MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
I. Lịch sử hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
II. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7
1. Khái niệm 7
2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư 10
2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HÓA THỜI GIAN QUA 12
I. Khái quát về Thanh Hóa 12
1. Điều kiện tự nhiên 12
1.1. Vị trí địa lý 12
1.2. Đặc điểm địa hình 12
1.3. Khí hậu 13
2. Tài nguyên thiên nhiên 13
2.1. Tài nguyên đất: 13
2.2. Tài nguyên nước: 15
3. Kết cấu hạ tầng 15
3.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: 15
3.2. Hệ thống điện: 16
3.3. Hệ thống Bưu chính viễn thông: 16
3.4. Hệ thống cấp nước: 17
4. Nguồn nhân lực 17
5. Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua 17
5.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai thời kì 2001-2005 17
5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực 19
5.2.1. Nông lâm ngư nghiệp: 19
5.2.2. Công nghiệp: 20
5.2.3. Thương mại dịch vụ: 20
5.2.4. Văn hoá - xã hội: 21
II. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước 21
III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá 24
1. Tình hình thu hút vốn và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá 24
2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 25
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư 28
4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành 30
IV. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá 31
1. Những kết quả đạt được 31
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế 31
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và lao động 32
1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá 33
1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá rình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập 34
2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 34
2.1. Hạn chế, tồn tại 34
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HOÁ THỜI GIAN TỚI 37
I. Nhu cầu vốn đầu tư và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá trong những năm tới. 37
1. Nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010 37
2. Định hướng các lĩnh vực, vùng trọng điểm thu hút FDI tại Thanh Hoá 38
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá thời gian tới. 38
1. Nâng cao chất lượng quy hoạch 39
2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 39
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 40
4. Đào tạo& bồi dưỡng nguồn nhân lực 40
5. Phát triển cơ sở hạ tầng 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.
Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân.
3.4. Hệ thống cấp nước:
Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu.
4. Nguồn nhân lực
Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
5. Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua
5.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai thời kì 2001-2005
Hơn hai mươi năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng:kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; tiềm lực quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực.
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được trong thời kỳ 2001-2005:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình quân hàng năm: 9,1% ( thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3% );
- GDP bình quân đầu người năm 2005 là: 430 USD ( tăng 1,5 lần so với năm 2000 );
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân: 4,4% (thời kỳ 1996 - 2000 là 3,7%);
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân: 15,1%; (thời kỳ 1996 - 2000 là 13,6%);
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ: 8,1% (thời kỳ 1996 - 2000 là 7,2%);
- Cơ cấu các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2005 tương ứng là 31,6% - 35,1% - 33,3%;
- Sản lượng lương thực tăng liên tục qua các năm, đến năm 2004 đã đạt trên 1,57 triệu tấn, năm 2005 do ảnh hưởng bão số 7 nên chỉ đạt 1,48 triệu tấn;
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 22,9%, năm 2005 đạt 105,3 triệu USD;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 22.102,2 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10,5% và tăng 51% so với thời kỳ 1996 - 2000 (5 năm 1996 - 2000 đạt 14.635 tỷ đồng );
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 1.329 tỷ đồng, tăng trung bình hàng năm 22,8%.
- Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,75%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,045%.
- Đến tháng 6 năm 2006 có 624 xã, phường, thị trấn (98%) được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 giảm xuống còn 10,56% theo tiêu chí cũ (34.7% theo tiêu chí mới).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2005 là 27%;
- Lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm: 190.200 người;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm hàng năm khoảng 2%, năm 2005 còn 32,4%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch (nước hợp vệ sinh) năm 2005 đạt 80%.
5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực
5.2.1. Nông lâm ngư nghiệp:
Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng kinh tế. Sản xuất lương thực đạt kết quả khá toàn diện, sản lượng bình quân đạt 1,45 triệu tấn/năm; đã hình thành được một số vùng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy và xuất khẩu như: mía 32.000 ha, lạc 18.000 ha, cói 4.000 ha, cao su 7.400 ha. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại; các dự án phát triển đàn lợn nạc, cải tạo tầm vóc đàn bò, chăn nuôi bò sữa triển khai có hiệu quả; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng; năm 2005 đạt 27% (năm 2000 là 17,3%).
Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng xã hội hoá, hình thành các trang trại nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển rừng kinh tế. Đã tổ chức giao đất lâm nghiệp đến hộ và các tổ chức kinh tế; độ che phủ rừng tăng từ 36,6% năm 2000 lên 43% năm 2005.
Ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến. Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 54.000 tấn; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 16.200 ha, sản lượng nuôi trồng trên 19.000 tấn. Một số cơ sở chế biến thuỷ sản được mở rộng, nâng cấp, đưa năng lực chế biến hải sản lên 3.700 tấn/năm, các cơ sở chế biến của tư nhân phát triển mạnh; một số cảng cá như Lạch Bạng, Lạch Hới được đầu tư, nâng cấp đã bước đầu phát huy hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng đánh bắt hải sản. Các hoạt động về bảo vệ môi trường từng bước được tăng cường và phát triển.
5.2.2. Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao. Thời kỳ 2001- 2005 tăng bình quân 17,5%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,4%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19%. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh tăng từ 17,3% năm 2000 lên 27,8% năm 2005. Hiện nay, Thanh Hoá là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi măng và đường kết tinh. Một số dự án lớn như công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đạt, Nhà máy ô tô Bỉm Sơn, Nhà máy đóng sửa tàu biển Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Công Thanh, Nhà máy bột giấy và giấy 6 vạn tấn/năm, đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để có thể đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất.
Các ngành nghề thủ công truyền thống như: dệt nhiễu hồng đô, đúc đồng, thêu ren và dệt, rèn, mây tre đan, chiếu cói …, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đang được khôi phục và phát triển, nhiều loại sản phẩm đẫ được xuất khẩu sang thị trường thế giới.
5.2.3. Thương mại dịch vụ:
Các dịch vụ về vận tải được tăng cường, với việc đưa bến số 1, số 2 - cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển dịch vụ vận tải biển. Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển hiện đại, đồng bộ và có chất lượng cao. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến, thị trường ngày càng được mở rộng, giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 23,3%, năm 2005 đạt 105 triệu USD. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
5.2.4. Văn hoá - xã hội:
Toàn tỉnh có 100% số huyện và 98% số xã phường hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 100% số huyện và 98% số xã phường được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống trường đào tạo nghề đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%, trong đó đào tạo nghề 17%. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở vật chất, có 60% số xã có bác sỹ, 30% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo từng bước thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm, đời sống nhân dân ngày một nâng lên.
Công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả khích lệ. Đề án “một cửa” được triển khai ở hầu hết các đơn vị, đã làm giảm bớt phiền hà và thời gian chờ đợi của nhà đầu tư và người dân.
II. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước
Việt Nam- một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, với tiềm lực kinh tế- xã hội dồi dào thực sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên toàn thế giới đi cùng nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một hình thức đầu tư phổ biến.
Theo kết quả khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ sáu về mức độ hấp dẫn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil).
Dòng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng gia tăng. Nếu như trong cả giai đoạn 2001-2005 tổng vốn FDI đăng ký đạt 20,9 tỷ USD, thì năm 2006 con số này đã đạt 10,2 tỷ USD, và đến năm 2007 thì vốn FDI vào Việt Nam đã đạt tới mức kỷ lục 20,3 tỷ USD- đây là con số kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động năm 1988.
Công nghiệp là ngành thu hút được nhiều cả về số dự án và tổng vốn đăng ký. Tính trong cả giai đoạn 1988-2007, số dự án FDI cho ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5854 dự án, chiếm 66,88% tổng số dự án, tổng vốn đầu tư đạt 51,6 tỷ USD, chiếm 58,9 % tổng vốn đầu tư. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2008, số dự án cấp mới FDI vào công nghiệp đã đạt 37 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 180 triệu USD.
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng FDI vào ngành dịch vụ đang dần tăng lên. Trong giai đoạn 1988-2007, số dự án FDI cho lĩnh vực dịch vụ là 1983 dự án (22,65%), tổng vốn đầu tư 31,5 tỷ USD (35,96%). Năm 2007, lĩnh vực dịch vụ thu hút được 31% số dự án và trên 47,7% tổng vốn. Phần lớn các dự án này tập trung vào mảng phát triển cảng container quốc tế, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi giản trí tại Hà Nội và TP.HCM, Huế và các địa phương khác.
Mặc dù dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
Thu hút FDI vào ngành nông nghiệp khiêm tốn với 938 dự án (10,47%), tổng vốn đầu tư đạt 4,5 tỷ USD(5,14%) trong giai đoạn 1988-2007.
Về hình thức đầu tư thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức thu hút FDI chủ yếu với số vốn lớn nhất và số dự án cũng nhiều nhất, tính đến hết năm 2007 có 6799 dự án ( 77,68%), với trên 54 tỷ USD tổng vốn đầu tư ( 61,64%).
Tiếp đó là hình thức liên doanh với 1649 dự án(18,84%), tổng vốn đăng ký gần 25tỷ USD ( 28,54%).Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký gần 4,6 tỷ USD chiếm 2,6% về số dự án và 5,25% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO, hình thức công ty mẹ-con và công ty cổ phần
FDI theo đối tác đầu tư: Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống luật đầu tư nước ngoài , 20 năm qua đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 87 tỷ USD.Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 6%, riêng Hoa Kỳ chiếm 4,6%.
Theo vùng, lãnh thổ thì hiện tại FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận.
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng.
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD.
III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá
1. Tình hình thu hút vốn và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá
Hiện nay, Thanh Hoá là một trong 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đạt 773,804 triệu USD. Riêng năm 2007 có 7 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 34,426 triệu USD. Ngay trong tháng 1/ 2008, có 1 dự án được đầu tư từ nhà đầu tư Trung Quốc với vốn đăng ký 1,4 triệu USD.
Tính đến đầu năm 2008, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký lên tới 773,804 triệu USD.
Năm 1994, Đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu “ du nhập” vào Thanh Hoá với dự án xây dựng công ty TNHH mía đường Việt Nam- Đài Loan, vốn đăng ký 75 triệu USD từ nhà đầu tư Đài Loan. Trong suốt giai đoạn từ 1994-2000, số dự án FDI được cấp phép vào Thanh Hoá chỉ khiêm tốn với 3 dự án được cấp phép, nhưng có 1 dự án rất lớn từ nhà đầu tư Nhật bản với vốn đăng ký lên tới 621,917 triệu USD (đã có điều chỉnh tăng vốn vào năm 2004). Đến giai đoạn 2001-2005, số dự án được cấp phép đã lên tới 11dự án, với số vốn đăng ký 3,2 triệu USD, và điều chỉnh cho 3 dự án hoạt động có hiệu quả hơn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 200 triệu USD. Riêng năm 2005 có tói 7 dưn án mới với tổng vốn đăng ký 30,5 triệu USD. Trong 2 năm 2006-2007, có 13 dự án mới được cấp phép, tổng vốn đầu tư đạt 38,77 triệu USD. Đến nay, có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày một phát triển mạnh mẽ vào Thanh Hóa thể hiện rõ qua cả số dự án được cấp phép và tổng vốn đầu tư, FDI đã thực sự có tác động tích cực đến phát triển kinh tê- xã hội tỉnh.
Trong giai đoạn 2001-2005, quy mô vốn đăng ký bình quân đạt 0,3 triệu USD/ dự án, điều nay thể hiện chủ yếu các dự án đều là dự án nhỏ,chỉ có dự án Công ty xi măng Nghi Sơn và dự án Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan là 2 dự án có quy mô lớn hơn.
Bảng 1: Số dự án và vốn FDI vào Thanh Hoá 2002-2007
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số dự án mới
1
1
2
7
5
7
Vốn đăng ký (1000$)
0,18
0,9
1,631
30,5
6,35
34,456
Vốn pháp định (1000 $)
0,18
0,3
0,42
9,97
1,3
6,464
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa
2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
Theo qui định của Pháp luật Việt Nam, các dự án đầu tư vào Việt Nam được hình thành và hoạt động theo ba hình thức: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài 3 hình thức chủ yếu trên, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư vào Việ Nam theo hình thức BOT( xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), hình thức BTO ( xây dựng- chuyển giao- kinh doanh) hoặc hình thức BT( xây dựng- chuyển giao) và một vài hình thức khác.
Tại Thanh Hoá, các dự án FDI chủ yếu là 1 trong 3 hình thức chính nêu trên. Trong đó doanh nghiệp Đầu tư trưc tiếp nước ngoài phần lớn thực hiện theo hình thức đầu tư Liên doanh, tính đến đầu năm 2008 có đến 14 dự án với tổng vốn đăng ký 75 triệu USD, chiếm 51,85% số dự án và chiếm gần 95% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài với 10 dự án chiếm 37,04% tổng số dự án, tổng vốn đăng ký 34,73triệu USD chiếm 4,5 % tổng vốn đăng ký. Chỉ có 1 dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư 431000 USD. Còn lại là một vài dự án thuộc hình thức khác.
Như vậy có thể nhận thấy rằng số dự án được đầu tư theo hình thức Liên doanh là chiếm ưu thế cả về số dự án và tổng vốn đầu tư
Biểu đồ: Cơ cấu các hình thức đầu tư FDI theo số dự án vào Thanh Hoá
Biểu đồ: cơ cấu hình thức đầu tư FDI theo vốn đăng ký tại
Thanh Hoá
( tính đến dầu năm 2008)
Bảng 2: FDI theo hình thức đầu tư tại Thanh Hóa
(Tính đến đầu 2008)
Hình thức ĐT
Chỉ tiêu
Liên doanh
100% vốn nước ngoài
Hình thức khác
Số dự án
14
10
3
Tổng vốn đăng ký (1000USD)
735
34,73
4,07
Tổng vốn pháp định (1000USD)
216,6
10,4
0
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật Đầu tư nước ngoài. Và tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, gần 15 năm thu hút FDI vào Thanh Hoá đã có 10 quốc gia đầu tư FDI vào tỉnh này với tổng vốn đăng ký lên đến gần 774 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là các nhà đầu tư Châu Á với 23 dự án( chiếm 85,3% số dự án) và tổng vốn đăng ký 770,336triệu USD(chiếm 99,55% tổng vốn đăng ký). Quốc gia có số dự án vào Thanh Hoá nhiều nhất là Trung Quốc Với 9 dự án( chiếm 33,33% số dự án), tổng vốn đăng ký đạt 23,493 triệu USD( chiếm 3,036% vốn đăng ký). Nhật bản có 4 dự án đầu tư FDI vào Thanh Hoá với số vốn đăng ký lớn nhất so với các đối tác đầu tư khác với 626,217 triệu USD( chiếm tới 80,93%) và dự án lớn nhất là xây dựng công ty xi măng Nghi Sơn với tổng vốn đăng ký là 621,917 triệu USD.
Đài Loan cũng là một quốc gia có số dự án FDI vào Thanh Hoá nhiều, gồm 4 dự án, tổng vốn đầu tư thực hiện là 98,8 triệu USD.
Chỉ có 3 nhà đầu tư thuộc Châu Âu, Châu Úc đầu tư FDI vào tỉnh Thanh, cụ thể là Bỉ, Hungary và Úc với tổng số 4 dự án, tổng vốn đăng ký 3,468 triệu USD - một con số khá bé so với số dự án cũng như số vốn đầu tư c ủa các nhà đầu tư Châu Á.
Bảng 3: FDI vào Thanh Hóa theo đối tác dầu tư
(Tính đến đầu năm 2008)
STT
Quốc gia
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (1000$)
Tổng vốn pháp định (1000$)
1
Đài Loan
5
98,8
29,59
2
Nhật Bản
4
626,217
181,1
3
Trung Quốc
9
23,493
6,7
4
Hàn Quốc
2
0,83
0,21
5
Singaporo
1
2
0,8
6
Ấn Độ
1
1
1
7
Philippines, Ấn Độ
1
18
5,4
8
Bỉ
2
1,164
0,564
9
Úc
1
0,8
0,8
10
Hungary
1
1,5
0,802
Tổng
10
27
773,804
227,236
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành
Bảng 4: FDI phân theo ngành tại Thanh Hoá
(Tính đến đầu năm 2008)
Ngành
Chỉ tiêu
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
Tổng
Số dự án
5
19
3
27
Tổng vốn đăng ký (1000$)
14,013
756,411
3,38
773,804
Tổng vốn pháp định (1000$)
28,6
198,456
0,18
227,236
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
Qua bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy lĩnh vực chiếm đa số vốn FDI là lĩnh vực Công nghiệp- xây dựng với 19 dự án( chiếm 70,37% số dự án) với tổng vốn đầu tư đạt 756,411 triệu USD( chiếm 97,75% tổng vốn đầu tư). Các dự án đầu tư công nghiệp gồm: khai thác đá, sản xuất xi măng, khai thác quặng…Với dự án có vốn đầu tư lớn nhất đạt 621,917 triệu USD là dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn đặt tại Huyện Tĩnh Gia- Thanh Hoá.
Các dự án Nông- Lâm- Ngư nghiệp chiếm 18,52% tổng số dự án tính đến đầu năm 2008, và tổng đầu tư đạt 14,013 triệu USD chiếm 1,81 % tổng vốn đầu tư. Trong đó có các dự án về sản xuất đường mía, sản xuất chè, chế biến nhựa thông, sản xuất phân bón..Tiềm năng nông- lâm- ngư nghiệp của Thanh Hóa khá dồi dào nhưng số dự án đầu tư vào linh vực này còn chưa nhiều.
Lĩnh vực dịch vụ đã thu hút được 3 dự án FDI với tổng vốn dầu tư đạt 3,38triệu USD( chiếm 0,44%).Đầu tư FDI vào ngành này chiếm tỷ trọng thấp hơn so với 2 lĩnh vực trên. Nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ, của tỉnh Thanh Hoá cho các đối tác đầu tư hi vọng sẽ làm tăng độ hấp dẫn cho lĩnh vực dịch vụ, làm tăng số dự án và vốn đầu tư
Biểu đồ: Cơ cấu ngành kinh tế theo số dự án FDI tại Thanh Hoá
(Tính đến trước đầu năm 2008)
IV. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá
1. Những kết quả đạt được
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong nền kinh tế cả nước nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thanh Hoá.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá liên tục tăng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn 1996- 2000, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 7,3 %/năm ( Nông nghiệp tăng 3,7%, công nghiệp tăng 13,6%, dịch vụ tăng 7,2 %. Đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 9,1 %/năm( nông nghiệp tăng 4,4%, công nghiệp tăng 15,1%, dịch vụ tăng 81,%). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn do hạn hán, bão lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm, giá cả thị trường tăng, nhưng Thanh Hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 10,5%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.
Trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn FDI đóng góp vào GDP vào khoảng trên 200 triệu USD, chiếm 3,02% GDP.Năm 2007, với 7 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 34,456triệu USD đã đóng góp vào GDP với tỷ trọng là 1,79%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đáng kể bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 1,47 tỷ USD, trong đó giá trị đóng góp của FDI vào khoảng hơn 200 triệu USD, chiếm 13,57% .
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và lao động
Một tỷ lệ thất nghiệp lớn đối với một nền kinh tế chưa thực sự phát triển là điều không một xã hội nào mong muốn. Và tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, một tỉnh với số dân khá đông, gần 3,7 triệu người- vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sẽ là một nhân tố góp phần làm cho xã hội phát triển công bằng và bền vững.
Từ khi có hoạt động FDI ở Thanh Hoá, đã thu hút được một số lượng lớn lực lượng lao động vào khu vực này, giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều người lao động ở tỉnh Thanh, đặc biệt là lao động ngay tại nơi dự án đầu tư hoạt động.
Không chỉ là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động mà chính FDI đã làm nâng cao chất lượng lao động của nơi tiếp nhận- tỉnh Thanh Hoá. Thông qua hoạt động FDI, người lao động địa phương được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn…được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, được làm việc trong môi trường lao động an toàn, thu nhập ngày càng tăng lên.
1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá
Trước thời kỳ “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, có tới 80% dân số là nông dân. Kể từ khi chính phủ có nhiều chính sách, pháp luật đổi mới cùng với luật đầu tư nước ngoài bắt đầu có hiệu lực, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt sự phát triển cao hơn, tốc độ tăng trưởng tăng liên tục qua các thời kỳ. Và cơ cấu kinh tế cũng thay đổi tích cực theo hướng công nghiêp hoá- hiện đại hoá.
Tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, kể từ khi đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hoạt động ở Thanh Hoá, nó đã làm cho kinh tế tỉnh tăng trưởng khá mạnh mẽ, và đặc biệt là ngành công nghiệp.
Số dự án FDI vào lĩnh vực công nghiếp chiếm đến 70,73% tổng số dự án và tổng vốn đầu tư thì chiếm tới 97,75% tổng vốn đầu tư. Chính sự đầu tư mạnh mẽ của FDI vào công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế Thanh Hoá chuyển dịch theo hướng công nghiêp hoá- hiện đại hoá, theo đúng mục tiêu và định hướng của tỉnh và của cả nước đã đề ra.
Năm 2002, cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ta là Nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 36,9%, công nghiệp- xây dựng chiếm 29,9% và dịch vụ chiếm 33,2 %. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Đến năm 2005 thì tỷ trọng các ngành kinh tế đã thay đôi và ngành công nghiệp trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh với tỷ trọng 35,1 %, Nông nghiệp giảm xuống còn 31,6 % và dịch vụ đạt 33,3%. Năm 2007, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 20,2%.
FDI đã góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn cho tỉnh Thanh Hoá, như khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn
1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V1038.DOC