LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục của khoá luận. 2
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4
I. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
1. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Đặc điểm 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
II. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thế giới hiện nay 10
2. Những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 13
2.1. Đối với chủ đầu tư 13
Đối với nước nhận đầu tư. 14
III. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam 17
1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 17
2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp ở Việt Nam 18
2.1. Đặc điểm chung 18
2.2. Một số đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp ở Việt Nam 20
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành Nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng đáng kể góp phần thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 ở nước ta. Vì vậy, trong khả năng có thể, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất là bố trí đủ diện tích đất cho các dự án trồng rừng.
d) Tiểu ngành lâm sản và chế biến lâm sản
Trong lĩnh vực này, toàn ngành có 261 dự án với vốn đăng ký là 568 triệu USD. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI, chỉ sau lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm. Phần lớn các dự án có quy mô vốn dưới 3 triệu USD/ dự án. Một số dự án có mức vốn khá lớn như công ty liên doanh Wet Xern Sin Industrial (sản xuất tăm, mành tre) là 7 triệu USD; công ty sản xuất ván ép xuất khẩu Luks –Tie (100% vốn nước ngoài) có vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Trong số các dự án thì khoảng 60% hoạt động bình thường, lãi suất không lớn; trên 10% hoạt động có hiệu quả. Điển hình như công ty liên doanh Scangiaviet (Malaysia) sản xuất hàng mây tre, tuy mức vốn đầu tư chỉ 350000USD nhưng doanh thu đạt trên 10 triệu USD, xuất khẩu 100% sản phẩm; công ty liên doanh Scanvifood (Nauy), chế biến gỗ đạt doanh thu 16 triệu USD.
Tuy vậy, có đến trên 25% tổng doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn do không đủ nguyên liệu, kinh doanh thua lỗ, có doanh nghiệp phải ngừng hoạt động: xí nghiệp chế biến gỗ Nghệ An do thiếu nguyên liệu chuyển sang làm gia công cho nhà máy gỗ Vinh, công ty liên doanh Viko Thai (Thái Bình) sản xuất đồ gỗ cao cấp, sản xuất thua lỗ, đối tác nước ngoài(Hàn Quốc) bỏ về nước.
e) Tiểu ngành mía đường
Toàn ngành có 10 dự án với tổng vốn đăng ký 494 triệu USD. Các dự án sản xuất đường đều có vốn đầu tư lớn, bình quân 49,4 triệu USD/dự án. Điển hình là công ty đường Bourbon - Tây Ninh (Cộng hòa Pháp) có vốn đầu tư 111 triệu USD, công ty mía đường Việt Nam - Đài Loan có 66triệu USD, công suất 6000TMN. Sự phân bố các dự án sản xuất đường tương đối hợp lý, rải đều từ Bắc -Trung -Nam của cả nước. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu dự án đề ra, các doanh nghiệp phải vượt qua nhiều thách thức, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. Trong các năm vừa qua, nhiều công ty mía đường lao đao vì giá đường hạ. Hơn nữa,có nhiều công ty gặp nhiều vần đề khó khăn. Ví dụ: Công ty Nagarjuna Việt Nam đã phát sinh nhiều phức tạp và tiêu cực như nông dân và các lái mía được ứng tiền trước là 14 tỷVNĐ để đầu tư trồng, chăm sóc thu gom mía cho nhà máy nhưng đã không thực hiện hợp đồng giao mía cho nhà máy; công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan cũng gặp khó khăn về nguyên liệu. Một số dự án bị rút giấy phép như: công ty TNHH đường Ninh Bình (đối tác Philipines), công ty đường Dhampur (ấn Độ); công ty công nghiệp đường Hay (BV Island).
1.3 Địa phương nhận đầu tư
Cho đến nay, phần lớn các tỉnh và thành phố đã có dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ tập trung vào một số vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi và kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội.
Trong 7 vùng kinh tế, nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp nước ta có sự phân bố không đều giữa các vùng, tập trung phần lớn ở miền vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng hai vùng này đã chiếm tới gần 65% tổng vốn đầu tư của cả nước và 63% số dự án vào nông nghiệp. Chỉ riêng Đông Nam Bộ đã chiếm 41,8% tổng vốn đầu tư toàn ngành và 29,95 số dự án.
Sở dĩ là vì các vùng này có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và tương đối đồng bộ, là vùng có kinh tế phát triển cao và ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, tập quán kinh doanh năng động, lao động dồi dào và có tay nghề cao hơn các vùng khác. Mặt khác, bộ máy hành chính cũng thông thoáng hơn nhiều.Vùng 4 là vùng có quy mô dự án lớn nhất ( trên 10 triệu USD/ dự án) tuy là ít dự án nhưng lại đứng thứ tư về số vốn đầu tư do vùng có nhiều dự án mía đường có quy mô lớn.
Về tình hình thực hiện vốn, hầu như các vùng có tỷ trọng vốn thực hiện dao động từ 40 -50% so với vốn đăng ký. Điều đáng ngạc nhiên là vùng ĐBSH đã thu hút vốn ít đầu tư, tỷ trọng vốn thực hiện lại thấp (khoảng trên 30%). Điều này là do mặc dù ĐBSH có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đi lại thuận tiện, điều kiện kinh tế phát triển hơn các vùng khác, đất đai phì nhiêu nhưng do là nơi tập trung dân cư quá đông, nên diện tích đất đai hạn hẹp, khan hiếm, giá đắt. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp đòi hỏi quỹ đất lớn. Do đó các nhà đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, trong khâu giải toả….
1.4 Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp
a. Về phía nước chủ nhà
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam thì mọi tổ chức kinh tế có pháp nhân trong nước đều được hợp tác trực tiếp với nước ngoài. Nhưng thực tế thời gian qua chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và các xí nghiệp liên doanh đang hoạt động. Doanh nghiệp Nhà nước tham gia khoảng 95% số dự án và trên 96% số vốn đầu tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Tình hình này phản ánh thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay còn rất nhỏ bé, trình độ sản xuất, và năng lực quản lý kinh doanh còn yếu kém, chưa đủ khả năng tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và chính họ sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để hợp tác kinh doanh.
b) Đối tác nước ngoài.
Trong giai đoạn 1988 - 9/2003 đã có 42 quốc gia, vùng, lãnh thổ tham gia đầu tư vào nông nghiệp dưới hình thức đầu tư trực tiếp nông nghiệp, dẫn đầu là các quốc gia như ở bảng dưới
Bảng 5: Các quốc gia dẫn đầu về FDI vào nông nghiệp
giai đoạn 1988 -9/2003
Tên nước
Số dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Vốn pháp định (triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Đài Loan
244
691,0
330,2
13,5
Singapore
49
1296,5
485,8
25,4
Nhật Bản
46
212,3
135,6
4,2
Trung Quốc
40
71,6
45,5
1,4
Hàn Quốc
38
95,5
46,1
1,9
Hồng Kông
30
109,0
62
2,1
Malaysia
30
146,7
62,9
2,9
British Virgin Islands
28
354,5
164,1
6,9
Hoa Kỳ
27
153,1
51,7
3,0
Pháp
24
286,0
183,8
5,6
Thái lan
21
428
86,0
8,4
Nguồn : Bộ Kế hoạch -đầu tư
11 quốc gia đứng đầu về FDI trong nông nghiệp chiếm 75,255% tổng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong đó, Đài Loan là quốc gia dẫn đầu về số dự án là 244 (chiếm 35% tổng số dự án), với đầu tư là 690,9 triệu USD (chiếm13,5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Singapore có 49 dự án (chiếm 7% tổng số dự án) nhưng dẫn đầu về vốn đầu tư là 1296,5 triệu USD (chiếm 25,4% tổng số vốn đầu tư).
Qua bảng5, có thể thấy rằng Đài Loan tuy dẫn đầu về số dự án và tổng vốn đầu tư nhưng quy mô mỗi dự án lại nhỏ (2,8 triệuUSD/dự án) thấp hơn cả quy mô dự án của toàn ngành (7,7 triệu USD/ dự án); tương quan về tỷ trọng giữa số dự án và sốvốn cũng phản ánh điều đó (số dự án chiếm 35% trong khi đó số vốn chiếm 13,5%).Trong các quốc gia trên, Singapore là nước có bình quân mỗi dự án lớn nhất (26,4% triệuUSD/dự án). Tiếp theo là Thái Lan với quy mô dự án là 20,4 triệu USD tuy số dự án vẫn còn khiêm tốn (chiếm 3% toàn ngành). Một điểm đáng chú ý là Nhật, một trong những nước dẫn đầu về đầu tư trên thế giới, số dự án đầu tư của Nhật vào ngành nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 nhưng quy mô dự án lại nhỏ so với tiềm lực về tài chính của Nhật (4,6 triệu USD/dự án), thấp hơn so với quy mô bình quân của toàn ngành. Trung Quốc cũng là quốc gia có số dự án nhiều (40 dự án) nhưng quy mô của dự án quá nhỏ (1,6 triệu USD/dự án). Đó là do tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế. Các nước như Pháp, Hoa Kỳ, British Virgin Islands…. năng lực tài chính mạnh nên quy mô dự án lớn tuy số dự án còn ở mức độ thấp. Đây cũng là một đặc điểm của các nhà đối tác đầu tư mà chúng ta cần phải căn cứ để có chiến lược thu hút vào những lĩnh vực phù hợp về kỹ thuật công nghệ cũng như tiềm lực tài chính.
Khu vực có vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp nếu chia theo vùng lãnh thổ thì: các nước thuộc khối Asean là 22%; các quốc gia Châu á khác là 33%; Châu Âu là 35%; Châu Mĩ 9%; các quốc gia khác là 1%
Biểu đồ: Tình hình FDI trong nông nghiệp theo khu vực có vốn đầu tư giai đoạn 1988 - 9/2003
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
1.5 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp.
Có ba loại hình thức FDI chính trong nông nghiệp là: hình thức doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Lượng vốn và số dự án phân bổ theo hình thức hoạt động như sau:
Bảng 6: FDI vào ngành nông nghiệp phân theo hình thức đầu tư
giai đoạn 1988 -9/2003
Hình thức
đầu tư
Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
(triệu USD)
Vốn pháp định
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
100%
504
3,655
1,632
71,52
LD
178
1,446
706
28,29
HĐHTKD
13
8,6
8,6
0,19
Nguồn: Bộ Kế hoạch -Đầu tư
Tính đến 9/2003, các dự án FDI vào nông nghiệp chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh (chiếm 98,12% số dự án và 99,54% vốn đầu tư). Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế hơn về số dự án và số vốn đầu tư trong nông nghiệp (72,5% tổng số dự án và 71,52% tổng vốn đầu tư) so với hình thức liên doanh (chiếm 25,61% tổng số dự án và 28,29% tổng số vốn đầu tư), hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 1,9% tổng số dự án và 0,19% tổng vốn đầu tư. Tình hình cụ thể các hình thức FDI trong nông nghiệp như sau:
a) Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Trong những năm đầu hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn cả về số dự án và vốn đầu tư (chiếm 54% tổng số dự án và 92,95% tổng vốn đầu tư). Thời kỳ này các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng nhiều nhất hình thức liên doanh bởi: bước đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa thông thuộc về cung cách làm ăn cũng như gặp nhiều trở ngại về luật pháp, thủ tục hành chính. Thông qua hợp tác với đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ sự hỗ trợ và các kinh nghiệm của đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong qua trình làm ăn của họ tại Việt Nam. Liên doanh với một đối tác ở nước sở tại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có người bạn đồng hành cùng chung mục đích kinh tế.
Bước đầu kinh doanh ở Việt nam khi chưa hiểu biết nhiều về thị trường, hầu hết các nhà đầu tư còn hạn chế số vốn đầu tư để thăm dò thị trường, nhưng khi kinh doanh có kết quả họ đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức doanh nghiệp liên doanh có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Những năm gần đây có xu hướng giảm dần sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào hình thức doanh nghiệp liên doanh. Giai đoạn 1991 – 1995 giảm còn 40,60% số dự án và 27,52% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 1996 – 2000 giảm xuống mạnh còn 21,64% tổng số dự án (gần một nữa so với giai đoạn 1991 -1995) và 29,06% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2001 - 9/2003 giảm xuống tiếp 20,84% tổng số dự án và 23,07% tổng số vốn đầu tư.
Bảng 7: Vốn FDI theo hình thức đầu tư trong nông nghiệp
qua các năm 1988 - 9/2003
Đơn vị: triệu USD
Hình thức đầu tư
1988 -1990
1991 -1995
1996 -2000
2001 -9/2003
VĐT
%
VĐT
%
VĐT
%
VĐT
%
100% VNN
10,07
7,05
2011,46
72,43
1182,65
70,77
451,76
76,15
LD
132,65
92,95
764,32
27,52
485,65
29,06
136,88
23,07
HĐHTKD
1,27
0,05
2,67
0,17
4,59
0,78
Tổng
142,72
100
2777,05
100
1670,97
100
593,23
100
Nguồn: Bộ Kế hoạch -Đầu tư
Sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về pháp luật, chính sách và các quy định khác của Việt Nam. Thậm chí còn hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, thói quen và thị hiếu tiêu dùng, cách thức kinh doanh trên thị trường Việt Nam.
Mặt khác trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam đã xuất hiện tình trạng không tương xứng về mặt tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong điều hành quản lý doanh nghiệp, không muốn lệ thuộc vào ý kiến của đối tác nước chủ nhà nữa.
Chính vì vậy trên thực tế, thời gian qua đã xuất hiện nhiều tranh chấp trong quản lý điều hành doanh nghiệp liên doanh mà một phần do sự yếu kém về trình độ của bên Việt Nam, có nhiều trường hợp bên đối tác nước ngoài góp nhiều vốn hơn nhưng không được quyết định các vấn đề chủ chốt của nhiều doanh nghiệp, nhiều khi dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.
Khả năng liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng bị hạn chế vì thiếu cán bộ có năng lực, thiếu vốn đối ứng đóng góp, hầu như đóng góp bằng giá trị sử dụng đất và giá trị nhà xưởng tài sản hiện có, phần góp vốn bằng tiền rất nhỏ bé và thường rất khó khăn trong việc thực hiện.
Các đối tác Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (gần 95%), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất ít. Do vậy trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây cản trở không ít cho hoạt động của chủ đầu tư.
b) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Các dự án FDI đựơc thành lập theo hình thức doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài trong thời gian đầu chưa nhiều, nhưng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 1988 – 1990 chiếm 45,45% tổng số dự án và 7,05% tổng vốn đầu tư; giai đoạn 1991 – 1995 tăng lên 56,39% tổng số dự án và 72,43% tổng số vốn đầu tư; giai đoạn 1996 – 2000 tăng lên 76,86% tổng số dự án và 70,77% tổng vốn đầu tư; giai đoạn 2001 - 9/2003 tăng lên 77,03% tổng số dự án và 76,15% tổng vốn đầu tư.
Hình thức doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn ngày càng nhiều, vì bộ máy hành chính đang được cải thiện theo hướng ngày càng tinh giản, giảm thiểu các khâu rườm rà. Chính vì vậy, vai trò của đối tác Việt Nam trong việc phụ trách thủ tục pháp lý bị giảm một cách đáng kể.
Hình thức đầu tư này về lâu dài không hứa hẹn nhiều lợi ích tốt đối với nước chủ nhà, bởi vì một khi các nhà đầu tư gặp trắc trở ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình thì rút vốn, vì vậy ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của nước chủ nhà. Kinh nghiệm của một số nước là hạn chế hình thức này.
c) Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là hình thức đầu tư mà bên nước đối tác và bên Việt nam cùng nhau thực hiện một hợp đồng sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, hình thức này ít được thu hút vào nông nghiệp, đến nay hình thức này chiếm một tỷ trọng nhỏ bé. Cho đến nay chiếm 1,87% tổng số dự án và 0,19% tổng vốn đầu tư. Điều đáng nói là hợp đồng hợp tác kinh doanh trong nông nghiệp thời gian qua chủ yếu là gia công sản xuất một số mặt hàng cho nước ngoài, vì vậy giá trị xuất khẩu cao. Trong thời gian tới cần phát huy mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào nông nghiệp theo hình thức này.
Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức FDI
giai đoạn 1988 - 9/2003
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
2. Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1988 – 9/2003
2.1 Những kết quả đạt được
Các dự án FDI trong ngành nông nghiệp đạt được một số thành quả nhất định sau:
Trong những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới ở trong giai đoạn xây dựng cơ bản, vì vậy giá trị sản xuất trong giai đoạn này chưa đáng kể. Trong 8 năm từ 1988 -1995 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài mới đạt 233 triệu USD, trong đó xuất khẩu 105 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 29,13 triệu USD giá trị sản xuất và 13,13 triệu USD giá trị xuất khẩu). Đến năm 1996 giá trị sản xuất tăng lên 160 triệu USD, trong đó xuất khẩu 97 triệu USD; năm 1997 giá trị sản xuất là 319 triệu USD trong đó xuất khẩu 97 triệu USD; năm 1998 giá trị sản xuất 311 triệu USD và giá trị xuất khẩu 68 triệu USD; năm 1999 giá trị sản xuất tăng lên 405 triệu USD trong đó gía trị xuất khẩu là 84 triệu USD; năm 2000 giá trị sản xuất tăng lên 661 triệu USD và giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD; từ 2001 - 9/2003 giá trị sản xuất đạt gần 1000 triệu USD với giá trị xuất khẩu gần 159 triệu USD.
Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn FDI đã đóng góp một phần đáng kể trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua. Năm 1996 gía trị sản xuất của khu vực có vốn FDI chiếm 1,93%; năm 1997 chiếm 3,64%; năm 1998 chiếm 4,08% ; năm 1999 chiếm 5,21%; năm 2000 - 2002 chiếm gần 10 % giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Gía trị này còn tăng lên nữa vì hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất của khu vực này còn dừng lại ở mức khiêm tốn như hiện nay bởi vì gần môt nữa số dự án đang trong qúa trình hoàn tất thủ tục cấp giấy phép đầu tư và trong giai đoạn xây dựng cơ bản chưa đi vào sản xuất kinh doanh và chưa có nguồn thu. Nhưng điều quan trọng là qua đầu tư với nước ngoài đã phát huy và sử dụng tốt năng lực sản xuất của một số cơ sở hiện có, đồng thời tạo ra những năng lực sản xuất mới.
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng lên theo từng năm: 1997 đạt gần 320 triệu USD; năm 1998: 332 triệu USD; năm 1999: 441 triệu USD; năm 2000: 684 triệu USD, năm 2001: 780 triệu USD, năm 2002: đạt gần 850 triệu USD.
Khu vực có vốn FDI trong thời gian qua đã đóng góp một phần tích cực vào thành tích chung của công tác xuất khẩu hàng nông lâm sản, làm giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm trên 5% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Xuất khẩu trong thời gian qua của khu vực FDI chưa lớn, song cũng đã mở ra triển vọng của xuất khẩu nông sản trong tương lai, bởi các nhà đầu tư nước ngoài là những công ty lớn có tiềm lực và thị trường rộng lớn.
2.2. Hiệu quả
Trong thời gian qua, kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997, hoạt động đầu tư nước ngoài của ngành nông nghiệp đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của ngành. FDI trong nông nghiệp có tốc độ phát triển khá nhanh, trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng này. Tốc độ thu hút FDI khá nhanh, bình quân đạt trên 20% năm tiến độ thực hiện vốn pháp định, tình hình hoạt động nhìn chung tích cực nhất là khu vực 100% vốn đầu tư nước ngoài.
a. Là nguồn vốn bổ sung, hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp.
Thu hút FDI là một hình thức huy động vốn cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp bởi tỷ lệ tích luỹ vốn từ nông lâm nghiệp còn ở mức thấp, là một trở ngại lớn cho quá trình đầu tư phát triển của lĩnh vực này. Trong suốt thời kỳ 1995 -2002, vốn FDI đã đóng góp khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư trong toàn ngành nông nghiệp
FDI còn tạo ra những tác động tích cực đối với huy động các nguồn vốn khác như ODA và có tác dụng kích thích đối với thu hút vốn đầu tư trong nước.
FDI thông qua liên doanh liên kết, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính. Bởi vì khi liên doanh họ có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên hạn chế và ngăn ngừa được rủi ro. Khi có nguy cơ đe doạ rủi ro, thì các công ty mẹ sẽ có biện pháp cứu giúp như hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hổ trợ tài chính….để phải thu lại được vốn đã bỏ ra trong tình huống xấu nhất, khi gặp rủi ro thì đối tác nước ngoài sẽ cùng chia sẽ rủi ro với đối tác trong nước.
b. Tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động
Có tới 80% lực lượng lao động của Việt Nam nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay lực lượng lao động dồi dào này còn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy nhà nước ta đã đề ra chính sách khuyến khích những dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ trong nông nghiệp.
Kết quả đến nay (hết năm 2002) khu vực có vốn FDI trong nông nghiệp đã tạo ra được trên 60 ngàn chỗ làm việc trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành dịch vụ, phục vụ và sản xuất vùng nguyên liệu. Đây là hướng giải quyết tích cực cho tình trạng thiếu việc làm vẫn đang trở thành vấn đề căng thẳng trong ngành nông nghiệp nước ta. Đây cũng là một đóng góp có ý nghĩa về mặt xã hội của FDI, nên đáng được quan tâm chú ý trong việc đánh giá hiệu quả FDI.
Thu nhập bình quân của một lao động ở khu vực có vốn FDI trong nông nghiệp là khoảng 64USD/tháng. Đây là yếu tố hấp dẫn với lao động trong nông nghiệp, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đều mong muốn thu lại được một lợi ích hơn cái họ đã bỏ ra. Chính vì vậy họ đòi hỏi một cường độ lao động cao, kỷ luật tốt, tay nghề đáp ứng với yêu cầu của công việc. Sự hấp dẫn về thu nhập và đòi hỏi cao về tay nghề đã kích thích bắt buộc người lao động có ý thức đào tạo và tự đào tạo nâng cao trình độ để được tuyển chọn.
Đến nay phần lớn số lượng công nhân trong khu vực có vốn FDI đều được bồi dưỡng thành công nhân lành nghề đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất có công nghệ hiện đại.
FDI không chỉ giải quyết được việc làm tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn là thông qua việc làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI, đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh của ta cũng tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý.
c. Góp phần vào ngân sách
Tính đến năm 2002, khu vực có vốn FDI đã đóng góp cho ngân sách được gần 150 triệu USD trong đó: những năm đầu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư (1988 -1995) được 7,93triệu USD; năm 1996 là 4,77 triệu USD; năm 1997 là 11,1 triệu USD; năm 1998 là 9,7 triệu USD; năm 1999 là 10,02 triệu USD; năm 2000 là 47,2 triệu USD (gấp 4 lần năm 1999)
Các doanh nghiệp có vốn FDI trong nông nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay là thấp vì hiện nay để nhằm tạo điều kiện thu hút được nhiều vốn FDI nên Chính phủ có chủ trương miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có vốn FDI (thuế suất và thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư trong nông nghiệp từ 10 -20% và được miễn từ 1- 8 năm…). Mặt khác, còn nhiều doanh nghiệp có vốn FDI chưa đi vào sản xuất kinh doanh hoặc kinh doanh chưa có lãi. Tính đến nay hầu như các dự án vẫn đang trong thời gian miễn giảm các loại thuế.
d. Nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới phương thức kinh doanh.
Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường hiện nay chưa có tính cạnh tranh cao do năng suất và chất lượng sản phẩm quá thấp, sản phẩm mới chỉ dừng ở mức chế biến thô. Thời gian qua đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất và chuyển giao được một số công nghệ tiên tiến trong sản xuất như chế biến đường, trồng chuối, chế biến chè, trồng nấm, trồng rau theo phương pháp công nghệ sinh học tiên tiến…. Do đó, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phần lớn những thiết bị kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài đưa vào thực hiện sản xuất mặc dù chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới nhưng cũng đã hiện đại hơn những thiết bị hiện có của Việt Nam.
e. Một số tác động khác
- Cho đến nay, tuy số vốn FDI vào nông nghiệp chưa lớn nhưng nó đã góp phần tạo ra một bước chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5%/năm. Đạt được kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất như trên phải kể đến phần đóng góp hết sức có ý nghĩa của hoạt động FDI, bởi khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Một đóng góp nữa của FDI là việc xây dựng một số cơ sở bảo quản, chế biến lương thực, chế biến mía đường và hoa quả…Việc làm này đã giải quyết một phần khó khăn và vướng mắc của sản xuất nông nghiệp và hoàn thiện quy trình sản xuất nông nghiệp.
- FDI góp phần cải thiện và nâng cao năng lực của kết cấu cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn ở miền núi ở nhiều địa phương, thông qua các dự án vùng nguyên liệu và các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ví dụ như các dự án đầu tư vào nguồn mía đường Việt Nam - Đài Loan đã triển khai xây dựng hàng trăm km đường giao thông trong vùng nguyên liệu, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá của vùng.
- FDI đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập theo kịp v ới tiến trình của hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Đồng thời, FDI đã góp phần mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới trong nông nghiệp và nông thôn.
- Cùng với các thiết bị công nghệ tiên tiến, sản phẩm của các dự án FDI thường có thuận lợi trong việc tiếp cận với các thị trường quốc tế, tạo tiền đề cho hàng nông sản của Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.1 Những tồn tại
a) Trên góc độ vĩ mô
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0003.doc