Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
I. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
II. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài: 12
1. Đối với nước xuất khẩu đầu tư 12
2. Đối với nước nhập khẩu đầu tư 13
III. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. 16
1. Sự ổn định về chính trị-xã hội. 16
2. Sự phát triển về kinh tế. 17
3. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn định. 18
Chương II: Vài nét về về thực trạng đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 20
I. Tình hình cấp giấy phép đầu tư 20
Năm 20
Tình hình triển khai dự án đầu tư 22
1. Về hình thức đầu tư 22
2. Về cơ cấu đầu tư và đối tác đầu tư 23
3. Về tình hình xuất nhập khẩu 25
4. Hoạt động của các khu chế xuất 34
I. Một số khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư 36
1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 36
II. Vấn đề xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI theo quy định của giấy phép đầu tư. 38
III. Về thuế xuất nhập khẩu 41
IV. Về quan hệ giũa các doanh nghiệp khu chế xuất và các doanh nghiệp nội địa 42
V. Quản lý ngoại hối. 44
VI. Một số bất cập về chính sách đối với các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 45
VII. Bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI 46
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 49
I. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 49
II. Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 51
1. Cơ sở của giải pháp 51
2. Về cơ chế chính sách 51
3. Tiếp tục bổ sung sửa đổi pháp luật 56
4. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư : 60
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo 63
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-Vài nét về thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 200 tập đoàn đầu tư vào Trung Quốc.
Đối với các nhà đầu tư trong nước, về luật pháp, Nhà nước cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng do một số chính sách, đặc biệt là về đất đai, về thủ tục đầu tư và cả những quy định không thành văn, cũng như năng lực tài chính có hạn nên bên liên doanh hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 98% tổng số vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh ), số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể.
3. Về tình hình xuất nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Vụ Đầu Tư - Bộ Thương mại, kết quả xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI được chia ra các năm như sau ( không tính dầu khí ):
Bảng 2 : Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1989 -1991
52
192
1992
112
230
1993
140
491
1994
165
750
1995
403
1.653
1996
786
2.232
1997
1.497
2.700
1998
1.982
2.900
1999
2.590
3.382
2000 (quý I)
66,174
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Số liệu nêu trong bảng 2, cho thấy :
Về nhập khẩu : kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh qua các năm là do tiến độ triển khai xây dựng, sản xuất của các doanh nghiệp được thực hiện theo lịch trình đã được xét duyệt. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho xây dựng cơ bản, hình thành doanh nghiệp và vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu tăng cũng chưa phản ánh hết tốc độ đầu tư. Thực tế cho ta thấy, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng nhưng trị giá thiết bị máy móc nhập khẩu lại giảm ( nhất là cuối năm 1996 ), chứng tỏ tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm.
Về xuất khẩu : kết quả xuất khẩu được phản ánh bằng sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh qua các năm chứng tỏ các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu cả nước, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng có kỹ thuật cao trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đi sâu vào phân tích kết luận đó chúng ta thấy :
Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
Bảng 3 :
Năm
Doanh nghiệp FDI
Cả nước
Tỷ lệ
1996
786.000.000
6.868.000.000
11.4%
1997
1.479.653.000
8.758.900.413
17,09%
1998
1.982.638.000
9.323.648.397
21,25%
1999
2.365.000000
11.520.600.0002
22,5%
2000 (Quý I)
665.000.000
650.800.608
26%
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Qua Bảng 3 cho thấy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế ( trên 20% ).
Cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất khẩu : theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kết tình hình đầu tư trong những năm qua (từ 1998 đến 3/2000) cơ cấu đầu tư và xuất khẩu trong từng lĩnh vực như sau :
Bảng 4 : Cơ cấu đầu tư và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
Lĩnh vực kinh tế
Số
Dự án
Trị giá
vốn đầu tư
Tỷ lệ % vốn đầu tư
Doanh thu
(1000 USD)
Trị giá XK (1000 USD)
Tổng cộng
2.339
35.786.144
17.197.429
11.248.000
1. Công nghiệp
1.203
12.642.542
35,2
11.659.257
5.021.565
Công nghiệp nặng
500
6.474.370
5.715. 376
1.997.524
Công nghiệp nhẹ
577
3.774.759
3.389.864
2.656.922
Công nghiệp thực phẩm
126
2.393.383
2.554.017
367.119
2. Dầu khí
23
2.558.268
7,2
1.391.764
3. Nông lâm thuỷ sản
294
3.030.477
5,7
371.529
Nông lâm nghiệp
245
1.874.827
1.227.743
309.714
Thuỷ sản
49
155.560
164.021
61.815
4. Du lịch – Dịch vụ - KS
315
9.059.044
25,3
1.221.007
KS – DL - VP - Căn hộ
156
8.099.955
841.405
Văn hóa -Ytế - Giáo dục
76
433.107
208.450
Dịch vụ
119
525.982
121.152
5. Xây dựng
221
4.204.727
11,7
679.906
Xây dựng
208
3.401.187
601.322
XD hạ tầng KCX - KCN
13
803.450
58.284
6. GTVT - Bưu điện
97
2.804.627
7,8
1.822.965
7. Tài chính - Ngân hàng
48
542.250
1,5
261.409
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Căn cứ vào số liệu trên Bảng 4, ta thấy cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể ( 32% trong tổng số vốn đầu tư ). Doanh thu, doanh số của các doanh nghiệp thuợc lĩnh vực cũng chiếm phần lớn. Tuy nhiên cũng có những lĩnh vực chiếm giá trị lớn như : du lịch, khách sạn lại không có khả năng xuất khẩu và đạt doanh thu không cao.
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu : Cơ cấu hàng xuất khẩu trước tiên phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư. Do vậy, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp càng cao thì tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp càng lớn ( chiếm khoảng 44,6% ) điều này càng khẳng định chủ tương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu : Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn do các nhà đầu tư nước ngoài uyết định. Trong số các nước có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam thì các nước châu á đầu tư lớn nhất, như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Và cũng chính các nước này nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất từ các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 1988, chỉ riêng thị trường Nhật Bảm và các nước ASEAN, trị giá kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 886,9 triệu USD chiếm 44,7%. Các nước, các khu vực còn lại như EU đạt 456 triệu USD chiếm 30% Hoa Kỳ đạt 107,4 triệu USD chiếm 5,4%; Nga đạt 4 triệu USD, các nước khác đạt 28,4 triệu USD chiếm 26%.
Tỷ trọng xuất khẩu chung của cả nước thời kỳ 1991-1998 cho thấy Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ giữ vai trò trong các năm 1991-1995 (chiếm bình quân trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI). Sau đó giảm dần, năm 1998 chỉ còn chiếm 15,8% kim ngạch xuất khẩu nhưng các nước ASEAN không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (chiếm tỷ trọng bình quân là 21,5% kim ngạch xuất khẩu ).
Tỷ trọng xuất khẩu vào EU tăng khá đều trong các năm qua. Năm 1991, EU mới chỉ chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta, nhưng tới năm 1998 đã chiếm 22,5%. Riêng trong khối FDI, tỷ lệ xuất khẩu vào EU cũng 30% kim ngạch của khối.
Phân tích cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng chính vào các thị trường chính trong các năm 1998, 1999 ta thấy :
Xuất khẩu vào thị trường ASEAN :
Bảng 5: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường ASEAN năm 1998
Thị trường
Gạo
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Bruney
-
-
-
-
-
-
-
183
183
Campuchia
-
-
-
-
-
9
-
8.086
8.095
Indonesia
7.890
-
97
-
707
3
164
7.897
16.757
Lào
-
-
-
-
-
-
225
1.419
1.644
Malaixia
250
-
-
262
342
288
601
29.232
30.975
Mianma
-
-
-
-
8
-
-
1.026
1.034
Philippin
-
-
-
-
638
71
-
231.814
232.567
Singapore
2.828
1.499
259
82
1.881
7.670
3.827
57.494
75.540
Thái lan
-
168
138
-
1.131
2.615
67
188.492
192.361
Cộng
10.968
1.667
494
344
4.752
10.655
4.884
525.642
559.405
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga
Bảng 6:
Thị trường
Gạo
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
Điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Nhật Bản
3.553
19.660
4
-
16.049
90.809
3.452
193.942
327.468
Hoa Kỳ
411
553
703
-
82.956
16.204
479
6.071
107.378
Nga
-
-
-
1.106
549
-
2.388
4.109
Cộng
3.963
20.213
707
66
100.111
107.563
3.931
202.401
438.956
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Xuất khẩu vào thị trường EU
Bảng 7 :
Thị trường
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
Điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Anh
-
6.515
136
27.571
7.272
1.623
16.210
59.326
áo
-
-
-
390
122
38
915
1.464
Bỉ
107
-
-
77.989
6.468
25
28.421
113.009
Bồ Đào Nha
-
-
-
206
41
28
803
1.007
Đan Mạch
-
-
-
986
865
1.159
3.296
6.305
Đức
41
569
-
21.176
32.144
9.264
33.032
96.239
Hà Lan
199
-
27
13.302
8.196
4.143
11.008
36.875
Hy Lạp
1.289
-
-
1.188
183
-
1.085
2.585
Italia
459
-
-
18.637
5.312
1.746
10.470
36.637
Phần Lan
-
-
-
2.067
833
212
1.788
4.909
Tây Ban Nha
20
-
-
4.505
2.674
681
8.580
16.459
Thuỵ Điển
45
-
-
2.456
1.889
2.490
4.149
11.028
Thuỵ Sĩ
-
202
-
1.253
999
-
2.907
5.361
Cộng
999
7.285
176
183.393
88.263
21.765
154.021
455.915
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Thị trường khác đạt 528.363.854 USD.
Như vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sang Nhật Bản các nước ASEAN kim ngạch tuy có tăng 10% so với năm 1997 ( 975 so với 886 triệu USD ) và chiếm phần lớn kim ngạch của khối (37,6% ) nhưng thị phần lại giảm ( từ 44,7% xuống 37,6% ). Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn không thay đổi về thị phần. Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng cao gần 50%. Xuất khẩu sang thị trường Nga và Mỹ có tăng hơn năm trước nhưng chậm.
+ Năm 1999 :
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật và Nga
Bảng 8 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường Mỹ, Nhật, Nga năm 1999
Đơn vị : 1.000 USD
Thị trường
Gạo
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
Điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Nhật Bản
4.864
12.407
-
-
21.996
97.408
13.543
287.064
428.282
Hoa Kỳ
-
850
-
-
96.465
8.078
178
22.321
127.892
Nga
-
-
-
433
202
516
-
5.961
7.112
Cộng
4.864
13.257
-
433
118.663
106.002
13.721
306.346
563.286
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
xuất khẩu sang thị trường ASEAN
Bảng 9 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường ASEAN năm1999
Thị trường
Gạo
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Bruney
-
-
-
-
-
-
-
116
116
Campuchia
-
93
1
-
44
9
-
5.546
5684
Indonesia
519
-
-
-
951
-
164
9.903
11.726
Lào
-
-
-
-
-
101
225
245
346
Malaixia
7.751
651
-
-
357
3.019
601
25.430
72.807
Mianma
-
-
-
-
-
61
-
620
681
Philippin
145
-
-
-
403
262
-
9.767
229.940
Singapore
785
1.623
681
748
6.970
10.578
3.827
38.672
68.265
Thái lan
128-
201
-
-
356
2.615
10.130
17.410
157.075
Cộng
9.328
2.568
682
748
9.081
15.151
401.373
107.709
546.640
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Xuất khẩu vào thị trường EU :
Bảng 10 : Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường EU
năm 1999
Thị trường
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
Điện tử
Hàng khác
Tổng trị giá
Anh
-
7.165
43
56.802
3.659
4.887
42.410
114.966
áo
-
-
-
375
2.045
136
3.056
5.610
Bỉ
151
-
-
98.773
1.599
474
43.846
144.843
Bồ Đào Nha
-
-
-
353
29
0,2
1.279
161.077
Đan Mạch
0,4
-
-
2.160
1.389
299
5.531
9.379
Đức
59
1.235
142
33.866
28.983
3.028
63.026
130.338
Hà Lan
-
-
-
36.543
6.469
1.325
25.202
69.534
Hy Lạp
49
-
12
2.767
270
-
1.281
4.379
Italia
219
-
-
21.252
3.035
2.861
11.450
38.817
Phần Lan
-
-
-
2.332
368
51
2.929
5.680
Tây Ban Nha
-
-
-
43.486
1.476
1.047
10.520
56.529
Thuỵ Điển
-
-
-
4.222
607
298
3.753
8.880
Thuỵ Sĩ
74
186
-
1.837
1.689
1.437
3.751
8.938
Cộng
552
8.586
197
392.720
67.780
19.091
285.499
684.425
Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Thị trường khác đạt 791 triệu USD
Theo số liệu nêu trong các Bảng trên, cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng không có sự thay đổi lớn so với năm 1998, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nước châu á và chiếm lớn nhất vẫn là thị trường Nhật Bản và thị trường các nước ASEAN :
+ Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vào thị trường Nhật Bản và thị trường các nước ASEAN : 975 triệu USD chiếm 37,6% kim ngạch của khối (không kể dầu thô) trong đó :
Nhật Bản: 428 triệu USD, chiếm 16,5%
ASEAN: 457 triệu, chiếm 21,1%
Cả nước EU: 648 triệu USD, chiếm 26,4%
Liên bang Nga: 7triệu USD, chiếm 0,5%
Mỹ: 127 triệu USD, chiếm 5%
Các nước khác: 791 triệu USD, chiếm 30,5%
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI có xu hướng phát triển cả về quy mô, tốc độ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng đóng vai trò to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu chung của cả nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và bình ổn cán cân thương mại.
4. Hoạt động của các khu chế xuất
Từ năm 1991, Nhà nước đã có chủ trương xây dựng khu chế xuất và tiếp đó là khu công nghệ ở nước ta. Ngày 18-11-1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 322/HĐBT kèm theo quy chế về khu chế xuất tại Việt Nam. Ngày 28-12-1994, Chính phủ ban hành Nghị định 192 về quy chế khu công nghiệp tại Việt Nam. Thay thế hai Nghị định đó, ngày 24-4-1197, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP về quy chế khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao.
Cho đến nay, đã có trên 60 KCN, 3 KCX và một khu công nghệ cao đã được phép thành lập phân bố rộng khắp trên các vùng kinh tế trọng điểm với diện tích giai đoạn đầu trên 10.000 ha ( chưa kể 14.000 ha của khu công nghệ phức hợp Dung Quất - Quảng Ngãi ). Trong đó có 41 khu đã có các doanh nghiệp hoạt động sử dụng 32% tổng diện tích phục vụ cho sản xuất công nghiệp, gồm 8 khu đã hoàn thiện về căn bản các cơ sở hạ tầng và 34 khu đang tiến hành kế hoạch xây dựng hoàn thiện.
Các KCN - KCX được phân bố như sau : Miền Bắc chiếm 31%, Miền Trung chiếm 12%, Miền Nam chiếm 57%. Mạng lưới KCN - KCX được trải khắp trên 26 tỉnh thành phố trong cả nước, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh có 12 khu, Đồnh Nai 9, Bình Dương 7, Hà Nội có 5 và tiếp đến là Bà Rịa Vũng Tàu có 4. Việc tăng quá cao tốc độ phát triển tập trung ở một số vùng sẽ làm tăng lên độ chênh lệch về hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với các vùng khác gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc phân bổ đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng giữa các vùng này và các địa phương kém hấp dẫn hơn. Điều này dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng gây khó khăn cho việc phát huy tiềm năng và thế mạnh đối với các vùng chậm phát triển, các tỉnh nghèo, thậm chí tốc độ phát triển ở đây còn bị kìm hãm.
Trong năm 1998-1999, hoạt động đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước có lắng xuống, song vẫn còn nhiều dự án đầu tư mới, hoặc vốn ở các KCN. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xin bổ sung vốn năm 1998 tăng gần gấp đôi năm 1997 (89/51 doanh nghiệp) do hoạt động vẫn đạt kết quả tốt. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, quí I năm 1999, các KCN - KCX đã thu hút 41 dự án FDI với tổng số vốn 247 triệu USD. Có thêm 2 dự án điều chỉnh tăng vốn 22,4 triệu USD vào KCN Tân Thuận và Linh Trung, nâng tổng dự án đang hoạt động lên 130 dự án với 607 triệu USD vốn đầu tư tại khu vực này. Trong 7 tháng đầu năm, các KCN đã thu hút được 79 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 237,4 triệu USD tăng 98% về số dự án và gấp 2,37 lần về số vốn cùng kỳ năm 1999. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được nâng cao.
I. Một số khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư
1.Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Ngoài hệ thống pháp luật trong nước điều chỉnh đầu tư nước ngoài, quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định song phương, đa phương về đầu tư mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, ví dụ: tính đến nay, Việt Nam đã ký trên 30 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước có quan hệ đầu tư và gia nhập Công ước MIGA về tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên, Hiệp định khung về đầu tư khu vực ASEAN (AIA)...
Từ những tiền đề có tính nguyên tắc trên, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư và các luật có liên quan. Đối với những nước phát triển với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì mặc dù có nhiều quy phạm pháp luật tham gia điều chỉnh nhưng vẫn bảo đảm tính minh bạch và thống nhất, nhưng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc có nhiều quy pham pháp luật tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ pháp luật không tránh khỏi những mâu thuẫn, chồng chéo, thậm trí trái ngược nhau. Điều nay không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 12/CP ngày18/21997, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền trực tiếp xuẩt nhập khẩu hàng hoá phù hợp với quy định của giấy phép đầu tư và luận chứng kinh tế-kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng doanh nghiệp được quyền XNK bất kỳ hàng hoá gì miễn là phù hợp với mục tiêu vủa giấy phép đầu tư và không phân biệt là hàng hoá thuộc danh mục XNK. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vấn đề này không phải đơn giản. Trước hết về xuất khẩu, doanh nghiệp không thể tự do xuất khẩu mà phải chịu sự ràng buộc của các quy định về cơ chế điều hành XNK hàng năm của Chính phủ. nếu mặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện (giấy phép hoặc quota) thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi xuất khẩu. Trong thực tế, việc xin phép này không mấy thuận lợi và thậm chí không thể có vì hạn ngạch xuất khẩu (gạo, dệt may) thông thường chỉ được ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước.
Cũng tương tự về nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng bị ràng buộc vào quy định hạn chế nhập khẩu hoặc phải ưu tiên mua sắm trong nước thay vì nhập khẩu nếu hàng hoá này có cùng điều kiện thương mại như nhau. Điều này xét về hình thức là hoàn toàn hợp lý bởi vì pháp luật về XNK phải tạo ra một “ sân chơi ” bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng xét về khía cạnh pháp lý thì có nhiều vấn đề cần bàn :
Thứ nhất, Luật đầu tư (một đạo luật do quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành) quy định quyền của doanh nghiệp FDI được trực tiếp XNK hàng hoá phù hợp với giấy phép đầu tư, nhưng Quyết định điều hành XNK hàng năm của Chính phủ lại hạn chế XNK như những doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều mặt hàng (nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp) lẽ ra nhập khẩu để đảm bảo chất lượng công trình (như sắt, thép, gạch men hoặc hàng hoá phục vụ cho nội thất) nhưng do bị giới hạn bởi quy định: trong điều kiện thương mại như nhau phải ưu tiên mua sắm tại Việt Nam, nên các doanh nghiệp FDI phải mua sắm ở trong nước với giá cả, chất lượng chưa thật bảo đảm theo yêu cầu của dự án đầu tư. Thêm vào đó các doanh nghiệp còn gặp phải rắc rối khi các quy định này hàng năm có sự thay đổi, nếu năm nay được phép nhập khẩu mà do các yếu tố khách quan chưa thể thực hiện được thì sang năm doanh nghiệp có thể gặp rủi ro vì những mặt hàng đó không được phép nhập khẩu. Xin đơn cử một ví dụ : Công ty liên doanh khách sạn OPERA được Bộ Thương mại duyệt kế hoạch nhập khẩu 500 tấn thép xây dựng, do hàng chưa về kịp trong nămvà do sơ suất không phát hiện thời hạn có hiệu lực của giấy phép đã hết, thêm vào đó, mặt hàng sắt thép xây dựng theo quy định mới lại nằm trong danh mục hàng hoá tạm ngừng nhập khẩu, do đó các cơ quan chức năng (Hải quan, Công an) đã vào cuộc và sau nhiều cuộc họp mới giải toả được số sắt thép mà theo ý của các cơ quan này lẽ ra phải tịch thu.
Thứ hai, do sự không rõ ràng của pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư không thể dự kiến được kế hoạch chi tiết về nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như không thể xây dựng chiến lược lâu dài về nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ ba, ý kiến cho rằng chỉ ưu tiên vào các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sẽ là không công bằng đối với các nhà đầu tư trong nước Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi cần trở lại mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đề ra ngay từ khi bắt đầu hình thành Luật đầu tư và cũng cần xem lại các cam kết quy định trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước có quan hệ đầu tư.
2. Vấn đề xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI theo quy định của giấy phép đầu tư.
Đây là vấn đề nan giải không chỉ đối với doanh nghiệp mà các nhà quản lý cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm biện pháp xử lý. Thông thường, khi lập dự án không ít các nhà đầu tư thường đẩy cao tỷ lệ xuất khẩu ( 80% hoặc thậm chí100% ) để cơ quan cấp giấy phép đầu tư nhanh chóng phê duyệt. Tuy nhiên, khi triển khai dự án, các doanh nghiệp thường không đảm bảo được tỷ lệ xuất khẩu theo quy định của giấy phép. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có một số nguyên nhân phải kể đến là :
Phần lớn các doanh nghiệp FDI đều muốn tiêu thụ sản phẩm của mình ở nước tiếp nhận đầu tư.
Tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI là do các công ty mẹ ở nước ngoài điều tiết, nên bản thân các doanh nghiệp này cũng không quyết định được xuất khẩu đi đâu.
Khả năng cạnh tranh của mặt hàng do các doanh nghiệp FDI Việt Nam sản xuất trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới thấp (ví dụ như đường, xi măng, ôtô sắt thép, giấy... ) do đầu tư không phải là công nghệ tiên tiến, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa thật hấp dẫn, giá cả còn quá cao do khấu hao đầu tư quá lớn.
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á dãn tới một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng sản xuất bộ phận hoặc đình chỉ sản xuất cả nhà máy ( nhr doanh nghiệp sản xuất bút PILOT, bật lửa TOKAI, giầy thể thao JOAN VIET Tp.HCM )
Theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mọi hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định- đó là thủ tục duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và thủ tục Hải quan. Cụ thể:
Về thủ tục duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại hoặc cơ quan do Bộ Thương mại uỷ quyền ( Sở Thương mại các tỉnh, thành phố, ban quản lý các khu công nghiệp...).
Vướng mắc lớn nhất là danh mục hàng hoá thực tế xin nhập khẩu thường mâu thuẫn với danh mục hàng hoá quy định trong luận chứng kinh tế -kỹ thuật đã được các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, cấp giấy phép và chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu khác với chất lượng máy móc thiết bị được quy định trong giấy phép đầu tư.
Đối với hàng hoá thực tế xin nhập khẩu ( đặc biệt là những hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của luật ) thường mâu thuẫn ( thừa, thiếu hoặc khác chủng loại ) với danh mục hàng hoá nhập khẩu ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật là do quá trình lập dự án, nhà đầu tư chưa tính toán thật chi tiết, đầy đủ kế hoạch nhập khẩu hoặc do có sự thay đổi thiết kế, thay đổi tính toán so với ban đầu. Trong khi đó, luật lại quy định một trong những cơ sở pháp lý để xem xét miễn thuế nhập khẩu là danh mục hàng hoá ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật phải phù hợp với danh mục hàng hoá xin nhập khẩu. Vì nguyên nhân này mà giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp thường phát sinh các cuộc “chất vấn” và “giải trình” khá phức tạp để tiến tới việc giải quyết hay không giải quyết mức thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu... để xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp.
Đối với hàng hoá thực tế xin nhập khẩu không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng so với quy định của giấy phép đầu tư ( ví dụ : giấy phép đầu tư quy định hàng hoá nhập khẩu phải mới 100%, công nghệ tiên tiến, nhưng doanh nghiệp lại xin nhập khẩu hàng đã qua sử dụng hoặc tân trang...) thực chất là việc giảm giá trị góp vốn hoặc thông qua việc góp vốn tiêu thụ được máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Để giải quyết vấn đề này cần có sự bổ sung, sửa đổi các quy định của luật mà trong thực tế việc sửa đổi này không phải đơn giản và nhanh chóng. Do vậy, thường phát sinh giữa cơ quan quản lý (Bộ Thương mại hoặc các cơ quan do Bộ Thương mại uỷ quyền) với doanh nghiệp hoặc giữa các cơ quan quản lý với nhau (Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong việc giải quyết việc nhập khẩu máy móc thiết bị không phù hợp với quy định của giấy phép đầu tư.
Về thủ tục Hải quan
Mặc dù ngành Hải quan đã có nhiều cải cách nhằm đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI như thành lập các kho bảo thuế, thành lập công ty khai thuế Hải quan, áp dụng một loại mẫu tờ khai cho tất cả các loại hình xuất nhập khẩu mậu dịch, đơn giản hoá việc khai báo... Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn quá nhiều trở ngại cho doanh nghiệp như việc áp sai mã thuế; xử lý hàng giao thừa, giao khác chủng loại còn nhiều cứng nhắc gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thêm vào đó trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của nhân viên hải quan còn hạn chế cộng với tinh thần thái độ cửa quyền, hách dịch, vòi vĩnh của họ đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực không đáng có cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Một vấn đề đáng ngại làm nản lòng không ít các nhà đầu tư nữa là các quy định rườm rà, phức tạp và trùng lặp về thủ tục nhập khẩu cũng như các thủ tục giấy tờ không cần thiết tại các cửa khaảu hải quan đã trở thành các rào cản phi thuế quan đáng quan tâm.
Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước không được thực hiện tốt cũng gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động xuất nhập khẩu ( giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan hay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0034.doc