MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - FDI 3
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài(Foreign Direct Investment – FDI) 3
2. Bản chất và đặc điểm của FDI 4
2.1. Bản chất 4
2.2 Đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay 5
2.2.1 Ưu điểm của FDI 5
2.2.2. Cơ cấu FDI 6
3. Các hình thức của FDI 7
3.1. Hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập 100% vốn nước ngoài 7
3.2. Thành lập doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Company – JVC) 7
3.3. Hợp tác kinh doanh 7
4. Vai trò và tác dụng của FDI. 7
4.1. Vai trò chủ yếu của FDI 7
4.2. Tác động chủ yếu của FDI 10
4.3. Động cơ của FDI. 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI ĐỐI TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 11
1. Mặt tích cực 11
1.1. Về mặt kinh tế 11
1.2. Về mặt xã hội 13
1.3. Về mặt môi trường 14
2. Mặt hạn chế 14
2.1. Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ 14
2.2. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời 14
2.3. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ 14
3. Triển vọng đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại Việt Nam 14
3.1. Mục tiêu Chương trình thu hút FDI 2006-2010 14
4. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu 15
4.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực FDI 15
4.2. Bài học kinh nghiệm 16
4.3. Các giải pháp chủ yếu 17
KẾT LUẬN 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3663 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nươc ngoài FDI, thực trạng va giải pháp thu hút, sử dụng FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ nần như các hình thức khác.
Vì những ưu điểm trên ,ngày nay FDI là hình thức đầu tư phổ biến nhất và có hiệu quả cao nhất trong các loại hình đầu tư.
Sơ đồ cơ cấu vốn đầu tư quốc tế
VỐN ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
Đầu tư của tư nhân
Trợ giúp chính thức(ODA) của
Chính phủ và các tổ chức quốc tế
Đầu tư
gián tiếp
Tín
dụng
thương mại
Đầu tư
trực tiếp
(FDI)
Hỗ trợ phi dự án
Tín
dụng
thương mại
Hỗ trợ
dự án
2. Bản chất và đặc điểm của FDI
2.1. Bản chất
Về thực chất,do FDI là một hình thức của đầu tư quốc tế nói chung,nên FDI cũng mang đầy đủ những bản chất của đầu tư quốc tế.
Đó là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước với nhau.Thông qua quan hệ kinh tế này,các quốc gia sẽ có được hiệu quả cao hơn trong sản xuất.Thực tế đã cho thấy FDI có tác động rất lớn đến việc làm tăng trưởng kinh tế,sử dụng các nguồn tài nguyên…
Đó là một quá trình di chuyển vốn từ một quốc gia này sang một quốc gia khác để thực hiện một dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đây chính là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI).Mặt khác,khi đầu tư,điều mà các nhà đầu tư không thể không quan tâm đến là lợi nhuận thu được.Lợi nhuận(dự tính)thu được có ảnh hưởng rất lớn đến FDI và khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư ra nước ngoài thì họ phải thực hiện thông qua các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép.
Hình thức FDI không chỉ đầu tư vốn mà còn đầu tư vào cong nghệ và tri thức kinh doanh nên dễ dàng thúc đảy sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại và phát triển kinh tế.Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của hang hóa của các nước đang phát triển.
2.2 Đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay
2.2.1 Ưu điểm của FDI
+ FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới.
+ FDI gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp.
+ FDI tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo điều kiện cơ sở cho sự hoạt động của các Công ty đa quốc gia (Multi national company-MNCs), các công ty xuyên quốc gia(Trans national company-TNCs) cũng như các doanh nghiệp quốc tế.
Từ thập kỷ 90 luồng FDI chuyển sang tập trung vào những nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân của sự chuyển hường FDI là do:
+ Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự ra đời của các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, hứa hẹn một tỷ suất lợi tức cao.
+ Xét về phương diện kỹ thuật, đa số các nước nghèo đều không đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế,… nên không có lợi thế so với các nước phát triển trong việc thu hút vốn FDI.
+ Môi trường đầu tư của các nước phát triển đã hoàn thiện, chế độ chính trị khá ổn định, tình độ công nghệ và lao động phù hợp với yêu cầu của các chủ đầu tư lớn.
+ Xu thế hình thành các khối hợp tác kinh tế- đầu tư trong khu vực đang gia tăng, do đó các chủ đầu tư tăng cường đầu tư vào các Khối hợp tác kinh tế như: EU, AFTA, NAFTA, MECOSOUR…để được hưởng tự do thương mại và đầu tư.
+ Việc tăng cường đầu tư lẫn nhau giữa các tập đoàn lớn để tránh đối đầu trực diện trong kinh doanh ngày càng tăng.
2.2.2. Cơ cấu FDI
Cơ cấu và phương thức FDI ngày càng đa dạng hơn. Nếu như trước đây, các nước chủ đầu tư thường chỉ quan tâm tới công nghiệp,đặc biệt là công nghiệp khai thác khoáng sản và các loại nhiên liệu hóa thạch để xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận thì ngày nay, các chủ đầu tư quan tâm tới cả ba lĩnh vực là Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ. tuy rằng tỷ lệ vốn trên ba lĩnh vực đó là không giống nhau, nhưng về thực chất thì cơ cấu đầu tư đã đa dạng hơn trước.Giống như cơ cấu, phương thức FDI cũng ngày một đa dạng hơn. Ngày nay, không chỉ có phương thức đầu tư theo truyền thống mà còn xuất hiện nhiều hình thức đầu tư mới như mua lại công ty làm ăn thua lỗ, sát nhập công ty,…
Đông Á và Đông Nam Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư. Mặc dù trên thế giới, luồng vốn FDI có xu hướng tập trung ngày càng nhiều vào các nước phát triển nhưng trong số các nước đang phát triển, khu vực Đông Nam Á và Đông Nam Á lại trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
- Sự ra đời của các khối liên kết kinh tế trên thế giới làm cho lưu lượng hành hóa trao đổi và hoạt động đầu tư sôi nổi hơn.
- Vào giữa thập kỷ 90, các nước Đông Á và Đông Nam Á có mức tăng trưởng kinh tế rất cao và năng động. Chính sự tăng trưởng một cách ngoạn mục này đã khiến đàu tư vào khu vực này ngày càng tăng.
- Nhân tố sức lao động rẻ và nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định từ các nước trong khu vực trở thành những nhân tố thuận lợi cho việc hạ giá thành sản xuất.
- Tiềm năng thị trường rộng lớn, sức mua của dân cư dồi dào, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được cải thiện cho phù hợp với yêu cầu khác quan của nền kinh tế.
Xu thế này đã đến, cho Việt Nam nhiều ưu thế khi Việt Nam là một nước thuộc khối ASEAN, nhưng cũng đặt nước ta vào sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong khu vực.Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về các mặt để phát huy điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm để thu hút được vốn FDI nhiều hơn.
3. Các hình thức của FDI
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh.
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3.1. Hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập 100% vốn nước ngoài
Đây là hình thức đầu tư khá phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại. Ở hình thức này, nét đặc trưng nhất là việc chủ đầu tư rót vốn vào nước sở tại để thành lập các chi nhánh ( branch ) của các công ty con (Subsidiary) thuộc quyền sở hữu cảu mình ở nước sở tại để tiến hành sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động, gia tăng ảnh hưởng của mình trên phạm vi quốc tế.
3.2. Thành lập doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Company – JVC)
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp của nhà nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
3.3. Hợp tác kinh doanh
Ngoài hai hình thức phổ biến trên, chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể lựa chọn một hình thức đầu tư khác. Đó là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam; trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, gồm có hợp đồng chia lợi nhuận và hợp đồng phân chia rủi ro
4. Vai trò và tác dụng của FDI.
4.1. Vai trò chủ yếu của FDI
4.1.1. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
Trong các vai trò của FDI, vai trò đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vai trò chính và thường được các quốc gia đề cập tới.
Trông cuốn “ Những vấn đề chung về hình thành vốn ở LCDs”, R. Nurkse đã đề ra một hệ thống để giải quyết những vấn đề về vốn. Thông qua việc phân tích mô hình “vòng luẩn quẩn” nói trên, ông cho rằng: nguyên nhân cơ bản và chủ yếu của LCDs là thiếu vốn. Từ đó Norkse đã đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu vốn là: mở của cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo ông , vấn đề mở của cho FDI có ý nghĩa sống còn đối với LCDs trong việc tăng trưởng kinh tế, có giúp cho LCDs có thể vươn tới những thị trường mới, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý có hiệu quả.
Để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, LCDs phải thu hút được FDI, một hình thức đầu tư quan trọng nhất của đầu tư nước ngoài.
Thực tế cho thấy, từ sau khi Việt Nam mở của thu hút FDI thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã tăng đáng kể vì có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn FDI.
FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đồi với việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, một lĩnh vực rất quan trọng trong thờ kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tố độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI thường xuyên cao hơn các khu vực khác khoảng 7-8 % đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế trong suốt những năm 1995-2000.
4.1.2. Vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu
Chuyển dịch cơ cấu các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Thông qua định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ ưu tiên trong việc thu hút vốn FDI vào các ngành khác nhau thông qua các chính sách khác nhau như ưu đãi thuế, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó vốn FDI còn có hiệu ứng làm thay đổi cơ cấu các ngành trong một thời gian dài phù hợp với sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
4.1.3. Vai trò của FDI dối với việc chuyển giao công nghệ (technology) và bí quyết kỹ thuật (know-how)
Như đã trình bày ở phần khái niệm, FDI là một hình thức đầu tư trực tiếp, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành và tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ thương mại. Chính vì vậy, khi đầu tư vào một nước, chủ đầu tư tất yếu sẽ đem máy móc thiết bị tới nước khác để sản xuất. Do đó, việc chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng khi so sánh FDI với các loại hình đầu tư khác. Thông thường luồn vốn FDI từ nước ngoài , các nước đang phát triển và trong đó có Việt Nam có thể tích lũy được kinh nghiệm và từ đó rút ngắn được thời gian công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và từng bước với các nền kinh tế trog khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ và bí quyết kỹ thuật diễn ra dưới hai phương thức là: Chủ đầu tư chuyển giao cho chi nhánh của mình ở nước ngoài và việc chủ đầu tư chuyển giao thông qua dự án liên doanh. Ở cả hai cách trên, chủ đầu tư đều mong muốn tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu là FDI dưới hình thức thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì việc chuyển giao công nghệ diễn ra phổ biến hơn và thường là những công nghệ mới hơn. Sở dĩ có hiện tượng trên xảy ra là vì các chủ đầu tư không muốn bí quyết kỹ thuật và công nghệ sản xuất của mình sử dụng rộng rãi,. Mặt khác, các doanh nghiệp liên doanh thường đáp ứng các yêu cầu của phía đối tác không tốt bằng các công ty 100% vốn nước ngoài về nhiều mặt nên thường được chuyển giao công nghệ lạc hậu hơn.
- Do đặc trưng của vốn FDI là có sự chuyển giao công nghệ và bí quyết kỹ thuật từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đàu tư, nên song song với việc chuyển giao công nghệ, tài nguyên ở các nước nhận đầu tư sẽ được sử dụngtieets kiệm và hiệu quả hơn. Tài nguyên ở đây được hiểu là những chi phí đầu vào (input) của một doanh nghiệp. Rõ rằng là với những dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại hơn, chủ đầu tư sẽ sử dụng ít lao động sống hơn tức là cần thêm ít nhân công hơn nhưng vẫn đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Diều này làm cho chi phí tiền lương của công ty giảm và lợi nhuận tăng lên. Mặt khác, thông qua vốn FDI, các nguyên, nhiên vật liệu trong nước còn được sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vì những công nghệ mới đã thay thế cho những công nghệ lạc hậu trong nước.
Không chỉ có vậy, việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật còn góp phần làm cho các doanh nghiệp kết hợp được các đầu vào một cách tối ưu và do đó, tài nguyên này được sử dụng tiết kiệm hơn, hợp lý và có hiệu quả hơn.có thể sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện được do thiếu vốn như khai thác mỏ, khoáng sản,…
Khi các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn của mình để đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào thì trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư cũng góp phần tạo việc làm cho toàn xã hội. Việc làm được tạo ra ở đây bao gồm cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp
4.1.4. Vai trò của FDI đối với ngân sách nhà nước
Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia, các nguồn thu này từ các khoản như: cho thuê đất, mặt nước, mặt biển hay từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu…Ở các nước đang phát triển, do thu hút được vốn FDI, mức đóng góp của các dự án này có xu hứơng tăng lên
4.2. Tác động chủ yếu của FDI
Tác động đối với nước xuất khẩu FDI (nước chủ đầu tư).
Đối với nước xuất khẩu FDI, luồn vốn này có những tác động tích cực và mang lại cho họ nhiều lợi ích.
Thứ nhất: Bằng hình thức đầu tư trực tiếp, các nước này đã tận dụng được lợi thế của các nước nhận đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
Thứ hai: Đầu tư quốc tế đã khắc phục được tình trạng lão hóa sản phẩm
Thứ ba: Đầu tư quốc tế giúp nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng
Thứ tư: Đầu tư quốc tế giúp nước chủ đầu tư bành chướng sức mạnh kinh tế và uy tín chính trị trên thị trường quốc tếTác động đối với nước nhận FDI.
4.2.2. Đối với các nước công nghiệp phát triển, đầu tư quốc tế có một ý nghĩa quan trọng, mang lại lợi ích cho họ ở nhiều mặt như:
- Giúp các nuwocs này giải quyết được những vấn dề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát…
- Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình trạng bội chi ngân sách nếu có.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại.
- Giúp các nước nhận đầu tư học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước khác.
Đối với nước ta còn chậm phát triển, vai trò của đầu tư quốc tế được thể hiện ở những mặt sau:
Giải quyết được nhu cầu vốn thiếu hụt
4.3. Động cơ của FDI.
4.3.1. Đầu tư định hướng thị trường là hình thức đầu tư với động cơ mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty mẹ sang các nước sở tại
4.3.2. Đầu tư định hướng chi phí là loại hình đầu tư mà động cơ của chủ đầu tư là giảm chi phí thông qua việc tận dụng nguồn lao động và nguyên liệu rẻ hơn của các nước sở tại, nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận
4.3.3. Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu chính là hình thức đầu tư theo chiều dọc.Ở hình thức đầu tư này,các chính sách ở nước sở tại là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty mẹ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI ĐỐI TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Mặt tích cực
1.1. Về mặt kinh tế
1.1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế
Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29% và (iv) Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%.
1.1.2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
Góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...
1.1.3. FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ
FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v)
1.1.4. Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1.1.5. FDI đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô
Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005.
1.1.6. FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007
1.2. Về mặt xã hội
1.2.1. FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài.
1.2.2. FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO
1.3. Về mặt môi trường
Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam
2. Mặt hạn chế
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động FDI tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:
2.1. Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài.
Các nhà FDI trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,.
2.2. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời
Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp.
2.3. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh
3. Triển vọng đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại Việt Nam
3.1. Mục tiêu Chương trình thu hút FDI 2006-2010
Các chỉ tiêu chủ yếu về FDI giai đoạn 2006-2010
- Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001–2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.
- Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD
- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103,tỷ USD.
- Nộp ngân sách nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.
- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.
- Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững.
4. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu
4.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực FDI
4.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu
- Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành.
- Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo.
- Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn
4.1.2. Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán
- Môi trường đầu tư-kinh doanh còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi.
-,Phối hợp giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.
-Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé;.
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình FDI vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới..
4.2. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn 20 năm hoạt động FDI tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau:
Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức
hai là. Pháp luật và văn bản liên quan về FDI phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế có chú ý tới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu.
Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên,
Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư
4.3. Các giải pháp chủ yếu
4.3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch.
4.3.2.Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
4.3.4 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
- kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.
- Nâng cấp trang thông tin điện tử về FDI cập nhật
- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU)
4.3.5. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển,tập trung thu hút vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22897.doc