Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

Phần nội dung 2

Mục I: Vài nét về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1- Sự di chuyển vốn quốc tế 3

2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

3- Hoạt động FDI trên thế giới hiện nay 6

Mục II: Thực trạng FDI tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay 9

Mục III: Một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian tới 29

A- Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 29

B- Những giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong những năm tới 33

Phần kết luận 46

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% vốn nước ngoài đã nhanh chóng tổ chức lại bộ máy quản lý và tổ chức lại sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp giảm dần tình trạng lỗ vốn và bắt đầu làm ăn có lãi. Các đối tác Việt Nam bảo toàn được vốn, rút vốn ra để đầu tư các dự án khác. Các nhà đầu tư và dư luận hoan ngênh việc Việt Nam cho phép các dự án FDI chuyển hình thức đầu tư như vừa qua và coi đó là tín hiệu tốt trng việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Thứ ba: Các rủi ro ở mức độ cao làm cho các dự án bị giải thể trước thời hạn. Tính đến 31/12/2000 đã có 642 dự án bị giải thể trước thời hạn, với vốn đăng ký bị giải thể là 8.111 triệu USD (chiếm 18% vốn đầu tư đăng ký), trong đó có 2.131 triệu USD đã được thực hiện (chiếm 26% vốn bị giải thể). Tình hình giải thể các dự án FDI được thể hiện: So với các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án giải thể trước thời hạn nhất, với 323 dự án (chiếm 44% số dự án bị giải thể), với 2.886 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 36% tổng vốn đầu tư). Trong số này, tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư giải thể phải kể đến các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (chiếm 47%). Bên cạnh đó, còn có một số lĩnh vực có số dự án bị giải thể trước thời hạn lớn như công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp dệt may và dược phẩm. Trong ngành xây dựng có 55 dự án bị giải thể trước thời hạn (chiếm 8,56% số dự án được cấp phép). Các dự án trong ngành xây dựng triển khai chậm, đặc biệt là các dự án xi măng và sản xuất sắt thép. Trong nông - lâm, ngư nghiệp, tổng số dự án được cấp phép đầu tư là 347 dự án, trong đó số còn hiệu lực đạt 197 dự án, số dự án giải thể là 150 dự án (chiếm 43,2%) với tổng vốn đầu tư đạt 797,384 triệu USD (chiếm 9,8%). Nhìn chung, các dự án trong lĩnh vực này triển khai còn chậm, tỷ lệ các dự án giải thể trước thời gian cao hơn các nghành khác (trên 30% so với mức trung bình chung là 20%). Lĩnh vực dịch vụ đã thu hút 636 dự án, trong đó có 169 dự án bị giải thể trước thời gian (chiếm 26,5%), tổng vốn đầu tư là 4418 triệu USD (chiếm 54,6%). Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ đã góp phần khai thác được những thế mạnh của lĩnh vực này nhưng lại chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi lẽ mức độ rủi ro trong ngành này cũng khá cao. Theo hình thức đầu tư: tỷ lệ các dự án FDI bị giải thể là các doanh nghiệp liên doanh (chiếm 69% về dự án và 68% về vốn đầu tư). Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký của dự án liên doanh chỉ đạt 11,6%, trong khi có dự án 100% vốn nước ngoài đạt 26,7%. Tỷ lệ giải thể các liên doanh lên tới 73% số dự án và 69% tổng vốn đăng ký trong khi các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ có tỷ lệ giải thể 17% dự án và 8% vốn đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có đối tác là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 65% số dự án và 57% vốn đầu tư. Trong khối ASEAN, chỉ có Singapore, Malaysia và Thái Lan là có dự án đầu tư ở Việt Nam với 575 dự án (chiếm 21%) và vốn đăng ký đạt 8.868 tỷ USD (chiếm 24,4%). Phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây tại Việt Nam là từ các nước trong khu vực (88% dự án và 81% vốn đăng ký). Trên đây là thực trạng chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, qua đó, có thể thấy được những khó khăn và thách thức như sau: Thứ nhất: Một số hạn chế: Nhiều dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hoạt động không có hiệu quả. Trong 9 tháng đầu năm 2001, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải quyết định giải thể 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 765 triệu USD. Dự báo đến hết năm 2002, vẫn còn một số dự án phải giải thể trước thời hạn, tổng số dự án giải thể trong năm nay có thể có số vốn lên đến 1 tỷ USD. Các dự án này tập trung vào khu vực sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê. Trong số các dự án bị giải thể sớm so với thời hạn nói trên có không ít dự án mới được cấp phép vào năm 1999 và năm 2000. Nhiều chủ dự án không có đủ vốn như đăng ký. Một số chủ dự án đã kéo dài thời hạn đầu tư vốn và giải ngân do chính sách của ta ưu đãi và hấp dẫn, họ đã đăng ký đầu tư trước sau đó mới thu xếp vốn. Theo một số nhà kinh tế, thì có những chủ đầu tư đăng ký, xin đầu tư sau đó bán lại dự án để ăn lãi chênh lệch. Một số dự án được cấp đất sau nhiều năm nhưng vấn đề đất hoang hoá mà ta không kịp thời xử lý theo pháp luật Việt Nam như Trung tâm thương mại Hà nội, khách sạn Hà nội nằm bên hồ Hoàn Kiếm. Hầu hết các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa thể hiện việc các nhà đầu tư mang công nghệ mới, hiện đại của thế giới vào Việt Nam. Ngoài việc họ đưa vào nước ta công nghệ điện tử có tính thời đại nhưng hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này sản xuất ra vẫn kém tính cạnh tranh so với Công ty mẹ của họ. Ngoài ra, những dự án chúng ta rất mong mỏi như cơ khí chế tạo, công nghiệp vật liệu, công nghệ kỹ thuật cao thì đến nay vẫn chưa vào Việt Nam. Ngay một số dự án ta vừa ưu đãi trên chính sách, vừa ưu đãi thực tế như công nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy ... cũng chỉ ở trình độ lắp ráp. Hầu hết các phụ tùng, phụ kiện đòi hỏi sản xuất bằng công nghệ cao thì đến được chế tạo ở nước khác rồi đưa vào Việt Nam để lắp ráp. Lợi dụng sự ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nước ta, nhiều nhà đầu tư đưa vào Việt Nam các công nghệ thiết bị không đồng bộ. Sự không đồng bộ thể hiện ở nhiều mặt. Lĩnh vực mà nhiều người nhìn thấy rõ nhất đó là công nghệ xử lý chất thải công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vốn cho sản xuất, trong khi lại đầu tư nhỏ giọt cho bảo vệ môi trường. Một thực tế đã xảy ra là khu vực tập trung nhiều nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài thì khu vực đó môi trường suy thoái, nhất là môi trường nước. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua Biên Hoà, Bình Dương và Sông Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu là những minh chứng. Để khôi phục lại môi trường chắc chắn chúng ta phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ chưa tính trước được và khi có tiền nhưng chưa chắc khôi phục lại được môi trường. Thêm vào đó, nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo cách giảm tỉ lệ hàng xuất khẩu để tranh giành thị trường nội địa Việt Nam. Mặt khác, một số nhà đầu tư mặc dù nhận được sự ưu đãi và thân thiện của Việt Nam vẫn dùng các thủ pháp chia sẻ rủi ro với bên Việt Nam trong liên doanh vào thời kỳ đầu, khi giành được thị trường và ổn định sản xuất thì biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán ra thị trường các loại hàng hoá rất đắt so với nước sở tại và so với các nước lân cận trong khi chính chúng ta vẫn tạo ra các hàng rào bảo hộ cho các loại hàng hoá ấy. Thể hiện rõ nhất là các dự án lắp ráp ô tô, xe gắn máy. Theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế, giá xe ô tô do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán tại Việt Nam cao bằng 163% giá xe ô tô tại Mỹ, giá xe máy cao hơn các nước trong khu vực và Đài Loan từ 600 - 1000 USD/chiếc. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu hàng hoá tạo ra sự khủng hoảng thừa về hàng hoá, nhất là vật liệu xây dựng. Thứ hai: Cơ hội và thách thức. Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với: 41 nước và vùng lãnh thổ, đã tham gia công ước về bảo đảm đầu tư đa biên (MGA) và hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, đặc biệt, với việc ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2000. Việt Nam đã cam kết thực hiện tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư ở phạm vi và mức độ cao nhất so với các điều ước trước đó. Theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư, việc Mỹ thông qua hiệp định, nước ta có điều kiện tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Hiệp định tạo cơ sở để Việt Nam phát triển một nền kinh tế lành mạnh có cạnh tranh, do đòi hỏi của Hiệp định là xoá bỏ các phân biệt đối xử có lợi cho kinh tế quốc doanh và tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo cạnh tranh, giảm giá thành, có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển, nắm thông tin, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Nó cũng giúp làm trong sạch thị trường tài chính, tín dụng của Việt Nam, đồng thời buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, đổi mới phương thức quản lý ... Khi hiệp định chính thức có hiệu lực, sẽ mở ra cho Việt Nam một thị trường rộng lớn cho thuế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ giảm xuống bằng mức của các nước đang phát triển khác. Thuế nhập khẩu nói chung từ 40 - 60% xuống còn 3%. Ngay lập tức, việc giảm thuế này có lợi cho ngành sản xuất quần áo, giấy dép, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những ngành này sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới, vì các nước có vốn muốn tận dụng lợi thế nhân công rẻ ở Việt Nam để sản xuất hàng hoá để xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cơ hội là vậy, nhưng biến nó thành hiện thực không phải là điều đơn giản, bởi nước ta phải đối mặt với những thách thức to lớn. Trước hết, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài ở nước ta còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể, còn nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Việc thực thi pháp luật, chính sách còn tuỳ tiện, không nhất quán ... Đây là một thách thức to lớn trong quá trình thực thi các cam kết. Thứ hai, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo và thủ tục hành chính quá phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan ... Các tiêu chí cấp phép và từ chối cấp phép còn thiếu minh bạch, chưa rõ ràng. Thứ ba, các quy định hiện hành về hình thức pháp lý của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa đa dạng và chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng các phương thức huy động vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép thành lập Công ty cổ phần, Công ty hợp danh như quy định tại luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài vẫn duy trì một số hạn chế nhất định, như yêu cầu về hình thức đầu tư trong một số lĩnh vực, yêu cầu về xuất khẩu đối với các sản phẩm, yêu cầu về nội địa hoá, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Thứ tư, hệ thống hạ giá thành từ nhiều năm nay, không đáp ứng yêu cầu dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn và áp lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Thứ năm, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực không theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu về mặt xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề quá thiếu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Điều khó khăn thứ hai đó là sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực. Kể từ 1995, kinh tế Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản bắt đầu phục hồi sau một thời gian suy thoái, tình hình đó thúc đẩy các nhà đầu tư trên thế giới dùng 70% tổng vốn FDI đầu tư cho những nước công nghiệp phát triển (tổng FDI của cả thế giới gần 300 tỉ USD). Phần vốn còn lại là các nước đang phát triển phân chia và cạnh tranh với nhau. Do đó, mức độ cạnh tranh thu hút FDI càng trở nên gay gắt, nhất là khu vực Châu á. ở đây có những thị trường mới nổi lên như Trung Quốc, ấn Độ và Inđônêxia. Hàng năm trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển thì Trung Quốc tiếp nhận 1/2, ấn Độ sau những năm gần đây tích cực cải cách kinh tế, môi trường đầu tư được cải thiện nên FDI vào nước này đang tăng nhanh. So với Việt Nam thì các đối thủ này rất mạnh, xét về nhiều phương diện, từ quy mô thị trường đến trình độ công nghiệp hoá và các cơ chế chính sách thu hút FDI. Thứ ba: Vấn đề công nghệ Các Công ty đa quốc gia luôn nắm bắt hầu hết các công nghệ hiện đại của thế giới. Nếu FDI của họ vào nước ta càng nhiều thì quá trình chuyển giao công nghệ càng nhiều và càng nhanh. Nhưng nó chỉ là khả năng. Tất cả các quốc gia nhận FDI đều mong muốn nhận được công nghệ hiện đại. Nhưng hiện đại đến đâu lại tuỳ thuộc vào điều kiện của các nước sở tại. Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác, cảm giác bao trùm là các nhà đầu tư chỉ đưa đến các công nghệ cũ kỹ và lạc hậu. Điều này có lý do của nó vì: 1. Chính sách của Việt Nam hiện nay vẫn là khuyến khích thay thế nhập khẩu và bảo hộ thị trường trong nước. Thực tế cho thấy, nếu như sản xuất để thay thế nhập khẩu và để tiêu dùng trong nước, lại được Nhà nước bảo hộ thì không phải nhập khẩu công nghệ hiện đại, đắt tiền bởi vì các nhà đầu tư dùng nguyên liệu và lao động rẻ, công nghệ lạc hậu vẫn sản xuất ra các mặt hàng có thể tiêu thụ được. Nếu chuyển mạch sang thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu chắc chắn các nhà đầu tư và các cơ quan tiếp nhận đầu tư sẽ phải viện trợ công nghệ tiên tiến hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường quốc tế. Việc chuyển từ chính sách thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng về xuất khẩu đòi hỏi không chỉ phải đổi mới tư duy về chính sách kinh tế mà cả công nghệ nhập khẩu và cơ chế quản lý cũng phải thay đổi. Không thể đồng nhất việc bảo hộ sản xuất của một số doanh nghiệp với việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhà nước có thể tăng thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ sản xuất cho một số ngành nghề tiếp tục hoạt động, đảm bảo việc làm cho hàng ngàn người nhưng tại hại rất lớn mà hàng triệu người tiêu dùng phải gánh chịu là mua hàng hoá đắt, chất lượng thấp. Nếu như thuế nhập khẩu giảm đi, hàng ngoại sẽ cạnh tranh với hàng nội, điều đó buộc các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại. 2. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam á như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy, muốn sử dụng công nghệ hiện đại phải có nguồn nhân lực được đào tạo căn bản để tiếp thu và làm chủ các công nghệ đó. ở Nhật Bản, Hàn Quốc, việc nhập khẩu công nghệ được suy xét rất kỹ. Thời kỳ đầu có thể phải nhập khẩu thiết bị toàn bộ qua FDI, nhưng đến giai đoạn sau họ nhập bản quyền, thiết bị lẻ và cải tiến công nghệ đó, nâng cao tính năng và hiệu suất máy móc. Họ làm được như vậy vì có đội ngũ công nhân lành nghề và các chuyên gia có trình độ cao. Hiện tại ở Việt Nam do thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động kỹ thuật, nếu giả sử có thực hiện một cách tích cực chính sách hướng về xuất khẩu thì với điều kiện nhân lực như hiện nay việc nhập khẩu công nghệ thực sự tiên tiến và hiện đại chưa hẳn đã là hiệu quả. Đây là một khó khăn đòi hỏi phải sớm khắc phục. 3. Cơ sở hạ tầng để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam rất lạc hậu. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, bên cạnh đó các ngành, các cấp cũng chưa thực quan tâm đến công tác này, đặc biệt là công tác nghiên cứư ứng dụng triển khai. Thứ ba: Vấn đề thị trường. Thị trường trong nước mới là 80 triệu dân nhưng sức mua không lớn. Những năm gần đây, nhiều mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ rất khó hoặc bị ứ đọng, điển hình là xi măng, sắt thép, hàng may mặc, đường ... Một số mặt hàng như ô tô, xe máy mới đầu tư những năm gần đây nhưng tiêu thụ trong nước rất chậm đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khó khăn. Năm 1996, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,1 tỷ USD, phần lớn số hàng nhập khẩu này là hàng trong nước chưa sản xuất được. Vì thế các Công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đang nhằm vào sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu. Tuy nhiên, do nhiều Công ty của cả nước ngoài và trong nước đều tập trung vào sản xuất ra các mặt hàng này nên cạnh tranh rất gay gắt và mức tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp càng giảm, làm cho FDI giảm theo. Bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á xảy ra vào cuối năm 1997, nhiều nhà kinh doanh cho rằng, đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI. Theo họ, khi các nước trong khu vực mất ổn định về tài chính, thì đầu tư ở Việt Nam sẽ ít rủi ro hơn và có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính không những gây thiệt hại nặng nề cho các nước đó mà còn làm cho dòng FDI vào Việt Nam và mức xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh. Ngoài những đặc điểm chính nêu trên thì một tồn tại không nhỏ là cơ cấu đầu tư ở Việt Nam một mặt vừa phân tán, manh múm, mặt khác lại quá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và địa phương. Không ít trường hợp cùng một mặt hàng nhưng có nhiều dự án cùng đầu tư sản xuất chẳng hạn như xi măng, đường ... Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hình như không theo quy luật của cơ chế thị trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện có nhiều cơ hội và không ít những thách thức và xét một cách toàn diện thì những gì mà chúng ta đã làm chưa phát huy hết được các lợi thế của chính mình. Có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng về FDI tại Việt Nam như sau: Thứ nhất: Nguyên nhân xuất phát từ môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư tại Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, ví dụ như sự thay đổi chính sách, sự bất đồng về văn hoá, sự chấp hành pháp luật của nhân dân, thủ tục hành chính rườm rà ... làm cho các nhà đầu tư e ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, trong khi các nước trên thế giới và trong khu vực đang hết sức nỗ lực trong việc cạnh tranh thu hút FDI thì ở Việt Nam công việc này tỏ ra quá chậm chạp và chưa có những chính sách thích hợp. Thứ hai: Nguyên nhân từ phía chính phủ. Nhà nước ta chưa có một chính sách, bộ luật hoàn chỉnh nhằm điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi chính sách đầu tư thông qua việc sửa đổi nhiều lần luật đầu tư mà lần sửa đổi căn bản nhất vào năm 1996 đã làm cho các nhà đầu tư e ngại và chờ đợi. Theo họ, việc thay đổi luật đầu tư có mặt khuyến khích các nhà đầu tư nhưng cũng có các điều khoản thắt chặt hơn điều kiện đầu tư. Hơn nữa, việc sửa đổi nhiều lần cũng thể hiện sự thiếu ổn định về chính sách và pháp luật. - Một điều nữa cần phải nhắc đến đó là thủ tục hành chính, việc phê duyệt, thẩm định, cấp phép cho các dự án đầu tư còn rườm rà, phức tạp, mặc dù thời gian gần đây có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa làm hài lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba: Nguyên nhân từ phía đối tác Việt Nam. Sự khác nhau về cơ bản giữa văn hoá và lối sống của người Việt Nam và người nước ngoài là một trở ngại rất lớn trong việc liên doanh thực thi dự án đầu tư. Một điều nguy hiểm ở đây là tính bảo thủ, trì trệ và tác phong “chậm chạp” của người Việt Nam. Điều này khiến cho các nhà đầu tư rất lo ngại. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là do nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn nên vốn góp trong các dự án là nhỏ, đôi khi chưa thể phát huy hết khả năng chỉ đạo của bên Việt Nam, dẫn đến sự kém hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Trước thực trạng cũng như những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đã và đang đối mặt đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để đảnh mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mục III: Một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. A- Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Tháng 12 năm 1987, quốc hội thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo cơ sở pháp lý cơ bản, đầu tiên cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta. Luật quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, về hình thức đầu tư, về quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài và về cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài. Luật được ban hành trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới sau đại hội VI của Đảng, nền kinh tế trong nước về cơ bản vẫn được tổ chức quản lý theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung, chưa có đạo luật kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường được thông qua và ban hành. Tháng 6/1990, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung 15 trong 42 điều của luật năm 1987. Nội dung sửa đổi, bổ sung bao các vấn đề về bên Việt Nam, hợp đồng hợp tác kinh doanh; về xí nghiệp liên doanh (hội đồng quản trị, ban giám đốc, miễn giảm thuế lợi tức...) và về việc các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Như vậy, Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần thứ nhất đã xác định rõ ràng, cụ thể hơn các khái niệm, nội dung, quan hệ trong các doanh nghiệp liên doanh đồng thời xử lý một số vấn đề có tính nguyên tắc là cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được trực tiếp hợp tác đầu tư với nước ngoài. Trong luật sửa đổi thứ 2 luật đầu tư nước ngoài tháng 12 năm 1992, quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về bên Việt Nam gồm 1 hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; về khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất; hình thức BOT; về việc bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên, về việc thoả thuận tăng dần vốn góp của các bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh; về thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; về việc mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài; về nguyên tắc không hồi tố, quyền hạn của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài. So với luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, luật sửa đổi bổ sung lần thứ hai đã sửa đổi bổ sung nhiều nội dung có chất cơ bản hơn. Đó là đã mở ra các hình thức thu hút vốn đầu tư và góp vốn đầu tư mới; đã đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng có những biện pháp để làm an tâm và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đại hội Đảng VIII, tháng 6/1996 đã đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá yêu cầu phải duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề xã hội cấp bách, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời chú trọng phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Như vậy, vốn đầu tư trở thành yêu cầu hết sức cần thiết. Đảng và Nhà nước xác định vốn đầu tư trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng. Trước mắt và lâu dài, chính sách của Nhà nước luôn nhằm và việc phát huy cao nhất khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Theo định hướng đó, ngày 12/11/1996 quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) tại Việt Nam. Trong luật này có một số điểm cởi mở hơn nhằm hu hút FDI tập trung vào các hướng ưu tiên cho các ngành xuất khẩu. Nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản; các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao; phát triển của từng thời kỳ, chính phủ quy định những địa bàn khuyến khích đầu tư, danh mục dự án đầu tư có điều kiện và những lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư. Có thể nói luật đầu tư năm 1996 là luật đầu tư phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy có một số quy định thay đổi, có thể gây thiệt thòi cho một số nhà đầu nhưng bù lại họ có hỗ trợ nhiều hơn trong các dự án mà chính phủ đang khuyến khích ưu tiên đầu tư. Mặt khác, trong quá trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Quốc hội, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật, dưới luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Luật đất đai, Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước.v.v... Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997; Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997. Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước thực trạng cũng như những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đã và đang đối mặt đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tháng 6 năm 2000, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà nước sửa đổi; bổ sung, nhằm giải quyết những bất cập và tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tủ trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 14/1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết địn số 54/QĐ - TTg thành lập tổ công tác về đầu tư nước ngoài. Ông Văn Trọng Lý, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ được giao làm tổ trưởng. Nhiệm vụ của tổ công tác là đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định theo Nghị quyết 03/2000/NQ - CP và 19/2000/CT - CP về các chính sách tiếp tục đẩy mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đề xuất các chủ trương, chính sách mới nhằm tạo môi tường đầu tư thuận lợi hơn, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, rà soát danh mục các dự án cần tranh thủ đầu tư nước ngoài, đề xuất phương thức vận động đầu tư trong điều kiện mới. Một khuôn khổ pháp lý như vậy đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một địa bàn hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Tuy nhiên, để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn FDI, đòi hỏi phải khắc phục không ít những vướng mắc, cải thiện một cách cơ bản môi trường đầu tư. Trước hết, phải tiếp tục giảm thiểu những thủ tục phiền hà đưa ra một quy hoạch cụ thể, rõ ràng cùng với một danh mục ưu tiên gọi vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và công nghiệp hoá đất nước. Hướng ưu tiên đó, trước hết phải được giành cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hình thành các khu công nghiệp tập trung với công nghệ cao, những ngành công nghiệp mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69125.doc
Tài liệu liên quan