Đầu tư các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, bưu chính - viễn thông cũng dần phát huy được hiệu quả xã hội.Về Y tế, nâng cấp cải tạo các bệnh viện không để tình trạng xuống cấp, chống quá tải trong các bệnh viện, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở cấp cơ sở. Về giáo dục đào tạo, các trường học xây dựng đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng đường, nâng cao cả về quy mô và chất lượng giảng dạy trên địa bàn, đảm bảo đủ phòng học, không còn hiện tượng không đủ phòng, học sinh phải học hai ca, ba ca. Trên địa bàn đã thành lập thêm một số trường dạy nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu học tập, học nghề của mọi lứa tuổi trong dân cư. Hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm - đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập, có cơ sở vật chất còn đang từng bước được hoàn thiện, các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hình thành mạnh mẽ. Ngoài các khu công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thì còn một phần khá lớn đang được xây dựng hoàn thiện, do đó nên lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng lớn, lượng vốn này chưa phát huy tác dụng nó sẽ phát huy tác dụng trong những năm sau khi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư cũng được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động đầu tư đạt hiệu quả kinh tế nếu nó làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển của tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đang phấn đấu tới năm 2015 trở thành một tỉnh công nghiệp, do đó mà cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để thấy rõ sự chuyển dịch đó, ta xem bảng sau
BẢNG 8 : CƠ CẤU KINH TẾ VÀ GDP THEO NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
Chỉ tiêu
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
GDP ngành (tỷ đồng )
Công nghiệp, XD
3.851
5.223
7.808
9.488
12.923
Nông lâm ngư
1.872
2.039
2.304
2.276
3.923
Dịch vụ
2.115
2.697
3.556
4.069
5.306
Cơ cấu kinh tế ngành (%)
Công nghiệp, XD
49,13
52,44
57,12
59,9
58,3
Nông lâm ngư
23,88
20,48
16,86
14,25
17,7
Dịch vụ
26,99
27,08
26,04
25,7
24,0
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ cấu kinh tế đã có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu CNH-HĐH của đất nước và mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2004 là 49,13% tăng lên 58,6% trong năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2004 là 26,99% và năm 2008 là 24,0%, tỷ trọng nông nghiệp năm 2004 là 23,88% thì đến năm 2008 là 17,7%. Tuy có sự thay đổi tích cực trong cơ cơ cấu GDP các ngành nhưng sự thay đổi đó diễn ra mạnh nhất ở ngành công nghiệp và xây dựng, cho thấy phần nào hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tác động tới ngành công nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 của tỉnh là rất lớn, tỷ trọng ngành dịch vụ có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong thời gian tới khi các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo một cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì ngành dịch vụ sẽ có mức tăng cao hơn nữa so với mức 12.923 tỷ đồng trong năm 2008. Giá trị nông lâm ngư nghiệp cũng tăng từ 1872 tỷ đồng năm 2004 lên 3.923 tỷ đồng trong năm 2008; giá trị dịch vụ năm 2004 là 2.115 tỷ đồng tăng lên 5.306 tỷ đồng trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn của ngành công nghiệp, xây dựng là 35,7%; của ngành nông lâm ngư nghiệp là 23,2% và của ngành dịch vụ là 26%.
Giá trị công nghiệp, xây dựng năm 2004 là 3.851 tỷ đồng, tăng lên 12.923 tỷ đồng năm 2008. Hai ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn so với ngành nông lâm ngư nghiệp, điều đó cho thấy cơ cấu trong các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển biến theo hướng tích cực.
Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản còn thể hiện ở các công trình : đầu tư phát triển 9 khu công nghiệp như khu công nghiệp Quang Minh I, Quang Minh II, Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên I, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Chấn Hưng và Bá Thiện II và 30 cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra cho các chủ doanh nghiệp đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. Sản xuất nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo phục vụ nền kinh tế quốc dân và hội nhập thị trường quốc tế. Phát triển xây dựng cụm công nghiệp làng nghề như cụm làng nghề làm gốm ở Hương Canh, cụm công nghiệp vừa và nhỏ còn tạo bước chuyển biến tích cực sự nghiệp phát triển công nghiệp địa phương - phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần vào thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Đầu tư cho các công trình nông nghiệp đảm bảo đúng hướng góp phần đáng kể thúc đẩy nông nghiệp của Tỉnh phát triển vững chắc với mức độ khá. Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 9.25%/năm. Đầu tư ngành điện đảm bảo 100% số xã phường trên địa bàn có điện lưới quốc gia và 100% số dân sử dụng điện lưới quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm phục vụ sản xuất đời sống tăng bình quân 16 %/năm. Đảm bảo ổn định điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Giá bán điện sinh hoạt nông thôn giảm từ 800-900đ/KWh xuống thấp hơn hoặc bằng 700đ/KWh. Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng.
BẢNG 9 : TỔNG THU NHẬP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng sản phẩm trong tỉnh
(giá năm 1994)
Tỷ đồng
4581.7
6242
7.450
8.255
9.271
Tốc độ tăng trưởng
%
14.1
17.9
12.92
15.5
16.25
GDP bình quân
(giá thực tế )
Triệu đồng/
người
5.66
8.2
14.1
15.7
21.8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh qua các năm : 14,1% năm 2004, 17,9% năm 2005; 15,5% năm 2007; 16,25% năm 2008. Trong giai đoạn 2004-2008, tổng sản phẩm trong Tỉnh tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 15,34%, đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với các tỉnh trong nước. Qua đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao, điều đó cho thấy đời sống nhân dân trong tỉnh được cải thiện đáng kể.
* Hiệu quả xã hội
Hoạt động đầu tư XDCB là tiền đề, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
Số cơ sở sản xuất, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đều tăng, Số cơ sở sản xuất năm 1997 chỉ có 9.238 cơ sở nhưng tới năm 2005 là 39.457 cơ sở, năm 2008 tăng lên 52.843 cơ sở.
Số lao động năm 2000 là 587,29 người, năm 2004 là 645,15 nghìn người, và năm 2008 là 754,83 nghìn người.
Mỗi năm, bình quân ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút 17.165 lao động, đảm bảo thu nhập cho người dân trên địa bàn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Một ý nghĩa quan trọng nữa là còn giảm bớt được tệ nạn xã hội nảy sinh khi còn số đông người lao động không có việc làm.
BẢNG 10: HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
Năm
Số lao động có việc làm
(nghìn người)
Vốn đầu tư XDCB
( Tỷ đồng)
Tỷ số
2004
645.15
5,061
0.127
2005
652.59
6,618
0.098
2006
668.45
7,905
0.0845
2007
680.83
8,400
0.0810
2008
722.34
8,870
0.0814
Giá trị bình quân
673.87
7,370.8
0.0924
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Qua bảng, ta thấy số lao động có việc làm bình quân trên một tỷ đồng đầu tư XDCB của cả giai đoạn này là 93 lao động. Số lao động có việc làm trên một tỷ đồng của tỉnh Phú Thọ là 75 lao động, của Bắc Ninh là 86 lao động, của Thái Nguyên là 91 lao động. Như vậy so với một số tỉnh thành trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc đã đạt hiệu quả khá tốt trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, điều đó cho thấy hiệu quả về mặt xã hội của đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian tới, khi cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đang được thi công xây dựng trên địa bàn hoàn thiện và đi vào sử dụng sẽ thu hút thêm lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh và khi đó hiệu quả xã hội của đầu tư XDCB còn được nâng cao hơn. Tỉnh cũng có chính sách ưu tiên cho những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cần nhiều lao động, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các công trình giao thông, y tế, giáo dục đã góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt, từ đó cũng làm nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt của người dân.
Đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị thành phố Vĩnh Yên và các huyện thị khác trong tỉnh qua thực tế đã chứng minh việc xây dựng là đúng hướng, góp phần tăng vẻ đẹp, mỹ quan cho đô thị - bộ mặt đô thị khang trang hơn, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tăng giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ đô thị phát triển. Hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh đang được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như thành phố Vĩnh Yên hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 50.000m3/ ngày đêm, người dân Thành phố Vĩnh Yên được hưởng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh ( theo tiêu chuẩn quốc tế), nâng cao sức khoẻ cho mọi người dân đô thị Vĩnh Phúc, đây là hiệu quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng những công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng như : Nâng cấp, cải tạo trụ sở Tỉnh Uỷ, trụ sở HĐND và UBND tỉnh, trụ sở các ban ngành, câu lạc bộ người cao tuổi, công viên, vườn hoa, quảng trường và các công trình công cộng khác đưa vào sử dụng đã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của các cơ quan Đảng và Quản lý nhà nước, tạo ra nơi vui chơi giải trí cho các tầng lớp nhân dân, từ đó góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.
Đầu tư các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, bưu chính - viễn thông cũng dần phát huy được hiệu quả xã hội.Về Y tế, nâng cấp cải tạo các bệnh viện không để tình trạng xuống cấp, chống quá tải trong các bệnh viện, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở cấp cơ sở. Về giáo dục đào tạo, các trường học xây dựng đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng đường, nâng cao cả về quy mô và chất lượng giảng dạy trên địa bàn, đảm bảo đủ phòng học, không còn hiện tượng không đủ phòng, học sinh phải học hai ca, ba ca. Trên địa bàn đã thành lập thêm một số trường dạy nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu học tập, học nghề của mọi lứa tuổi trong dân cư. Hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm - đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.
Từ những phân tích thực tế , ta thấy hiệu qủa xã hội của hoạt động đầu tư XDCB giai đoạn 2004-2008 là rất đáng ghi nhận. Các đô thị trong Tỉnh được đổi mới khang trang sạch đẹp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống giao thông rất thuận lợi. Điều đó đã góp phần làm đẹp bộ mặt tỉnh Vĩnh Phúc đối với không những các doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn phần nào làm tăng tiềm năng du lịch của tỉnh. Với kết quả ấy đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc từ khi mới tái lập đến nay đã tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
7. Những hạn chế trong đầu tư xây dựng cơ bản và nguyên nhân.
7.1. Những hạn chế cơ bản:
* Trong huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập, cơ sở vật chất còn đang hoàn thiện nên còn nhiều khó khăn về kinh tế, vẫn phải có trợ cấp của Trung ương. Một tỉnh mới tái lập phải đầu tư đồng loạt nhiều hạng mục công trình với tổng vốn đầu tư lớn, hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hoá, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhanh vì vậy tình trạng thiếu vốn so với yêu cầu đầu tư phát triển của Tỉnh là một khó khăn, khó khăn về vốn và quản lý vốn bao gồm :
+ Do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên tuỳ tiện bổ sung vốn hoặc bố trí vốn cho dự án khi dự án còn nhiều điều kiện thủ tục theo quy định.
+ Do nguồn vốn kế hoạch ít so với nhu cầu vì vậy việc ghi kế hoạch vốn cho các dự án chỉ đảm bảo 10 – 20% tổng vốn đầu tư của dự án, nhiều dự án nhóm C theo quy định phải bố trí vốn trong 2 năm, nhưng thực tế phải bố trí vốn 4-5 năm mới hoàn trả hết.
+ Một số dự án được bổ sung vốn cuối năm - để chạy vốn phải ứng khối lượng để thanh toán được vốn gây khó khăn trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng.
+ Việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm ít so với nhu cầu gây tâm lý cho các bên thực hiện đầu tư A – B cầm chừng gây tình trạng dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán được.
Thiếu vốn đầu tư xây dựng cũng là một nguyên nhân đẻ ra nạn cửa quyền, tiêu cực trong bố trí vốn, chất lượng công trình kém do phải chi phí tiêu cực.
* Quy hoạch và chuẩn bị đầu tư:
+ Quy hoạch :
- Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa đủ căn cứ khoa học để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển; do đó phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, gây lãng phí cả thời gian và tiền của. Các quy hoạch thiếu gắn kết với nhau và không căn cứ vào nhu cầu thị trường. Trong khi đó, Nhà nước lại thiếu chính sách, công cụ hữu hiệu, hợp lý để giám sát thực hiện quy hoạch. Vì vậy, tình trạng đầu tư tự phát, không theo quy hoạch còn khá phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế và môi trường.
- Quy hoạch làm ra từng thời kỳ nhưng việc sử dụng nó không nhiều, nhanh bị lạc hậu và phá vỡ, chất lượng chưa cao, chồng lấn nhiều về diện tích khảo sát khi thực hiện quy hoạch, không thừa kế được kết quả giữa các ngành các huyện giữa các dự án với nhau và gây lãng phí.
- Quy hoạch ngành triển khai chậm, và thường chạy theo dự án do đó việc thực hiện chuẩn bị đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, mất thời gian xin thoả thuận về định hướng, quy hoạch hay hướng tuyến,...đặc biệt là quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và quy hoạch mạng lưới giao thông.
- Một số ngành mặc dù nhiều năm được nhắc nhở cần triển khai thực hiện quy hoạch ngành nhưng vẫn không thực hiện được như một số ngành thuộc khối văn hoá xã hội.
- Bên cạnh đó lại có những ngành thực hiện quy hoạch quá nhiều, ồ ạt thậm chí chồng lấn như quy hoạch khu chăn nuôi chồng lấn với quy hoạch khu công nghiệp ; quy hoạch giao thông chồng lấn quy hoạch kênh mương; quy hoạch vùng chũng chồng lấn quy hoạch luồng tiêu, vv...
- Nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá, tốc độ phát triển các khu và CCN nhanh, công tác quy hoạch đã được chú trọng, có nhiều cố gắng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Các địa phương nghiên cứu quy hoạch chưa sâu, tầm nhìn không xa, kết hợp với sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. Do vậy trong quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc, nhanh lạc hậu và phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.
- Trình độ, năng lực của các đơn vị tư vấn lập quy hoạch còn nhiều hạn chế. Cán bộ thẩm định còn chưa nghiên cứu sâu và sát với thực tế. Do vậy trong quy hoạch ngành thường xảy ra các hiện tượng như: Khảo sát quy hoạch còn chưa kỹ, chưa có số liệu chuẩn xác. Nhiều quy hoạch xây dựng xong không được thực hiện.
- Việc công bố quy hoạch ở một số dự án, địa phương chưa được chú trọng, quy hoạch được phê duyệt xong chưa công bố rộng rãi theo quy định.
+ Chuẩn bị đầu tư :
- Tiến độ còn rất chậm, đặc biệt là một số ngành phải chờ thủ tục để phân bổ sau mặc dù đây là năm thứ 2 HĐND tỉnh nghị quyết cho lui thời điểm hoàn thành thủ tục XDCB so với quy định của Chính phủ nhưng vẫn không rút được kinh nghiệm. Các huyện không xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt mà tự phát duyệt nhiều công trình nhỏ lẻ, dưới 5 tỷ gây sức ép lớn về vốn đầu tư trên địa bàn huyện, thị.
- Thực hiện chuẩn bị đầu tư một cách tràn lan, không thực hiện đúng kế hoạch đã giao đầu năm, kể cả các dự án chuẩn bị đầu tư do tỉnh phê duyệt. Ví dụ thực hiện 9 tháng đầu năm 2007 có 86% số dự án được duyệt là các dự án có chủ trương thực hiện ngoài kế hoạch. Tình trạng này cũng phổ biến ở cấp huyện.
- Do sự phân cấp quản lý đầu tư nên sự phối hợp giữa các cấp, các ngành vẫn chệch choạc, lập và thẩm định dự án bị chồng lấn, ngành lập rồi huyện lại lập, dự án kênh mương chồng lấn lên dự án giao thông gây lãng phí, kênh mương làm rồi quy hoạch công nghiệp và xây dựng các công trình khác lại đập đi phá bỏ.
- Trong khâu lập và thẩm định các dự án đối với cấp huyện còn yếu kém do đội ngũ cán bộ năng lực bất cập làm không đúng quy trình, quy mô không phù hợp, nguồn vốn ghi lẫn lộn không đúng luật ngân sách. Dự án có quy mô lớn hơn mức được phân cấp thì tách nhỏ để lập và duyệt, mặt cắt kênh mương cấp 3 lớn hơn cả kênh mương cấp 2.
- Lạm phát, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao, nên hầu hết các công trình đều phải điều chỉnh giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Song, các Bộ, ngành hướng dẫn chậm muộn, thậm chí Thông tư 05/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá ra đời nhưng không thể thực hiện được và phải mất một thời gian dài để thay thế bằng Thông tư 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng song, thực hiện cũng còn nhiều vướng mắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, tổng dự toán, giá gói thầu trở nên chậm muộn ảnh hưởng đến tiến độ chung cũng như khối lượng thực hiện 9 tháng đầu năm.
- Chủ trương của Chính phủ cho bù giá nhiên, vật liệu đã xuất hiện nhiều vấn đề gây thất thoát lớn nguồn vốn NSNN. Nhiều dự án (công trình) mặc dù được triển khai từ những năm trước, đã quá thời hạn hợp đồng nhưng chủ đầu tư, nhà thầu thông đồng với nhau cố tình đẩy thời gian nghiệm thu khối lượng về sau để được bù trượt giá vật liệu. Do vậy, nhiều dự án tìm mọi nguyên nhân để được kéo dài thời gian hợp đồng, gây thất thoát nguồn vốn NSNN. Khối lượng dự án điều chỉnh, bổ sung quá nhiều gây sức ép và quá tải đối với các đơn vị thẩm định.
- Chuẩn bị đầu tư theo quy định mới của Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn mặc dù đã có những văn bản điều chỉnh nhưng vẫn còn quá nhiều tồn tại, mà thể hiện tổng quát nhất là " lực lượng sản xuất không cập với quan hệ sản xuất ".
Cụ thể: Một số khái niệm trong các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa rõ ràng; cơ chế giao chủ đầu tư tự quyết định phê duyệt Thiết kế – Dự toán còn bất cập, giao quyền quá nhiều, gây thất thoát vì nhiều chủ đầu tư năng lực kém trong một số lĩnh vực XDCB, Chất lượng sản phẩm tư vấn còn thấp, do năng lực hạn chế. Một số định mức, đơn giá trong thông báo chưa hợp lý dẫn tới dự toán công trình không chính xác. Vẫn còn hiện tượng thông đồng giữa đơn vị tư vấn, chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Vấn đề chủ đầu tư tự tổ chức Lập, thẩm tra và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-dự toán với Dự án đầu tư xây dựng công trình còn quá nhiều phức tạp: Nhiều công trình có tổng dự toán lớn, nhưng có nhiều chủ đầu tư năng lực kém vẫn phải quyết định phê duyệt; Nhiều hồ sơ TKBVTC – DT do tư vấn lập có chất lượng rất thấp, chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu (dự kiến trúng thầu công trình) tự lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra sao cho có lợi nhất thẩm tra hồ sơ, Có những chủ đầu tư có đủ điều kiện thì tự làm tư vấn lập dự án, tự thẩm tra và phê duyệt TKBVTC – DT, vừa chủ động phân chia gói thầu và tổ chức đấu thầu và xét thầu, tự làm tư vấn giám sát thi công v.v… trở thành một vòng tròn khép kín dễ gây tiêu cực, thất thoát vốn NSNN.
- Lập, thẩm tra và phê duyệt Báo cáo thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình: Trong quy định, Báo cáo TKKT XDCT chỉ thiết kế 1 bước (TKBVTC) và lập luôn dự toán. Văn bản số 4402/UBND-CN1 ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh quy định chủ đầu tư không phải phê duyệt lại TKBVTC – DT cần phải xem lại do không phù hợp với quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng. Do yêu cầu trên nên thời gian qua nhiều dự án người quyết định đầu tư phải bổ sung điều chỉnh cả Báo cáo thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình, trong khi đó lại là nhiệm vụ của chủ đầu tư, làm khối lượng công việc tăng quá tải; Với Báo cáo TKKT XDCT, chủ đầu tư tự chọn đơn vị tư vấn thẩm tra TKBVTC – DT tương tự như trường hợp trên. Thực tế rất nhiều hồ sơ Báo cáo TKKT XDCT không đạt yêu cầu hoặc không an toàn ( như còn sơ sài, hồ sơ TKBVTC – DT không phù hợp với dự án đã được phê duyệt, hồ sơ chất lượng thấp, không xác định vị trí mỏ vật liệu và nơi đổ đất thừa, giải pháp thi công không hợp lý, tỷ lệ thi công thủ công quá cao, hệ số an toàn quá lớn hoặc sử dụng loại vật liệu quá mức cần thiết không phù hợp với công năng sử dụng như thép bố trí thừa, gạch nền và sơn tường cao cấp, gỗ cửa và khuôn cửa đắt tiền, Thép bố trí ngược sơ đồ chịu lực ...)
- Công tác triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư rất chậm, nhất là một số lĩnh vực như: Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Y tế, Văn hoá thể thao ( ví dụ có công trình dự kiến bố trí kế hoạch vốn 2006 và được HĐND nghị quyết cho lui thời điểm hoàn thành thủ tục XDCB theo quy định đến 31/3/2006, nhưng vẫn không hoàn thành).
- Trong giai đoạn vừa qua còn phát sinh nhiều công trình chuẩn bị đầu tư ngoài kế hoạch, như trong năm 2006 có 89 dự án được bổ sung ngoài kế hoạch, cụ thể từng lĩnh vực:
. Nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 47 dự án;
. Giao thông, điện: 13 dự án;
. Văn hoá - xã hội: 29 dự án.
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý và đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng 2003. Mặc dù đã có Thông tư 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn song vẫn còn nhiều bất cập. Việc chủ đầu tư tự phê duyệt thiết kế – dự toán đang phát sinh nhiều vấn đề, các đơn vị tư vấn xây dựng được thành lập ồ ạt, chất lượng tư vấn không đảm bảo. Nhiều hồ sơ thiết kế kỹ thuật – dự toán được chủ đầu tư thuê thẩm định đại khái, gần như hợp thức hoá. Việc này dễ dàng cho các đơn vị thi công móc ngoặc với tư vấn thiết kế để làm lợi cho chính họ và gây thất thoát ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó công tác giám sát chất lượng công trình cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, các đơn vị tư vấn không có đủ lực lượng và năng lực theo quy định, giám sát công trình một cách qua loa, không đảm bảo kỹ thuật.
- Phân cấp đầu tư thay thế cho Quyết định số 849/2004/QĐ-UB ngày 16/4/2004, UBND tỉnh đã có Quyết định số 484/QĐ-CT ngày 09/3/2006 về việc phân cấp quản lý đầu tư trong xây dựng cơ bản. Nhưng có nhiều vấn đề bất cập gây không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng.
Cụ thể tại Quyết định giải thích rõ cụm từ “… ‘trong phạm vi ngân sách của địa phương mình’ được hiểu là trong phạm vi ngân sách của từng huyện, thị xã theo kế hoạch đầu tư hàng năm được HĐND cùng cấp phê duyệt hoặc trong phạm vi ngân sách của xã, phường được HĐND cùng cấp phê duyệt. Chủ tịch UBND cấp dưới không có thẩm quyền phê duyệt các dự án thuộc kế hoạch đầu tư hàng năm của UBND cấp trên.” Như vậy việc các công trình được UBND tỉnh hỗ trợ vốn thuộc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm sẽ không giải ngân được tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. Việc này cũng gây khó khăn cho công tác quản lý đầu tư và xây dựng của cấp trên đối với các dự án do cấp dưới phê duyệt.
Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự toán… khi thẩm định áp đơn giá ban hành chưa sát với thực tế nên còn nhiều tranh cãi, thời gian thẩm định còn kéo dài gây ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư .
Chưa có sự phối hợp và thoả thuận giữa cấp huyện với các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh tham gia trong việc thực hiện thẩm định. Đặc biệt về kỹ thuật và nguồn vốn đối với các dự án sử dụng vốn NSNN. Nhiều dự án được duyệt đã tự ý tổ chức thi công trong khi chưa rõ nguồn vốn hoặc không có kế hoạch vốn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản và làm mất cân đối nguồn ngân sách tỉnh quản lý
* Công tác đấu thầu
+ Hầu hết các gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng chưa thể hiện được tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế (tiết kiệm thông qua đấu thầu không cao giảm khoảng 2-2,5% so với giá gói thầu), hiện tượng đấu thầu hình thức vẫn còn tiếp diễn, trình tự thực hiện chỉ định thầu không đúng, đăng tải các thông tin trong đấu thầu không đúng phương tiện quy định.
+ Đội ngũ những người làm công tác tư vấn đấu thầu trên địa bàn tỉnh không những ít về số lượng, năng lực kinh nghiệm còn hạn chế mà tinh thần trách nhiệm còn thấp, chưa phát huy được vai trò của tư vấn, như: chất lượng các sản phẩm tư vấn đấu thầu luôn phải chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian thẩm định, còn có hiện tượng tư vấn chưa khách quan và công bằng trong đánh giá xét thầu, phụ thuộc vào “chỉ đạo” của chủ đầu tư và đơn vị được “dự kiến” trúng thầu.
+ Chủ đầu tư, Ban QLDA và bên mời thầu còn hạn chế về trình độ chuyên môn, đùn đẩy trách nhiệm cho tư vấn và cơ quan thẩm định, thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý thực hiện hợp đồng, như: không kiểm tra, rà soát kỹ chất lượng của sản phẩm tư vấn trước khi trình duyệt; không thể hiện và bảo vệ quan điểm khi đánh giá xét thầu; quản lý hợp đồng còn tuỳ tiện và dễ dãi.
+ Công tác thẩm định các nội dung trong đấu thầu: Chưa đánh giá hết các sai sót của các hồ sơ dự thầu; chậm phát hiện và chưa mạnh dạn, kiên quyết trong việc đề xuất xử lý các sai phạm của chủ đầu tư, bên mời thầu và tư vấn đấu thầu; còn có sự châm chước, nể nang khi thẩm định kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu.
+ Lĩnh vực đấu thầu tư vấn trong những năm qua còn yếu, đa số việc chỉ định nhà thầu tư vấn lập dự án và nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - dự toán được thực hiện kết hợp trong quyết định phê duyệt dự án là chưa đúng quy định, cần khắc phục, cá biệt, một số công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp.doc