Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế- xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn.
2.2. Phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân bổ theo ngành kinh tế, hình thức đầu tư, và nước đầu tư.
2.2.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế.
Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế 1988-2007
STT
Ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
( USD)
Vốn thực hiện
( USD)
1
Công nghiệp và xây dựng
5745
50,029,948,532
20,042,587,769
2
Nông lâm nghiệp
933
4,465,021,278
2,026,532,653
3
Dịch vụ
1912
28,609,000,000
7,399,000,000
4
Tổng
8590
83,103,969,810
29,468,120,420
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Bảng tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2007(%)
STT
Ngành
Dự án
Vốn đầu tư
Vốn thực hiện
1
Công nghiệp và xây dựng
61,58
60,20
68,01
2
Nông lâm ngư nghiệp
10,86
5,37
6,88
3
Dịch vụ
27,56
34,43
25,11
Tổng
%
100
100
100
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng lớn nhất lên đến hơn 50 tỉ USD.Trong đó, công nghiệp nặng có vốn đầu tư lớn nhất 23,976 tỉ USD, lớn hơn rất nhiều so với lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cho thấy tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp . Trung bình tất cả các ngành mỗi dự án có tổng vốn đầu tư là 9,67 triệu USD/ dự án, vốn thực hiện là 3,21 triệu USD/ dự án. Lĩnh vực có tổng vốn đầu tư trung bình cho một dự án lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp dầu khí (trung bình 101,61 triệuUSD/ dự án) và lĩnh vực công nghiệp dầu khí cũng có vốn đầu tư thực hiện trung bình / 1 dự án lớn nhất là ( 135 triệu USD/dự án)
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 61,58% về số dự án, 60,2% tổng vốn đăng ký và 68,01% vốn thực hiện. Qui mô vốn đầu tư trung bình 8,7 triệu USD/dự án, vốn thực hiện 3,48 triệuUSD/ dự án.
Cơ cấu đầu tư FDI của ngành công nghiệp- xây dựng
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu t ư (USD)
Vốn thực hiện (USD)
1
CN dầu khí
38
3,861,511,815
5,148,473,303
2
CN nhẹ
2,542
13,268,720,908
3,639,419,314
3
CN nặng
2,404
23,976,819,332
7,049,365,865
4
CN thực phẩm
310
3,621,835,550
2,058,406,260
5
Xây dựng
451
5,301,060,927
2,146,923,027
Tổng số
5,745
50,029,948,532
20,042,587,769
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài..
Thực tế cho thấy, đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, khai thác thị trường nội địa dễ, các ngành đòi hỏi công nghệ đơn giản như sản xuất chính phẩm; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; du lịch, khách sạn, nhà hàng. Số dự án đầu tư chiều sâu, đòi hỏi công nghệ cao, công nghệ sạch rất ít. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào việc gia công các sản phẩm may mặc.Chính vì vậy số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ là lớn đạt 2542 dự án chiếm tới 44,24 % tổng số dự án, với vốn đầu tư trung bình cho một dự án không cao 5,2 triệu USD/ dự án, và vốn thực hiện chỉ đạt 1,43 triệu USD
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án như sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án FDI thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư ngày càng chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án FDI thuộc loại này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
- ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ:
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Trong khu vực dịch vụ FDI tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải- bưu điện (18%)
Cơ cấu đầu tư FDI theo lĩnh vực dịch vụ
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Đầu tư đã thực hiện
(triệu USD)
1
Giao thông vận tải-Bưu điện ( bao gồm cả dịch vụ logicstics)
208
4.287
721
2
Du lịch - Khách sạn
223
5.883
2.401
3
Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê
153
9.262
1.892
4
Phát triển khu đô thị mới
9
3.477
283
5
Kinh doanh hạ tầng KCN-KCX
28
1.406
576
6
Tài chính – ngân hàng
66
897
714
7
Văn hoá - y tế – giáo dục
271
1.248
367
8
Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường...)
954
2.145
445
Tổng cộng
1.912
28.609
7.399
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v.
Đầu tư FDI trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư :
Xu hướng chung là các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đến các ngành, lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. Ngành nông nghiệp do chịu nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt,biến đổi không lường, giá cả sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp nên thu hút được rất ít dự án đầu tư. Vì vậy kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,86% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,87% vốn thực hiện, (giảm 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD,
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta trong đó có các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..)một số nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam Pháp, quần đảo British Virgin Islands. Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
STT
Nông, lâm nghiệp
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
1
Nông-Lâm nghiệp
803
4,014,833,499
1,856,710,521
2
Thủy sản
130
450,187,779
169,822,132
Tổng số
933
4,465,021,278
2,026,532,653
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài.
Số dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy sản còn thấp, trong khi đây là lĩnh vực cần sự đầu tư về vốn, khoa học công nghệ, công nghệ sinh học...và là lĩnh vực tiềm năng của đất nước có hơn 3000 km bờ biển như nước ta.Lĩnh vực thủy sản là lĩnh vực thu nhiều ngoại tệ cho đất nước vì vậy cần chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực này để phát triển ngành thủy sản hơn nữa.
2.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư.
®Çu t Ư trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo ht®t 1988-2007
(tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
H×nh thøc ®Çu t
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
Vèn ®iÒu lÖ
§Çu t thùc hiÖn
1
100% vèn níc ngoµi
6743
52,437,099,250
21,476,300,760
11,324,296,112
2
Liªn doanh
1640
24,574,544,436
9,292,461,262
11,144,796,904
3
Hîp ®ång hîp t¸c KD
226
4,578,597,287
4,127,650,407
5,661,119,003
4
Hîp ®ång BOT,BT,BTO
8
1,710,925,000
456,185,000
727,030,774
5
C«ng ty cæ phÇn
66
1,657,659,197
451,054,442
362,746,513
6
C«ng ty MÑ - Con
1
98,008,000
82,958,000
14,448,000
Tæng sè
8,684
85,056,833,170
35,886,609,871
29,234,437,306
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5%.
Từ ngày 3/8/2005 Bộ Kế hoạch đầu tư đã trao giấy thành lập Công ty mẹ con hay còn gọi là Công ty quản lý vốn cho Công ty Panasonic Holding tại Việt Nam. Với việc được thành lập công ty quản lý vốn, Tập đoàn Matsushita nổi tiếng thế giới với thương hiệu Panasonic đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập Công ty Mẹ - Con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, mô hình công ty Mẹ -Con được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm tăng tính năng động cho các nhà đầu tư, góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam là một trong những nước ASEAN sớm áp dụng mô hình này và điều đó sẽ có tác động tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cấp phép lần này tiếp khẳng định các cam kết của Việt Nam trong việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, qua việc cấp phép này, các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về vấn đề này.
Trong những năm đầu mở cửa, FDI chủ yếu tồn tại hình thức liên doanh. Đó là vì một số nguyên nhân như: luật đầu tư nước ngoài mới ban hành nên nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ cách thức thức hiện, những qui định về qui trình triển khai thực hiện dự án đòi hỏi nhiều giấy tờ qua nhiều khâu và phức tạp.Hơn nữa phạm vi và lĩnh vực của doanh nghiệp liên doanh rộng hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (lúc đầu chưa xuất hiện).Tuy vậy xu hướng của đầu tư FDI là hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế,có xu hướng tăng nhanh.Do hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, các thủ tục cấp phép và thành lập doanh nghiệp có vốn FDI trở nên đơn giản,tiến bộ. Nó cũng là do ưu điểm của hình thức này so với các hình thức khác như tính độc lập tự chủ về quyền quản lí, không phải chia sẻ lợi ích.Hơn nữa thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp liên doanh làm ăn thua lỗ trái với kết quả hoạt động tốt của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2.2.3.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư.
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài, qua 20 năm đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, đạt 8684 dự án với tổng vốn đăng ký trên 85 tỷ đô la Mỹ, tổng vốn thực hiện đạt trên 29 tỉ USD,đạt trung bình 9,79 triệu USD/ dự án,vốn thực hiện 3,36 triệu USD/ dự án.
Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký
Trong những năm đầu 90 thực hiện Luật Đầu tư, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho tới hết năm 2007, vốn FDI vào Việt Nam vẫn chủ yếu từ các nước châu Á mặc dù Đảng và Chính phủ đã có Nghị quyết 09 đã đề ra ba định hướng thu hút ĐTNN.
Đối tác đầu tư có vốn FDI lớn nhất giai đoạn 1988-2007
®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo nƯíc 1988-2007
(tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
STT
Níc, vïng l·nh thæ
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
Vèn ®iÒu lÖ
§Çu t thùc hiÖn
1
Hµn Quèc
1857
14,398,138,655
5,168,461,054
2,738,114,393
2
Singapore
549
11,058,802,313
3,894,467,177
3,858,078,376
3
§µi Loan
1801
10,763,147,783
4,598,733,632
3,079,209,610
4
NhËt B¶n
934
9,179,715,704
3,963,292,649
4,987,063,346
5
BritishVirginIslands
342
7,794,876,348
2,612,088,725
1,375,722,679
6
Hång K«ng
457
5,933,188,334
2,166,936,512
2,161,176,270
7
Malaysia
245
2,823,171,518
1,797,165,234
1,083,158,348
8
Hoa Kú
376
2,788,623,488
1,449,742,606
746,009,069
9
Hµ Lan
86
2,598,537,747
1,482,216,843
2,031,314,551
10
Ph¸p
196
2,376,366,335
1,441,010,694
1,085,203,846
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài.
Hàn quốc là quốc gia có vốn đầu tư FDI lớn nhất lên đến hơn 14,3 tỉ USD với 1857 dự án, vốn thực hiện chỉ đạt 2,738 tỉ USD . Vốn đầu tư trung bình 7,75 triệu USD/ dự án, vốn thực hiện đạt 1,47 triệu USD/ dự án .Tỉ lệ vốn thực hiện so với vốn đầu tư thấp chỉ ở mức 19,02 %
Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 11 tỉ USD ,đứng thứ hai về vốn thực hiện 3,8 tỉ đô la ,trung bình vốn đăng kí 20,14 triệu đôla/ dự án, vốn thực hiện 7,02 triệu đô la/ dự án. Tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư 34,8 %.
Đài loan xếp vị trí thứ ba về tổng vốn đầu tư với 10,76 tỉ đô la,tổng vốn thực hiện đạt 3,079 tỉ đô la , qui mô trung bình vốn đầu tư 5.97 triệu đô la/ dự án, vốn thực hiện 1,7 triệu đô la/ dự án. Tỉ lệ vốn thực hiện so với vốn đầu tư đạt 28,63%
Nhật bản tuy chỉ đứng thứ tư về tổng vốn đầu tư với hơn 9,1 tỉ USD nhưng lại dẫn đầu về tổng vốn thực hiện với hơn 4,98 tỉ USD. Qui mô trung bình vốn đầu tư 9,83 triệu USD/ dự án, vốn thực hiện 5,33 triệu USD/ dự án.Tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư đạt 54,3%.
2.2.4. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương.
Qua 20 thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, nhưng FDI tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận .
®Çu tƯ trùc tiÕp níc ngoµi theo ®Þa phƯ¬ng 1988-2007
(tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
STT
§Þa ph¬ng
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t ư
Vèn ®iÒu lÖ
§Çu tư thùc hiÖn
1
TP Hå ChÝ Minh
2399
17,013,524,750
7,100,900,289
6,347,487,062
2
Hµ Néi
1011
12,664,570,044
5,661,169,078
3,589,621,920
3
§ång Nai
917
11,665,711,568
4,655,087,285
4,152,591,894
4
B×nh Dư¬ng
1581
8,516,393,283
3,452,028,952
2,078,979,706
5
Bµ RÞa-Vòng Tµu
159
6,111,349,896
2,397,533,861
1,267,669,334
6
H¶i Phßng
270
2,729,564,057
1,148,295,920
1,273,511,670
7
DÇu khÝ
36
2,142,461,815
1,785,461,815
5,148,473,303
8
VÜnh Phóc
151
2,034,201,656
647,926,192
438,759,582
9
Phó Yªn
38
1,945,576,438
619,858,655
122,827,280
10
Long An
188
1,865,839,159
681,249,868
423,043,982
55
Hµ Giang
6
19,925,000
11,633,000
900,625
56
Yªn B¸i
9
19,715,188
9,709,581
7,213,631
57
Cao B»ng
11
19,600,812
14,255,000
1,200,000
58
B¾c C¹n
6
17,572,667
8,104,667
3,220,331
59
§¾c L¾c
2
16,668,750
5,168,750
20,433,000
60
§¾c N«ng
5
15,499,000
10,891,770
6,224,738
61
An Giang
4
15,161,895
4,846,000
18,158,352
62
Kon Tum
2
10,130,000
7,540,000
7,428,043
63
Cµ Mau
4
6,875,000
6,875,000
931,784
64
Lai Ch©u
3
4,000,000
3,000,000
496,271
65
§iÖn Biªn
1
129,000
129,000
129,000
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD).
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng.
Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn FDI vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc)
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng.Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp. . Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn FDI còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài.
2.3.1. Kết quả và hiệu quả của đầu tư tực tiếp nước ngoài.
Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24731.doc