Đề tài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung

I . Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nứoc ngoài.

1. Tổng quan về về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nựớc ngoài.

1.2 Đặc điểm của đầu tư đặc điểm ra nứoc ngoài.

1.3 các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nứớc ngòai.

2. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trrực tiếp ra nước ngoài

2.1 Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .

2.2 Rào cản chính sách giữa các nước với nhau trong vấn đề lưu thông

hàng hóa và tiền tệ

2.3 Phát triển không đông đều giữa các ngành kinh tế

2.3.1 Trình độ sản xuất đạt mức độ nhất định .

2.3 .2 Mở rộng thị trường .xu hướng chung của các công ty lớn

Chương II :Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

 

1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam

1.1 Tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư

1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành đầu tư

1.4 Đầu tư ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư

2. Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của việt nam

3 / Đánh giá tình hình đầu tư ra nước ngoài của việt nam

3.1 Đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài của việt nam.

3.1.1 Kết quả đạt được của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

3.1.2 Tình hình năng lực triển khai của dự án

3.2 Luật và chính sách

4.Những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản

4.1 Những hạn chế .

4.2 Nguyên nhân của những hạn chế

4.2.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất Do xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền kinh

tế trong nước còn quá thấp

Thứ hai, Chế độ của nhà nước , cải cách

4.2.2 Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất , quan niệm sai lầm.

Thứ hai , khả năng tài chính của doanh nghiệp viêt nam quá eo hẹp

Thứ ba, luật và hỗ trợ của nhà nước

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài của Việt Nam.

I Mục tiêu và định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.

1 . Bối cảnh

2. Dự báo tình hình đầu tư trong những năm tới.

II. Từ những mục tiêu như vậy,chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả .

 

1. Vấn đề nhận thức

2. Vấn đề hành động

2.1 Về phía nhà nước

2.1.1 . Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chê chính sách qui định về quản lý hoạt

động đầu tư ra nước ngoài.

2.1.2 . Mở rộng, phát trỉển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nhân ,doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

2.1.3 Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

2.1.3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:

2.1.3.2Chính sách ưu đãi về thuế:

2.1.3.3 Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:.

2.1.3.4 Về chính sách ngoại hối

2.1.3.5 Về đào tạo lao động

2.1 Phía nhà đầu tư

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định Đầu tư ra nước ngoài ( ĐTRNN) của doanh nghiệp Việt Nam, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án. Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 4,27 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998. Từ năm 2006 khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tới hết năm 2007 có 100 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD; tuy chỉ bằng 76% về số dự án, nhưng tăng 45% về và gấp 40 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 8,16 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng dần theo các năm, trong những năm gần đây đầu tư nước ngoài không những tăng về số dự án mà còn tăng lên cả vốn đầu tư. Điều này được biểu hiện trong bảng dưới đây. Bảng biểu thị số dự án và số vốn trong các năm tư 1989 đến 2007 Năm Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn bình quân /dự án(USD) 1989 1 563.380 563.380 1990 1 - - 1991 3 4.000.000 1.333.333 1992 3 5.282.051 1.760.684 1993 5 690.831 138.166 1994 3 1.306.811 435.604 1998 2 1.850.000 925.000 1999 10 12.337.793 1.233.779 2000 15 6.865.370 457.691 2001 13 7.696.452 592.035 2002 15 171.959.576 11.463.972 2003 25 27.309.485 1.092.379 2004 17 12.463.114 733.124 2005 37 368.452.598 9.958.178 2006 35 349.006.156 9.971.604 2007 64 391.200.000 6.112.500 Tổng 249 1.390.000.000 5.582329 Nguồn: cục thống kê. Sự hoàn thiện ngày một đầy đủ của luật pháp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất thúc đẩy sự đầu tư ra nước ngoài.  1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD, chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD hiện chưa triển khai được do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực này. Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư  360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (ii) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan. Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác nhận vốn đầu tư 1989-2006. Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*) Tổng số Trong đó: Vốn điều lệ Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp TỔNG SỐ 190 969.7 681.0 324.5 356.5 Trong đó: An-giê-ri 1 243.0 243.0 208.0 35.0 Cô-oét 1 1.0 1.0 1.0 Căm-pu-chia 16 57.1 52.2 13.1 12.1 Cộng hòa Séc 2 1.9 0.3 0.3 CHLB Đức 4 4.8 3.5 2.5 0.9 Hàn Quốc 3 1.3 1.3 0.2 1.0 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 5 1.8 1.6 0.7 0.9 Hoa Kỳ 22 44.4 44.1 22.0 22.1 In-đô-nê-xi-a 2 9.4 9.4 9.4 I-rắc 1 100.0 100.0 100.0 Lào 65 504.19 264.59 49.0 133.6 Liên bang Nga 14 73.3 32.2 11.8 20.5 Ma-lai-xi-a 4 18.7 18.7 0.7 18.1 Nam Phi 1 1.0 1.0 1.0 Nhật Bản 5 2.1 1.6 0.6 1.0 Xin-ga-po 14 27.0 27.3 24.2 3.1 Tát-gi-ki-xtan 2 3.5 3.5 1.4 2.1 CHND Trung Hoa 3 3.5 2.6 0.6 1.9 U-crai-na 5 4.3 4.3 0.4 3.9 Madagasca   1   117.3   117.3   117.3  0 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nhìn lại quá trình đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam nhận thấy các DN chủ yếu đầu tư vào thị trường truyền thống bởi đây là những thị trường doanh nghiệp Việt Nam am hiểu luật pháp và cách thức hợp tác nên rủi ro ít. Tuy nhiên, năm 2008 các DN Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu tư hơn trước, đã tìm đến những thị trường khó tính như Trung Đông. Trong năm 2008, thị trường ở khu vực Đông Âu, Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, Trung Đông, cũng đang là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều DN Việt Nam. Tại mỗi khu vực trên các DN Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...  1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành đầu tư Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm 21,3% về số dự án và 20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, phần lớn là dự án trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD. Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và 15,14% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, dự án đầu tư sang Singapore để đóng mới tàu chở dầu của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD, .... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc.... Như vậy , lĩnh vực các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài công nghiệp với 100 dự án ,tiếp theo là đến dịch vụ có 96 dự án ; nông nghiệp là 53 dự án .Các doanh nghiệp việt nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như thăm dò ,khai thác dầu khí chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như thăm dò khai thác dầu khí ;sản xuất chế biến hàng gia dụng ,vật liệu xây dựng Đầu tư ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư ra nước ngoài thì trong thời gian đầu, Việt Nam chủ yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dựa vào quan hệ quốc gia mà Chính Phủ Việt nam có quan hệ hữu hảo. Sau khi chính phủ ban hành nghị định 22/1999/NĐ-CP thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài chuyển sang hai hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với số lượng các dự án ngày càng gia tăng nhưng tỷ lệ vốn đầu tư không lớn và chủ yếu đầu tư sang các nước đang phát triển và nước kém phát triển như Lào , Campuchia… Từ năm 2004, các doanh nghiệp việt nam đã bắt đầu đầu tư sang các nước phát triển như Hoa kỳ , Đức , Nhật Bản ,Anh , Pháp …Tóm lại , trong thời gian qua , các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư ra nước ngoài dưới 3 hình thức và tỷ trọng như sau : 48% số dự án 100% vốn với 107.6 triệu USD; 34% số dự án liên doanh với 57 triệu USD và 16% số dự án BCC với số vốn đầu tư đạt trên 200 triệu USD. Đến 90% các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước . 2. Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của việt nam Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước. Có sự phát triển của một lĩnh vực nào đấy thì nhà nước cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình trong nước và bảo vệ được quyền lợi của người dân. Sự phát triển này ngày càng mạnh của đầu tư đòi hỏi những qui định của nhà nước ngày càng hoàn thiện_biểu hiện số lượng và chất lượng của luật ngày càng đầy đủ và cập nhận Một số văn bản pháp luật hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài: - NĐ 22/1999/NĐ-CP ra ngày 14/4/1999 qui định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. - Thông tư số 01//2001/ TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng nhà nước về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Viêt Nam. - Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg Ngày 02/08/2001 về một số ưu đãi khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động giầu khí . - Thông tư số 05 /2001/TT-BKH Ngày 30/8/2001 về hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài. - Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Thông tư sửa đổi bổ sung khoản 6, mục III thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19 /1/2001 . - QĐ số 158 /QĐ-CTN ngày 16/01/1994 phê chuẩn công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên. - Công ước thành lập tổ chức đảm bỏa đầu tư đa biên .( MIGA) - NĐ số 63/ 1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối - Thông tư số 01/1999 TT-NHNN ngày 16/4/1999 hướng dẫn thi hành NĐ số 63/1998 NĐ-CP ngày 17/8/1998. - NĐ số 05 /2001 /NĐ-CP ngày 17/01/2001 sửa đổi bổ sung NĐ số 63/1998/NĐ-CP - QĐ số 61 /2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức . - Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 3 / Đánh giá tình hình đầu tư ra nước ngoài của việt nam Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam , xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Việt nam đang được khởi động.Tuy đây là một hướng đi mới , có không ít rủi ro song Việt nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường thị trường quốc tế và không ít đã gặt hái những thành công ,tạo vị thế của mình tại thị trường nước ngoài .Là một nước đang phát triển , bước đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, song việt nam đã thu được một kết quả ban đầu đáng khích lệ . Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 249 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 1.39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 927 triệu USD, chiếm 66,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Riên năm 2007 có 64 dự án do Doanh Nghiệp việt nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 391.2 triệu USD.Ngoài ra còn một số dự án đầu tư ra nước ngoài đang chờ các nước phê duyệt hoặc đang chờ trong nước thẩm định .Mặc dù còn rất khiêm tốn nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế việt nam hiện nay thì con số trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa .Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực sự tạo ra “chiếc bánh thứ 2” cho nền kinh tế Việt Nam. Đã thể hiện sự nổ lực của việt nam khi hòa mình vào nền kinh tế thế giới và phần nào khẳng đính sự lớn mạnh của việt nam kể từ khi mở cửa hội nhập. Mặt khác những dự án ban đầu này đã đặt nền móng khơi nguồn cho hoạt động đầu tư trược tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tương lai. Đóng vai trò tiên phong trong quá trình đưa vốn, khoa học công nghệ, và lao động của việt nam ra thị trường thế giới. Tuy mới chỉ chính thức thực hiện được 9 năm và quy mô các dự án chưa phải là lớn song có nhiều doanh nghiệp việt nam có khả năng tài chính và có quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ,tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 3.1 Đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài của việt nam. 3.1.1 Kết quả đạt được của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài được khởi động từ năm 1989 đến nay chúng ta thấy đầu tư ra nước ngoài tác động từng bước đến nền kinh tế trong nước. Đối với hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước. (i) Giúp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn “ dư thừa” trong nước. Nguồn lực phát triển của một số ngành như ngày giàu khí, trình độ tương đối hiện đại nhưng nguồn lực trong nước hạn chế. (ii) Giúp sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực trong nước, tận dụng sự dồi dào của nguồn lực ở nước ngoài mà nước đó không có đủ nguồn lực khai thác . (iii) Đầu tư ra nước ngoài thể hiện sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước trên trường quốc tế, thể hiện sự lớn mạnh của nền kinh tế trong nước. Thông qua thuế đã đóng góp vào vào ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì đầu tư ra nước ngoài thì mỗi dự án hoạt động đều trên lợi nhuận, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm và thông qua đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư; tạo điều kiện thay đổi cơ cấu sản xuất và hạn chế hao mòn vô hình cho thiết bị, máy móc; học hỏi kinh nghiệm đặc biệt là khi đầu tư vào các nước phát triển. 3.1.2 Tình hình năng lực triển khai của dự án Tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 927 triệu USD, chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ thể: (i) Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầu khí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày). (ii) Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD, (iii) Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả. Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thực hiện khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công ty cao su Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khai thực hiện theo tiến độ. Nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến chính quyền địa phương. Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở. Theo quy định phân cấp về đất đai của Lào, đất với diện tích trên 100 ha do trung ương cấp phép, dưới 100 ha do địa phương cấp phép. Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, các địa phương của Lào thường cam kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế, chỉ giao thành từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi dự án vì lý do nào đó triển khai không đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào còn gặp khó khăn trong việc: (i) làm thủ tục lưu trú của lao động Việt Nam vì lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; (ii) Thủ tục thông quan phức tạp (đặc biệt ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mất nhiều loại phí không có trong quy định của Lào. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD. Dự án được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn. Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.); (iv) dự án đầu tư sang Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển khai theo tiến độ đề ra v.v… 3.2 Luật và chính sách đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài Luật và chính sách ngày càng hoàn thiện nó tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tính hoàn thiện của luật thì đi liền với nó là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng mở rộng. Nó biểu hiện qua dòng thời gian từ những dự án đầu tiên 1989 cho đến nay. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua, đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD. Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao. Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4 Những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản 4.1 Những hạn chế . Thực tế cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang phát huy tác dụng đối với các nước đầu tư và nước nhận đầu tư .Những kết quả đạt được là không nhỏ, bên cạnh đó những hạn chế đi liền không thể bỏ qua được. Cụ thể: Số lượng dự án và quy mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn nhỏ: tính đến năm 2007 có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài,với số vốn đăng ký là 1.39 tỷ đồng , tính trung bình mỗi dự án 5.582 triệu USD/Dự án. Trong khi đó chỉ tính đến cuối năm 2007 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam đã có khoảng 9500 dự án với số vốn đầu tư 98.248 tỷ USD ,qui mô vốn đầu tư đạt 11 đến 12 triệu USD /dự án .Qua so sánh cho thấy qui mô dự án đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10297.doc
Tài liệu liên quan