50,00
4
Nhật bản
20,5
5,13
5
B.V. Islands
17,83
5,94
6
Hồng Kông
14,33
1,30
7
Trung Quốc
8,69
1,09
8
Channel Islands
4,48
4,48
9
Australia
3,08
3,08
10
CHLB Đức
2,59
1,30
11
Hoa Kỳ
2,5
2,50
12
Thái Lan
1,81
1,81
13
Canada
1,55
1,55
14
Ucraina
0,8
0,80
15
Pháp
0,02
0,02
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như vậy, môi trường đầu tư Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Châu á. Trình độ, khả năng, điều kiện của các nhà đầu tư Châu á cũng đang phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn các đối tác sắp tới nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đạt hiệu quả hơn.
* Ngành may
Số đối tác đầu tư vào ngành may là 15 đối tác, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư từ Châu á, chiếm 84,95% tổng số dự án trong ngành may. Trong đó, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng số 184 dự án, chiếm 57,68% vốn đầu tư nước ngoài cho ngành may Việt Nam.
Bảng 5: FDI vào ngành may Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
STT
Tên nước
Tổng VĐT
( Triệu USD)
VĐT/DA
( Triệu USD)
1
Đầi Loan
199,37
2,17
2
Hàn quốc
169,65
1,84
3
Hồng Kông
75,01
1,97
4
Nhật Bản
62,03
2,14
5
Liechtenstein
23
23,00
6
B.V Islands
21,19
2,35
7
Malaisia
19
2,38
8
Vương quốc Anh
18,45
3,08
9
Hoa Kỳ
17,26
1,73
10
Singapore
15,56
2,59
11
CHLB Đức
6,95
1,74
12
Pháp
6,55
1,31
13
Liên bang Nga
6,04
3,02
14
Thái Lan
5,69
2,85
15
ấn Độ
4,5
4,5
16
Mauritus
3,65
3,65
17
Trung Quốc
2,5
0,83
18
Philipin
1,9
0,95
19
Italia
1,5
1,50
20
Srilanca
1,5
1,50
21
Guatemala
1,39
1,39
22
Cộng hoà Séc
1
1,00
23
Australia
0,6
0,30
24
Đan Mạch
0,3
0,30
25
Canada
0,2
0,20
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2002, Đài Loan đã đầu tư thêm 44 dự án với tổng số vốn đầu tư 102,54 triệu USD; Hàn Quốc tăng 66 dự án với tổng số vốn là 132,21 triệu USD. Năm 2002, Nhật Bản đã từ vị trí từ thứ 2 năm 2001 xuống đứng thứ 4 với 29 dự án và tổng số vốn đầu tư là 62,02 triệu USD. Hồng Kông với số dự án chiếm 11,9% đứng thứ ba. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn đầu tư trên một dự án thì Đài Loan và Hàn Quốc không phải là những quốc gia đứng đầu mà là Liechtenstein dẫn đầu với một dự án 23 triệu USD. Thấp nhất là Canada 0,2 triệu USD. Về cơ cấu đối tác, các nước Đông Nam á và các nước Nics vẫn là những đối tác đầu tư chủ yếu vào ngành may Việt Nam.
Cũng như trong ngành dệt, ngành may còn thiếu vắng các nhà đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ. Các nhà đầu tư này còn dè dặt khi đầu tư vào ngành may Việt Nam, trong khi hầu như sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang thị trường EU. Điều này có nghĩa là ngành dệt may đang chuyển dịch vào các nước có nhiều lao động và kinh nghiệm quản lý cũng như trình độ công nghiệp trung bình như Việt Nam. Theo đó, chúng ta cần phải quan tâm hoàn thiện, sửa đổi các chính sách, đặc biệt là xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các nước này kết hợp với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã phong phú và phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ.
b. Theo địa bàn đầu tư
Việc phân bổ các dự án theo vùng lãnh thổ ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc phân bổ này một mặt tạo sự hài hoà giữa các vùng, các địa phương, do đó quyết định đến tăng trưởng chung của cả nước, mặt khác nó cũng tạo khoảng cách phân hoá giàu nghèo, mức độ bình đẳng, ổn định xã hội. Nhà nước đã có quy hoạch để vốn đầu tư vào các vùng, địa phương đảm bảo hài hoà, cân đối. FDI vào ngành dệt may là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, vì vậy mà việc phân bổ nguồn vốn đó như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước.
* Ngành dệt
Hiện nay, các tỉnh miền Nam chiếm 87,3% tổng dự án đầu tư trên tổng số 14 tỉnh thành phố trên cả nước vào ngành theo địa bàn. Trong đó, Đồng Nai là địa phương đứng đầu với 24 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1.454,27 triệu USD ( chiếm 19,05% tổng số dự án và 71,66% về tổng vốn đầu tư). Đồng Nai cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn và hiệu qủa bậc nhất của nước ta hiện nay. Tiếp đến là Long An, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều dự án nhất ( 48 dự án), tuy vậy quy mô vốn trung bình của các dự án là 2,38 triệu USD/dự án, thấp hơn nhiều so với quy mô dự án trung bình ở tất cả các địa bàn. Điều này cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ tập trung các dự án quy mô vừa và nhỏ với các doanh nghiệp chủ yếu là in, nhuộm và hoàn tất vải. Đây cũng là vùng cung cấp chủ yếu các loại vải để sản xuất áo rét và sơ mi xuất khẩu cho cả nước.
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư
STT
Địa phương
Tổng VĐT
(triệuUSD)
VĐT/DA
(triệuUSD)
1
Đồng Nai
1454,27
60,59
2
Long An
171,63
42,91
3
Bình Dương
165,56
6,90
4
TP. Hồ Chí Minh
114,49
2,39
5
Phú Thọ
82,16
20,54
6
Lâm Đồng
15,14
2,52
7
Tây Ninh
7,87
1,97
8
Nam Định
5
5,00
9
Hải Phòng
3,3
1,65
10
Hà Tây
2,63
0,88
11
Hà Nội
2,59
0,86
12
Hưng Yên
1,9
1,90
13
Quảng Ninh
1,55
1,55
14
Vĩnh Phúc
1,23
1,23
Nguồn: Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Để thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam chính phủ đã có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn được tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và kết câú hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội ổn định. Với đặc điểm là các ngành dệt phải tập trung diện tích lớn nên không thể tập trung tại một số vùng đất hẹp mà tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có điều kiện tương đối tốt về cơ sở hạ tầng, thoả mãn điều kiện xây dựng các nhà máy dệt quy mô lớn. Đó chính là nguyên nhân mà Đông Nai và các tỉnh phía Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung, về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ, các số liệu trên cho thấy hiện nay đang có sự mất cân đối rõ rệt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt giữa ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều này chỉ ra rằng việc kết hợp hoạt động thu hút vốn FDI với khai thác tiềm năng trong nước, đặc biệt là trong ngành dệt hiện nay chưa đạt kết quả cao, chưa toàn diện và đồng bộ. Đây là vấn đề hết sức cấp bách mà Chính phủ đã đưa ra chiến lược phát triển sản xuất với tên gọi " chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020" với mục tiêu xây dựng nhanh chóng ngành cung cấp nguyên liệu như vải. Chiến lược này nhằm thúc đẩy trực tiếp sản xuất dựa vào sự đầu tư tích cực cho các ngành thiết yếu là ngành dệt, nhuộm. Mà để thực hiện chiến lược này với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn trong điều kiện thiếu vốn của Việt Nam tất yếu phải có các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành.
* Ngành may
Số lượng các dự án đầu tư vào ngành may Việt nam được phân bố trên 28 địa bàn trong cả nước, số lượng địa bàn đầu tư vào ngành may nhiều hơn 14 địa phương so với ngành dệt. Các dự án về ngành may được đặt khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam.
Bảng 7: Đầu tư nước ngoài vào ngành may Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư
STT
Địa phương
Tổng VĐT
(triệu USD)
VĐT/DA
(riệuUSD)
1
TP. Hồ Chí Minh
276,13
1,72
2
Bình Dương
138,61
2,77
3
Đồng Nai
85,88
3,07
4
Hà Nội
26,62
1,77
5
Long An
22,05
3,68
6
Hải Phòng
18,43
2,05
7
Vĩnh Phúc
18,4
4,60
8
Hải Dương
13,38
2,23
9
Tây Ninh
9,9
1,98
10
Bắc Ninh
9,4
4,70
11
Hưng Yên
8,4
2,80
12
Bắc Giang
7,4
3,70
13
Hà Tây
4,4
2,20
14
Đà Nẵng
3,5
0,88
15
Phú Thọ
3,45
1,73
16
Tiền Giang
3,2
1,60
17
Nam Định
2,77
1,39
18
Khánh Hoà
2,45
0,82
19
Thái Bình
2,4
1,20
20
Quảng Nam
2
1,00
21
Lâm Đồng
1,67
1,67
22
Cần Thơ
1,2
1,20
23
Hà Nam
1
1,00
24
Bà Rịa- Vũng Tàu
0,7
0,35
25
Trà Vinh
0,5
0,50
26
Quảng Ngãi
0,35
0,35
27
Hà Tĩnh
0,3
0,30
28
Quảng Ninh
0,3
0,30
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch & Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động nhất Việt Nam, do đó mà đây cũng là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Tổng số dự án đầu tư là 161( chiếm 50,47% tổng số dự án) với tổng số vốn đầu tư là 216,73 triệu USD chiếm 41,54% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là Bình Dương, Đồng Nai. Riêng ba tỉnh thành phố này đã chiếm tới 74,92% tổng số dự án và 75,51% vốn đầu tư cho các địa phương. Hà Nội đứng thứ tư với 15 dự án, tổng số vốn đầu tư là 26,62 triệu USD. Tuy nhiên, các dự án tập trung chủ yêú ở những địa phương này thường với quy mô không lớn. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án lớn là ở Bắc Ninh với 4,7 triệu USD/dự án; Vĩnh Phúc là 4,6 triệu USD/ dự án và Long An là 3,68 triệu USD/dự án nhưng số dự án có quy mô lớn chỉ chiếm 3,8% tổng số dự án.
ở Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các ngành may mặc nhưng lại ít các dự án vốn lớn, công nghệ hiện đại. Do đó, cần phải có những biện pháp khuyến khích thu hút những dự án có quy mô lớn.
c. Theo hình thức đầu tư
Vào những giai đoạn khác nhau, mỗi hình thức đầu tư vào ngành dệt may Việt nam có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cụ thể như:
# Giai đoạn 1988-1991
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức liên doanh, chiếm 71,43% số dự án đầu tư. Nguyên nhân là do những thuận tiện mà hình thức liên doanh mang lại cho chủ đầu tư nước ngoài về thủ tục, tuyển dụng lao động, san sẻ rủi ro…Về phía Việt nam hầu hết các đối tác làdoanh nghiệp Nhà nước (chiếm trên 90%).
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 28,57% số dự án và hợp đồng hợp tác kinh doanh không có dự án nào.
# Giai đoạn 1992-2003: Giai đoạn này hình thức 100% vốn nước ngoài tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao ( chiếm 82,42% số dự án đầu tư). Điều này chứng tỏ sự tự tin của chủ đầu tư vào môi trường đầu tư ở Việt Nam, tiềm lực của các nhà đầu tư và do hình thức này mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cần có sự quản lý chặt chẽ hình thức này để tránh hậu quả xấu như sự thao túng của nước ngoài trong ngành, các doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép, không đủ khả năng cạnh tranh, việc thực hiện các quy định về lao động, bảo vệ môi trường. Trong khi đó hình thức liên doanh giảm đi đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 16,44% do không hiệu quả. Hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 1,59%.
* Ngành dệt
Trong những năm đầu Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực thì hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng hình thức liên doanh với bên Việt nam. Ví dụ như: năm 1988-1991 hình thức liên doanh chiếm 100% số dự án đăng ký vào ngành dệt. Nguyên nhân là trong thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, thủ tục đăng ký và hoạt động rất phức tạp. Trong khi đó, Việt Nam là một môi trường đầu tư mới, các nhà đầu tư còn thiếu thông tin, đặc biệt là về các điều kiện kinh tế, xã hội và pháp luật của Việt Nam, nên họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ với các cơ quan chức năng để triển khai xây dựng cơ bản và tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh với bên đối tác Việt Nam.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, thông qua các phương tiện thông tin, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam thì các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á có điều kiện hiểu biết hơn về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Theo đó, nhu cầu có đối tác Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài giảm đi. Mặt khác, các nhà đầu tư không muốn chia sẻ quyền lợi trong doanh nghiệp. Do đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng cao. Trong ngành dệt, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức 100% chiếm tới 76,98% với tổng số vốn đăng ký là 1883,68 triệu USD ( chiếm 92,82% tổng vốn đầu tư). Trong đó, lớn nhất là dự án đầu tư của Công ty Hualon Corporation Việt Nam ở Đồng Nai, chuyên sản xuất kéo sợi, dệt và nhuộm vải theo hình thức 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư lớn nhất là 477,13 triệu USD.
Hình thức liên doanh chiếm 20,63% tổng số dự án đầu tư vào ngành dệt kể từ 1/1/1988 đến năm 2003 nhưng tổng số vốn đầu tư chỉ là 142,84 triệu USD ( chiếm tỷ lệ 7,04% tổng vốn đầu tư vào ngành dệt). Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 2,38% tổng số dự án và chỉ có 0,14% tổng số vốn đăng ký vào ngành.
* Ngành May
Các dự án đầu tư vào ngành may mặc Việt nam ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Bởi vì các doanh nghiệp muốn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có một số dự án liên doanh hoạt động kém hiệu quả đã chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài, hoặc do yêu cầu tăng vốn mở rộng nên đã chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tổng số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài là 266 dự án, chiếm 83,38% tổng số dự án đầu tư vào ngành may, với tổng vốn đăng ký là 564,53 triệu USD( chiếm 84,92% tổng vốn đầu tư toàn ngành may mặc)
Hình thức liên doanh có 49 dự án ( chiếm 15,36% tổng số dự án) với tổng vốn đăng ký là 94,08 triệu USD (chiếm 14,15% tổng vốn đầu tư). Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 4 dự án, chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 1,25% tổng số dự án đầu tư , với số vốn đăng ký là 16,06 triệu USD.
Nói chung, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành may cũng không nằm ngoài xu hướng chung về sự tăng lên về hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và giảm đi tương đối về các dự án liên doanh.
2.2.4. Nhận xét chung về tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may thời gian qua
- Tuy có điều kiện thuận lợi về trình độ cán bộ và kinh nghiệm quản lý kỹ thuật cũng như trong quản lý sản xuất kinh doanh nhưng ngành dệt may không đạt được nhiều thành công trong hợp tác liên doanh với nước ngoài như mong muốn. Vấn đề đặt ra là công tác đào tạo lại cán bộ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có khả năng hợp tác hài hoà với bên nước ngoài, có khả năng kết hợp hài hoà lợi ích của các bên.- Đã hình thành xu thế chuyển dịch dần ngành dệt may từ các nước khu vực Đông á có nguy cơ thiếu lao động sang thị trường nhiều lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tiềm năng như Nhật Bản, các nước Tâu Âu chưa thực sự vào Việt Nam, mà dừng lại ở những dự án đầu tư hạn chế với mức độ thăm dò. Mặt khác, lĩnh vực đầu tư dệt may Việt Nam còn bị cạnh tranh khốc liệt bởi môi trường đầu tư hấp dẫn Trung Quốc, Indonesia. Vì vậy, thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt may có kết quả chưa tương xứng với tiềm năng
- Số dự án đầu tư vào ngành may nhiều hơn ngành dệt do vốn đầu tư vào ngành may nhỏ hơn và nhanh thu hồi vốn
- Hầu hết các dự án vào ngành dệt may là tận dụng các thiết bị đã qua sử dụng của các nước chủ đầu tư và giá nhân công rẻ
- Các dự án nhỏ, ít vốn tận dụng thiết bị cũ thì đầu tư nhanh. Trong khi các dự án lớn với thiệt bị mới như Hualon thì triển khai dự án chậm
- Thực tế vừa qua việc liên doanh với các đối tác Việt Nam có nhiều vướng mắc trong thủ tục cũng như hoạt động nên các nhà đầu tư nước ngoài thiên về hình thức 100% vốn nước ngoài hơn là hình thức liên doanh với bên Việt Nam.
- Khủng hoảng kinh tế khu vực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam, trong đó trực tiếp dẫn đến các xí nghiệp FDI. Nhiều xí nghiệp đã sa thải công nhân, giảm công suất. Hiện nay, do hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, nó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn hạn chế xuất khẩu hàng dệt may, không nhập các mặt hàng chủ yếu như sơmi, quần âu
- Các dự án đầu tư nước ngoài lớn vào dệt may chủ yếu tập trung ở các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư
a. Đối với ngành dệt
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt có số dự án chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án đầu tư vào ngành dệt may, khoảng 29,56%. Điều này là do đặc điểm của ngành dệt đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, vốn đầu tư lớn hơn. Vì vậy cần có biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt để phát triển ngành dệt Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may và các ngành công nghiệp khác
- Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt ngày càng giảm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2002 chỉ bằng 8,2% so với năm 1993. Điều này sẽ dẫn tới sự mất cân đối trong đầu tư cho ngành dệt và ngành may
- Các dự án chủ yếu tập trung ở phía Nam, trong khi đó miền Bắc và Miền Trung cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Chính vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức trong việc cân đối các dự án ở các vùng tránh có sự quá tập trung ở một vùng nào đó sẽ dẫn tới nhũng hậu qủa về tài nguyên, môi trường
- Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành chủ yếu là các nhà đầu tư Châu á.
- Hình thức liên doanh có những thất bại trong thu hút đầu tư, mà hình thức này cần được khuyến khích để ta có thể học tập kinh nghiệm quản lý trong ngành dệt và quy trình kỹ thuật trong việc in, nhuộm.
b. Ngành may
- Số lượng các dự án đầu tư lớn, chiếm 71,68% tổng số các dự án đầu tư vào ngành dệt may nhưng quy mô vốn nhỏ hơn so với ngành dệt
- Các đối tác chủ yếu đầu tư vào ngành vẫn là các nhà đầu tư Châu á. Trong đó, các nhà đầu tư lớn là Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan
- Có hiện tượng cấp giấy phép ồ ạt cho các dự án may quy mô nhỏ mà khả năng triển khai thực hiện dự án chậm
- Ngành may sử dụng nguyên liệu phụ nhập khẩu tới 90%, do nguyên phụ liệu trong nước không có hoặc không đảm bảo chất lượng yêu cầu của sản phẩm sản xuất.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may
a. Hiệu quả tài chính
Đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng.
Bảng 8: Hiệu quả của hoạt động của các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2002
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu/vốn thực hiện
Lợi nhuận/vốn thực hiện
Đơn vị tính
Tr.USD
Tr.USD
Lần
Lần
1. Ngành Dệt
1583,2
4,41
2,53
0,007
2. Ngành May
1064,72
6,24
4,14
0,024
Tổng
2647,92
10,65
3,00
0,012
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của ngành dệt cao hơn so với ngành may nhưng hiệu quả của đồng vốn đầu tư cho ngành may cao hơn hiệu quả đầu tư vào ngành dệt. Ngành Dệt bỏ 1 đồng vốn chỉ thu được 2,53 đồng doanh thu; trong khi đó, ngành May với 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 4,14 đồng doanh thu. Điều này giải thích tại sao các nhà đầu tư thích đầu tư vào ngành may hơn là ngành dệt. Do đó nó đã tạo ra sự phát triển không tương xứng giữa ngành Dệt và ngành May.So với năm 2001, năm 2002 doanh thu ngành Dệt tăng 15%, ngành May tăng 9% và toàn ngành Dệt-May tăng 12%. Đây là dấu hiệu tiến bộ, tuy nhiên việc tăng trưởng này vẫ chưa xứng với tiềm năng của ngành Dệt - May Việt Nam.
Việc thu hút FDI vào ngành dệt may đã tạo điều kiện cho việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003
Bảng 9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2003
Đơn vị tính: %
STT
Thị trường
Tỷ trọng
1
Hoa Kỳ
54,1
2
EU
16,7
3
Nhật Bản
13,9
4
Đài Loan
5,6
5
Các thị trường khác
9,7
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Số 201/2003
Năm 2003, thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam là thị trường Hoa Kỳ với 1,95 tỷ USD, tiếp theo là thị trường EU với 0,6 tỷ USD, thị trường Đài Loan được 0,20 tỷ USD.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam thì thương mại dệt may thế giới đang tiến tới thời điểm 1/1/2005 - cột mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ hạn ngạch kéo dài trong suốt 30 năm. Bởi vậy, cạnh tranh trong thương mại dệt may sau 2004 sẽ diễn ra rất khốc liệt và toàn diện. Chính vì vậy cần phải tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường không bị áp đặt hạn ngạch để dễ dàng thích ứng vào năm 2004.
b. Hiệu quả kinh tế- xã hội
Dòng vốn đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian qua đã thực sự có tác động tích cực và có vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam, đã thực sự tạo ra thế và lực mới cho ngành dệt may Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của loại hình hoạt động kinh tế này đang ngày càng rõ nét, thể hiện trên nhiều mặt trong thành quả của ngành dệt may và đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn góp phần thúc đẩy chiến lược công nghiệp hoá, chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vào ngân sách một giá trị không nhỏ, khoảng trên 61,58 triệu USD mỗi năm. Điều này làm tăng thu ngân sách, tạo điều kiện cho nhà nước tăng khả năng chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ…góp phần tác động tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may đã tạo ra một lực lượng đông đảo người lao động làm việc trong các doanh nghiệp này, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đến nay, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra gần 7 vạn chỗ lam cho lao động trực tiếp trong các dự án và thu hút hàng vạn lao động gián tiếp khác trong các công trình xây dựng cơ bản, dịch vụ, sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động của dự án.
Ngoài ra, cùng với hoạt động tiếp cận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may, Việt Nam cũng đồng thời tiếp nhận một số kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 300.000 máy may các loại và hàng năm vẫn nhập khẩu thêm máy móc thiết bị chuyên ngành thông qua các dự án đầu tư nước ngoài. Từ đó có thể phát triển hơn nữa ngành dệt may, rút ngắn khoảng cách giữa ngành dệt may Việt Nam với thị trường quốc tế.
Điều đó thể hiện ở tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua đã ngày càng tăng
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng qua một số năm
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Dầu thô
( nghìn tấn)
8705
9638,0
12145
14881,9
15423,5
16731,6
16879
17169
Dệt may
(triệu
USD)
1.150
1.503,0
1.450,0
1.746,2
1.891,9
1.975,4
2.752,0
3.630,0
Giày dép
(triệu USD)
530,0
978,0
1031,0
1387,1
1471,7
1578,4
1867,0
2225,0
Thuỷ sản
(triệu USD)
397,0
782,0
858,0
973,6
1478,5
1816,4
2023,0
2217,0
Gạo
(nghìn tấn)
3003
3575,0
3730,0
4508,3
3476,7
3721,0
3241,0
3820,0
Cà phê
(nghìn tấn)
284,0
392,0
382,0
482,0
733,9
931,0
719,0
700,0
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam ( số đặc biệt 2003-2004)
Trong thập niên 90, có thể coi là sự phát triển mạnh của ngành dệt may Việt Nam thì với kết quả đạt được như trên trong hoạt động xuất khẩu đã cho ta thấy sự phát triển ngày càng mạnh hơn nữa của ngành dệt may Việt Nam. Năm 1996, Dệt - May Việt Nam xuất khẩu được 1.150,0 triệu USD thì đến năm 2003 con số đó đã là 3.630,0 triệu USD. Việc phát triển của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phần lớn là nhờ vào khả năng thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy mà ta càng thấy được vai trò to lớn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Dệt- may Việt Nam.
Bảng 11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may/ tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Đơn vị: %
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
Dệt may
13,1
13,1
16,5
18,3
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2000 đạt 1,31%, năm 2003 đạt 18,3%, điều này thể hiện xu hướng phát triển ngày càng cao của ngành, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
2.3.2 Ưu điểm
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may những năm qua có một số những ưu điểm như sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn để phát triển ngành dệt may Việt Nam
Khối lượng vốn đầu tư từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam rất lớn (khoảng 44% trong tổng vốn đầu tư của toàn ngành dệt may trong thời gian qua). Cùng với quá trình bổ sung nguồn vốn, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang lại một khối lượng lớn tài sản, thiết bị và công nghệ được đưa vào ứng dụng trong sản xuất giá trị tài sản cố định tăng và năng lực sản xuất cũng tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0017.doc