MỤC LỤC
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 3
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 4
1.1. Tình hình kim ngạch FDI 4
1.1.1. Giai đoạn thăm dò 1988-1993 5
1.1.2. Giai đoạn bùng nổ 1994-1997 6
1.1.3. Giai đoạn suy thoái 1998-2002 8
1.1.4. Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 đến nay: 10
1.1.5. Xét trong cơ cấu dòng FDI của Nhật Bản vào châu Á 11
1.2. Cơ cấu FDI 13
1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành 13
1.2.2. Cơ cấu theo địa phương 16
1.2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư 20
1.3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI 22
1.3.1. Qui mô dự án 22
1.3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 23
CHƯƠNG 2:CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 24
2.1. Cơ hội, thách thức cho Việt Nam 24
2.1.1. Cơ hội 24
2.1.1.1. Môi trường đầu tư Việt Nam có những lợi thế nhất định 24
2.1.1.2. Môi trường đầu tư Việt Nam có những cải thiện đáng kể 25
2.1.2. Thách thức 26
2.1.2.1. Những tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam 26
2.2.2.2. Cạnh tranh từ các quốc gia khác ngày càng gay gắt 28
2.2.2.3 Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản 28
2.2. Giải pháp cho Việt Nam 29
2.2.1. Giải pháp tổng thể 29
2.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI 29
2.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI 30
2.2.1.3. Cải cách các thủ tục hành chính 32
2.2.1.4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 32
2.2.1.5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI 35
2.2.2 Một số giải pháp cụ thể đối với Nhật Bản 36
KÕt luËn 38
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng, thể hiện ở cả ba phương diện: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo địa phương và cơ cấu theo hình thức đầu tư. Đặc điểm cơ cấu FDI của Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, gây ra những tác động nhất định đối với cơ cấu kinh tế nước ta.
1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành
Nền kinh tế Nhật Bản có đặc thù là một nền kinh tế hướng ngoại với cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh. Vì vậy, FDI của Nhật có mặt trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta từ công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành, tiếp ngay sau đó là công nghiệp nhẹ.
Thời gian đầu, Nhật Bản quan tâm nhiều đến các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án phát triển dịch vụ. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đây là lý do khách quan thúc đẩy các công ty Nhật Bản thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại trên cơ sở nhập nguyên liệu. Trong những thập kỷ 70 - 80; Nhật Bản đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá. Vì vậy, chiến lược đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á từ cuối thập niên 80 đến nay vẫn là nhằm vào khai thác nguyên liệu từ bên ngoài. Ngoài ra, cũng từ thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn này, đó là các ngành thuộc cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp yếu kém, có nhu cầu thu hút FDI. Điều này góp phần lý giải tại sao cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản trong giai đoạn đầu khi đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 1: Tỷ lệ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong tổng số vốn đầu tư
(Tính hết năm 1994)
Đơn vị: triệu USD
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
Tỷ lệ của Nhật trong tổng vốn đầu tư theo từng ngành
Tổng dự án
Nhật Bản
Phần chung
Từng ngành
Công nghiệp
492
40
3.838,2
Công nghiệp
492
Dầu khí
25
4
1.284,9
Dầu khí
25
Ngư nghiệp
20
-
60,4
Ngư nghiệp
20
GTVT-Bưu điện
21
-
636,8
GTVT-Bưu điện
21
Khác sạn du lịch
104
5
1.954,1
Khác sạn du lịch
104
Dịch vụ
127
12
729,6
Dịch vụ
127
Tài chính-Ngân hàng
15
-
176,6
Tài chính-Ngân hàng
15
Các ngành khác
51
-
-
Các ngành khác
51
Tổng số
930
66
9066,4
Tổng số
930
Ở giai đoạn sau, FDI đã có sự cải thiện theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư. FDI đã được phân bố vào các lĩnh vực: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm và các ngành khác. Sự đa dạng hoá này là một bước tiến lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, phù hợp với lợi ích của phía Nhật Bản và nhu cầu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá.
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo ngành
(Tính đến hết 20/12/2002)
Đơn vị tính: triệu USD
Ngành
Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu $)
Vốn thực hiện
Vốn thực hiện/vốn đăng ký
Công nghiệp nặng
117
1.846,8
954
51
Công nghiệp nhẹ
59
341,1
231,8
68
Xây dựng
18
423,6
295
70
Công nghiệp thực phẩm
18
122,9
74,8
60,8
Công nghiệp dầu khí
4
131
434
-
Nông, lâm nghiệp
17
53,5
30,9
57,8
Thuỷ sản
5
20
14,5
72,5
Khách sạn, du lịch
8
142,9
84
58,8
Xây dựng hạ tầng KCX
3
53,2
14
26,3
Tài chính - Ngân hàng
Văn hoá - Y tế - giáo dục
4
7
56
35,9
49,2
20
87,9
55,7
Xây dựng văn phòng, căn hộ
13
173
133
76,9
Dịch vụ
20
29
4,5
15,5
Tổng số
310
3.941,9
2.664
67,6
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Nếu tính chung cả toàn bộ lĩnh vực công nghiệp thì FDI đã chiếm tới 65% số dự án, 61% tổng số vốn cho tới thời điểm cuối năm 2000. Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực mũi nhọn mà nước ta còn yếu và đang chú trọng phát triển, đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Robot, điện tử, vật liệu xây dựng...
Sau công nghiệp, một số lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật ưu tiên đầu tư theo thứ tự: dịch vụ với 6,5% tổng số dự án, 0,7% tổng vốn đăng ký; giao thông vận tải, bưu điện chiếm 5,4% số dự án, 7,3% vốn đăng ký; xây dựng chiếm 5,8% trong tổng dự án, 10,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Như vậy, mặc dù số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đứng vị trí thứ hai sau công nghiệp về số dự án nhưng lượng vốn đăng ký lại không đáng kể chiếm 0,7% tổng vốn FDI. Ngược lại, ngành giao thông vận tải, bưu điện và xây dựng xếp vị trí sau dịch vụ về số dự án nhưng lại có vốn đăng ký chiếm tới 7,3% và 10,7% tổng vốn đăng ký.
Lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến nay chiếm khoảng 5,5% số dự án và 1,4% tổng số vốn đầu tư. Nhìn chung số dự án trong lĩnh vực này tăng chậm, nguyên nhân chính là việc đầu tư vào lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn về cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, về giải quyết đất đai, chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu...
Rõ ràng là những biến động trong quy mô và tốc độ thực hiện của dự án FDI tiến triển theo chiều hướng tích cực. Thực tế cho thấy, đối với ngành công nghiệp nặng, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2001 tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đạt khoảng 51%; công nghiệp nhẹ 68%; công nghiệp thực phẩm 60,8%; xây dựng 70% văn phòng, xây dựng văn phòng và căn hộ cho thuê là 70%; riêng ngành dầu khí, khi triển khai thực hiện dự án, phía Nhật Bản đã tăng vốn đầu tư đưa trị giá thực hiện lên đến 434 triệu USD gấp 9,2 lần so với vốn đăng ký ban đầu.
Nhìn chung tiến độ thực hiện đầu tư là khá nhanh so với các đối tác nước ngoài khác. Điều đó thể hiện tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản đạt hiệu quả cao hơn cả. Tỷ lệ vốn thực hiện trung bình đạt 67,6% tổng số vốn đăng ký.
Tính đến hết tháng 1 năm 2011, Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 870 dự án có tổng vốn đầu tư là 18 tỷ USD; lĩnh vực thông tin và truyền thông có 159 dự án với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD, còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực khác.
1.2.2. Cơ cấu theo địa phương
Cơ cấu FDI theo vùng, lãnh thổ đã có chuyển biến tích cực. Thời gian đầu, FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đến nay đã có sự quan tâm hơn đối với khu vực miền Bắc; có tới 28/6tỉnh thành trong cả nước có các dự án đầu tư của Nhật Bản đang được tiến hành thực hiện. Đây là những tỉnh thành có cơ sở hạ tầng (cả cứng và mềm) thuận lợi tương đối hơn so với các địa phương khác và có nguồn lực được đào tạo có tay nghề như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai...; Riêng TP. Hồ Chí Minh tập trung được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 90 văn phòng đại diện của các hãng và ngân hàng Nhật Bản; Cao nhất là Hà Nội với 59 dự án với số vốn là 867,933 triệu USD chiếm 19,7% tổng dự án và 22,5% tổng số vốn; TP. Hồ Chí Minh có 118 dự án chiếm 39,5% với số vốn là 45,141 triệu USD chiếm 19,3 % tổng số vốn; tiếp đến là Đồng Nai 28 dự án với số vốn là 729,929 triệu USD; Thanh Hoá chỉ có 2 dự án nhưng vốn chiếm tới 373,6 triệu USD.... Tuy nhiên gần đây có nhiều dự án đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, dự án Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh, dự án đô thị mới Nam Sài Gòn và dự án nhà máy nước Bình An.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ
(Tính đến năm 2000 - Chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Đơn vị: triệu USD, %
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư đăng ký
Vốn đầu tư thực hiện
Vốn thực hiện/Vốn
đăng ký
Hà Nội
59
867,93
319,08
37,8
TP. Hồ Chí Minh
118
745,14
358,19
48,1
Đồng Nai
28
729,93
304,53
41,7
Thanh Hoá
2
373,60
235,35
63,0
Bình Dương
17
295,43
94,74
32,0
Vĩnh Phúc
6
220,67
165,40
75,0
Bà Rịa Vũng Tàu
7
169,26
159,32
94,1
Bắc Ninh
1
126,00
126,00
100
Hải Phòng
18
108,00
57,45
52,0
Quảng Ninh
5
22,34
21,54
96,4
Hà Tây
3
19,48
15,37
74,0
Khánh Hoà
3
18,94
17,72
94,0
Lâm Đồng
6
17,44
3,16
18,1
Đà Nẵng
5
16,35
13,15
80,4
Bình Định
1
14,12
14,62
103,6
Thái Nguyên
4
9,33
0,60
6,4
Bạc Liêu
1
8,96
9,78
109,1
Thừa Thiên Huế
2
8,75
4,90
56,0
Hải Dương
1
8,00
6,00
75,0
Bình Thuận
2
4,88
0,79
16,0
Nghệ An
1
4,51
1,89
42,0
An Giang
1
4,50
1,60
35,6
Hưng Yên
1
4,44
3,78
84,2
Cần Thơ
2
3,80
0,87
23,0
Hoà Bình
2
2,38
0,86
36,2
Thái Bình
1
0,90
-
-
Hà Tĩnh
1
0,53
0,87
164,5
Tổng số
298
3.805,61
1.937,56
50,9
Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư - Bộ KH & ĐT (Không tính các dự án dầu khí)
Từ số liệu ở bảng trên, chúng ta có thể thấy động thái FDI ở Việt Nam. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh là thành phố có số dự án cao nhất nhưng quy mô trung bình của một dự án chỉ khoảng 6,31 triệu USD, trong khi đó Hà Nội và Đồng Nai là hai vùng có số dự án chỉ bằng 1/2 và gần 1/4 TP. Hồ Chí Minh nhưng quy mô trung bình của một dự án là 14,7 triệu USD và 2,6 triệu USD; đặc biệt Bắc Ninh là một trong những tỉnh có duy nhất một dự án nhưng có quy mô vốn đầu tư là cao nhất 126 triệu USD.
Qua sự phân tích trên phần nào cho thấy quy mô các dự án ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ, chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó ở Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai... là những địa phương mà Nhật Bản đạt cơ sở sản xuất, nhà xưởng như liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD; liên doanh Yamaha Sóc Sơn 80 triệu USD; đây là những ngành tạo ra giá trị gia tăng một cách trực tiếp.
Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật Bản có mặt và đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất phân bón, hoá chất; dầu khí... một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
Có thể nói, cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ của FDI tại Việt Nam không cân đối, với một biểu hiện nổi bật là chỉ tập trung vào một số địa phương. Điều này cho thấy đối tác Nhật rất kén địa điểm đầu tư. Mười địa phương dẫn đầu đã chiếm tới 87,6% tổng số dự án và 91,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Sự phân bố này khá tương ứng với tính chất, mức độ mở cửa và tiềm năng của các vùng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận FDI nói chung và FDI nói riêng đã góp phần hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia và ở giai đoạn đầu tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đây là một tất yếu khách quan; và như vậy mới tạo ra được những chuyển biến cần thiết cho nền kinh tế.
Tính đến hết 2010, trừ 4 dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Bốn địa phương này có 910 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,9 tỷ USD.
Hà Nội với 344 dự án có tổng số vốn đăng ký 3 tỷ USD.
Thành phố Hồ Chí Minh với 378 dự án có tổng vốn đăng ký 2,39 tỷ USD.
Bình Dương với 247 dự án có tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD.
Đồng Nai với 96 dự án có tổng vốn đăng ký 1,52 tỷ USD.
1.2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam được thực hiện dưới ba dạng chủ yếu sau:
Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức mà các đối tác nước ngoài thường trọn trong giai đoạn đầu khi đầu tư vào bất kỳ một thị trường mới nào. Đây được coi là hình thức tối ưu hơn cả bởi lẽ ở giai đoạn này các nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng và hiểu đối tác của mình. Các nhà đầu tư Nhật cũng vậy, thông qua hình thức này hay thông qua liên doanh, phía Nhật Bản sẽ hiểu
hơn về thị trường Việt Nam, về hệ thống pháp luật cũng như phong tục tập quán địa phương nơi mà họ sẽ tiến hành đầu tư. Do vậy thông thường đối tác liên doanh với Nhật trong hình thức này là các doanh nghiệp Nhà nước và phần góp chủ yếu của phía Việt Nam là đất, bất động sản nên việc đánh giá gặp nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả liên doanh.
Hiện nay vốn đầu tư của Nhật theo hình thức này chiếm 60% với xấp xỉ 50% số dự án. Nếu so với mức chung hiện nay 70% số vốn đầu tư và 62% dự án thì các nhà đầu tư Nhật Bản không phải là những người ưa chuộng hình thức này. Trong khi đó, đối với Singapore chiếm tới 75% dự án, gấp 1,4 lần so với Nhật Bản; Inđônêxia là 61% gấp gần 1,2 lần...
Hình thức liên doanh chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam với Nhật Bản liên quan chủ yếu đến các dự án chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp, dịch vụ, sản xuất xe máy v.v... Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản: Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất là trong những năm gần đây. Bởi chỉ ở hình thức này, nhà đầu tư mới có quyền độc lập, tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình, chủ động trong chiến lược kinh doanh thích hợp với môi trường luôn có sự biến động.
Nhằm thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã có những sửa đổi các đạo luật liên quan theo hướng tạo thuận lợi hơn đối với loại hình này. Có thể nói các công ty thuộc loại hình này hoạt động kinh doanh như các công ty trách nhiệm hữu hạn của Việt Nam. Nhờ đó loại hình này đang ngày càng gia tăng. Nếu năm 1997 loại hình này mới chiếm 40% số
dự án, năm 1998 đã là 42% và đến nay nó đã chiếm gần tới 50% số dự án. Đây là con số khá cao so với mức trung bình 30% số dự án tổng FDI vào Việt Nam.
Hình thức này được tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng và đặc biệt là các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất điện lạnh, thiết bị quang học. Ví dụ công ty sản xuất linh kiện máy tính Fujisu ở Đồng Nai; công ty điện máy Sanyo v.v....
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hình thức này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, viễn thông,... những lĩnh vực then chốt mà phía Việt Nam muốn hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù ở lĩnh vực này rất cần đến kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Tính đến năm 2000 - Chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Đơn vị: triệu USD, %
Hình thức đầu tư
Số dự
án
Tỷ lệ
Tổng vốn đăng ký
Tỷ lệ
Vốn thực hiện
Tỷ lệ
Vốn pháp định
Tỷ lệ
Liên doanh
138
46,1
2.250,5
58,4
1.362,4
57,4
918,1
49,1
100% vốn Nhật bản
249
49,8
1.205,2
31,2
550,6
23,2
597,7
30,2
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh
12
4,1
69,6
10,4
457,5
19,4
369,9
20,7
Tổng số
299
100
3.825,6
100
2.370,5
100
1.913,1
100
Nguồn: Vụ quản lý dự án
Hết năm 2010, các dự án đầu tư của Nhật Bản chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.125 dự án có tổng vốn đăng ký khoảng 9,9 tỷ USD. Tiếp đến là hình thức liên doanh với 234 dự án có tổng vốn đăng ký đạt 9,4 tỷ USD. Số còn lại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức BTO,BT,BTO và Công ty cổ phần (biểu chi tiết kèm theo).
1.3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI
1.3.1. Qui mô dự án
Qui mô dự án hay qui mô đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng thể hiện tình hình đầu tư của một quốc gia. Theo Cục ĐTNN, trước năm 1994, qui mô vốn trung bình của một dự án FDI Nhật Bản là 6 triệu USD, tương đối thấp so với mức bình quân của toàn bộ các dự án FDI lúc bấy giờ là 9 triệu USD. Đến năm 1995, năm bùng nổ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, mức vốn trung bình cho một dự án được mở rộng ra, đạt 25,6 triệu USD, gấp gần 3 lần so với thời kì trước. Cũng từ năm này, Nhật Bản bắt đầu chú ý đến một số dự án lớn tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp quan trọng, như: thăm dò khai thác dầu khí, xi măng, hoá chất, luyện kim…Trong đó có các dự án lớn đáng chú ý như: liên doanh sản xuất phân bón hoá học ở phía Nam với vốn đầu tư là 35 triệu USD, nhà máy cán thép Vinakyoei với vốn đầu tư trên 46 triệu USD, công ty kính Nippon Sheet Glass với vốn đầu tư là 118 triệu USD hoạt động trong 50 năm, công ty nhựa Mitsui Vina Plastic với vốn đầu tư trên 90 triệu USD hoạt động trong 30 năm…
Tuy nhiên, vào những năm tiếp theo, qui mô dự án lại nhanh chóng thu hẹp lại. Trong những năm gần đây, mặc dù các công ty lớn Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến những dự án qui mô lớn nhưng nhìn chung các nhà FDI Nhật Bản vẫn ưa thích các dự án đầu tư qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu. -Hiện Nhật Bản là nước đứng thứ 3 trong số các nước có vốn đầu tư cao nhất vào Việt Nam sau Đài Loan và Hàn Quốc. Đây cũng là quốc gia dẫn đầu về vốn FDI thực hiện tại VN, có 591 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,2 tỷ USD, qui mô vốn đầu tư bình quân một dự án Nhật Bản hiện khoảng 10,5 triệu USD. Rõ ràng, theo thời gian, qui mô các dự án ngày càng nhỏ lại. Nguyên nhân một phần là do các dự án kiểu này cần nhiều lao động với tiền lương thấp, phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Khảo sát mới đây của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy 80% doanh nghiệp Nhật Bản có vốn FDI tại Việt Nam sẽ mở rộng kinh doanh trong vòng 3 năm tới
1.3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
Hiệu quả đầu tư là một nhân tố vô cùng quan trọng phản ánh chất lượng thực của quá trình đầu tư, là một trong những yếu tố cân nhắc hàng đầu khi nhà đầu tư đưa ra quyết định hay xem xét qui mô đầu tư. Trong những năm qua, hoạt động của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam là tương đối khả quan, nhiều doanh nghiệp đã có những sản phẩm thay thế nhập khẩu và tham gia tích cực vào làm tăng lượng hàng xuất khẩu. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản được thể hiện rõ qua số vốn thực hiện cao, tỉ lệ vốn thực hiện cao, tỉ lệ dự án giải thể trước thời hạn thấp…
Thứ nhất, trong khi vốn đăng kí đầu tư chỉ là con số danh nghĩa mà nhà đầu tư cam kết đầu tư thì vốn thực hiện mới thể hiện nhà đầu tư thực tế đã bỏ ra bao nhiêu. Lượng vốn này mới thực sự tác động tới nền kinh tế của nước tiếp nhận. Hàng năm, vốn thực hiện của các dự án FDI Nhật Bản luôn ở mức cao và đặc biệt trong những năm gần đây liên tục tăng. mặc dù Nhật Bản chỉ là nhà đầu tư có vốn đăng kí FDI lớn thứ 4 vào Việt Nam nhưng tỉ lệ vốn thực hiện lại cao nhất (trên 60%).
Ngoài ra, doanh thu của các dự án đầu tư trên vốn thực hiện đạt con số rất cao: 2,2 lần trong khi con số chung của FDI vào Việt Nam là 1,7 lần .Những con số này cho thấy tiềm năng trong kinh doanh tại môi trường Việt Nam đối với các công ty Nhật Bản, là dấu hiệu khả quan nhất lôi cuốn các nhà đầu tư tương lai.
CHƯƠNG 2:CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
2.1. Cơ hội, thách thức cho Việt Nam
2.1.1. Cơ hội
2.1.1.1. Môi trường đầu tư Việt Nam có những lợi thế nhất định
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình chính trị ổn định khiến Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với quy mô vốn đầu tư cho mỗi dự án vượt xa giai đoạn trước.
Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực”, tờ Financial Times (Anh) ra ngày 26-7-2010 viết.
Theo bài báo trên, khi Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho Hãng Boeing, họ đã khảo sát nhiều nước ở Đông Nam Á trước khi đặt bút chấm một địa điểm sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực - Việt Nam. Chủ tịch MHI tại Việt Nam, ông Hirotaka Masuda, nói: “Đề nghị ban đầu của tôi là Thái Lan, bởi chúng tôi đã có một chi nhánh sản xuất điều hòa nhiệt độ ở đây nhưng mức lương nhân công ở Thái Lan quá cao”.
Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp nước này hoạt động ở nước ngoài cho thấy Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ xét về tiêu chí giá nhân công rẻ. Việt Nam cũng vượt xa Brazil, Nga và Thái Lan - những điểm đến vốn được các công ty Nhật Bản ưa chuộng. Ông Alain Cany - Chủ tịch Eurocham - Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam nhận định: “Điểm hấp dẫn đầu tư, kinh doanh của Việt Nam là Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, có thị trường lớn, dân số đông và tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh”. Theo dự báo, trong vòng 10-15 năm tới, dân số Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn nữa. Điều này đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp châu Âu đang có mức tăng trưởng chậm và âm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Bởi vậy, trong khoảng thời gian tương lai này, Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp châu Âu khi quyết định đầu tư, kinh doanh so với một số quốc gia khác: Trung Quốc, Brazin…
Các doanh nghiệp châu Âu cũng ghi nhận sự hợp tác tích cực từ phía Việt Nam, lắng nghe và thay đổi một số chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2008, Eurocham đã xuất bản cuốn sách Trắng lần thứ nhất trong đó có những kiến nghị cụ thể với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Năm nay, một số kiến nghị đã được giải quyết hoàn toàn và lĩnh vực tài chính, ngân hàng đi đầu trong sự thay đổi này.
Ví dụ: Luật Thuế thu nhập cá nhân mới với tỷ lệ giảm thuế từ 5% đến 35% đã được trì hoãn, sau đó miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009, xóa bỏ thuế cho một số loại trợ cấp đối với lao động người nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 25%. Theo Eurocham, trước khi chính sách thuế trên được thay đổi như hiện nay, một số nhà đầu tư châu Âu đã chọn Malaysia để đầu tư kinh doanh thay vì lựa chọn Việt Nam, bởi tại Malaysia, họ được hưởng ưu đãi hơn.
2.1.1.2. Môi trường đầu tư Việt Nam có những cải thiện đáng kể
FDI của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam. Không tính dầu khí, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
FDI của Nhật Bản góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Theo thống kê từ cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài với đầu tư nước ngoài tập trung 50,5 % vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, còn lại 45,5% vào dịch vụ. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ Nhật đã góp phần giải quyết việc làm cho gần hàng chục vạn lao động trực tiếp, không kể khoảng 1 triệu lao động gián tiếp khác 9 theo cách tính của WB, cứ 1 lao động trực tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 2-3 lao động gián tiếp trong xây dựng và cung ứng các loại dịch vụ khác).
Đầu tư nước ngoài đã phóp phần chuyển giao công nghệ sang Việt Nam những công hiện đại và tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng cho ta thực hiện CNH - HĐH đất nước. Chiến lược tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng khi tạo thêm động lực cho doanh nghiệp từ hai góc độ: thứ nhất là phát triển thị trường dịch vụ, chống độc quyền; thứ hai là nâng cao quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Các chuyên gia kinh tế của WB cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực của Việt Nam trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo hướng tạo cho doanh nghiệp những tập quán tốt về môi trường, về đối xử với người lao động, nâng cao tính xã hội của sản phẩm. Nếu làm tốt điều này, cộng đồng doanh nghiệp sẽ phát huy được truyền thống quan tâm đến nhau trong cuộc sống của người Việt Nam để tạo thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp, cho quốc gia, trở thành một lợi thế so sánh hơn các quốc gia khác.
2.1.2. Thách thức
2.1.2.1. Những tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam
“Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á của các nhà đầu tư Nhật Bản nhưng rõ ràng tình hình lạc quan này không thể được duy trì mãi nếu để một số cản ngại tồn tại kéo dài” - ông Shigeru Takayama, cố vấn cao cấp Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, nhận định. Ông Takayama phân tích rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) của Việt Nam hầu như là con số 0. Không có nguồn cung ứng (suppliers) tại chỗ buộc các nhà đầu tư phải nhập linh kiện, khiến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Ví dụ như trong ngành lĩnh vực ô tô – xe máy, Việt Nam chỉ có 11 đơn vị hỗ trợ – cung ứng và công nghệ mới chỉ dừng lại ở khả năng lắp ráp một vài công đoạn. Trong khi ở Thái Lan, con số này nhiều gấp 10 lần và họ chủ động đi tìm nhà đầu tư để tự tiếp thị. “Nhờ đó, ở Thái Lan, các nhà đầu tư lớn như Toyota, Honda… rất thành công. Sản phẩm được bán với giá rẻ hơn khiến thị trường tiêu thụ bùng nổ, dòng FDI chảy vào ồ ạt” – ông Takayama nói. Thay vì phải chờ ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam lớn mạnh, các nhà đầu tư Nhật đã chủ động mở hội chợ cung – cầu về công nghiệp để tìm các nhà cung ứng tại chỗ. Làm ăn theo kiểu “cọc đi tìm trâu” này cho thấy thiện chí của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Điều quan ngại lớn thứ hai của các nhà đầu tư Nhật Bản là chính sách về thuế thiếu nhất quán. Đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) đánh vào ô tô nhập khẩu từ nay trở đi tiếp tục theo lộ trình tăng (năm 2005: 40%; 2006: 56%; 2007: 80%). Con số 42.500 ô tô được bán mỗi năm tại Việt Nam chẳng có gì hấp dẫn. Thị trường chưa kịp lớn đã bị “co” lại vì mức thuế. Sức mua sẽ giảm, nhà đầu tư không thể yên tâm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đứng quanh và tiếp tục… nghía Việt Nam. “Nếu khắc phục hai vấn đề trên càng sớm càng tốt, dòng FDI vào Việt Nam sẽ tăng ngoạn mục” – ông Takayama khẳng định.
Từ trước đến nay, môi trường lao động Việt Nam luôn là thế mạnh khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dau tư trực tiếp nước ngoài từ nhật bản vào việt nam, thực trạng và giải pháp.doc