Như Bác Hồ đã nói dân giàu thì nước mới mạnh, thật vậy, mà các hộ nông dân trước hết cũng vì để lo cho cuộc sống, họ cũng đã bỏ vốn để đầu tư.
Theo số liệu điều tra vốn trong dân của Tổng cục thống kê 1992, tổng vốn do dân đầu tư vào nông, lâm, thủy sản 1 năm khoảng 1023,5 tỷ đồng, bằng 106,8% so với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Bình quân 1 hộ là 500.000 đồng, chưa kể đầu tư cho dịch vụ, ngành nghề ở nông thôn (ước tính khoảng 500 tỷ đồng) và từ năm 1996-1998 vốn đầu tư từ dân khoảng 10.000 tỷ đồng một năm, nhiều gấp 3 lần vốn ngân sách nhà nước giành cho nông nghiệp và chiếm 30% tổng vốn đầu tư hàng năm.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp nông thôn từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã đóng góp tốc độ và quy mô đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế. Phương thức đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp là hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất nguyên liệu, bao tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nhất là vùng nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến. Những khoảng đầu tư này, tuy chưa tính toán cụ thể, nhưng cũng hỗ trợ nhiều cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam thời gian qua.
iii. các hình thức đầu tư cho nông nghiệp nông thôn
1. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Mục tiêu xây dựng cơ chế kinh tế nông-công nghiệp -dịch vụ ở nông thôn đến 2000 là 5%-25%-25% và nhịp độ phát triển nông nghiệp trung bình cả nước đến 2000 là 4-5% năm để đạt được mục tiêu này cần đầu tư đủm dứt điểm cho nông nghiệp nhất là cơ sở hạ tầng.
Đầu tư vào cở sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, vì không thể chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu nông thôn, mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này. Như vậy đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp là rất quan trọng, nên cần xác định đúng trọng điểm đầu tư, nhu cầu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Những lĩnh vực chính của cơ sở hạ tầng cần đầu tư:
-Đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng cần đầu tư.
-Đầu cho thủy lợi
-Đầu tư cho chương trình cấp nước nước sạch nông thôn.
-Đầu tư cho chương trình cung cấp năng lượng nông thôn
-Đầu tư hệ thống nông thông tin nông thôn
Cần khẳng định lại rằng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng, với các chương trìnhg như trên thì cần lượng vốn rất lớn. Do vậy trong quá trình thực hiện cần chú ý kiểm tra, giám sát có những biện pháp nhằm quản lý tốt vốn bỏ ra để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư này. Cần có chính sách huy động nhân dân cùng góp phần nhiều hơn nữa như hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
2. Đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đây là lĩnh vực quan trọng, lĩnh vực tạo ra của cải vật chất của nông nghiệp, tạo ra vật phẩm, hàng hoá nông nghiệp.
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , việc sản xuất nông nghiệp là do nhà nước thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Nhưng hiện nay thì việc sản xuất hầu hết là do các hộ nông dân làm và có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Về kinh doanh và dịch vụ cũng được quan tâm chú trọng. Bởi đây là đầu mối cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Việc đầu tư của các doanh nghiệp, xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp cũng quan trọng. Không những đáp ứng các nhu cầu người tiêu dùng, tiêu thụ hàng hoá nông sản. Các doanh nghiệp làm dịch vụ nông nghiệp về phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, giúp hộ nông dân có được hiệu quả cao trong sản xuất về năng suất, chất lượng.
Đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nông nghiệp trong đó bao gồm cả vốn đầu tư của nhà nước thông qua các công ty của Bộ nông nghiệp và Bộ ngành khác, của hộ nông dân và các doanh nghiệp. Nói chung, cũng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua cần có chính sách huy động nhân dân cùng góp tốt hơn nữa như hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
3. Đầu tư vào giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế và một số lĩnh vực khác.
Đây cũng là lĩnh vực quan trọng nhằm phát triển tốt hơn nữa cho nông nghiệp. Việc áp dụng khoa học công nghệ tạo ra nhiều cây-con giống mới, nhất là giống lúa năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Ngoài ra, việc áp dụng dụng cụ sản xuất nông nghiệp là máy móc còn giúp chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp nhanh chóng kịp thời vụ.
Nhà nước còn cần đầu tư, khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, qua bảo quản tốt sau khi thu hoạch. Hỗ trợ tạo điều kiện sản xuất, nghiên cứu các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm từ nông lâm-thuỷ sản. Đạt được điều này, cần sự đầu tư thoả đáng và chính sách hỗ trợ, khuyến khích thích hợp.
Đồng thời, cần chú ý đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hoá xã hội cho dân nông thôn. Đây, là lĩnh vực mà Đảng và nhà nước ngày càng chú ý nhiều hơn đặc biết là giáo dục và thông tin nông thôn. Đây cũng là 2 chiến lược lớn Đảng và nhà nước ưu tiên hàng đầu những năm vừa quâ và những năm tới.
Chương ii: thực trạng đầu tư từ 1954 đến nay
i. thời kỳ 1954-1988
1. Thời kỳ 1954-1965
Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư cho nông nghiệp nhằm tạo tiền tệ nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh doanh sau chiến tranh. Tuy ngân sách còn nghèo, nhưng nhà nước vẫn ưu tiên đầu tư 87,9 triệu đồng để tu bô hệ thống đê điều và xây dựng mới một số công trình thuỷ lợi, các trạm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi… ngoài ra, Chính phủ còn giảm thuế nông nghiệp cho nông dân để "khoán sức dân" sau chiến tranh. Do vậy, sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc thời kỳ 1955-1957 được khôi phục và phát triển khá nhanh. Bình quân 3 năm 1955-1957 so với 1939 sản lượng lương thực tăng 57% năng xuất lúa tăng 30,8% đàn bò tăng 29%, đàn lợn tăng 20% lương thực bình quân đầu người đạt 303kg, tăng 43%.
Những năm 1958 đến 1960, Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp hàng trăm triệu đồng, góp phần phát triển thuỷ lợi, đưa giống mới vào sản xuất. Nông nghiệp tiếp tục phát triển thuận lợi giá trị tổng sản lượng nông nghiệp bình quân 3 năm 1958 đến 1960 tăng 24,3%, sản xuất lương thực không những đủ ăn mà còn dư thừa và xuất khẩu với số lượng 174 nghìn tấn (quy ra thóc). Vì vậy, có thể nói, thời kỳ 1955-1960 được xem như chính sách kinh tế mới (NEP) Hồ Chí Minh (*) từ 1961 đến 1965 đây là thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với trọng tâm là công nghiệp hoá và hợp tác hoá nông nghiệp. Vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng 4,9 lần điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng 9 lần, máy kéo tăng 11 lần so với thời kỳ 1958 - 1960. Nhờ vậy, hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, cơ giới nông nghiệp , trạm trậi thực nghiệm, nhân giống, bảo vệ thực vật tăng nhanh. Sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực phát triển ổn định. Lương thực bình quân đầu người đạt 302 kg, thu nhập trênhà nước 1ha canh tác tăng 43,7%, lương thực hàng hoá đạt trên 900 nghìn tấn.
Song, do quá ưu tiên cho công nghiệp nặng nên vốn đầu tư cho nông nghiệp bị cắt xén nhiều, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp không đủ sức đảm bảo yêu cầu thâm canh, tăng năng suất. Vì vậy, năng suất lúa cả năm giảm 20,1 tạ/ha thời kỳ 1961-1965, chi phí sản xuất lại tăng nhanh, từ 85 đồng lên 140 đồng/ha hiệu quả 1 đồng chi phí giảm từ 4 dồng xuống 3,5 đồng trong cùng thời kỳ.
2. Thời kỳ 1966-1975
Đây là thời kỳ trong chiến tranh phá hoại củ Mỹ đầu tư co nông nghiệp giảm sút, nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, nông nghiệp bị hư hỏng, xuống cấp, đất đai bị bỏ hoang, nền sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Sản lượng lương thực giảm 18 vạn tấn (3,4%) bình quân đầu người chỉ còn 252,8 kg, nên thiếu lương thực trầm trọng. Nhà nước phải nhập khẩu hàng năm trên dưới 1 triệu tấn lương thực, năm cao nhất là 1,5 triệu tấn (năm 1974) xét về góc độ đầu tư cho nông nghiệp, cũng như chính sách kinh tế khác, đây là thời kỳ có nhiều sai lầm và khuyết điểm: vốn đầu tư ít lại không đều nặng về nhà kho, sân phơi, chuồng trại tập thể, xem nhẹ khoa học, kỹ thuật thâm canh nên chi phí cao, hiệu quả thấp. Song bao trùm tất cả là đầu tư cho nông nghiệp là xem nhẹ vốn ít, khoa học kỹ thuật và cán bộ ít quan tâm.
3. Thời kỳ 1976-1980
Thời kỳ này, nông nghiệp cả nước bắt đầu phát triển theo đường lối thống nhất. Nhà nước xác định: nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ưu tiên đầu tư cho khai hoang , thuỷ, cải tạo đất, tập trung làm thuỷ lợi ở đồng bằng Sông Cửu Long và khai hoang ở Tây Nguyên. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành này chiếm trên 20% tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế quốc dân. Song khuyết điểm thời kỳ này là dùng vốn vay quá lớn vào khu vực quốc doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, các công trình thí điểm, cơ giới hoá đồng bộ (Quỳnh Lưu-Nghệ An), công trình thuỷ lợi kém hiệu quả (Vách Bắc, Vách Nam, Nghệ Tĩnh cũ) khai hoang để rồi bỏ hoang, sân phơi, nhà kho, trụ sở HTX… cùng với những sai lầm khác, những sai lầm trong phương pháp đầu tư nêu trên đã đẩy nông nghiệp nước ta vào thời kỳ khủng hoảng cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Bình quân 5 năm (1976-1980) sản lượng lương thực chỉ đạt 11 triệu tấn, giảm 0,8 triệu tấn so với năm 1976. Năng suất lúa đạt 20,3 tạ/ha, giảm 2tạ/ha lương thực bình quân đầu người cả nước giảm từ 274 kg (1976) xuống 268 kg (1980). Sản xuất không đủ tiêu dùng, Nhà nước phải nhập khẩu lương thực bình quân 1,5 triệu tấn (quy thóc) 1 năm 6 năm riêng 1970 nhập 2,2 triệu tân
4. Thời kỳ 1981-1988
Dưới tác động của chính sách khoán sản phẩm cây lúa người lao động, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp được khai thông, ngoài vốn ngân sách, vốn của các nông trường quốc doanh và HTX sản xuất nông nghiệp còn có 1 phần vốn của các hộ nhận khoán. 80% các hộ nhận khoán đã đầu tư thêm vốn nhờ vậy 92% số hộ vượt khoán. Động lực vượt khoán đã thôi thúc các hộ đầu tư vốn, lao động, khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng sản lượng chăn nuôi. Tổng sản lượng lương thực từ 15 triệu tấn năm 1981 lên 1981 lên 18,2 triệu tấn năm 1985 và 19,6 triệu tấn năm 1988. Lương thực bình quân đầu người từ 272 kg lên 304 và 307 kg trong thời kỳ tương ứng, lương thực nhập khẩu giảm dần đến 1988 còn 715 nghìn tấn quy thóc; Năng suất lúa cả năm tăng từ 22 tạ/ha (1976) lên 29,7 tạ/ha (1988). Tuy nhiên, vào những năm 1986-1988 động lực tinh thần của chỉ thị 100 đã giảm, vốn đầu tư của dân cũng giảm theo, sản xuất nông nghiệp không ổn định. Tình hình lương thực cả nước căng thẳng, mà đỉnh cao là đói giáp hạt đầu 1988 với quy mô 21 tỉnh, thành phố phía bắc, 9,3 triệu người thiếu lương thực. Nguyên nhân của sự giảm sút này có nhiều, trong đó có đầu tư không thoả đánh.
ii. thời kỳ 1989 đến nay
1. Khái quát tình hình đầu tư
Nhiều năm qua, các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước, chiếm 40%, vốn tín dụng ưu đãi chiến trên dưới 10%, nguồn vốn do dân tự đầu tư chiếm trên dưới 30%, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài khoảng 6%. Tính cho khoảng thời gian 1990-1997 toàn bộ vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp khảong 12.100 tỷ đồng, cộng các khoản khác (vốn tín dụng, dân tự đầu tư, vay nước ngoài … ) thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp khoảng 2000 tỷ đồng (xem bảng ). Đây cũng là sự khởi đầu khá tốt của nhà nước cho nông nghiệp, khi bản thân tỷ trọng thu ngân sách trong thời gian 90-97 cũng bắt đầu giảm xút (1990: 5,3%; 1991: 7,4%, 1992: 7,1%, 1993: 4,9%….) nhưng sản xuất nông nghiệp lại liên tục tăng trưởng cao. Bình quân 1991-1995 là 5,4%,năm 1996: 4,45; năm 1997: 4,3%; năm 1998: 3,5%, năm 1999: 5,2% ước tính năm 2000 khoảng 4,9%
Bảng 1: cơ cấu chi vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác
Tỷ lệ: %
Năm
Chỉ tiêu
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Trong đó
-Nông nghiệp
14,2
14,9
18
18
17,5
17,2
-Lâm nghiệp
1,5
2,3
0,8
0,8
0,9
1,2
-Xây dựng
3,0
3,3
2,4
2,4
2,5
2,8
-Công nghiệp
34,6
19,6
48,2
48,2
48,5
49,1
-Giao thông vận tải
17,8
22,8
14,1
14,1
14,2
14,3
-Thương nghiệp vật tư
2,2
1,3
0,5
0,5
0,6
0,7
-Ngành khác
26,7
35,8
16,0
16,0
15,8
14,7
*Giá trị hiện hành
(tỷ VND)
377,7
491,5
1124,9
1853,3
1926.4
2034,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
2. Thực trạng về đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn
2.1. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
Trong những năm qua, các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp và nguồn khác đã không ngừng tăng lên. Trong đó nếu lấy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước phân theo ngành kinh tế thì nông nghiệp năm 1997 so 1990 đã tăng khoảng 559,35 tỷ đồng, tức tăng 263,3. Như số liệu bảng dưới
Bảng 2: vốn đầu tư XDCB của nhà nước phân theio ngành kinh tế (giá so sánh năm 1989-tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1997
1997/1999 (%)
I.Tổng số
2145,8
2383
3333,2
5729,8
5559,8
8690,75
11275,6
525,7
II. Nông nghiệp
367
372,4
422,1
536,8
641,7
737,07
966,35
263,3
III. Công nghiệp
812
1029
1604,7
2130
1700,2
3267,7
3329,5
410
So III/I (%)
17,1
15,6
9,4
11,5
8,48
8,57
Nguồn : Niên giám thống kê năm 1996, 1998 NXB thống kê
Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp thì chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách năm 1990: 409 tỷ đồng, trong đó thuỷ lợi là 299 tỷ đồng, tương ứng năm 1994 là 1500 tỷ đồng và 1000 tỷ đồng, năm 1998 đầu tư cho thuỷ lợi là 1900 tỷ đồng chiếm 60% vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp.
Vì thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành nông nghiệp những năm gần đây thì chủ yếu là xây lắp như năm 1997 đầu tư xây lắp là 73,76% cho thiết bị là 4,1%, còn lại là cho XDCB khác 22,14% tương ứng trong năm 1998 là 81,21%, 5,46% và 23,33%. Tuy vậy, vốn trang bị cho lao động lại thấp ta thấy rõ qua bảng dưới đây
Bảng 3: trang bị vốn đầu tư cho lao động
(Đơn vị:triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1. Cho nền kinh tế
1,68
1,89
2,14
2. Nông nghiệp và Lâm nghiệp-Thuỷ sản
0,19
0,2
0,23
-Nông nghiệp và lâm nghiệp
0,18
0,18
0,2
-Thủy sản
0,74
0,8
1,16
2. Công nghiệp và xây dựng
4,63
5,95
6,17
3. dịch vụ
5,46
5,49
6,15
Nguồn: NCKT 8/2000
Như vậy ta có thể thấy, tuy có sự quan tâm đầu tư cho nông nghiệp từ khi đổi mới tới nay của nhà nước thông qua đầu tư vốn ngân sách và chính sách đã tăng cả về số tuyệt đối và tương đối, nhưng còn chưa thoả đáng. Như bảng 3 cho thấy trên 1 lao động thì tăng rất chậm so với các ngành khác.
Về sử dụng vốn thì thật sự đang và là vấn đề thời sự, vì bên cạnh vốn đầu tư tăng lên về số tuyệt đối còn bị quan tham và lãng phí lớn như chương trình 327, dự án lâm-nông-công nghiệp Ba Bể (Bắc Cạn) năm 1997được duyệt 800 triệu đồng, nhưng đã thất lạc 450triệu đồng (chiếm 56,25%) thậm chí cả vốn xoá đói giảm nghèo. Viện kiểm soát nhân dân mới kiểm tra 6/11 xã ở huyện Kong Chơ R (Gia Lai) đã phát hiện có 1 số cán bộ xã lợi dụng danh nghĩa ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo để rút tiền.
Tóm lại thời gian qua việc đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước nói riêng và vốn đầu tư nói chung cho nông nghiệp là chưa đúng mức, là chưa hợp lý. Đặc biệt bị thất thoát, lãng phí. Do đó kết quả đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã ít lại càng ít.
2.2. Vốn đầu tư từ nội lực nông thôn
Như Bác Hồ đã nói dân giàu thì nước mới mạnh, thật vậy, mà các hộ nông dân trước hết cũng vì để lo cho cuộc sống, họ cũng đã bỏ vốn để đầu tư.
Theo số liệu điều tra vốn trong dân của Tổng cục thống kê 1992, tổng vốn do dân đầu tư vào nông, lâm, thủy sản 1 năm khoảng 1023,5 tỷ đồng, bằng 106,8% so với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Bình quân 1 hộ là 500.000 đồng, chưa kể đầu tư cho dịch vụ, ngành nghề ở nông thôn (ước tính khoảng 500 tỷ đồng) và từ năm 1996-1998 vốn đầu tư từ dân khoảng 10.000 tỷ đồng một năm, nhiều gấp 3 lần vốn ngân sách nhà nước giành cho nông nghiệp và chiếm 30% tổng vốn đầu tư hàng năm.
Các hình thức đầu tư vốn của hộ nông dân cho sản xuất rất đa dạng, phổ biến nhất là liên doanh để đấu thầu các công trình của tập thể, khai hoang, lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo vườn cây, ao cá, mở mang ngành nghề nông thôn.
Trong những năm gần đây, đầu tư của hộ nông dân cho kinh tế trang trại rất phổ biến. Hiện nay có khoảng 3044 trang trại lơn nhỏ trên cả nước, sản lượng ước tính đạt 10.000 tỷ đồng chiếm 10% giá trị sản xuất nông nghiệp và dân cũng đầu tư cho trang trại về trang thiết bị, dụng cụ cho việc sản xuất cũng lớn.
Nói tóm lại, đầu tư cho nông nghiệp với ngguồn vốn trong dân và nội lực nông thôn là rất lớn, đây cũng là 1 phần do chính sách Đảng, nhà nước ta trong sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã phát huy tiềm năng của nhân dân.
2.3. Vốn thông qua hệ thống tín dụng Ngân hàng
Cùng với vốn đầu tư trực tiếp của nhà nước và nông dân, từ 1991 đến nay, còn có nguồn tín dụng cho vay đến hộ sản xuất theo nghị định 202 của chính phủ. Ngân hàng nông nghiệp các cấp trong khoảng thời gian từ 1991-1994 đã cho hơn 10,8 triệu lượt hộ nông dân vay với số vốn hơn 30,7 nghìn tỷ đồng, dư nợ đến 1994 là 3500 tỷ đồng. Nguồn vốn này ngày càng tăng lên vào những năm 1996-2000. Nguồn vốn tín dụng đầu tư gián tiếp vào nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 1996-1998 khoảng 20-22 nghìn tỷ đồng/năm. riêng 1998 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho 6triệu hộ nông dân vay với tổng số vốn khoảng 22 nghìn tỷ đồng và hàng năm chiếm 10% tổng vốn đầu tư xã hội. Nhờ nguồn vốn tín dụng này nên các hộ có vốn để sản xuất, mở rộng sản xuất, khắc phục khó khăn về vốn nhất là hộ nông dân nghèo, hộ sản xuất kinh tế trang trại.
Song hiện nay, việc sử dụng vốn của hộ nông dân ngoài những tác dụng lớn như trên, còn tồn tại khá nhiều hộ nông dân sử dụng vốn cho vay ưu đãi không tốt và đặc biệt còn vay về nhưng không sử dụng vốn đó để phục vụ sản xuất, dẫn đến tình trạng đến thời gian trả nợ nhưng không có khả năng trả.
2.4. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
a. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA)
Trong những năm qua, nguồn vốn này đã ngày càng tăng lên với hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, vốn này góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn ODA vào nước ta thời gian qua được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm như FAO, FAM, UNFPA, SIDA, UNICEP… đã góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (thủy lợi, giao thông, bưu điện, giải trí, tỷ lệ tăng dân số, chương trình nước sạch, bảo vệ môi trường…)
Trong thời gian 1993-1998, nguồn vốn ODA nước ta đã đạt tới trị giá 843 tỷ đô la bằng 78% tổng ODA cam kết, nhưng đầu tư trong nông nghiệp chỉ khoảng 8% (67,4 tỷ) vốn vay ODA là một nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho phát triển chứ không thay thế cho nguồn lực trong nước, tổng số vốn là sự đóng góp của hai bên: bên tài trợ và bên được tài trợ. Đối với Việt Nam sự đóng góp này vào khoảng 15-20%. Vì vậy, OAD cũng được coi là nguồn vốn quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam.
b. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Cùng với các nguồn vốn khác, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thời gian qua và hiện nay đều tăng lên. Néu năm 1989 cả nước mới chỉ có 5 dự án, với 2,8 triệu USD vốn 1,5 tỷ USD, số dự án đã triển khai có số vốn đạt 467 triệu USD, gần bằng 1/3 tổng số vốn đăng ký .
Một số dự án có quy mô lớn như: sản xuất chế biến đường với Đài Loan (tại Thanh Hoá) 22,5 triệu USD, nhà máy đường tập đoàn Bourlon của Pháp tại Tây Ninh: 95 triệu USD, trồng và chế biến cao su với Berlarut tại Vũng Tàu: 37 triệu USD, trồng và chế biến chè với Đài Loan tại Hà Tây: 12,2 triệu USD, trồng chuối với Hàn Quốc (tại bến tre) 20 triệu USD… ngoài ra 1 số dự án nhỏ khác được triển khai trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến gỗ chăn nuôi gà…
Như vậy có thể thấy các dự án FDI tập trung vào trồng và chế biến đường, cao su, chè, cà phê… theo phương pháp công nghiệp. Theo con số thống kê ta có số dự án và số vốn thực hiện trong lĩnh vực này thời gian từ 1988-1996 như sau:
Bảng 4: thực hiện vốn đầu tư và kết quả đạt được của các dự án fdi đang hoạt động các năm 1988-1996 theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
Tổng vốn thực hiện
Vốn pháp định
Vốn pháp định thực hiện
Việt Nam
Nước ngoài
Số lao động
Doanh thu
1. Tổng số
1544
26400,1
8888,1
11655,9
6601,7
1302,5
5299,2
1468,3
4834,6
2.Nông, lâm nghiệp
109
899,9
166,9
381,8
168,1
40
128,1
9208
156,5
3. Thủy sản
33
118,2
33,9
61,1
25,1
5,9
19,3
2203
103,9
4. Nông, công nghiệp thuỷ sản
142
1018,1
200,8
442,9
193,3
45,9
147,4
11411
260,4
So 4/1 (%)
9,2
3,8
2,2
3,8
2,9
3,5
2,8
17,7
5,4
Niên giám thống kê 96-NXB thống kê
Tính từ 1988 đến 1999, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khoảng 2800 dự án, trong đó cho nông-lâm-ngư nghiệp là 286 dự án (10,2%), vốn đầu tư vào cả nước là 37.088,4 triệu USD, trong đó cho nông-lâm-ngư nghiệp là 1329 triệu USD (chiếm 4%) (*). Riêng 1999 có 26 dự án cả nông-lâm nghiệp và thuỷ sản vốn đăng ký là 60,4 triệu USD, đây là sự giảm sút so các năm trước và cũng giống tình hình đầu tư vào các ngành khác giảm cả quy mô vốn và số dự án.
Bên cạnh các kết quả về kinh tế trực tiếp, các dự án FDI trong nông nghiệp, nông thôn còn có tác dụng đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây cùng sự giảm sút đầu tư từ FDI cả nước ở các ngành, trong nông nghiệp cũng vậy. Nhưng cũng phải khẳng định rằng nhiều dự án làm ăn có lãi, giải quyết lao động, nhưng vẫn mất cân đối.
3. Một số kết quả đạt được
Cùng với việc tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bàn của nhà nước như bảng 2, các nguồn vốn khác của nhà nước đầu tư ngày càng tăng làm cho giá trị tài sản trong nông nghiệp cũng tăng như bảng số liệu sau đây:
Bảng 5: giá trị tài sản cố định mới tăng phân theo ngành kinh tế (giá so sánh 1989-tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
19901
1991
1992
1994
1995
1996
1997
1997/1990 (%)
1. Tổng số
1433,5
1222,7
16,27
4402,7
4785,5
5584,5
7318,3
510,5
2. Công nghiệp
531,5
531,5
691
2680,4
1954,5
1824,7
1248,2
191,7
3. nông nghiệp
199,1
175,3
245,9
313,5
413,4
437,3
437,3
725,5
4. So 2/1 (%)
13,89
14,34
15,11
7,1
8,,6
7,83
9,9
Niên giám thống kê 1996,1998 NXB thống kê
Qua bảng số liệu trên ta thấy sự tăng lên nhanh chóng trong nông nghiệp, cũng cho thấy sự quan tâm trên của nhà nước đối với nông nghiệp.
Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có bước chuyển dịch nhưng chậm, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấy kinh tế còn cao. Thể hiện số liệu bản sau.
Bảng 6: cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm,thuỷ sản
cả nước 1991-1998 (%)
Chỉ tiêu năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1. Nông nghiệp
84,5
84,7
84,5
84,3
84,3
84,8
84,6
85
2. Lâm nghiệp
7,7
6,8
7,0
6,5
6,8
6,0
5,5
5
3.Thuỷ sản
7,6
8,5
8,2
8,9
9,9
9,2
9,9
10
Kinh tế dự báo số 6-2000
Bảng 7: cơ cấu kinh tế nông thôn
Chỉ tiêu/năm
1996
1997
1998
1.Nông nghiệp
91,0
70,8
70,3
2. Công nghiệp
14,7
15,5
15,4
3. Dịch vụ
13,8
13,7
13,8
Kinh tế dự báo số 6-2000
Về cơ sở hạ tầng kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ do đó thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định, vượt qua mọi khó khăn vì thời tiết và thiên tai.
*Thuỷ lợi: hiện nay cả nước có 8267 công trình các loại trong đó 754 hồ chứa nước loại vừa và lớn, có 1017 đập dâng, 4712 cống tưới tiêu vừa và lớn, gần 2000 trạm bơm điện các loại. Tổng trị giá hiện tại khoảng 60.000 tỷ đồng.
*Giao thông: từ 1991-1997 xây mới 26599 km đường 28.313 cần có loại, hiện nay có 22/61 tỷ lệ có 100% đường ôtô tới trung tâm xã, nhưng cũng còn hơn 500 xã chưa có đường ôtô đến xã.
* Điện : từ 1995 đến 1999 đã đầu tư 1.546,802 tỷ đồng cho phát triển mạng lưới nông thôn xây dựng 16.976 km đường dây trung thế, 95% trạm biến áp. Đến cuối 1999 điện lưới quốc gia đã đến hết các tỉnh, 95,7% huyện, 7,2% số xã và 68,4% số hộ cả nước.
* hệ thống chợ được hình thành ở các tụ điểm kinh tế nông thôn , đã có tác dùng đặc thù đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.
Cũng nhờ sự tăng lên của các nguồn vốn đầu tư mà sản lượng lương thực bình quân đầu người/năm năng suất lúa, gạo xuất khẩu ngày càng tăng như sau
Bảng 8: một số kết quả đạt của nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1989-nay
Năm
Chỉ tiêu
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1996
1998
1999
2000 (ước)
S..Lực lượng thực quy thóc (triệu tấn)
20,5
21,5
21,9
24,4
25,5
26,2
27,6
29,2
30,6
31,8
34,3
35,5
LTBQ đầu người năm/người)
322,2
324,4
324,9
248,9
359
360,9
372,5
387
398
408
444
460
S.L lúa, triệu tấn
18,9
19,2
19,6
21,6
22,8
23,5
24,9
26,9
27,6
29,1
31,4
32
N.S lúa (tạ/ha)
32,2
31,9
31,1
33,3
34,8
35,6
36,9
37,7
38,8
39,6
40,8
41,6
Gạo X.K(tr.tấn)
1,420
1,624
1,033
1,946
1,722
1,982
2,058
3,047
3,682
3,8
4,55
S.L cà phê nhân (1000 tấn)
40,8
90,0
100,0
119,0
136,0
180
218,1
320,0
342,2
370
470
700
Cà phê xuất khẩu (1000tấn)
57,4
89,6
93,5
116,2
122,7
156,2
213,0
300
389
350
400
686
Tổng đàn lợn
12,2
12,3
12,2
13,8
14,8
15,6
16,3
16,9
17,4
17,8
18,2
Tốc độ tăng trưởng năm (%)
6,77
1,57
2,17
7,08
3,82
3,92
4,95
4,4
4,32
353
5,2
4,9
Nguồn: tạp chí cộng sản số7/99,số10/1998',con số và sự kiện 12/99
4. Những hạn chế về nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư
4.1. Hạn chế về nguồn vốn
+Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp (như đã phân tích ở trên ) cho thấy trong thời gian qua tuy tăng về số tuyệt đối, nhưng lậi giảm về tỷ trọng (như bảng số 2). Có tính vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giảm cả về về tỷ trọng và số lượng tuyệt đối như :Đồng Nai từ 48,5 tỷ đồng năm 1995 xuống 44,2 tỷ đồng năm 1996 và 38,8 tỷ đồng năm 1997, tỷ trọng từ 10% xuống còn 6,3% và 4,8% trong 3 năm tương ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy rằng, đầu tư cho nông nghiệp không đem lại sự đuổi kịp nhanh chóng như các nước trong khu vực bằng việc đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29559.doc