MỤC LỤC
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trang
Phần I. Tổng quan về FDI
1.1 Định nghĩa
1.2 Các hình thức FDI
1.3 Lợi ích của thu hút FDI .
1.4 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Phần II. Thực trạng đầu tư nước ngòai vào Việt Nam từ năm 1998-2008
2.1 Những giai đoạn chính trong thu hút vốn đầu tư nước ngòai vào Việt Nam
2.2 Những nét mới về địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Phần III. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam:Tồn tại và kiến nghị .
3.1 Nhận xét
3.2 Một số tồn tại và kiến nghị trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Viêt Nam .
Phần IV. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai vào Việt Nam-Thành tựu và bài học
4.1 Tầm quan trọng của thu hút FDI vào Việt Nam .
4.2 Thành tựu và bài học .
Tài liệu tham khảo
3
3
4
5
7
10
11
12
14
15
20
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
5.Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
6.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bảnvào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
Phần II
Thực trạng đầu tư nước ngòai vào Việt Nam từ năm 1998-2008
Những giai đoạn chính trong thu hút vốn đầu tư nước ngòai vào Việt Nam
Trong hơn 17 năm qua, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1988 đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất vào năm 1996; trong 9 năm đó đã có 1.998 dự án với số vốn đăng ký đạt 30.395 triệu USD, chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký trong hơn 17 năm qua, bình quân 1 năm đạt 3.377,2 triệu USD.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1997- 2002, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã gần như liên tục bị sút giảm; trong 6 năm này đã có 2.695 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.932,3 triệu USD, bình quân 1 năm đạt 1.822,1 triệu USD.
Giai đoạn thứ ba tính từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục tăng lên; trong giai đoạn này đã có 1.890 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.567,7 triệu USD, bằng 34,8% trong 9 năm đầu và đạt xấp xỉ bằng tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân 1 năm đạt hơn 4 tỷ USD, cao nhất trong 3 giai đoạn.
Sự "khởi sắc" trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ cuối năm 2003 đến nay, đặc biệt trong 7 tháng đầu năm được thể hiện ở nhiều mặt:
- Tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn số cả năm của 8 năm (1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1999, 2000, 2002).
- Sự tăng lên của vốn đầu tư đạt được cả ở 2 kênh. Tính từ đầu năm đến 20/7 đã có 419 dự án mới được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 2.100 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,7% về số dự án và tăng tới 118,2% về số vốn đăng ký (7 tháng đầu năm 2004 có 359 dự án với số vốn đăng ký 962,5 triệu USD).
Cũng trong thời gian này đã có 277 lượt dự án đang hoạt động bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 1,12 tỷ USD, tăng 40,6% về số lượt dự án và tăng 13,1% về số vốn đăng ký bổ sung. Nếu tính cả số vốn của những dự án mới được cấp phép và số vốn bổ sung của những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Bên cạnh những dự án có quy mô như những năm trước đã xuất hiện những dự án mới có quy mô vốn khá lớn, trong đó có dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh điện thoại di động CDMA với tổng số vốn đăng ký lên đến 665 triệu USD; nhiều dự án đang hoạt động xin tăng vốn lên tới 50-70 triệu USD.
- Cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Nếu trong thời kỳ 1988-2004, tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp xây dựng lên đến 65,3%, vào nhóm ngành dịch vụ chỉ có 28,7% thì trong 7 tháng đầu năm nay, các con số tương ứng đã có sự thay đổi đáng kể là 49,1% và 47,9%.
Đây là tín hiệu để có thể gia tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP (đã bị giảm liên tục trong thời kỳ 1995-2003, từ 44,06% xuống còn 37,99% đến năm 2004 mới chặn lại được và chỉ tăng nhẹ lên mức 38,15%).
- Theo địa bàn, trong 7 tháng đầu năm 2005, số vốn đăng ký của các dự án mới được cấp giấy phép đầu tư vào 37 tỉnh thành phố. Trong 37 địa bàn đó có 13 địa bàn đạt trên 15 triệu USD.
10 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong năm 2006 là một con số kỷ lục trong suốt gần 2 thập kỷ qua, kể tư khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Hơn cả mong đợi, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 không chỉ là sự hồi phục mạnh mẽ mà thực sự đã có bước đột phá ngoạn mục.
Trong số 10 tỷ USD này, có tới gần 2,4 tỷ USD vốn tăng (chiếm gần 1/4 tổng vốn) từ các dự án đã hoạt động tại Việt Nam, trong đó nhiều dự án tăng vốn lần thứ hai. Điều này minh chứng thuyết phục cho nhận xét rằng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải là một "làn sóng thời thượng". Các doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam và nhận thấy những cơ hội và họ đã quyết định tăng quy mô vốn tại thị trường này.
Lý giải về sự đột phá trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Dominic Scriven, Giám đốc Quĩ đầu tư Dragon Capital cho rằng Việt Nam đã hội tụ đủ 3 điều kiện cơ bản để các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư là môi trường đầu tư ổn định, có tiềm năng và có tính dài hạn.
Còn ông Cục trưởng Cục đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng đã tổng kết nên năm yếu tố tạo đà cho cuộc bứt phá năm nay là việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); tình hình chính trị ổn định và tốc độ tăng trưởng nhanh; môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện; hệ thống kết cấu hạ tầng bước đầu cải thiện; và dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển.
Trong năm 2006, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc đã vươn lên vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam với 203 dự án, tổng số tiền là 2,4 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn như Posco, Samsung, Lotte, Kumho Asiana đã bắt đầu triển khai nhiều dự án đầu tư tại đây.
Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đánh giá Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng. Theo kết quả một cuộc thăm dò được Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố mới đây, Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Thái Lan, đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách 10 nước có triển vọng nhất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Một điểm sáng trong đầu tư nước ngoài trong năm 2006 là : ngoài lĩnh vực công nghiệp vẫn dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư, những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể nhất là dự án 1 tỷ USD của tập đoàn Intel vào lĩnh vực sản xuất chíp điện tử. Các chuyên gia về đầu tư nhận định, dự án của Intel sẽ là điểm mở đầu để kéo theo hàng loạt những dự án vệ tinh khác xoay quanh. Intel cũng là một tâm điểm để phát triển khu công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11/2007, cả nước có 139 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 3.647 triệu USD, đưa tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp trong 11 tháng đầu năm 2007 lên 1.283 dự án với tổng vốn 13,4 tỷ USD. Như vậy, dòng vốn FDI đã tăng 35,2% về số dự án và 67,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong tháng 11, các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp tục góp vốn đầu tư thực hiện ước đạt 390 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 11 tháng đầu năm 2007 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 95,3% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD). Tính chung cấp mới và tăng vốn trong 11 tháng đầu năm 2007, cả nước thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt 15% kế hoạch dự kiến năm (13 tỷ USD).Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký 3,68 tỷ USD. * Ngày 27-11-2007, Bộ Công thương cho biết, đến hết tháng 11, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt trên 43,6 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm sẽ vượt mục tiêu 46,7 tỷ USD đề ra. Đến cuối tháng 11, tất cả các sản phẩm xuất khẩu chủ lực thuộc “câu lạc bộ 1 tỷ USD” đều đã về đích: thủy sản đạt 3,45 tỷ USD; gạo đạt 1,45 tỷ USD; cao su 1,24 tỷ USD; dầu thô: 7,55 tỷ USD; dệt may: 7,05 tỷ USD; giày dép 3,53 tỷ USD; điện tử và linh kiện máy tính đạt 1,96 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,15 tỷ USD. Đặc biệt, mặt hàng cà phê do gặp thuận lợi về giá nên trong vòng 11 tháng qua đã đạt tới 1,6 tỷ USD và trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất với mức tăng 72%. Bên cạnh đó, các mặt hàng có mức tăng cao hơn mục tiêu của năm 2007 là: hạt tiêu đạt 249 triệu USD so với dự kiến 192 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ; dệt may tăng 32%, sản phẩm nhựa tăng 49% so với cùng kỳ và đến nay đã đạt 641 triệu USD so với mức 580 triệu USD đặt ra cho cả năm.
Tháng 1/2008: Vốn đầu tư nước ngoài nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái
Theo tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), trong tháng 1/2008, cả nước đã thu hút được trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007. Trong số đó có 35 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,65 tỷ USD và có 10 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký thêm là 65 triệu USD.
Cũng theo Cục này, vốn đăng ký cấp mới trong tháng 1 có sự tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2007 là do có 2 dự án lớn được cấp giấy chứng nhân đầu tư xây dựng khách sạn, khu vui chơi giải trí, đó là Dự án Công ty TNHH Good Choice USA-Việt Nam của Tập đoàn Good Choice Hoa Kỳ với tổng số tiền đầu tư gần 1,3 tỷ USD; Dự án của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Lập An của Singapore có vốn đầu tư trên 298 triệu USD.
Được biết, hiện số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các địa phương vẫn tiếp tục tăng. Việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài.
Năm 2008, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Áo, Italy, Hoa Kỳ.
2.2 Những nét mới về địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
- Đến nay tất cả các tỉnh/thành phố của Việt Nam đều đã có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Trong các tỉnh/thành phố trong 17 năm trước có ít vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì 7 tháng đầu năm nay đã đạt khá, như Hà Nam (1,0 triệu USD so với 5,2 triệu USD), Tuyên Quang (1 triệu so với 25 triệu), Phú Yên (81,5 triệu so với 145,3 triệu), Kontum (5,2 triệu so với 9,9 triệu), Đắc Nông (1,5 triệu so với 6,9 triệu), Bình Phước (13,5 triệu so với 31,1 triệu), Trà Vinh (5 triệu so với 38,4 triệu).
Tính chung từ 1988 đến hết tháng 7 năm 2005, đã có 17 địa bàn đạt trên 500 triệu USD, trong đó có 9 địa bàn đạt trên 1 tỷ USD, đó là: Tp.HCM đạt 15.137,2 triệu USD; Hà Nội 10.841,4 triệu USD; Đồng Nai 8.712,4 triệu USD; Bình Dương 4.784,4 triệu USD; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.802,8 triệu USD; Hải Phòng 2.346,9 triệu USD; Quảng Ngãi 1.350,1 triệu USD;Quảng Ninh 1.205,1 triệu USD; Đà Nẵng 1.017,7 triệu USD
Những địa bàn đạt trên 500 triệu USD là: Lâm Đồng 935,5 triệu, Vĩnh Phúc 765 triệu, Long An 752,8 triệu, Thanh Hoá 719,7 triệu, Hải Dương 657,6 triệu, Hà Tây 642,3 triệu; Khánh Hoà 538,2 triệu, Kiên Giang; 501 triệu.
Nếu chia theo vùng thì lớn nhất là Đông Nam Bộ 33.172,5 triệu USD, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng 15.933,1 triệu USD, duyên hải Nam Trung Bộ 3.630,6 triệu USD, Đông Bắc 1.991,2, đồng bằng sông Cửu Long 1.838,8 triệu USD, Bắc Trung Bộ 1.385,5 triệu USD, Tây Nguyên 1.013,5 triệu USD và cuối cùng là Tây Bắc 104,8 triệu USD.
- Trong 7 tháng đầu năm 2005 đã có 33 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, có 14 nước đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 9 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 50 triệu USD. Đó là:
Luxembourg 770,5 triệu USD
Hồng Kông 362,4 triệu USD
Đài Loan 208,9 triệu USD
Nhật Bản 176,0 triệu USD
Hàn Quốc 138,0 triệu USD
Hoa Kỳ 83,8 triệu USD
Malaysia 78,0 triệu USD
Singapore 60,5 triệu USD
CHND Trung Hoa 51,4 triệu USD
- Thực hiện vốn đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đầu năm ước đạt 1,84 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2004.
Kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đầu năm cũng có nhiều ấn tượng. Theo ước tính sơ bộ, doanh thu đạt 12,65 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 22,8%. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 9.939 triệu USD, tăng 26%, chiếm 57,2% tổng số, trong đó các ngành khác không kể dầu thô đạt 5.920 triệu USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 37,1% cao nhất trong 3 khu vực và tăng 15,9%, trong đó các ngành khác tăng 25,2%.
Số tiền nộp ngân sách Nhà nước đạt 636 triệu USD (không kể dầu thô), tăng 30,3% so với cùng kỳ. Tổng số lao động trực tiếp của khu vực này là 826 nghìn người.
Phần III
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam:Tồn tại và kiến nghị
3.1 Nhận xét
Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra quyết liệt giữa nước ta với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước khu vực Đông và Nam Âu, khu vực Đông Nam Á với hoàn cảnh tương tự, nhưng có một số mặt lợi thế hơn ta.
Theo đại sứ Nhật Bản tại VN trên thế giới đang có cuộc cạnh tranh đầu tư rất khốc liệt và VN cần phải nhìn nhận rằng môi trường đầu tư của VN chưa hấp dẫn. Khi hàng rào quan thuế bị bãi bỏ, các công ty đa quốc gia sẽ tập trung sản xuất tại những nước có phí tổn thấp nhất trong khu vực AFTA. Thách thức của VN là làm sao giữ chân các cơ sở hiện có của các công ty đa quốc gia và tạo cơ hội để các công ty đa quốc gia đầu tư vào VN. Thực vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN đang có xu hướng chựng lại. Giai đoạn 1991-1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1996-2000 chiếm 24%, 2 năm 2001-2002 chỉ chiếm hơn 18,5%.
Chúng ta thường nhấn mạnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động, đặc biệt là môi trường kinh tế chính trị ổn định, nên là thị trường có tiềm năng thu hút vốn FDI. Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để thấy rõ các nguyên nhân khiến môi trường đầu tư VN kém hấp dẫn thu hút FDI, chúng ta thây phụ thuộc khá nhiều vào chính sách nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực vậy với số dân tương đồng với VN, tỉnh Quảng Đông thu hút đầu tư từ Nhật nhiều hơn gấp đôi, khoảng 20 tỷ yên. Năm 2001 VN thu hút số vốn đầu tư từ Nhật chỉ bằng 1/33 của Trung Quốc, 1/12 của Thái Lan, bằng 1/5 cuả Malaysia hoặc Indonesia. Trung Quốc trở thành nước thu hút đầu tư nhiều nhất thế giới.
3.2 Một số tồn tại và kiến nghị trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Viêt Nam
Thứ nhất : Có 2 quan điểm trong thu hút FDI vào Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư, quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc chúng ta phải tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các tỉnh, thành phố đều tập trung mọi cố gắng thu hút FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm gì, vì vậy FDI quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liêu sản xuất, chỉ đầu tư lắp ráp cơ khí điện tử.
Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều đó không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học quan trọng nhất của các nước NIC trong những năm qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là lợi thế nữa.
Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp. Đối với một số vùng cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên quan.
Thứ hai: Chính sách nội địa hóa chưa thỏa đáng. Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hóa thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác. Ví dụ chính sách nội địa hóa của ta đối với ngành công nghiệp ô tô xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia,… Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ 5, là 30% vào năm thứ 10, Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Chính sách đó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ, các ngành này phát triển rất ít và rất chậm trong thời gian qua và phải nhập phụ tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh.
Chính sách nội địa hóa của ta cần phải tích cực hơn và phải được giải quyết từ đầu từ gốc, thể hiện khi duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và quy định thời gian nội địa hóa ngắn. Vừa qua Bộ tài chính đưa ra chính sách tỷ lệ nội địa hóa càng cao, thuế suất càng giảm. Tỷ lệ nội địa hóa trên 65-80% thì thuế nhập khẩu phụ tùng chỉ còn 5-7% và trên 80% thì thuế nhập khẩu chỉ còn 3-5%, 40% thì thuế nhập khẩu linh kiện là 15%. Khuyến khích nội địa hóa trong khi chính sách nội địa hóa đối với FDI đưa ra tỷ lệ thấp, mặt khác năng lực sản xuất phụ tùng, máy móc để lắp ráp xe máy của doanh nghiệp trong nước còn yếu, giá thành cao thì cũng vẫn chỉ tiếp tục làm nẩy sinh gian lận. Thứ ba: VN không có chính sách chuyển giao công nghệ như các nước Trung Quốc , Hàn Quốc… Vì vậy sau 10 năm nước ta có nhiều hãng ô tô nổi tiếng thế giới đầu tư nhưng các chuyên gia kêu rằng có lẽ VN vĩnh viễn sẽ không có ngành công nghiệp ô tô. Để có ngành CN ôtô phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%, giá thành của ô tô sản xuất trong nước cao hơn khu vực khá lớn là do tỷ lệ nội địa hóa quá thấp, đến nay tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp ô tô từ 2-10%. Tham gia WTO năm 2005 nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất là 20% thì công nghiệp ô tô VN sẽ khó có.
Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu không chúng ta sẽ chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với dân số 80 triệu dân cho các nước.
Thứ tư : Chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào VN còn quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm VN, làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo JETRO Nhật bản cho biết cước phí viễn thông, chi phí lưu thông giao nhận, điện.. hiện nay tại VN quá cao. Cước điện thoại quốc tế của VN cao gấp khoảng 7 lần so với Singapore, gần 6 lần so với Malaysia, 4 lần so với Jakarta, khoảng 3 lần so với Bangkok và gần 2 lần so với Trung Quốc. Chi phí lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container thì cao gần gấp 3 lần so với Singapore, khoảng 2,5 lần so với Kuala Lumpur, khoảng 2 lần Jakarta, Thượng Hải. Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển và sân bay quá cao. Có 12 loại phí và lệ phí bất hợp lý mà doanh nghiệp phải nộp như phí lưu kho sân bay 1.200 đ/kg, phí an ninh 230 đ/kg, phí lao vụ 0,06 USD/kg, phụ phí xăng dầu 30 USD/container 20 feet, 60 USD/container 40 feet, hàng lẻ 2,5 USD/m3, phí nâng hạ 300.000-360.000 đ/container 20 feet, thu phí đường bộ 80.000 đồng/ lượt đối với xe tải 18 tấn trở lên. Giá điện cao hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc.
Để giảm chi phí đầu vào, mà hiện nay chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước nắm, cần ngăn chặn việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cần xây dựng Luật cạnh tranh và nhanh chóng thông qua.
Thứ năm : Chi phí cho đất đai ngày càng tăng. Từ năm 1996 trở lại đây thị trường kinh doanh đất sôi động. Đất đai ngày càng giá cao. Giá đất lớn, giá đền bù lớn, giá san lấp mặt bằng lớn. Giá cả đất đai của thành phố VN cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất TP.HCM gấp 4-6 lần Trung Quốc, 6 lần Thái Lan. Tình hình này ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chính phủ cần kiểm soát chặt thị trường bất động sản do thị trường bất động sản là một thị trường không hoàn hảo, dễ dẫn đến những độc quyền trong cạnh tranh, tạo nên cơn sốt giá, nâng giá đất giả tạo, làm cho chi phí đầu tư của FDI nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực.
Thứ sáu: Ngoài ra quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói chính phủ VN chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút FDI của ta giảm. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài là những kinh nghiệm trong thu hút FDI.
Tóm lại nguyên nhân chủ yếu khiến môi trường đầu tư VN giảm thu hút đầu tư nước ngoài là do giá đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu còn cao, chi phí cơ sở hạ tầng như cước viễn thông quốc tế, tiền thuê đất, chi phí lưu thông hàng hóa cao, thuế thu nhập của người nước ngoài cao nhất tại khu vực ASEAN. Ngoài ra môi trường đầu tư VN thiếu hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không nhất quán và không minh bạch .
Phần IV
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai vào Việt Nam-Thành tựu và bài học
4.1 Tầm quan trọng của thu hút FDI vào Việt Nam.
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vaitrò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực pháttriển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại.
Đây thật sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III trong một bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế trên thế giới trong nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- FDI vào Việt Nam.DOC