Đề tài Dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường trung học cơ sở

 

MỞ ĐẦU 1

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

III. Mục đích nghiên cứu : 5

IV. Nhiệm vụ của đề tài : 5

V. Phương pháp nghiên cứu : 6

VI. Bố cục của đề tài : 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I : 7

VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ Ở TRƯỜNG THCS. 7

1.1. Khái niệm kinh tế, văn hoá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 8

1.2. Vai trò, ý nghĩa của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường THCS. 12

1.2.1. Đối với nhiệm vụ hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. 13

1.2.2. Vấn đề bồi dường tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh. 17

1.2.3. Đối với việc phát triển năng lực tư duy và hành động thực tiễn. 20

1.3 Tình hình dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường THCS hiện nay. 23

CHƯƠNG II 31

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 7 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 31

2.1. Các kiến thức kinh tế, văn hoá trong chương trình, SGK cải cách giáo dục (phần Lịch sử Việt Nam ). 31

2.2. Xác định kiến thức cơ bản của nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 cần truyền thu cho học sinh. 43

2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 50

2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định các biện pháp dạy học nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 50

2.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 60

CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.KÊT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO 74

KÊT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm, trong đó tỷ lệ các loại bài kinh tế, văn hoá như sau : Lớp Loại bài Tổng số bài Chính trị, quân sự Kinh tế, văn hoá Kinh tế, văn hoá và các vấn đề khác 6 27 17 6 4 7 15 8 3 4 8 Tập I 11 7 1 3 Tập II 18 12 3 3 9 Tập I 10 9 1 Tập II 23 15 5 3 10 23 19 3 1 11 23 19 4 12 Tập I 20 17 3 1 Tập II 18 13 5 Từ năm học 2003 chương trình, SGK Lịch sử tiếp tục được biên soạn và đưa vào thực hiện (bắt đầu từ lớp 6) theo tinh thần đổi mới nhằm trang bị cho học sinh nhận thức toàn diện tiến trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Chương trình, SGK Lịch sử THCS được cấu tạo như sau : -Lớp 6 : 1 tiết/tuần, học sinh được học : + Lịch sử thế giới phần xã hội nguyên thuỷ và cổ đại. + Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ X. -Lớp 7 : 2 tiết/tuần, học sinh được hoc: + Lịch sử thế giới trung đại + Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ XI đến giữa thế kỷ XIX. -Lớp 8 : 1,5 tiết/tuần, học sinh được học: + Lịch sử thế giới cận đại + Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1945. -Lớp 9 : 1,5 tiết/tuần, học sinh được học: + Lịch sử thế giới hiện đại. + Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. Từ cấu trúc của chương trình và tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá được đưa vào chương trình, nội dung SGK Lịch sử ở trường phổ thông biên soạn từ 1990 - 1991 và chương trình SGK mới đang tiến hành hiện nay, chúng tôi rút ra một số kết luận sau : Thứ nhất : Chương trình, nội dung SGK Lịch sử ở trường phổ thông được biên soạn từ 1990 - 1991 và chương trình SGK mới đang tiến hành hiện nay xây dựng trên một cơ sở lý thuyết tương đối toàn diện, có tính thuyết phục cao và bảo đảm được tính hệ thống của nó. Với cấu trúc của chương trình đường thẳng kết hợp đồng tâm đã giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương và đáp ứng phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý của học sinh. Song, đi sâu tìm hiểu chương trình, chúng ta thấy rõ rằng ở trường THCS, chương trình đảm bảo tính hệ thống của tri thức lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến nay) đó là một thuận lợi cho việc tăng tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá trong chương trình, nhưng lại không hoàn chỉnh về tri thức lịch sử thế giới (Học sinh không được học lịch sử thế giới cổ - trung đại). Chương trình và SGK mới thực hiện từ năm 2003 đã khắc phục được nhược điểm này. Ở trường PTTH, chương trình đảm bảo tính hệ thống tri thức lịch sử thế giới nhưng lại không hoàn chỉnh về tri thức lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam chủ yếu là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. Trước đó, ở lớp 11, các em được học 8 tiết khái quát tiến trình lịch sử dân tộc từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỷ XX. Chương trình cũng thực hiện sự đổi mới về mặt nội dung, nhất là việc cập nhật những thành tựu mới của sử học thế giới và sử học Việt Nam, cập nhật cách nhìn nhận, đánh giá mới về một số sự kiện, hiện tượng lịch sử, chương trình cũng thể hiện tính toàn diện, khách quan, khoa học. Những vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá… được trình bày khá cân đôi, hợp lý (đặc biệt ở trường THCS), hình thức trình bày cũng được đổi mới theo hướng làm cho nội dung gọn nhẹ, chính xác và chặt chẽ, giản lược những chi tiết, những sự kiện, hiện tượng rườm rà không cần thiết. Tuy dòng lịch sử chính trị, quân sự vẫn là dòng chính song không coi nhẹ lịch sử kinh tế, văn hoá. “Những vấn đề kinh tế, văn hoá được chú trọng đúng mức có thể giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn diện mạo và tiến trình lịch sử dân tộc cũng lịch sử thế giới”. Ví như ở lớp 6 trường THCS, so với chương trình cải cách thêm 3 tiết (trong 4 tiết) trình bày sự phát triển kinh tế, văn hoá Đông Sơn và đời sống văn hoá vật chất, tinh thần thời Văn Lang. Ở lớp 7, trong số 28 tiết chương trình đã giành 10 tiết cho nội dung xây dựng kinh tế, văn hoá đất nước… Thứ hai : Tỷ lệ giữa các sự kiện, hiện tượng về kinh tế, văn hoá với các sự kiện, hiện tượng về lịch sử chính trị, quân sự, giữa các nội dung kinh tế, văn hoá trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của lịch sử dân tộc, giữa khoá trình lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, giữa chương trình Lịch sử cấp THCS và cấp PTTH chưa được cấu tạo một cách cân đối. Nhìn chung những tri thức về kinh tế, văn hoá vẫn chiếm một tỉ lệ ít hơn nhiều so với lượng tri thức về đấu tranh quân sự, chính trị… Giữa chương trình Lịch sử cấp THCS và PTTH tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá cũng được cấu tạo khác nhau. Chương trình Lịch sử cấp THCS tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá được đưa vào nhiều hơn, đặc biệt là ở khoá trình Lịch sử dân tộc, lớp 6 chiếm 22,2%, lớp 7 chiếm 20%, lớp 8 chiếm 13,6%, lớp 9 chiếm 18% chưa kể các loại bài kinh tế, văn hoá và các vấn đề khác. Chương trình Lịch sử cấp PTTH, các khoá trình lịch sử thế giới (nhất là Lịch sử thế giới cổ trung đại) giới thiệu các sự kiện kinh tế, văn hoá nhiều hơn so với các khoá trình Lịch sử Việt Nam. Trong khoá trình Lịch sử Việt Nam, các kiến thức về kinh tế, văn hoá chỉ chủ yếu tập trung ở phần “khái quát tiến trình Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỷ XX” (ở lớp 11) và càng về sau càng ít dần. Tuy nhiên, so với cấp THCS, các nội dung kinh tế, văn hoá được trình bày ở cấp PTTH mang tính khái quát cao hơn, không dàn trải, chi tiết, cụ thể, thực hiện được mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế với văn hoá. Ví như, ở lớp 6 trường THCS khi tìm hiểu sự ra đời và phát triển của nhà nước Văn Lang - Cơ sở cho sự xuất hiện của nên văn minh Văn Lang - Âu Lạc, qua sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Việt Cổ, học sinh được hướng dẫn tìm hiểu cụ thể sự biến đổi trong sản xuất (thông qua công cụ lao động và trình độ kỹ thuật lao động) và những sinh hoạt văn hoá bình dị (ăn mặc, ở, đi lại) của cư dân Văn Lang. Ở lớp 11, tìm hiểu nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc của người Việt cổ, các em được giới thiệu sự phát triển kinh tế (cơ sở cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc) và những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Rõ ràng, cách trình bày các nội dung kinh tế, văn hoá ở cấp PTTH mang tính khái quát cao đáp ứng được trình độ nhận thức của học sinh. Thứ ba : Ngoài một số bài, mục trình bày các sự kiện kinh tế, văn hoá khá đầy đủ, chi tiết còn phần lớn chỉ giới thiệu chung chung, sơ lược. Đây chính là nguyên nhân làm cho môn Lịch sử cho đến nay chưa đem lại cho học sinh nhận thức đầy đủ về các vấn đề kinh tế, văn hoá. Cách trình bày các sự kiện kinh tế, văn hoá lại quá ngắn gọn, sơ lược, khô khan gây cho giáo viên không ít khó khăn khi khai thác SGK trong quá trình giảng dạy và học sinh tâm lý không hứng thú học tập, tiếp thu các nội dung kiến thức về kinh tế, văn hoá. Nên chăng, SGK cần tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế, văn hoá tiêu biểu nhưng giới thiệu một cách cụ thể, chi tiết hơn. Chương trình SGK mới từ năm 2003 đang từng bước thực hiện theo hướng này . Thứ tư : Do khuôn khổ có hạn nên SGK đã không đưa vào hoặc đưa vào quá ít, không đầy đủ những tranh ảnh, bản đồ…cần thiết (SGK trước CCGD và SGK mới hiện nay lại có) và tỷ lệ cũng không giống nhau, ở cấp THCS đồ dùng trực quan nhiều hơn so với cấp PTTH. Kinh tế, văn hoá là những nội dung khó, đôi khi khô khan rất cần thiết đồ dùng trực quan sinh động để minh hoạ. Cho nên, với một số lượng quá ít ỏi các loại đồ dùng trực quan trong SGK đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, nhất là dạy các nội dung kinh tế, văn hoá đòi hỏi cả thầy và trò sử dụng và khai thác triệt để các loại tài liệu bổ xung hỗ trợ như đồ dùng trực quan tạo hình và trực quan qui ước. Việc phân tích cấu tạo, tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá trong chương trình Lịch sử CCGD (phần Lịch sử dân tộc) góp phần quan trọng giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu các kiến thức kinh tế, văn hoá trong chương trình, SGK Lịch sử CCGD phần Lịch sử Việt Nam ở trường THCS. 2.1.2. Các kiến thức kinh tế, văn hoá trong chương trình GSk CCGD phần Lịch sử Việt Nam ở trường THCS. Chúng tôi đã trình bày ở mục (2.1.1) chương trình Lịch sử cấp THCS được xây dựng đảm bảo tính hệ thống của tri thức lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc cho đến nay). Với ý tưởng trang bị cho học sinh nhận thức toàn diện, các nội dung kinh tế, văn hoá được cấu tạo khá cân đối hợp lý (so với các nội dung chính trị, quân sự) đã phản ánh đúng bước phát triển của lịch sử dân tộc qua các chặng đường lịch sử dân tộc. a- Kiến thức kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ thế kỷ X. Nằm toàn bộ trong chương trình Lịch sử lớp 6, sự biến đổi phát triển của kinh tế, văn hoá đã phản ánh bước đi đầu tiên trong tiến trình Lịch sử dân tộc từ nguyên thuỷ đến thế kỷ X với những nội dung chủ yếu sau : -Bước biến đổi kinh tế, văn hoá thời kỳ xã hội nguyên thuỷ được đánh dấu bằng sự hoàn thiện của công cụ sản xuất (trình độ chế tác công cụ lao động từ đá thô sơ đến tinh vi như cung tên…) đưa đến bước chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế từ săn bắn, hái lượm, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên đến sự ra đời của nghề nông trồng lúa. Việc phát minh ra lửa và biết sử dụng lửa có ý nghĩa lớn lao đưa con người từ ăn lông ở lỗ đến hình thành tổ chức xã hội, cộng đồng với những nét văn hoá bình dị, gần gũi. Trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn là biểu hiện cao nhất sự sáng tạo kinh tế, văn hoá của con người Việt Nam thời nguyên thuỷ. -Trên cơ sở biến đổi, phát triển cao của nền kinh tế, văn hoá nguyên thuỷ, người Việt cổ bước vào thời kỳ có Nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Nền kinh tế, văn hoá tiếp tục phát triển. Với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu (bên cạnh các ngành kinh tế thủ công nghiệp : đúc đồng, gốm, dệt…) và đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú nhưng giản dị mang đậm phong cách của cư dân nông nghiệp trong ăn, ở, mặc, đi lại… đã tạo nên nền văn minh đầu tiên, văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh in đậm bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta ngày nay. -Sau nhiều thế kỷ phát triển nền kinh tế, văn hoá để xây dựng quốc gia đầu tiên : Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, năm 179 trước công nguyên nhà Triệu - một triều đại phong kiên phương Bắc xâm lược Âu Lạc mở đầu thời kỳ hàng ngàn năm các triều đại phong kiên phương Bắc thay nhau đô hộ đất nước ta. Nền kinh tế, văn hoá của dân tộc phát triển chậm chạp bị các triều đại phong kiến phương Bắc kìm hãm, bóc lột và đồng hoá. Song, trải qua hàng ngàn năm đau thương dưới ách thống trị hà khắc của chúng nền kinh tế, văn hoá của dân tộc Việt không những không bị đồng hoá mà tiếp tục phát triển, giữ vững bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc nền kinh tế, văn hoá của người Hán phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc. b- Kiến thức kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIX. Bằng cuộc đấu tranh lâu dài và kiên cường trong suốt hàng chục thế kỷ chống lại các triều đại đô hộ phong kiến phương Bắc mà tiêu biểu nhất là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 nhân dân ta giành được độc lập cho Tổ quốc, một kỷ nguyên mới đã mở ra, kỷ nguyên độc lập và tự chủ. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc mang nặng tư tưởng bành trướng Đại Hán không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta và làm chủ Đông Nam Á. Để nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo và lạc hậu, để vĩnh viễn không bao giờ trở lại cảnh nước mất nhà tan, nhân dân ta đã tự đặt cho mình hai nhiệm vụ tiến hành song song tích cực : xây dựng đất nước và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để xây dựng đất nước, bên cạnh việc ổn định chính trị, đặt nền móng đầu tiên tiến tới xây dựng một Nhà nước quân chủ hoàn chỉnh-Nhà nước phong kiến độc lập thì cần phải xây dựng nền kinh tế, văn hoá độc lập, tự chủ có ý nghĩa quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các triều đại phong kiến dân tộc từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn ý thức được vai trò, ý nghĩa của phát triển kinh tế, văn hoá đối với sự hưng suy của triều đại và dân tộc nên đều đã có những chính sách, biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế, văn hoá. Những thành tựu trong xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá mà các triều đại phong kiến dân tộc đạt được đã tạo nên nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ : nền kinh tế vẫn là sự tiếp nối và phát triển cao hơn của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ thời dựng nước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển cao tạo cơ sở cho sự nảy nở của nền văn hoá tinh thần phong phú với ba bộ phận chính : Văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá dân gian. Những công trình kiến trúc điêu khắc, đặc biệt ở thời Lý, Trần chẳng những phản ánh triết lý sâu xa của Phật giáo mà còn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, thể hiện sức sáng tạo vô hạn và óc thẩm mỹ tinh tế của nhân dân ta. Ví như hình tượng con rồng trên các công trình kiến trúc, điêu khắc vừa thể hiện uy quyền phong kiến, vừa phản ánh ước vọng cầu mưa và sự thịnh vượng của cư dân nông nghiệp hoặc những tác phẩm văn thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm sáng tác trong giai đoạn này đã đi vào lịch sử nước nhà như những kiệt tác văn chương về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Bên cạnh dòng văn hoá bác học, chính thống đó, dòng văn hoá dân gian giàu sức sống với sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá truyền miệng, lễ hội dân gian… cũng phát triển mạnh có ảnh hưởng nhất định đối với dòng văn hoá bác học chính thống. Những thành tựu kinh tế, văn hoá mà các triều đại phong kiến dân tộc đã đạt được từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX đã giúp học sinh nhận thức đúng về nền văn minh Đại Việt - nền văn minh đạt đến trình độ cao, thể hiện bản sắc và bản lĩnh của một dân tộc đã trưởng thành, một dân tộc văn hiến. c- Kiến thức kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Các kiến thức kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám 1945 (được giảng dạy ở lớp 8 và lớp 9) thông qua một số sự kiện, hiện tượng nằm rải rác trong các đề mục nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức sau: -Chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp qua hai chương trình khai thác kinh tế qui mô ở thuộc địa (lần I : 1897-1913, lần II : 1919 - 1929), được giảng dạy ở lớp 8 và lớp 9. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích về hai chương trình khai thác kinh tế này qua các nội dung : mục đích của chương trình khai thác, nội dung và đặc biệt tác động của chương trình khai thác trên cả hai mặt : cơ cấu kinh tế và phân hoá xã hội. Trên cơ sở đó bước đầu hướng dẫn học sinh so sánh về hai chương trình khai thác kinh tế này để học sinh hiểu rõ hơn bản chất của bọn thực dân, đế quốc là áp bức và bóc lột. -Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và sự bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) đẽ có những tác động lớn làm chuyển biến nền kinh tế nước ta, song về cơ bản cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp què quặt phụ thuộc chặt chẽ vào thực dân Pháp trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. -Tác động của những biến đổi về kinh tế (đặc biệt là chương trình khai thác thuộc địa) đã tạo nên những biến chuyển mới trong đời sống văn hoá tư tưởng của dân tộc. Sự phân hoá giai, tầng trong xã hội, sự nảy sinh các giai cấp mới do chương trình khai thác bóc lột của thực dân Pháp đem lại đã làm xuất hiện hàng loạt những hoạt động văn hoá mới diễn ra dưới hình thức các phong trào yêu nước như Duy Tân hội của Phan Bội Châu (1904) Đông Kinh Nghĩa thục (1908) của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh… trên cơ sở của các phong trào yêu nước, trước ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình thế giới (đặc biệt tư tưởng dân chủ tư sản) đã làm cho những tri thức yêu nước nhận thức được cần phải tìm con đường cưu nước mới. Nhiều xu hướng yêu nước dân chủ công khai đã xuất hiện đầu thế kỷ XX : bạo động vũ trang của Phan Bội Châu, cải lương duy tân của Phan Chu Trinh và tiêu biểu hơn cả là hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng vô sản tháng Mười Nga năm 1917. -Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai thông qua hàng loạt các phong trào cách mạng 1930 - 1931 ; 1936- 1939; 1939 - 1945, các phong trào này đã có những tác động to lớn làm biến chuyển đời sống văn hoá, tư tưởng của dân tộc. d- Kiến thức kinh tế, văn hoá phần Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. Cách mạng tháng Tám 1945 đã kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa tới nền độc lập thực sự cho đất nước với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã xâm lược nước ta, nền độc lập dân tộc bị đe doạ. Để bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước, Đảng ta có những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, văn hoá đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Phát triển kinh tế, văn hoá thời kỳ này thông qua nhứng nội dung cụ thể sau : -Giải quyết khó khăn về nạn “Giặc đói, giặc dốt” phát triển kinh tế, văn hoá thời kỳ sau cách mạng tháng Tám (9/1945 - 12/1946) -Phát triển kinh tế, văn hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 19454). -Phát triển nền kinh tế, văn hoá XHCN ở miền Bắc sau năm 1954; phục hồi, phát triển nền kinh tế, văn hoá sau kháng chiến chống Pháp, xây dựng nền kinh tế, văn hoá XHCN… -Phát triển nền kinh tế, văn hoá XHCN từ sau 1975 đến nay, giúp học sinh hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng kinh tế phát triển văn hoá và những thành tựu đạt được. Điểm qua các kiến thức về kinh tế, văn hoá giúp chúng tôi khẳng định tính hệ thống của chương trình Lịch sử CCGD phần Lịch sử Việt Nam cấp THCS. Từ đó đi sâu tìm hiểu kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hoá trong chương trình Lịch sử lớp 7 cần truyền thụ cho học sinh. 2.2. XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 7 CẦN TRUYỀN THU CHO HỌC SINH. Ở lớp 7, chương trình,SGK cải cách thực hiện những năm 1990 - 1991, học sinh được học Lịch sử từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV. Trong chương trình SGK lớp 7 mới thực hiện đại trà từ năm 2004, học sinh được học Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX. Chiến thắng vĩ đại của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc cuộc đấu tranh bền bỉ của dân tộc ta qua hàng ngàn năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập tự chủ. Để giữ vững nền độc lập tự chủ, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê và Nguyễn nối tiếp nhau tồn tại đều xác định cho mình hai nhiệm vụ thiêng liêng : xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Trong 28 tiết của chương trình Lịch sử lớp 7 có 11 tiết giảng dạy về nội dung kinh tế, văn hoá hoặc có liên quan tới nội dung kinh tế, văn hoá(trong 66 tiết của chương trình lớp 7 mới có 8 bài về kinh tế, văn hoá và một số bài có nội dung kinh tế, văn hoá khác kèm theo). Điều này chứng tỏ tính hệ thống, toàn diện của chương trình Lịch sử trong việc phát triển toàn diện học sinh. Tiến trình lịch sử dân tộc từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê và Nguyễn là thời kỳ xác lập và phát triển rồi suy yếu dần của chế độ phong kiến dân tộc trên tất cả các mặt. Về thể chế chính trị, được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm phát triển của lịch sử dân tộc và bước phát triển chung của thể chế phong kiến kiểu Phương Đông : Đi từ quân chủ quí tộc tới nền quân chủ chuyên chế quan liêu. Thiết chế Vua nắm quyền sở hữu tối cao (cả vương quyền và thần quyền) cùng hệ thống quân đội, luật pháp ngày càng hoàn thiện. Tương ứng với thiết chế chính trị đó là một cơ sở kinh tế và hệ tư tưởng từ Phật giáo đến Nho giáo với quan niệm “trung quân ái quốc”. Thoát khỏi sự kìm hãm, bóc lột kinh tế, đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc, các triều đại phong kiến dân tộc (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) đã xác lập và phát triển một cơ cấu kinh tế phong kiến độc lập đi từ quan hệ sản xuất quí tộc với nông nô, nô tỳ đến quan hệ địa chủ với nông dân từ thế kỷ XV. Đồng thời đã xây dựng cho mình một nền văn hoá phát triển rực rỡ (trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá, văn minh cổ truyền của dân tộc - văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp thu văn hoá Hán và văn hoá Chăm) : văn minh Đại Việt trên tất cả các mặt vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, nghiên cứu, học tập các nội dung kinh tế, văn hoá trong môn Lịch sử ở trường phổ thông là dưới góc độ một sự kiện, hiện tượng lịch sử chứ không phải nghiên cứu một phương thức sản xuất, một hình thái kinh tế, văn hoá, một vấn đề văn hoá chung. Cho nên, vấn đề xác định kiến thức cơ bản của các nội dung kinh tế, văn hoá giúp học sinh nắm và hiểu được sự phát triển kinh tế, văn hoá của một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử, trên cơ sở đó rút ra đặc điểm, bản chất của nền kinh tế, văn hoá đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo việc xác định kiến thức cơ bản của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7 một cách chính xác, khách quan, khoa học, chúng tôi dựa vào những nguyên tắc dạy học bộ môn: Thứ nhất : Lý luận dạy học bộ môn đã khẳng định kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu cần thiết cho học sinh để hiểu biết lịch sử : đó là các sự kiện, biểu tượng, nhân vật, biến cố lịch sử, qui luật lịch sử, các kết luận khái quát quan trọng đối với học sinh. Kiến thức cơ bản của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7 phải là các sự kiện, hiện tượng lịch sử kinh tế, văn hoá cơ bản, trọng tâm để qua các sự kiện, hiện tượng này học sinh nắm và hiểu được tình hình phát triển kinh tế, văn hoá của giai đoạn lịch sử đó với những nét đặc trưng nổi bật của nó. Thứ hai : Việc lựa chọn những kiến thức cơ bản của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7 phải dựa trên cơ sở yêu cầu của chương trình và trình độ nhận thức của học sinh lớp 7. Trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7 các nội dung kinh tế, văn hoá chỉ được giới thiệu một cách chung chung. Cho nên cần phải căn cứ vào yêu cầu, nội dung của bài học cụ thể để lựa chọn những sự kiện, hiện tượng lịch sử kinh tế, văn hoá tiêu biểu để phân tích, khắc hoạ cho học sinh. Những kiến thức cơ bản được lựa chọn phải “vừa sức” với khả năng nhận thức của học sinh lớp 7. Ở lứa tuổi 12, 13, nhận thức của các em còn dừng lại ở mức độ cảm tính quan sát cụ thể, tư duy trìu tượng đã phát triển nhưng chưa cao. Vì vậy, không nên đòi hỏi ở các em khả năng phân tích, đánh giá những sự kiện hiện tượng kinh tế, văn hoá như học sinh lớp 9 mà cần phải giới thiệu các sự kiện, hiện tượng đó một cách cụ thể, sinh động, có hình ảnh để học sinh tiếp thu, nhớ, hiểu kiến thức. Trên cơ sở đó hướng dẫn các em rút ra kết luận, đặc điểm, bài học của các sự kiện, hiện tượng lịch sử ấy. Ví như, khi giảng dạy về sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp thời Lý, giáo viên không thể thuyết trình, khẳng định nền kinh tế thủ công nghiệp phát triển một cách chung chung mà phải thông qua biểu tượng trực quan cụ thể : Hình 19 : Bát men ngọc thời Lý, miêu tả thành tựu nổi bật, cụ thể của kinh tế thủ công nghiệp thời Lý để thấy được sự tinh tế, sáng tạo và trình độ kỹ thuật thẩm mĩ cao của nhân dân ta, từ đó mới rút ra kết luận : Kinh tế thủ công nghiệp thời Lý phát triển đạt tới trình độ cao. Những nguyên tắc trên là điều kiện cần thiết giúp giáo viên và học sinh lựa chọn sử dụng có hiệu quả các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7 đảm bảo mục tiêu giáo dục mà bộ môn đặt ra. Từ cơ sở đó, chúng tôi xác định kiến thức cơ bản của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình Lịch sử Việt Nam ở lớp cần truyền thụ cho học sinh là những kiến thức sau : Một là : Tìm hiểu, giới thiệu điều kiện nảy nở và phát triển của kinh tế, văn hoá các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê và Nguyễn. Các nội dung kinh tế, văn hoá được giảng dạy ở bài 8 (tiết 2); bài 11 (tiết 1,2); bài 12 (tiết 2); bài 14 (tiết 1, 2); bài 15 (tiết 1, 2) : bài 19 (tiết 1, 3, 4) ; bài 22 (tiết 1, 2); bài 25; bài 27 (tiết 1, 2) và bải tổng kết. Tìm hiểu điều kiện nảy nở và phát triển kinh tế, văn hoá qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, giáo viên giúp học sinh đi sâu vào những nội dung chính : -Thực trạng nền kinh tế, văn hoá ở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển như thế nào ? Ví như thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đất nước vừa thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nền kinh tế đất nước trong thời kỳ Bắc thuộc bị kìm hãm (mặc dù mầm mống nền kinh tế phong kiến đã xuất hiện) về cơ bản các triều đại phong kiến phương Bắc đều muốn vơ vét bóc lột kinh tế, kìm hãm sự phát triển của dân tộc, thực hiện chính sách đồng hoá về văn hoá. Từ thực trạng đó, các triều đại phong kiến dân tộc đầu tiên Ngô, Đinh, Tiền Lê ý thức hơn về quyền tự chủ tự tôn dân tộc, có những chính sách biện pháp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hoá. Đây được coi như thời kỳ đầu tiên xác lập chế độ phong kiến Việt Nam với cơ cấu kinh tế - xã hội tương ứng. Hay như khi tìm hiểu thực trạng điều kiện phát triển nền kinh tế, văn hoá thời Hậu Lê sau hơn hai mươi năm bị nhà Minh đô hộ. Sự khủng hoảng của triều đại cuối Trần (trên tất cả các mặt: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá) mà những cải cách của triều Hồ không cải thiện được là bao, tình hình quan hệ quí tộc nông nô, nô tỳ trong các điền trang thái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1671.doc