LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu của báo cáo 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1. Đảng viên 4
1.1.2. Công tác phát triển Đảng viên 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy phường 5
1.2.1. Chức năng 5
1.2.2. Nhiệm vụ 6
1.3. Ý nghĩa công tác phát triển đảng viên của Đảng ủy phường 9
Tiểu kết chương 1 10
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TẠI CHI BỘ PHƯỜNG HÀNG GAI, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11
2.1. Khái quát chung về Đảng ủy phường Hàng Gai 11
2.2. Công tác phát triển đảng viên tại phường Hàng Gai từ năm 2016 đến nay 13
2.2.1. Công tác quản lý hồ sơ đảng viên dự bị: 13
2.2.2. Công tác quản lý hồ sơ đảng viên: 14
2.2.3. Về việc phát thẻ đảng viên: 14
2.2.4. Về giới thiệu sinh hoạt đảng: 15
2.2.5. Về thực hiện xét tặng, truy tặng HHĐ đối với đảng viên: 15
2.2.6. Việc xét cho đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng: 16
2.3. Quy trình xét kết nạp đảng viên 16
2.3.1. Điều kiện kết nạp vào Đảng 16
2.3.2. Quy trình kết nạp Đảng và chuyển Đảng chính thức 17
2.4. Đánh giá công tác phát triển đảng viên tại chi bộ phường Hàng Gai 23
Tiểu kết chương 2 24
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TẠI CHI BỘ HÀNG NÓN PHƯỜNG HÀNG GAI 25
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phát triển đảng. 25
3.2. Chủ động làm tốt công tác phát hiện, tạo nguồn phát triển đảng. 25
3.3. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình phát triển đảng. 26
3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa kết nạp đảng viên với giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và sàng lọc đảng viên. 26
3.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong công tác phát triển đảng. 27
Tiểu kết chương 3 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
36 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên tại chi bộ Hàng Nón, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
3- Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4- Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
5- Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.
6- Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Quy định này thay thế Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 19-11-1992 của Ban Bí thư (khóa VII), có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến các chi bộ để thực hiện.
Ý nghĩa công tác phát triển đảng viên của Đảng ủy phường
Để công tác phát triển đảng thật sự có chất lượng, các cấp ủy, tổ chức đảng cần phải thực hiện tốt nhiều khâu, nhiều bước theo một qui trình chặt chẽ, nghiêm túc: từ tuyên truyền, giáo dục, tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đến giúp đỡ đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức, trong đó khâu tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì chỉ có tạo nguồn, bồi dưỡng tốt thì mới bổ sung được cho Đảng những người ưu tú nhất, tiêu biểu nhất, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, uy tín và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Ngược lại, nếu làm không tốt, không chỉ triệt tiêu tính tích cực phấn đấu của quần chúng mà tổ chức đảng, đảng viên sẽ mắc bệnh hẹp hòi, cầu toàn hoặc tùy tiện hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng, gây tác hại nhiều mặt, làm cho công tác phát triển đảng viên không thực hiện được yêu cầu đề ra. Do vậy, các tổ chức đảng cần chủ động có kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng; phân công cấp ủy viên, các đoàn thể theo dõi, giúp đỡ và giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên cho từng chi bộ.
Tiểu kết chương 1
CTPTĐV là một nhiệm vụ của tổ chức đảng, là khâu quan trọng của công tác phát triển đảng viên, là điều kiện để mỗi đảng viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực chính trị, phong cách công tác của người đảng viên tiên phong. CTPTĐV là nhiệm vụ, nội dung của công tác xây dựng Đảng ở Đảng ủy phường có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, phát triển đảng viên.
Vì vậy, CTPTĐV của đảng ủy phường trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, ưu điểm.Tuy nhiên, ở một số chi bộ trong đảng ủy phường vẫn còn hạn chế; chưa gắn kết tốt mối quan hệ giữa đảng và nhân dân, còn mắc bệnh “hình thức”,vv
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TẠI CHI BỘ PHƯỜNG HÀNG GAI, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phát triển đảng viên để không ngừng bổ sung những người ưu tú, trẻ trung, giàu nhiệt huyết trong phong trào quần chúng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng là một yêu cầu khách quan có tính quy luật trong quá trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại đơn vị.
Thực tế gần 90 năm qua, nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh. Từ chỗ chỉ có hơn 5.000 đảng viên trước khi giành chính quyền, Đảng ta đã phát triển lên hàng triệu đảng viên, với hàng vạn cơ sở đảng, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khái quát chung về Đảng ủy phường Hàng Gai
Đảng ủy phường Hàng Gai là địa bàn dân cư gồm những đảng viên là cán bộ, công nhân, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu, bộ đội phục viên, xuất ngũ về sinh hoạt; tổng số đảng viên: 36 đ/c. Trong đó: chuyển đến là 07 đ/c; từ trần 01 đ/c. Hiện nay, số đảng viên Chi bộ là 41 đ/c, trong đó đảng viên được miễn sinh hoạt đảng là 08 đ/c, đảng viên đã được tặng Huy hiệu Đảng là 16 đ/c, về tuổi đời: Dưới 60 tuổi: 08 đ/c; Trên 60 tuổi: 33 đ/c
Địa bàn dân cư Hàng Gai nằm trên một đường phố cổ gồm có: 5 tổ dân phố gồm 66 biển số nhà; 1 Ban Công tác Mặt trận, 1 Chi đoàn Thanh niên, 1 Chi hội Phụ nữ, 1 Chi hội CCB, 1 Tổ Dân vận, 1 Tổ Bảo vệ, 1 Tổ Hòa giải. Trên tuyến phố đa số các hộ dân kinh doanh, sản xuất hàng thủ công nghiệp theo nghề truyền thống tôn, inốc, gương kính, dịch vụ ăn uống, may mặc, khách sạn,
Cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở khu dân cư, chăm lo xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, các gia đình chính sách trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người có công đều được Cấp ủy, Chính quyền, các đoàn thể quan tâm chu đáo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, Tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an sinh xã hội đảm bảo.
Về tổ chức bộ máy: Tổng số đơn vị trên địa bàn phường có tổ chức Đảng sinh hoạt tại Đảng bộ:11 đơn vị (trong đó có cơ quan UBND phường, 1 đơn vị Công an phường, 1 trường THCS, 1 trường Tiểu học, 7 địa bàn dân cư).
Về tổ chức Đảng: Tổng số đảng viên: 301 đảng viên (300 chính thức, 01 dự bị); Tổng số BCH Đảng bộ phường có: 14 đ/c ;Tổng số Chi bộ trực thuộc: 11 Chi bộ
Tổ chức Công đoàn: (Công đoàn cơ quan UBND phường) BCH có 03 đ/c (với 24 đoàn viên, 2 tổ Công đoàn); Đoàn thanh niên: BCH có 11 đ/c; 120 đoàn viên; 12 Chi đoàn.
Về chất lượng tổ chức Đảng:11/11 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảng bộ phường được Quận ủy công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Công tác xây dựng Đảng được Đảng ủy thường xuyên quan tâm, hệ thống chính trị tiếp tục có chuyển biến tốt. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị cách mạng và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi trọng và tập trung chỉ đạo. Đảng ủy đã tổ chức hội nghị tuyên truyền trong Đảng viên về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng và triển khai kế hoạch học tập chuyên đề năm 2018 tới cho toàn thể Đảng viên trong Đảng bộ. Trong năm Đảng ủy đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các Văn kiện Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị TW7 (khóa XII); Sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng ủy phường lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
Công tác phát triển đảng viên tại phường Hàng Gai từ năm 2016 đến nay
Đảng ủy phường luôn coi trọng việc phát triển đảng trong toàn Đảng bộ, đặc biệt quan tâm phát triển đảng trong lực lượng trẻ là đoàn viên thanh niên, các hộ kinh doanh cá thể, cán bộ cơ sở khu dân cư. Đảng ủy chỉ đạo các Cấp ủy chi bộ trực thuộc, đặc biệt là Đoàn TNCSHCM phường quan tâm bồi dưỡng quần chúng ưu tú là đoàn viên thanh niên ở các Chi đoàn địa bàn dân cư và Chi đoàn cơ quan, trường học.
Ngay từ đầu năm, Ban chấp hành Đảng ủy phường đã chỉ đạo các Chi bộ xây dựng kế hoạch phát triển Đảng, các Chi bộ cơ quan, trường học căn cứ vào thực tế của đơn vị đăng ký chỉ tiêu phát triển đảng, tạo nguồn bồi dưỡng, đào tạo và phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng ưu tú vào Đảng; căn cứ vào chỉ tiêu phát triển đảng của các Chi bộ, Đảng ủy phường dự kiến danh sách phát triển đảng đăng ký với Quận ủy.
Trong công tác phát triển đảng, Đảng ủy phường và Cấp ủy các chi bộ luôn thực hiện đúng quy trình xét kết nạp đảng viên mới và đề nghị công nhận đàng viên chính thức cho đảng viên dự bị theo Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) Quy định thi hành Điều lệ Đảng.
6 tháng đầu năm 2018: Đã cử 02 quần chúng ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, 01 đảng viên dự bị đi học lớp đảng viên mới; đề nghị công nhận 05 đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức; hiện nay các Chi bộ đang tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào đảng cho 02 quần chúng ưu tú.
2.2.1. Công tác quản lý hồ sơ đảng viên dự bị:
Đối với đảng viên kết nạp tại Chi bộ: Tại Lễ kết nạp đảng viên Chi bộ phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị, hàng tháng có đánh giá việc tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu của đảng viên dự bị, cử đi học lớp đảng viên mới theo quy định. Khi hết thời gian dự bị đảng viên tự làm bản kiểm điểm đề nghị công nhận đảng viên chính thức, Chi bộ báo cáo Đảng ủy phường và làm thủ tục đề nghị công nhận đảng viên chính thức, Đảng ủy xem xét và đề nghị Quận ủy quyết định công nhận đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức.
Đối với đảng viên dự bị ở Đảng bộ khác chuyển sinh hoạt Đảng đến Đảng ủy phường: Đảng ủy có công văn gửi các Chi bộ để các Chi bộ quản lý và thực hiện việc, bồi dưỡng, giúp đỡ và đề nghị công nhận đảng viên chính thức đối với đảng viên dự bị đảm bảo đúng quy định.
Việc quản lý hồ sơ đảng viên dự bị Đảng ủy phường thực hiện nghiêm túc theo điểm 6.2, Điều 6 – Điều lệ Đảng.
2.2.2. Công tác quản lý hồ sơ đảng viên:
Đảng ủy phường thực hiện nghiêm túc việc quản lý hồ sơ đảng viên theo quy định số 29-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/7/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI).
Đồng chí Thường trực Đảng ủy phường trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ đảng viên; theo dõi, nghiên cứu và khai thác hồ sơ đảng viên theo sổ danh sách đảng viên của Đảng bộ; quản lý hồ sơ đảng viên theo Chi bộ.
Đảng ủy phường quản lý với hồ sơ đảng viên và tài liệu của Đảng theo chế độ mật, việc khai thác dữ liệu đảng viên phục vụ công tác Đảng, công tác nhân sự HĐND – UBND – MTTQ và các đoàn thể thực hiện tại Văn phòng Đảng ủy phường.
Việc thực hiện bổ sung hồ sơ đảng viên theo định kỳ hàng năm: Đảng ủy phường chỉ đạo khai phiếu hổ sung theo Mẫu số 3-HSĐV hàng năm tới các Chi bộ trực thuộc (Đối với đảng viên các cơ quan, trường học thuộc phường thực hiện nghiêm túc việc khai bổ sung hồ sơ; riêng các Chi bộ khu dân cư hầu hết đảng viên không có sự thay đổi về công tác, lý lịch nên việc khai bổ sung HSĐV chưa đồng bộ).
Việc rà soát hồ sơ đảng viên từ trần chưa thực hiện thường xuyên. Cơ sở, phương tiện lưu giữ hồ sơ đảng viên: Văn phòng Đảng ủy phường được cấp 01 tủ hồ sơ để bảo quản, lưu giữ hồ sơ đảng viên.
2.2.3. Về việc phát thẻ đảng viên:
Việc thực hiện phát thẻ đảng viên thực hiện theo quy định tại điểm 6 (6.1), Quy định số 29-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/7/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII). Hàng tháng các Chi bộ thường xuyên đưa nội dung về giữ gìn, bảo quản, sử dụng thẻ đảng viên vào sinh hoạt Chi bộ để mọi đảng viên trong chi bộ nghiêm túc thực hiện; Vào sổ phát thẻ đảng viên đối với những đảng viên được phát thẻ tại Đảng bộ; Đảng ủy phường đã và đang tiến hành bổ sung số thẻ đảng viên vào lý lịch đảng viên.
2.2.4. Về giới thiệu sinh hoạt đảng:
Thực hiện việc chuyển, tiếp nhận sinh hoạt đảng:Thủ tục tiếp nhận đảng viên mới từ nơi khác chuyển về: Đảng ủy phường tiếp nhận hồ sơ đảng viên theo giấy giới thiệu của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đi (đã có giới thiệu của Quận ủy Hoàn Kiếm), giới thiệu cho Chi ủy chi bộ nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt, Chi ủy chi bộ tiếp nhận và gửi lại giấy giới thiệu cho Đảng ủy phường quản lý hồ sơ đảng viên theo chế độ mật.
Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên nghỉ hưu, Chuyển công tác: Đối với đảng viên nghỉ hưu, chuyển công tác Đảng ủy phường căn cứ Quyết định nghỉ công tác để hưởng chế độ hưu trí và Quyết định điều động, luân chuyển, tiếp nhận cán bộ của đảng viên để hướng dẫn Cấp ủy chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên từ chi bộ, căn cứ giấy giới thiệu của Chi bộ, Đảng ủy phường làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho Đảng viên theo Quy định số 29-QĐ/TW.
2.2.5. Về thực hiện xét tặng, truy tặng HHĐ đối với đảng viên:
Đảng ủy thực hiện nghiêm túc việc xét, đề nghị tặng, truy tặng HHĐ cho đảng viên đảm bảo đúng quy trình theo điểm 27.3, Quy định số 29-QĐ/TW và điểm 18, Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).
Theo dõi và quản lý danh sách đảng viên được tặng HHĐ theo quy định.
Đảng ủy phường chỉ đạo cán bộ Văn phòng Đảng ủy phối hợp với bộ phận nghiệp vụ Ban Tổ chức Quận ủy tổ chức trao tặng HHĐ cho đảng viên theo các đợt tặng HHĐ trong năm đảm bảo đúng nghi lễ, trang trọng, tiết kiệm.
2.2.6. Việc xét cho đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng:
Đảng ủy phường chỉ đạo các Chi bộ thực hiện quy trình xét miễn công tác và sinh hoạt đảng cho đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại điểm 7, Quy định 29-QĐ/TW. Các Chi bộ đã nghiêm túc thực hiện và báo cáo với Đảng ủy phường.
Đảng viên được miễn sinh hoạt đảng đều nghiêm túc thực hiện Điều lệ Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hàng tháng đóng đảng phí theo quy định. Đồng thời Cấp ủy chi bộ hàng tháng thông tin cho đảng viên về nghị quyết, chương trình công tác của Chi bộ và thông báo cho đảng viên đến tham dự các buổi học tập nghị quyết của Đảng, các buổi nói chuyện thời sự do Đảng ủy phường tổ chức.
Thực hiện chế độ chính sách đối với đảng viên được miễn công tác và miễn SHĐ: Chi bộ tổ chức thăm hỏi đảng viên miễn sinh hoạt đảng khi ốm đau, đề nghị tặng Huy hiệu đảng khi đảng viên đủ điều kiện nhận huy hiệu đảng vào các đợt 3/2, 19/5, 2/9, 7/11 trong năm và hưởng các quyền lợi về chính trị như những đảng viên khác.
Quy trình xét kết nạp đảng viên
2.3.1. Điều kiện kết nạp vào Đảng
* Độ tuổi: Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). Đối với người trên 60 tuổi đáp ứng đủ điều kiện sau: Có sức khỏe và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
*Trình độ học vấn.
Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
*Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng.
=> Công dân đó phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
*Được sự tín nhiệm của nhân dân: Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
*Có lý lịch trong sáng.
*Phải trả qua thời kỳ dự bị 12 tháng.
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
2.3.2. Quy trình kết nạp Đảng và chuyển Đảng chính thức
1. Giới thiệu quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng
Các Chi đoàn và Tổ Công đoàn xét chọn trong số Đoàn viên, Công đoàn viên ưu tú theo sự quy hoạch của Chi bộ, có nguyện vọng xin vào Đảng để giới thiệu với Đoàn trường, Công đoàn trường học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Ban chấp hành (BCH) hoặc Ban Thường vụ (BTV) Đoàn trường hoặc Công đoàn Trường họp xét, lập danh sách báo cáo với Đảng ủy. BTV Đảng ủy duyệt danh sách và lên kế hoạch tổ chức lớp "Nhận thức về Đảng" hoặc giới thiệu tham dự lớp do các đơn vị khác tổ chức.
Lưu ý: buổi họp xét chọn phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, người được xét chọn phải đạt trên 50% số thành viên có mặt đồng ý.
Sau khi hoàn thành xong lớp học này, quần chúng ưu tú sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đoàn trường và Công đoàn tiếp tục bồi dưỡng và theo dõi, giúp đỡ những đối tượng này để đưa vào diện cảm tình Đảng.
2. Giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng
a. Tổ chức họp giới thiệu tại đơn vị
Sau thời gian phấn đấu của cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể:
Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét (Đối tượng 1)
Đối với quần chúng là cán bộ - giảng viên là công đoàn viên đã trưởng thành Đoàn thì Tổ Công đoàn (bao gồm cả các thành viên là đảng viên) tổ chức họp xét (Đối tượng 2)
Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:
1) Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;
2) Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề:
Về phẩm chất chính trị
Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng;
Về học tập, chuyên môn;
Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
3) Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: phiếu tín nhiệm phải ghi rõ 02 cột: đồng ý, không đồng ý và có dấu treo của Đoàn trường đối với đối tượng 1 và dấu treo của Công đoàn đối với đối tượng 2.
Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.
b. Hoàn tất hồ sơ đề nghị
Trong khoảng thời gian 3 (ba) tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên (Đối tượng 1 gửi hồ sơ lên Đoàn trường, đối tượng 2 gửi hồ sơ lên Công đoàn trường), hồ sơ bao gồm:
Biên bản họp đơn vị,
Biên bản kiểm phiếu;
Phiếu tín nhiệm;
- Sau khi nhận được hồ sơ, BCH hoặc BTV Đoàn trường, Công đoàn trường họp nhận xét theo 04 nội dung nêu trên (những trường hợp đạt phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp)
- Đoàn trường, Công đoàn trường ra Nghị quyết giới thiệu, chuyển hồ sơ những trường hợp đạt qua Chi bộ sinh viên (đối với quần chúng là sinh viên) hoặc Chi bộ của các phòng, khoa (đối với quần chúng là cán bộ - giảng viên) nơi quần chúng đang sinh hoạt, công tác.
- Các Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên)
- Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Đảng viên chính thức này phải là đảng viên cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 1 năm với người được giới thiệu vào đảng. Nếu đảng viên giúp đỡ người vào đảng chuyển đơn vị công tác thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào đảng được liên tục (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác với người vào đảng ít nhất là 1 năm). Nếu quần chúng là đối tượng được giới thiệu chuyển đơn vị công tác thì Chi bộ tiến hành bàn giao đối với Chi bộ mới để tiếp tục quá trình theo dõi, giúp đỡ.
- Các chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận "Lý lịch người xin vào đảng". Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 (một) tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 (hai) tuần kể từ ngày nhận được "Lý lịch người xin vào đảng", trừ trường hợp có lý do chính đáng.
c. Thẩm tra lý lịch
Trong thời gian 2 (hai) tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.
Trường hợp quần chúng có cha, mẹ, anh, chị, em ruột là đảng viên thì có thể thẩm tra tại nơi quản lý hồ sơ đảng của người đó. Nếu Chi bộ không thể cử người đi thẩm tra được thì báo cáo BTV Đảng ủy để phân công người đi thẩm tra. Trong trường hợp không thể cử Đảng viên đi xác minh trực tiếp thì có thể gửi lý lịch qua đường bưu điện, đề nghị Chi bộ nơi cần xác minh tiến hành xác minh và gửi về Văn phòng Đảng ủy trường.
Chú ý: Người được cử đi xác minh lý lịch phải là đảng viên chính thức.
d. Xét kết nạp
a. Trình tự
Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.
Đối với quần chúng là CB – GV đã trưởng thành Đoàn thì phải có biên bản họp của đơn vị nơi công tác, trong đó có trên 50% ý kiến biểu quyết đồng ý giới thiệu quần chúng vào Đảng.
Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.
Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.
b. Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);
2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);
3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:
Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;
Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Công đoàn Trường giới thiệu;
4) Nhận xét của đoàn thể:
Tổ Công đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp hành Công đoàn (nếu người xin vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên);
Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh viên)
8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;
9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;
e. Tổ chức lễ kết nạp
Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không qúa một tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ). Lễ kết nạp Đảng bao gồm các phần:
Nghi thức Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng.
Đại diện đảng viên được phân công đọc lời giới thiệu người vào Đảng;
Đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đọc lời giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với quần chúng là đoàn viên).
Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).
Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).
Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ chi bộ nơi đảng viên đó sinh hoạt và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
Đại diện Đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
Bế mạc (ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_day_manh_cong_tac_phat_trien_dang_vien_tai_chi_bo_han.docx