Chương I lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
2. Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
3. Đầu tư nước ngoài đối với các nước đang phát triển 13
II. những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16
1. Chính sách của các quốc gia 16
2. Sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường nội địa 18
3. Khả năng của công ty khi đầu tư 20
4. Sức hấp dẫn của thị trường nước tiếp nhận đầu tư 20
III . Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 22
1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới chủ yếu vận động trong nội bộ các nước công nghiệp phát triển nhưng hiện nay tỉ trọng của dòng vốn này giảm dần 22
2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới chủ yếu vận động trong nội bộ các nước cùng khu vực 23
3. Có sự thay đổi lớn về tương quan lực lượng các chủ đầu tư lớn trên thế giới 23
4. Có sự thay đổi về cơ cấu và lĩnh vực đầu tư 23
5. Khu vực Đông và Đông Nam Á đang trở thành nơi hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
IV. kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương 24
1. Bình Dương- trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã xác định hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
2. Đồng Nai - khai thác triệt để lợi thế và truyền thống để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài 25
Chương II Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội giai đoạn 1989 đến nay 27
I. những lợi thế và bất lợi của hà nội trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 27
1. Những lợi thế của Hà Nội 27
2. Những bất lợi của Hà Nội 29
II. tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội giai đoạn 1989- 2000 31
1.Tình hình FDI tại hà nội giai đoạn 1989- 2000 31
2. Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội 40
3. Một số tồn tại của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội 45
4.Nguyên nhân 46
Chương III một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội đến năm 2010 52
I. phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hà nội đến năm 2010 52
1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 52
2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 53
3. Phương hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 57
II. một số giải pháp và kiến nghị nhăm tăng cường thu hút vốn FDI vào hà nội đến năm 2010. 59
1.Giải pháp từ phía Thành phố và các cơ quan pháp lý 59
2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 63
3. Kiến nghị với Nhà nước 64
Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo 69
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Bài hoặc vận chuyển ra cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5. Ngoài ra, một thuận lợi không nhỏ của Hà Nội, đó là: thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ với diện tích rộng lớn, dân số đông tạo một thị trường tiêu thụ quy mô lớn thuận tiện cho công tác vận chuyển và cung ứng.
Về kinh tế xã hội, Hà Nội là chung tâm chính trị văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế của cả nước. Trong những năm gần đây thành phố là một trong những trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước: tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ( trung bình giai đoạn 1996-2000 là 10,6%/năm- cao hơn mức trung bình của cả nước), giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,16%/ năm, thương mại- du lịch và các loại hình dịch vụ khác đạt tốc độ tăng trưởng 13,36%/ năm, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng trưởng 14,91%/ năm; thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng với tốc độ trung bình 15%/ năm. Các chỉ tiêu kinh tế ổn định và tăng trưởng khá (đặc biệt là tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người) trong những năm qua trên địa bàn thành phố đã tạo ra một nền kinh tế năng động, tạo sức mua hàng hoá lớn thúc đẩy hoạt động sản xuất và đầu tư. Ngoài ra, Hà Nội tập chung nhiều cơ quan của Trung ương, các tổng công ty lớn và các trường đại học lớn của cả nước (đại học quốc gia Hà Nội, đại học Bách khoa Hà Nội...) tạo lên một trung tâm về văn hoá. Hà Nội là thành phố có truyền thống văn hoá lâu đời, có lịch sử 990 năm, có nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch.
Về cơ sở hạ tầng, Hà Nội là một thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Hệ thống mạng lưới giao thông được nâng cấp và tu sửa liên tục, đặc biệt thành phố được sự ưu đãi rất lớn của chính phủ nhằm phát triển thủ đô thành trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu. Trong những năm gần đây, Hà Nội được nhà nước đầu tư một số lượng lớn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cũng như phát triển kinh tế: năm 1997 vốn đầu tư của nhà nước cho thành phố là 1827,2 tỷ đồng, năm 1998 là 1875 tỷ đồng, năm 1999 là 2020 tỷ đồng vốn đầu tư này chủ yếu được sử dụng nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng các tuyến đường nối Hà Nội với các trung tâm kinh tế khác bên cạnh đó nhà nước còn đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí trên địa bàn và ưu đãi về hành chính cho thành phố trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (cho phép thành phố tự xây dựng danh mục thu hút FDI). Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và ưu đãi của chính phủ đối với thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về đội ngũ lao động, Hà Nội có đội ngũ lao động lành nghề, có bằng cấp và trình độ. Thành phố tập chung nhiều trường đại học lớn, có uy tín, hàng năm sinh viên tốt nghiệp các trường đại học đều muốn ở lại thành phố làm việc. Ngoài ra, thành phố còn tập trung nhiêu tổng công ty lớn, nhiều ngành công nghệ mũi nhọn của đất nước (công nghệ thông tin, công nghệ tin học, công nghệ phần mềm...). Vì vậy, ở Hà Nội tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao, tạo lên sức mạnh “chất xám” của thành phố. Lực lượng lao động như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuyển dụng nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn.
Ngoài những lợi thế trên Hà Nội còn có lợi thế về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phụ trợ cho sản xuất kinh doanh như: dịch vụ điện nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển, giao nhận... các loại hình dịch vụ này đang được thành phố đầu tư cải tạo nhằm xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật ngày càng thuận tiện và hiện đại.
2. Những bất lợi của Hà Nội
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì: trong một thể thống nhất luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì vậy ngoài những lợi thế trên Hà Nội cũng có không ít bất lợi khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là:
Hệ thống đường xá còn nhiều hạn chế, thiếu hệ thống đường vành đai. Một thực tế hiện nay ở Hà Nội, đường xá được đầu tư nâng cấp tu sửa thường xuyên nhưng rất hẹp và nhanh xuống cấp. Đường xá hẹp gây nhiều phiền hà: thường xuyên tắc đường, các phương tiện giao thông cỡ lớn ít được tham gia giao thông trong nội thành, vì vậy, sẽ gây khó khăn cho các donh nghiệp (với cùng một lượng hàng phải vận chuyển nhiều sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm). Thực trạng đường xá giao thông cũng cho thấy sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành của Thành phố không tốt: một con đường vừa hoàn thành lại đào lên để lắp đặt các hệ thống cung cấp điện, nước, điện thoại, thoát nươc..., không những mất mỹ quan của con đường mà còn gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thành phố thiếu hệ thống đường vành đai, vì vậy để vận chuyển hàng hoá từ các khu công nghiệp, từ các doanh nghiệp đi tiêu thụ hoặc ra cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không Nội Bài đều phải đi qua thành phố (nội thành) trong khi đó, các phương tiện cỡ lớn (xe chở contener) chỉ được tham gia giao thông trong khoảng thời gian nhất định, do đó, gây khó khăn trong việc tập kết hàng hoá và vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Quy chế riêng về thủ đô mới được ban hành chưa có pháp lệnh, luật về thủ đô. Đây cũng là một bất lợi cho Hà Nội trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi vì: một dự án đầu tư vào thành phố sẽ có nhiều cấp can thiệp, tạo lên sự ràng buộc cứng nhắc trong khuôn khổ, tạo khó khăn không nhỏ cho các chủ đầu tư khi tiến hành xây dựng dự án và xin giấy phép đầu tư.
Quy hoạch chi tiết của thành phố chưa được thông qua gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc lựa chọn địa điểm đặt dự án và quy mô xây dựng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn hảo, có nhiều dự án các chủ đầu tư phải tự đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng đến nơi đặt dự án, làm tăng chi phí triển khai dự án, giảm lợi nhuận của cả đời dự án. Việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại, đơn cử: năm 1999 công ty liên doanh Orion - Hanel bị “cúp” điện tổng cộng 70 lần, năm 2000 số lần bị mất điện đột ngột, không được báo trước có giảm đi còn 50 lần song cũng gây thiệt hại không nhỏ cho công ty.
Chi phí lao động cao, theo quy định của chính phủ Việt Nam về mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì: tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mức 45 USD/ tháng, trong khi đó mức lương tối thiểu ở các tỉnh khác là 40 USD/ tháng. Mặt khác, do mức sống của người dân Hà Nội hiện nay, mức lương mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trả cho người lao động luôn lớn hơn mức lương tối thiểu. Vì vậy, chi phí nhân công cao sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá. Về chi phí lao động, Hà Nội không có lợi thế khi so sánh với các địa phương khác.
Ngoài ra, vị thế cũng là một bất lợi cho Hà Nội trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội nằm sâu trong nội địa, vì vậy, khi xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng, các dự án thường lựa chọn ở các tỉnh giáp Hà Nội mà không đầu tư vào trung tâm. Với vị thế của Hà Nội chỉ thuận tiện cho phát triển dịch vụ.
Tóm lại, Hà Nội có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít bất lợi khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để mởi rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn trong thời gian tới, Uỷ ban Nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành cần phân tích kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi của Hà Nội, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm triệt để khai thác lợi thế, giảm thiểu bất lợi.
II. tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội giai đoạn 1989- 2000
1.Tình hình FDI tại hà nội giai đoạn 1989- 2000
1.1. Số lượng và quy mô dự án
Hà Nội với vai trò là thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, trong hơn 10 năm qua, kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội luôn là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của đảng luôn được thành phố vận dụng hợp lý trong từng thời kỳ. Đến nay, Hà Nội đã mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với 36 quốc gia và hàng trăm công ty tập đoàn lớn trên thế giới.
Bảng 1: Tình hình đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong giai đoạn 1989- 2000.
(đơn vị: 1000 USD)
STT
Năm
Số dự án
Vốn đầi tư đăng ký
Vốn thực hiện
% vốn thực hiện/ vốn đằng ký
1
1989
4
48170
700
1,45
2
1990
8
295.088
12.582
4,26
3
1991
13
126.342
28.444
22,51
4
1992
26
301.000
54.962
18,26
5
1993
43
856.912
108.933
12,71
6
1994
62
989.781
386.340
29,03
7
1995
59
1.058.000
519.458
49,10
8
1996
45
2.641.000
605.000
22,91
9
1997
50
913.000
712.000
77,98
10
1998
46
673.000
525.000
78,01
11
1999
44
345.000
182.000
52,75
12
2000
52
100.000
80.000
80,00
Tổng
452
8.347.293
3.215.419
38,52
(Nguồn:báo cáo tổng hợp - Phòng Đầu tư nước ngoài - Sở kế hoạch và đầu tư hà Nội).
Trong hơn 10 năm qua (kể từ năm 1989), Hà Nội là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Từ chỗ có 4 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 48 triệu USD thuộc 4 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội, đến hết năm 2000 địa bàn đã có 452 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký là 8,3 tỷ USD.
Bảng 2: Tăng trưởng của vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 1989-2000
STT
Năm
Vốn đầu tư đăng ký ( 1000 USD)
Tăng trưởng (%)
1
1989
48.170
-
2
1990
295.088
512,59
3
1991
126.342
-57,18
4
1992
301.000
138,24
5
1993
865.912
184,69
6
1994
989.781
15,50
7
1995
1.058.000
6,98
8
1996
2.641.000
149,62
9
1997
913.000
-65,43
10
1998
673.000
-26,28
11
1999
345.000
-48,74
12
2000
100.000
-71,01
(Nguồn: báo cáo tổng hợp - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội)
Giai đoạn 1989-1995,vốn đầu tư đăng ký có xu hướng tăng liên tục trong thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng trưởng trung bình của thời kỳ này là 60,1%, Năm 1991 vốn đầu tư đăng ký giảm 57,18% so với năm 1990 có thể lý giải bởi lý do sau: năm 1991 sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu (nước chủ nhà của các nhà đầu tư lớn tại Hà Nội giai đoạn đó), sự giao động tâm lý của các chủ đầu tư về tương lai và đường lối phát triển của Việt Nam trong bối cảnh sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1992, khi môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã ổn định hơn, vốn đầu tư liên tục tăng với tốc độ khá. Bình quân giai đoạn 1989 - 1995 vốn đầu tư đăng ký thu hút được là 525, 04 triệu USD/ Năm.
Giai đoạn 1996-2000, vốn đầu tư đăng ký tăng trưởng mạnh năm 1996 là 2641 triệu USD, tăng 2,49 lần so với năm 1995, những năm sau này vốn đầu tư đăng ký giảm liên tục, tốc độ giảm trung bình thời kỳ 1997 - 2000 là 52,87%. Đặc biệt, năm 2000 vốn đầu tư đăng ký giảm mạnh (giảm 71,01% so với năm 1999) là năm có vốn đăng ký thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay. Tuy vậy, tính cả giai đoạn 1996 - 2000, bình quân mỗi năm thu hút được 929 triệu USD, cao hơn bình quân giai đoạn 1989-1995 là 76,94%.
Xu hướng giảm đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1996 - 2000 ở Hà Nội cũng là xu hướng của cả nước. Tính đến hết năm 1999 cả nước thu hút được 3398 dự án với tổng số vốn là 42345 triệu USD, trong đó có 2895 dự án đang hoạt động với số vốn là 36566 triệu USD.
Bảng 3: Tình hình đầu tư vào Việt Nam tính đến hết năm 2000
(đơn vị: triệu USD).
năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
VĐT
1528
1294
2036
2652
4075
6616
8258
4445
4830
3450
1902
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp- vụ quản lý dự án - Bộ kế hoạch và đầu tư).
Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ 1990 - 1996, tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng cao khoảng từ 50 - 60%; Thời kỳ 1996 - 2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm sút mạnh có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau: cuộc khủng hoảng ở khu vực châu á- nước chủ nhà của các chủ đầu tư lớn ở Việt Nam, một số ngành kinh tế ở Việt Nam đã bão hoà và do cạnh tranh giữa các nước trong khu vực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 4. Quy mô trung bình của một dự án FDI tại Hà Nội trong giai đoạn 1991-2000
(đơn vị: triệu USD).
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Quy mô
9,72
11,57
19,93
15,96
17,93
58,69
18,26
16,63
7,84
1,92
(Nguồn:báo cáo tổng hợp - Sở kế hoạch và đầu tư hà nội).
Như vậy, giai đoạn 1992-1998 quy mô mỗi dự án khá lớn (trên 10 triệu USD), trong đó năm 1996 do quy mô dự án phát triển đô thị Ciputra lớn (2,11 tỷ USD) làm cho quy mô bình quân mỗi dự án năm 1996 đạt lớn nhất: 58,69 triệu USD/ 1 dự án. Hai năm đầu của giai đoạn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1989 và 1990), tuy vốn đầu tư đăng ký chỉ mang tính chất thăm dò nhưng quy mô các dự án đạt mức bình quân khá (năm 1989 quy mô 12,04 triệu USD/1dự án, năm 1990 đạt 37,26 triệu USD/ 1 dự án). Tuy nhiên, trong những năm đầu số vốn thực hiện với tỉ lệ rất thấp (năm 1989 đạt 1,45%, năm 1990 đạt 4,26% so với vốn đầu tư đăng ký). Quy mô dự án những năm gần đây (1999 và 2000) liên tục giảm: năm 1999 có quy mô là 7,84 triệu USD, năm 2000 có quy mô là 1,92 triệu USD/1 dự án), sự sụt giảm này có thể lý giải bởi lý do sau: các dự án trong những năm gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, tư vấn cho nên vốn đầu tư không nhất thiết phải lớn.
Giai đoạn 1989 - 1996, số vốn đầu tư đăng ký và quy mô đầu tư mỗi dự án liên tục gia tăng, tuy nhiên số vốn đầu tư thực hiện đạt tỷ lệ thấp (năm 1991 vốn thực hiện đạt 22,51%, năm 1992 là 18,26%, năm 1993 là 12,71%, năm 1994 là 39,03%, năm 1995 là 49,10%, năm 1996 là 22,91% so với vốn đầu tư đăng ký). Số vốn đầu tư lớn nhưng số vốn thực hiện không cao dẫn đến tình trạng: Dự án triển khai chậm, giãn tiến độ... (điển hình là dự án phát triển đô thị Ciputra đến nay vẫn chưa được triển khai). Giai đoạn 1997 - 2000 tuy số vốn đăng ký liên tục giảm nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt khá cao: năm 1997 là 77,98%, năm 1998 là 78,01%, năm 1999 là 52,75%, năm 2000 là 80%.
Tính đến hết năm 2000, Hà Nội đã cấp giấy phép cho 452 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 8,3 tỷ USD. Trong giai đoạn 1998 -2000, đầu tư nước ngoài được đánh giá là chững lại và giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng hoạt động của các dự án đã được cấp giấy phép rất khả quan (năm 1998 ngoài 46 dự án được cấp phép mới còn có 52 dự án điều chỉnh tăng vốn, năm 2000 ngoài 52 dự án được cấp phép mới còn có 14 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng là 63.301.520 USD). Trong số 452 dự án đã được cấp giấy phép hiện đang có 360 dự án còn hiệu lực hoạt động với tổng số vốn đăng ký 7,8 tỷ USD (Trừ các dự án hết hạn và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn), vốn đầu tư đạt 3 tỷ USD chiếm trên 38% vốn đăng ký. Hà Nội đã thiết lập quan hệ với trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu.
Bảng 5 : Các chủ đầu tư lớn của Hà Nội giai đoạn 1989-2000
STT
Tên quốc gia
Số dự án
Vốn đầu tư (triệu USD)
Tỷ Trọng ( %)
1
Singapore
31
2794,93
33,48
2
Nhật Bản
61
871,28
10,43
3
Hàn Quốc
29
865,67
10,37
4
úc
15
445,86
5,34
5
Hồng Kông
43
426,72
5,12
6
Thuỵ Điển
6
352,93
4,23
7
Thái Lan
9
327,84
3,93
8
Pháp
18
277,24
3,32
9
Đài Loan
17
202,42
2,42
10
Malaysia
12
186,90
2,24
11
Các quốc gia khác
211
1595,50
19,12
Tổng
452
8374,29
100
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp - sở kế hoạch và đâu tư hà nội).
Như vậy, các chủ đầu tư lớn của Hà Nội đều năm trong khu vực châu á -Thái Bình Dương. Các nước thuộc asean chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội trong thời gian qua (chiếm trên 40% tổng số vốn).
Trong giai đoạn 1990 - 2000, tỷ trọng khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội so với cả nước thường đạt mức bình quân 18%. Đặc biệt, năm 1993 và 1996 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội chiếm 1/3 vốn đầu tư của cả nước (đều chiếm 32%). Những năm gần đây (1997 - 2000) tỷ trọng khai thác vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội so với cả nước liên tục giảm xuống, năm 2000 giảm xuống mức kỷ lục (chỉ chiếm 5,26% so với cả nước).
Bảng 6: Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội so với cả nước
(đơn vị: triệu USD)
Vốn đầu tư
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Cả nước
1528
1294
2036
2352
4071
6616
8252
4445
4830
3450
1902
Hà Nội
300
126
301
857
989
1058
2641
913
673
345
100
So sánh (%)
19
10
15
32
24
16
32
21
14
10
5,26
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp- Sở kế hoạch và đầu tư hà nội).
Bên cạnh đó, giai đoạn 1990 - 2000, Hà Nội chiếm một vị trí khả quan trong cơ cấu FDI phân theo các tỉnh, thành phố của cả nước.
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngòai phân theo các tỉnh, thành phố (tính đến hết năm 1999)
(Đơn vị:Triệu USD).
STT
Tên địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Tỷ trọng (%)
1
Thành phố HCM
985
10500
28,7
2
Hà Nội
400
7420
20,2
3
Đồng Nai
284
3180
8,6
4
Bà Rịa -Vũng Tàu
96
2520
6,8
5
Bình Dương
128
1680
4,5
6
Hải Phòng
110
1370
3,7
7
Quảng Ngãi
8
1330
3,6
8
Lâm Đồng
49
885
2,3
9
Quảng Ninh
52
874
2,3
10
Đà Nẵng
60
785
2,2
11
Hải Dương
22
485
1,3
12
Hà Tây
31
444
1,2
13
Thanh Hoá
7
422
1,1
14
Vĩnh Phúc
24
315
0,8
15
Kiên Giang
15
282
0,7
16
Các địa phương khác
484
4094
11
Tổng
2895
36566
100
(nguồn: báo cáo tổng hợp - Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Như vậy, Hà Nội đứng thứ hai cả nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua, nhưng với xu thế hiện nay, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai rất có thể vươn lên chiếm vị trí của Hà Nội nếu như Uỷ ban Nhân dân Thành phố và các sở ban ngành không có biện pháp hữu hiệu để ngăn trặn xu thế.
1.2. Cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tương đối mạnh tới sự phát triển của các lĩnh vực tương ứng. Ngoài ra, cơ cấu đầu tư còn phần nào thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và định hướng lại của nền kinh tế Hà Nội.
Bảng 8: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội giai đoạn
1989-2000
(đơn vị:%)
Lĩnh vực
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
00
Công nghiệp
2
3
12
14
18
20
16
23
27
29
33
34
Bất động sản
95
5
68
60
61
58
43
37
35
33
28
29
Giao thông-bưu điện
0
86
9
12
11
9
32
29
24
21
25
21
Khác
3
6
11
14
10
13
7
11
14
17
14
16
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp - sở kế hoạch và đầu tư hà nội).
Như vậy, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài đã từng bước chuyển dịch tập chung vào các lĩnh vực: công nghiệp (từ 2% năm 1989 lên 34% năm 2000); lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 43,25% giai đoạn 1989 - 2000), đặc biệt năm 1989 và thời kỳ 1991-1994 vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội; lĩnh vực giao thông bưu điện tăng lên rõ rệt, chiếm 32,25% trong giai đoạn 1989 - 2000. lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đô thị hạ tầng và nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Xu hướng đầu tư vào đô thị hạ tầng giảm dần trong thời gian qua là do cơ sở hạ tầng và đô thị tại Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện, các dự án lớn đang đi vào giai đoạn nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Số dự án công nghiệp được đầu tư nhiều trong giai đoạn 1989 -2000 (137 dự án) xong quy mô vốn đầu tư không lớn, mức vốn bình quân cho một dự án khoảng 3 triệu USD, nhỏ hơn nhiều so với các dự án bất động sản: khách sạn, văn phòng, căn hộ...(có mức bình quân khoảng 20 triệu USD). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công nghiệp trong cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm có tăng trưởng: 23% năm 1996, 27% năm 1997, 29% năm 1998, 33% năm 1999, 34% năm 2000. Cơ hội xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực đầu tư thu lợi nhận cao (khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê,...) đang dần bị thu hẹp, giai đoạn 1990 - 1995 tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án bất động sản là 65%, giai đoạn 1996 - 2000 là 35%. Các dự án đầu tư ngành công nghiệp đang được phát triển nhưng phần lớn là các ngành dịch vụ và công nghiệp nhẹ với quy mô vốn rất nhỏ, tỷ trọng vốn pháp định trong vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 31%, trong đó tỷ trọng góp vốn pháp định của bên Việt Nam đạt khoảng 26 -30%.
Tình hình đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng còn thấp, điều này phần nào thể hiện sự kém hấp dẫn của lĩnh vực này. Các nhà đầu tư khi tiếp cận lĩnh vực này hầu như đều lựa chọn phương thức đầu tư 100% vốn, chứ hiếm khi liên doanh với chúng ta. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thời gian qua bộc lộ một số thiếu sót, tình trạng tham nhũng và làm việc sai nguyên tắc gây hậu quả nghiêm trọng không phải là ít, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm tới, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Hà Nội dự báo sẽ có xu hướng tăng lên khi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động cuối năm 2001.
1.3. Hình thức đầu tư
Bảng 9: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội tính đến hết năm 2000
STT
Loại hình
Số dự án
Số vốn đầu tư (triệu USD)
1
100% vốn nước ngoài
161
832
2
Doanh nghiệp liên doanh
259
6192
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
32
1323
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp - sở kế hoạch và đầu tư hà nội).
Liên doanh chiếm tỷ trọng lớn trong số các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngài tại Hà Nội (chiếm 57,3% số dự án,chiếm 74,18%), thể hiện sự linh hoạt của các doanh nghiệp trong nước huy động vốn đầu tư tham gia liên doanh. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, vốn góp của bên Việt Nam thường là giá trị quyền sử dụng đất (thường chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn đầu tư của một liên doanh), vốn bằng tiền rất ít. Điều đó sẽ là một bất lợi cho bên Việt Nam trong bên liên doanh, bởi chủ đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng vốn hoạt động, áp dụng công nghệ, sử dụng các máy móc của họ mà bên Việt Nam ít được tham gia thẩm định đánh giá chính xác giá trị của nó hoặc nếu được tham gia thì cũng ít có khả năng đánh giá.
Hình thức đầu tư dần được chuyển sang đầu tư 100% vốn nước ngoài: giai đoạn 1996 - 2000 chiếm 38% trên tổng số dự án được cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt năm 1999 chiếm 56%, năm tháng đầu năm 2000 chiếm 65%.
2. ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của hà nội
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Thành phố, khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng trở thành một bộ phận hữu cơ, năng động và có tốc độ tăng trưởng cao trong các thành phần kinh tế của Hà Nội. Trong giai đoạn 1990 - 1997 đầu tư nước ngoài chiếm 45% tổng vốn đầu tư xã hội, chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, bên cạnh đó vốn FDI cũng tạo được 23% công ăn việc làm trong tổng số lao động có việc làm tại Hà Nội. Giai đoạn 1998 -2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26% vốn đầu tư xã hội, giải quyết 15% lao động, chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 15% trong tổng thuế của thành phố và chiếm 41% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 460 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 12% (riêng năm 1999 tăn trưởng 22% so với năm 1988), tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 898 triệu USD, tổng chỉ tiêu đạt ngân sách, thuế đạt gần 500 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 4% (năm 1999 tăng trưởng 5%).
Những năm gần đây vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm dần tỷ lệ góp vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố (Năm 1996 FDI chiếm 53% tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội, năm 1997 chiếm 57%, năm 1998 chiếm 54%, năm 1999 chiếm 24%, năm 2000 chiếm 12%), bên cạnh việc thể hiện vốn FDI có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 1996-2000 còn thể hiện việc huy động nguồn vốn trong nước một cách có hiệu quả của thành phố tiến hành đầu tư. Tuy vai trò của vốn nước ngoài giảm dần nhưng trong giai đoạn hiện nay nó vẫn là một nhân tố tích cực trong phát triển nền kinh tế xã hội của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của Hà nội
Trong tiến trình chung của cả nước trong giai đoạn mở cửa với sự giúp sức của đầu tư nước ngoài đã có những chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội trong giai đoạn 1986 - 1997 đạt 8,2% trong khi toàn quốc chỉ đạt trung bình hơn 7%/năm. Năm 1995, tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt 11,5%, trong đó, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì nếu không có đầu tư trực tiếp nước ngoài Hà Nội chỉ đạt mức tăng trưởng 5,7% (nghĩa là đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra mức tăng GDP là 5,8%) năm 1996 ước tính đầu tư nước ngoài đóng góp vào tốc độ tăng GDP của hà nội là 3,6%. Trong giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của hà nội là 10,6% trong đó theo đánh giá, khu vực FDI đóng góp khoảng 2% - 2,5%.
Bên cạnh đó chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của thành phố đã thể hiện xu hướng tăng với nhịp độ cao.
Bảng 10: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (USD) ở Hà Nội giai đoạn 1990 - 2000
Năm
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2032.doc