Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH. 4

CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5

I.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 5

1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài. 5

1.2. Phân loại hoạt động FDI. 6

1.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn. 6

1.2.2. Phân loại theo mục tiêu. 8

1.2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện. 8

1.3. Vai trò của đầu tư nước ngoài. 9

1.3.1. Vai trò đối với nước đi đầu tư. 9

1.3.2. Vai trò đối với nước chủ nhà. 9

II. Những vấn đề lý luận chung về ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp. 13

2.1. Khái niệm về nông nghiệp. 13

2.2. Tính khách quan đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 14

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 15

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP – NÔNG THÔN (NLN - NT) GIAI ĐOẠN 2000 – 2006. 17

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐTNN VÀO LĨNH VỰC NLN – NT. 17

1.1. Đầu tư bổ sung nguồn vốn cho đầu tư lĩnh vực này, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 17

1.2. Bước đầu chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp – nông thôn. 20

1.3. Tiếp thu một số công nghệ mới. 21

1.4. Nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. 24

1.5. Đa dạng hoá sản phẩm. 26

1.6. Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập dân cư, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn. 26

II. HẠN CHẾ. 27

2.1. Tỷ trọng ĐTNN vào lĩnh vực này thấp, chiếm khoảng 7% và liên tục giảm qua các thời kỳ từ năm 1988 đến nay. 27

2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp rất chậm. 29

2.3. ĐTNN chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng. 30

2.4. Phân bố nguồn vốn không đều giữa các địa phương. 31

2.5. Đối tác nước ngoài còn thiếu tính đa dạng. 32

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH TẠO NÊN HẠN CHẾ. 33

3.1. Hoạt động Nông nghiệp nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro 33

3.2. Thiếu bảo đảm về điều kiện hạ tầng 33

3.3. Thiếu đảm bảo về đất đai. 34

3.4. Thiếu bảo đảm về nguồn nhân lực. 35

3.5. Nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, phân tán thiếu chuyên môn. 38

3.6. Chiến lược định hướng, thu hút FDI chưa được rõ ràng. 39

3.7. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài kém hiệu quả. 43

3.8. Một số nguyên nhân khác như 45

CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP. 46

I.Mục tiêu: 46

II. Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 – 2010 và kế hoạch thu hút sử dụng FDI đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 47

2.1. Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 - 2010. 47

2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 47

2.1.2. Về phát triển công nghiệp nông thôn: 47

2.1.3. Về phát triển nông thôn: 48

2.1.4. Về khoa học công nghệ và đào tạo: 48

2.1.5. Tăng cường công tác thị trường tiêu thụ nông sản trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế: 49

2.1.6. Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản với quản lý đầu tư: 50

III. Kế hoạch thu hút sử dụng FDI đến năm 2010. 51

IV. Một số khuyến nghị về chính sách. 51

KẾT LUẬN: 56

Phụ lục: Thực trạng của một số công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tại Việt Nam. 57

 

 

docx66 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng một số thành tựu của công nghệ sinh học; đưa một số giống mới vào sản xuất đại trà trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ mới và công nghệ cao”. Về cơ chế khuyến khích hoạt động CGCN vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khá mạnh trong việc thu hút vốn FDI và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được. Ngoài ra, việc ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát huy tác dụng, chính sách thuế nông nghiệp đã làm yên tâm người nông dân, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học.... Những chính sách này đang tạo ra một môi trường sản xuất và kinh doanh hàng nông sản sôi động, có chiều sâu và hiệu quả ngày càng tăng, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực này đối với hoạt động CGCN. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng đang ngày càng mở rộng cho hàng nông sản Việt Nam. 1.4. Nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Đây là một thành tựu rất đáng khích lệ, nhất là trong tình hình Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc mở cửa các thị trường là điều không tránh khỏi, vì thế nâng cao giá trị, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cũng là một biện pháp thị trường nông sản Việt Nam cạnh tranh với hàng nông sản của các nước có thế mạnh về hàng nông sản. Đối với nông nghiệp cam kết thuế nhập khẩu bình quân của các nông sản là 21% so với mức hiện hành 31,6%, giảm đi 16%. Cam kết áp dụng an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp (theo Bộ Th ương m ại) Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch (tr. USD) 14.455 15.027 16.706 20.176 26.503 32.442 39.605 Tốc độ tăng trưởng (%) 25,3 4,0 11,2 20,8 31,5 22,4 22,1 DN 100% vốn trong nước 7.646 8.228 8.834 10.015 12.017 13.889 16.740 - Tỷ trọng 52,9 54,8 52,9 49,6 45,0 43,0 42,0 - Tăng trưởng (%) 11,5 7,6 7,4 13,4 20,3 15,6 20,5 DN có vốn ĐTNN 6.809 6.799 7.872 10.161 14.486 18.553 22.865 - Tỷ trọng 47,1 45.2 47,1 50,4 55,0 57,0 58,0 - Tăng trưởng (%) 45,4 -0,2 15,8 29,1 42,6 28,1 23,2     Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại . Tổng doanh thu của các dự án đã đi vào sản xuất năm 2003 đạt 657,7 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13 triệu USD. Bình quân một lao động trong năm đạt 152,5 triệu đồng doanh thu, 3.000 USD giá trị xuất khẩu, 14,4 triệu đồng lợi nhuận và nộp ngân sách gần 2 triệu đồng. Có thể nói mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc là hạn chế về các yếu tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhóm nông, thuỷ sản và khoáng sản) hoặc là phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ và nguyên liệu nhập từ bên ngoài, do đó giá trị gia tăng thấp (giày da và dệt may). 1.5. Đa dạng hoá sản phẩm. Sau khi nhà nước bãi bỏ chính sách chỉ huy và sản xuất tập thể, ngày nay nông nghiệp Việt-Nam đã thực hiện được kế hoạch đa canh. Thay vì chỉ tập trung một một số hoa màu cổ truyền với nhiều rủi ro liên quan đến giá cả và thời tiết, nông dân được tự do trồng đủ loại hoa màu, cây ăn trái và kỹ nghệ với lợi tức cao hơn. Mức tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp giữ ở mức 3.3% và 3.5% trong hai năm 2003 và 2004, năm 2005 là 2.2% và 2006 là 3.2%. 1.6. Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập dân cư, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh hiệu quả kinh tế các dự án FDI trong nông, lâm nghiệp đã góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội ở những vùng có dự án. 4.799 lao động nông thôn có việc làm mới, thu nhập cao hơn hẳn lao động của địa phương. Trình độ nghề nghiệp của lao động nông, lâm nghiệp được nâng cao qua thực tế sản xuất có tính hàng hóa cao của các dự án. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn vùng có dự án được xây dựng mới và nâng cấp so với trước, nhất là điện, thủy lợi, giao thông, cơ sở chế biến nông, lâm sản, trạm y-tế. Đối với các vùng miền núi,vùng đồng bào các dân tộc ít người như Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lâm Đồng, các dự án FDI trong nông, lâm nghiệp còn góp phần quan trọng xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng bản làng theo hướng văn minh phù hợp với nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa. Ở Việt Nam, số lượng người làm việc trong khu vực FDI ngày càng tăng qua các năm.Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực FDI nhìn chung cao hơn ở khu vực trong nước. Tuy nhiên, thu nhập của lao động trong khu vực FDI cũng tuỳ thuộc vào ngành nghề, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, do vậy thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp này có có sự chênh lệch tương đối lớn. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có thu nhập cao gấp 3,5 lần so với lao động phổ thông và cao gấp 2,88 lần so với lao động có trình độ sơ cấp. Các vị trí quản lý cao cấp hiện có mức thu nhập bình quân 10,231 triệu đồng/người/tháng, gấp 9,86 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông và gấp 2,29 lần so với lao động quản lý bậc trung. Mặc dù thu nhập của lao động trong khu vực FDI có sự chênh lệch nhưng đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người lao động và làm tăng sức mua trên thị trường. II. HẠN CHẾ. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển nông lâm nghiệp - nông thôn, trong những năm qua tồn tại rất nhiều hạn chế. 2.1. Tỷ trọng ĐTNN vào lĩnh vực này thấp, chiếm khoảng 7% và liên tục giảm qua các thời kỳ từ năm 1988 đến nay. Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988- 2006. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988-2006 (tính tới ngày 20/10/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 4,566 35,466,782,841 15,233,488,400 19,690,247,921 CN dầu khí 31 1,993,191,815 1,486,191,815 5,452,560,006 CN nhẹ 1920 9,632,985,205 4,297,007,537 3,411,833,441 CN nặng 1988 16,281,872,920 6,535,848,102 6,743,541,418 CN thực phẩm 275 3,252,531,916 1,395,521,219 1,947,234,568 Xây dựng 352 4,306,200,985 1,518,919,727 2,135,078,488 II Nông, lâm nghiệp 832 3,873,835,578 1,782,145,464 1,921,406,176 Nông-Lâm nghiệp 717 3,544,961,398 1,636,808,083 1,755,554,292 Thủy sản 115 328,874,180 145,337,381 165,851,884 III Dịch vụ 1,363 17,967,612,574 8,419,929,874 6,907,525,618 Dịch vụ 585 1,448,975,358 665,710,149 377,436,247 GTVT-Bu điện 181 3,349,026,235 2,424,248,925 720,973,796 Khách sạn-Du lịch 165 3,281,085,068 1,498,703,421 2,366,379,125 Tài chính-Ngân hàng 64 840,150,000 777,395,000 682,870,077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 224 978,529,862 428,633,794 351,676,490 XD Khu đô thị mới 5 2,865,799,000 794,920,500 51,294,598 XD Văn phòng-Căn hộ 119 4,183,447,505 1,452,648,488 1,828,838,895 XD hạ tầng KCX-KCN 20 1,020,599,546 377,669,597 528,056,390 Tổng số 6,761 57,308,230,993 25,435,563,738 28,519,179,715 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Một vấn đề hạn chế trong thời gian qua là lượng FDI trong nông nghiệp còn rất nhỏ và có xu hướng tăng lên mạnh sau đổi mới nhưng lại giảm mạnh trong hơn 10 năm gần đây. Năm 1995, lượng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 650 triệu USD tuy nhiên trong mấy năm gần đây lượng vốn FDI đăng ký hàng năm chỉ đạt 100 triệu USD. Tính đến hết năm 2006, tỷ trọng đầu tư FDI trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,65% trong số những dự án còn có hiệu lực. Cơ cấu phân theo ngành là: trồng trọt 8,2%; chế biến nông sản thực phẩm 49,2%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản 22,6%; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 8,4%. Đáng buồn hơn là những chỉ số về FDI trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm (chỉ thu hút được 11/196 dự án trong tháng 3/2007). Vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng ngày càng giảm qua các năm gần đây. ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm sút kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiện hồi phục do điều kiện đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn. Số dự án bị giải thể trước thời gian (30%), chuyển đổi hình thức đầu tư cao hơn so với tỷ lệ bình quân chung cả nước là 16%. Có khá nhiều dự án ĐTNN đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc triển khai chậm. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp rất chậm. Sự lạc hậu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta thể hiện ở chỗ ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tương đối thấp và tỷ trọng ngành dịch vụ không đáng kể. Hơn thế nữa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm qua chuyển dịch rất chậm chạp. Tỷ trọng các ngành biến động trồi sụt theo từng năm không theo xu hướng rõ ràng. Trong vòng 15 năm qua, tỷ trọng trồng trọt chỉ dao động trong khoảng 75,4-77,9%; tỷ trọng chăn nuôi dao động trong khoảng 17,8-22,4%; và tỷ trọng dịch vụ dao động trong khoảng 2,1-2,98%. Thực tế trên đây cho thấy rằng nông nghiệp nước ta vẫn là ngành sản xuất sản phẩm thô là chính, chăn nuôi và dịch vụ chưa phát triển. Đây thực sự là một khó khăn, thách thức lớn đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Bởi vì cơ cấu nông nghiệp lạc hậu có thể gây cản trở đối với những động lực phát triển nội sinh của ngành; chẳng hạn, phần đông người lao động nông thôn hiện đang bị kìm hãm trong các hoạt động trồng trọt mang nặng tính thời vụ là một sự lãng phí lớn. Cơ cấu nông nghiệp lạc hậu cũng cho thấy sản xuất nông nghiệp chưa tiếp cận được với thị trường, với cơ cấu tiêu dùng, và phương thức sản xuất còn lạc hậu, chưa phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp hàng hoá. 2.3. ĐTNN chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng. ĐTNN chưa phát huy được những tiềm năng, cụ thể như trong trồng trọt và chế biến nông sản, mới chỉ tập trung vào việc khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai và lao động... mà chưa có nhiều dự án tạo giống cây, giống con mới và nuôi, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các dự án chế biến lâm sản, chế biến gỗ mới chỉ dừng lại ở mức tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chưa có hiệu quả. Nhiều dự án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, nhưng hiệu quả thực tế trên 1ha sử dụng đất còn rất thấp. 2.4. Phân bố nguồn vốn không đều giữa các địa phương. Bên cạnh tỉ lệ vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây, phân bổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương. Mặc dù, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10,6% tổng số các dự án FDI vào Việt Nam song việc phân bổ FDI chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Nguồn vốn ĐTNN chủ yếu tập trung vào ĐBSCL với 13% vốn đầu tư và Đông Nam Bộ với 54%, các tỉnh miền Trung. Các vùng miền núi phía Bắc và ngay cả ĐBSH chiếm tỷ trọng thấp chỉ tương ứng 4% và 5%, và Tây Nguyên. Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN &PTNT, những năm đầu của thập kỷ 90, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho nông lâm nghiệp Việt Nam chủ yếu là các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản. Nhưng kể từ năm 1995 đến nay, nguồn vốn này được thu hút khá đồng đều vào các dự án trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất mía đường, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy. Các dự án tập trung ở các vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Từ năm 2003 đã mở rộng ra nhiều tỉnh ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Lĩnh vực hoạt động của các dự án cũng phong phú hơn các năm trước. Trong nông nghiệp phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến thức ăn chăn nuôi (Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương), trồng và chế biến cao su (Tây Ninh; Bình Dương) trồng và chế biến chè (Lâm Đồng), trồng rau sạch, hạt rau giống, (Tây Ninh, Lâm Đồng), trồng nấm linh chi xuất khẩu (Cao Bằng), trồng cây ăn quả chất lượng cao (Hà Tây; Tây Ninh) sản xuất, kinh doanh lúa giống, ngô giống lai (Hà Nội), trồng hoa phong lan (Tp. Hồ Chí Minh)... Trong lâm nghiệp chủ yếu đầu tư vào trồng rừng và chế biến lâm sản xuất khẩu. 2.5. Đối tác nước ngoài còn thiếu tính đa dạng. Đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn thiếu tính đa dạng. Hiện có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó các đối tác đầu tư lớn nhất là Đài Loan, quốc đảo Virgin, Anh, Thái Lan, Pháp... Các quốc gia đầu tư vào trong khu vực nông nghiệp nhưng chủ yếu là các quốc gia Châu á, các nước lớn đầu tư vào Việt Nam còn rất hạn chế. Trong các nước đầu tư vào Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan với 27% tổng vốn FDI trong nông nghiệp, tiếp theo là Thái Lan (13%), Anh (11%), Pháp (8%)và Singapore (5%)...Lượng vốn đăng ký của Mỹ mới chỉ đạt 232 triệu USD, Đức là 17 triệu USD, Hà Lan 105 triệu USD, Nhật là 121 triệu USD. Việc đầu tư vào nông nghiệp là một lĩnh vực không dễ tuy nhiên với lượng đầu tư nước ngoài còn rất khiêm tốn cho thấy cần có những điều chỉnh có thể tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa thu hút hơn lượng đầu tư nước ngoài trong khu vực nông nghiệp bên cạnh sự thu hút đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các dự án thu hồi vốn nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm 76%, chế biến nông lâm sản chiếm 24% thay vì triển khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng chế biến các loại rau, quả xuất khẩu bằng công nghệ kỹ thuật cao; Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp; Nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên… III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH TẠO NÊN HẠN CHẾ. 3.1. Hoạt động Nông nghiệp nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro Các điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, cơ sở hạ tầng vùng triển khai các dự án FDI trong nông, lâm nghiệp, đều không thuận lợi so với các điều kiện chung của cả nước, mà ngược lại có phần khó khăn hơn, vì phần lớn các dự án tập trung ở những vùng đất mới khai phá, nằm ở các vùng miền núi, trung du, các công trình thủy lợi chưa hoàn chỉnh. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chủ yếu dựa vào sản phẩm nguyên liệu thô, thời gian đầu tư và thu hồi vốn dài, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và thiên tai, đặc biệt là giá nguyên liệu thô trên thị trường thế giới luôn biến động bất lợi. Trong khi đó các nông sản có chất lượng tiêu dùng cao, nhãn hiệu nổi tiếng và hàm lượng giá trị gia tăng cao chưa được tạo dựng; 3.2. Thiếu bảo đảm về điều kiện hạ tầng Mặc dù đã được tăng cường đầu tư, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá,... còn kém phát triển. Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất như cung ứng giống, thú y, bảo vệ thực vật, sửa chữa cơ khí, điện, tín dụng,… và phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, tư pháp, văn hoá, thể thao,… còn rất thiếu và yếu. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại cũng chưa phát triển, cả nước vẫn còn khoảng 4.000 xã chưa có chợ, chưa hình thành được các trung tâm thương mại, thiếu hệ thống kho lạnh, xe lạnh, cầu cảng, bến bãi, thông tin thị trường,... Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung cho biết việc xây dựng đường xá (xuyên quốc gia, tỉnh), điện là những ưu tiên quan trọng nhất nên phát triển. Tiếp theo là các dịch vụ liên quan đến viễn thông, đây cũng là các ưu tiên đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh. Hình 3: Các ưu tiên về cơ sở hạ tầng Nguồn: WB, 2005 3.3. Thiếu đảm bảo về đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Theo Tổng cục Địa chính, đến năm 1998, Việt Nam mới sử dụng khoảng 67.57% diện tích đất tự nhiên, bình quân đầu người là khoảng 2790 m2. Còn khoảng 10.6 triệu ha đất chưa được sử dụng (32.4%), nhưng phần lớn là đồi dốc, thiếu nước, lại bị sói mòn, thoái hoá, diện tích đất bằng có thể dùng cho trồng trọt hầu hết là đất mặn, phèn ngập úng, muốn khai thác phải có nhiều vốn. Với dân số và NNL ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của VN tính bình quân đầu người vốn đã vào loại thấp nhất thế giới lại càng ít hơn, khó khăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn. Trong thực tế, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta lại dành tới 70 % để trồng lúa, nhưng hiện việc thâm canh cây lúa đã đến giới hạn trong việc thu hút thêm lao động so với các cây trổng khác, làm cho hiệu quả sử dụng không cao. Ngoài ra, hiện nay hệ số sử dụng đất bình quân cả nước là 1,4; Miền Bắc là 1,2. Hiện có 445 ngàn hộ nông dân không có đất. Một ví dụ nhỏ dưới đây sẽ cho ta thấy tình hình thiếu đất trong nông nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Kuniaki Baba, Giám đốc Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, kể rằng, công ty ông cần mở rộng diện tích đất trồng rừng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy chế biến giấy tại Nhật. Song, đã nhiều ngày qua, dự án của công ty "án binh bất động" vì không thuê được đất. Không chỉ riêng ông Kuniaki Baba, nhiều vị lãnh đạo DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp cũng đang kêu cứu về tình trạng thiếu đất sản xuất, hoặc không thể có đất để tạo vùng nguyên liệu. Ở một Bộ chuyên về sản xuất nông nghiệp, việc thiếu đất nghe như chuyện đùa, nhưng lại hoàn toàn là sự thật. 3.4. Thiếu bảo đảm về nguồn nhân lực. Hiện nay, lao động nông thôn có khoảng hơn 30 triệu người, trong đó có tới hơn 80% không có chuyên môn kỹ thuật và hơn 20% không có hoặc thiếu việc làm. Tình trạng “thừa lao động, thiếu chất xám, trí thức không muốn về nông thôn làm việc” đang là một áp lực lớn đối với kinh tế nông thôn. Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của NNL nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong lúc đó thu nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹ thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ 6,91% xuống còn 5,94%. Trong số 8 vùng nông thôn, những vùng có trình độ học vấn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%. Cơ cấu của lao động ở nông thôn Việt Nam thể hiện tính thuần nông. Trong tổng số 13,2 triệu hộ dân ở khu vực nông thôn năm 2001 thì có tới 81% làm việc trong lĩnh vực nông-lâm- thuỷ sản, chỉ có 16,1% làm việc ở khu vực phi nông nghiệp. So với năm 1994, sau 7 năm cơ cấu ngành nghề của các hộ và lao động nông thôn chuyển dịch rất chậm, số hộ trong khu vực nông lâm thuỷ sản giảm 0,65%, bình quân 0,092% /năm. Cơ cấu lao động nông thôn chênh lệch giữa các vùng. Trong 8 vùng của cả nước ngoại trừ vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn khá tiến bộ: 64,2 % nông nghiệp và 35,8% còn lại là phi nông nghiệp. Các vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc cơ cấu ngành nghề của các hộ mang tính thuần nông nặng và chuyển dịch rất chậm. Tỷ lệ giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp của Tây Nguyên là 91,1% và 7,1%, vùng Đông Bắc là 88,4% và 8,6%, Tây Bắc là 93% và 5,97%. Ngay cả hai vùng trọng điểm nông nghiệp hàng hoá là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tuy có lợi thế gần các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn, nhưng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động cũng rất chậm và không đều. Vì vậy, lao động dư thừa lại tập trung trong ngành nông nghiệp và khả năng tạo thêm việc làm từ đây là rất khó, vì thế chuyển dịch cơ cấu sẽ là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới. NSLĐ trong nông nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ sử dụng lao động trong lĩnh vực này, gia tăng NSLĐ là điều kiện cho phép thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn. NSLĐ nông nghiệp thấp còn vì lao động ở đây chủ yếu vẫn là lao động thủ công. Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất thì quá trình cơ giới hoá (CGH) diễn ra chậm, nếu năm 1990 tỷ lệ cơ giới hoá là 21%, năm 1995 là 26% và năm 2002 là khoảng 30%. Một số khâu khác như vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước tỷ lệ CGH có sự cải thiện, như khâu ra hạt hiện đã được CGH 80%. Tuy nhiên, việc CGH trong nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định, thứ nhất, quy mô ruộng đất vốn nhỏ lẻ, với bình quân ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng chỉ có 544m2, và miền Trung là 611m2, lại manh mún tạo việc sử dụng máy móc cơ khí khó khăn và chi phí cao. Thứ hai, do chăn nuôi gia súc như trâu bò nhiều lên làm cho nhu cầu sức kéo giảm. Thứ ba, yêu cầu hiện đại hoá mâu thuẫn với tình trạng lao động dư thừa, nếu 1 ha đất làm thủ công cần 300 ngày công lao động sống, khi là máy chỉ còn sử dụng 50 ngày công. Các cuộc điều tra lao động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều cho thấy đa số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam phải đào tạo lại hoặc đào tạo thêm cho các lao động để họ biết sử dụng các thiết bị, vận hành dây chuyền sản xuất..” Năm 2004 trình độ lao động trong các khu công nghiệp bao gồm: 4,5% số lao động có trình độ đại học; 4,5% có trình độ kỹ thuật viên, 31% có trình độ đã qua đào tạo, 60% có trình độ lao động giản đơn”. Như vậy lao động giản đơn vẫn còn rất phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức Nghiên cứu rủi ro Môi trường Kinh doanh (BERI) đánh giá chất lượng lao động Việt nam chỉ đạt 32/100 điểm và xếp vào nhóm yếu kém, tay nghề nằm dưới mức về kỹ thuật. Hơn nữa, những nền kinh tế được đánh giá có chất lượng dưới 35 điểm có nguy cơ đánh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy, lao động rẻ nước ta sẽ không còn là yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều trường dạy nghề của Việt Nam chưa đảm bảo chất lượng, học sinh, sinh viên thiếu điều kiện tiếp xúc với thực hành công nghệ mới và công nghệ cao. Hơn nữa số trường đào tạo nghề cũng không nhiều, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về cung ứng lao động cả về chất lượng cũng như số lượng. 3.5. Nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, phân tán thiếu chuyên môn. Một trong những cản trở lớn đối với CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta trong nhiều năm qua là tính chất nhỏ lẻ, phân tán của sản xuất hàng hoá. Mặc dù nước ta đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, nhưng chúng chưa thể tạo ra được sự thay đổi căn bản về tính chất sản xuất của cả nền nông nghiệp. Hiện nay, chỉ có các vùng chuyên canh lúa, cao su, cà phê và chè là tương đối ổn định, trong khi đó các vùng chuyên canh khác mới đang trong quá trình hình thành, ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn định. Các vùng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của khoa học và công nghệ, trình độ cơ giới hoá thấp, và luôn gặp khó khăn về thị trường. Trong khi đó, công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung lại rất yếu kém. Hàng loạt các quy hoạch sai về sản xuất mía đường, cà phê, nuôi cá lồng bè,… đã gây ra những hậu quả tiêu cực không nhỏ. Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mặc dù các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng được đa d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp tăng cường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông nghiệp.docx
Tài liệu liên quan