Lời mở đầu 1
Phần I:Cơ sở lý luận về xuất khẩu. 2
1.1. Khái niệm về xuất khẩu 2
1.2.Vai trò của xuất khẩu da giày đối với nền kinh tế quốc dân 2
1.2.1.Xuất khẩu giày dép làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước 2
1.2.2. Xuất khẩu giày dép góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại,thúc đẩy sản xuất giày dép theo cả chiều rộng và chiều sâu. 2
1.2.3.Xuất khẩu giầy dép giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và ổn định,cải thiện đời sống dân cư. 3
1.2.4.Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới,tạo khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. 3
1.3.Vai trò của xuất khẩu da giày đối với công ty TNHH Thượng Đình 4
1.3.1.Hoạt động xuất khẩu giày dép là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty. 4
1.3.2.Xuất khẩu giầy dép là một cách hiệu quả để công ty có thể tối đa hóa các biến động về nhu cầu giầy dép ở các thị trường khác nhau. 4
1.3.3.Xuất khẩu giầy dép buộc công ty sản xuất, xuất khẩu giầy dép phải tự đổi mới mình. 4
Phần II:Thực trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn ( 2004-2007) 7
2.1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn ( 2004-2007) 7
2.1.1.Số lượng và kim ngạch xuất khẩu giày sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004-2007) 7
2.1.1.1.Số lượng giày xuất khẩu sang thị trường EUcủa công ty giai đoạn ( 2004-2007) 7
2.1.1.2.Kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) 9
2.1.2.Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) 10
2.1.2.1Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU theo số lượng giai đoạn (2004-2007) 10
2.1.2.2.Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) 13
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy của công ty 15
2.2.1Nhân tố kinh tế 15
2.2.2.Nhân tố chính trị, pháp luật 16
2.2.3 Khoa học kỹ thuật 16
2.2.4.Nguồn nhân lực 17
2.2.5.Nguồn nguyên kiệu đầu vào cho sản xuất. 17
2.3 Đặc điểm của thị trường EU 17
2.3.1.Sự già hoá dân số 17
2.3.2Thời tiết và thời vụ 18
2.3.3.Phong cách tiêu dùng 18
2.3.4.Mức sống dân cư 18
2.4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình trong những năm gần đây 19
2.4.1.Những thành tựu đạt được 19
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế 20
2.4.3.Nguyên nhân 21
2.4.3.1.Công ty chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng 21
2.4.3.2.Công tác quảng bá sản phẩm còn yếu 21
2.4.3.3.Hoạt động marketing 21
Phần III: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình sang thị trường EU 22
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình trong thời gian tới 22
3.1.1.Định hướng chung giai đoạn 2001-2010 của công ty 22
3.1.2. Xu hướng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU. 23
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên giầy Thượng Đình 24
3.2.2.Tích cực tham gia các hội trợ,triển lãm giầy dép được tổ chức ở các nước EU 25
3.2.3.Lựa chọn phương thức thâm nhập và chủ động thâm nhập vào thị trường EU 26
3.2.5.Nâng cao chất lượng và hạ giá thành giầy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. 28
3.2.6.Từng bước chuyển từ làm thuê sang làm chủ trong hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU 30
3.2.7.Huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động sản xuất –xuất khẩu giầy sang thị trường EU. 30
3.2.8.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên 31
Kết luận 33
Danh mục tài liệu tham khảo 34
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thượng Đình sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân chính của sự thay đổi này là do công ty có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để tránh có sự cạnh tranh về giá giầy vải quá mạnh mẽ ở trên thị trường EU.
Năm 2006, số lượng giày vải xuất khẩu có giảm hơn so với năm 2005, giảm khoảng 8,5% so với năm 2005 tức là giảm khoảng 127,749 nghìn đôi. Điều này do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá giầy của EU dẫn đến sự biến động số lượng đơn đặt hàng của các đối tác.
Năm 2007,lượng giầy vải xuất khẩu của công ty tăng so với các năm trước cụ thể là tăng 3,43%(tức là tăng khoảng 51,594 nghìn đôi) so với năm 2005 và tăng khoảng 13,05%(tức là tăng khoảng 179,343 nghìn đôi )so với năm 2006.
Mặc dù vậy thì giày vải vẫn là mặt hàng truyền thống và có thế mạnh của công ty cho nên công ty luôn cố gắng tập trung mọi nguồn lực để phát triển.
Việc số lượng xuất khẩu giày vải vào thị trường EU tăng lên điều đó cũng chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu giầy dép của thị trường ‘’khó tính’’này.Bởi ngày nay theo phân tích và dự báo nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU cho thấy từ những người bình dân đến những người sang trọng thì họ đều có xu hướng chuyển dần sang các loại giày vải có mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ và thoải mái khi đi lại và giá cả lại hợp lý, mặt khác ngành công nghiệp giày dép của EU thường sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và tiên tiến về thời trang chủ yếu là sản phẩm giày da để phục vụ cho một số ít người tiêu dùng có thu nhập cao, còn phân đoạn thị trường thuộc tầng lớp bình dân có thu nhập trung bình bị bỏ ngỏ, trong khi đó thì giày vải của công ty lại có thể đáp ứng được các nhu cầu này cho nên việc gia tăng số lượng giấy vải xuất khẩu sang thị trường EU là điều dễ hiểu.Ngược lại với giày vải, số lượng giầy thể thao xuất khẩu của công ty sang thị trường EU có xu hướng giảm trong giai đoạn(2004-2007).Cụ thể ,ta có thể thấy cơ cấu giày thể thao xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007).
Lượng giày thể thao xuất khẩu có xu hướng giảm.Có thể nói năm 2004, lượng giầy thể thao xuất khẩu nhiều nhất trong vài năm trở lại đây(chiếm tới 54,32%lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU).Điều này có nghĩa là các đơn hàng gia công giầy thể thao của công ty đã giảm xuống.Đây cũng là một xu hướng tốt bởi vì thay vì gia công thuê cho các hãng nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực vào tự thiết kế và sản xuất mặt hàng giày vải ,giầy thể thao của mình, hạn chế việc gia công cho nước ngoài .Mặt khác , giầy vải vẫn là mặt hàng chính của công ty còn giầy thể thao thì tùy thuộc vào từng thời vụ và tùy vào đơn đặt hàng cho nên số lượng xuất khẩu cũng biến động thất thường.
2.1.2.2.Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007)
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang EU giai đoạn (2004-2007)
Tên sản phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Kim ngạch xuất khẩu giầy
TT(%)
Kim ngạch xuất khẩu giầy
TT(%)
Kim ngạch xuất khẩu giầy
TT(%)
Kim ngạch xuất khẩu giầy
TT(%)
Giầy vải
1.694,562
45,7
2.375,798
55
2.645,012
51,43
4.002
55,53
Giầy thể thao
2.015,442
54,3
1.945,92
45
2.497,78
48,57
3.204,86
44,47
Tổng
3.710,004
100
4.321,718
100
5.142,792
100
7.206,86
100
Chúng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU tử năm (2005-2007)chiếm tỷ trọng lớn hơn kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này.Cụ thể ,năm 2005 kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,22 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao của công ty sang thị trường này.
Năm 2006,kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang EU chiếm 51,43% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,06 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này.
Năm 2007,kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU chiếm 55,53% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,25 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường EU.
Không những thế, chúng ta còn thấy được kim ngạch xuất khẩu giầy vải của công ty sang thị trường EU tăng qua các năm.Mặc dù số lượng giầy vải xuất khẩu sang thị trường EU tăng không nhanh nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng nhanh.Tốc dộ tăng kim ngạch xuất khẩu giầy vải năm 2005 so với năm 2004 la 40,2%;năm 2006 so với năm 2005 la 11,33% và năm 2007 so với năm 2006 la 51,3%.Nam 2007, kim ngạch xuaats khẩu giầy vải sang thị trường này tăng vọt (4.002 nghìn USD),tăng gấp 1,51 lần so với năm 2006.Điểu này cho thấy mặt hàng giầy vải xuất khẩu sang thị trường này dạt hiệu quả cao,chất lượng giầy ngày càng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng EU và tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng.
Chỉ riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này, như đã giải thích ở trên là do năm 204 công ty có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để tránh có sự cạnh tranh về giá giầy vải quá mạnh mẽ ở trên thị trường EU.
Về mặt hàng giầy thể thao thì do số lượng giầy thể thao xuất khẩu sang thị trường Eu không ổn định cho nên kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định.Từ năm 2005 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao của công ty sang thị trường này có tăng lên nhưng tốc độ tăng không nhanh như kim ngạch xuất khẩu giầy vải.Cụ thể,tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao năm 2006 so với năm 2005 là 28,35%;năm 2007 so với năm 2006 la 28,3%,riêng năm 2005 so với năm 2004 giảm 3,45%.Điều này cũng là do công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào đơn hàng gia công giầy thể thao của các đối tác nước ngoài, cho nên kim ngchj xuất khẩu không ổn định.
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy của công ty
2.2.1Nhân tố kinh tế
Tác động bởi xu hướng hội nhập nền kinh tế
Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế khác là thị trường quốc tế rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, xuất khẩu giày vải vẫn được duy trì đặc biệt loại giày vải cao cấp. Mặc dù số lượng giày vải không tăng nhưng giá thị xuất khẩu của nó lại tăng cho thấy doanh nghiệp đã xuất khẩu giày vải cao cấp thay thế cho giày vải cấp thấp.
Thu nhập của người tiêu dùng, nhu cầu của họ, mức sống của họ.
Giày dép là một trong những mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng chế biến, là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của công nghiệp.Cho nên việc xuất khẩu giày dép chịu ảnh hưởng của thu nhập,nhu cầu,mức sống của người tiêu dùng. Khi mà thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên thì mức sống của họ cao hơn,nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn,từ chỗ ăn no và mặc ấm đến chỗ đòi hỏi được thỏa mãn cao hơn nhu cầu về thẩm mỹ. Giày dép là một trong những yếu tố làm tôn thêm vẻ đẹp của con ngời cho nên nhu cầu về giày dép ngày càng tăng lên.
Ảnh hưởng của thuế quan và hạn ngạch
Ngày 30.08.2006 ủy ban châu Âu đề xuất mức thuế chống bán phá giá đối với giày nhập khẩu như giày thể thao. Hiện đang tạm thời áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam. Việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá là một rào cản thương mại được áp dụng ngày càng phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây chính là rào cản mà các quốc gia phát truênr sử dụng dể hạn chế lượng hàng xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển có lợi thế so sánh về chi phí: Nhân công rẻ
Hạn ngạch được sử dụng ở một số nước như một công cụ phổ biến của hàng rào phi thuế quan phục vụ cho công tác điều tiết quản lý nhà nước về xuất khẩu. Ở nước ta không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này. Ở một số nước mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày của Việt Nam xuất khẩu vào cũng không áp dụng hạn ngạch như thị trường EU, Nhật Bản. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi cán cân thương mại ảnh hưởng tới sự di chuyển đồng vốn quốc tế dẫn đến ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Tỷ giá hối đoái càng cao càng thúc đẩy cho xuất khẩu giày dép góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay hoạt động giày dép của Việt Nam được thanh toán theo hợp đồng USD và EUR.Cho nên sự biến động của hai đồng tiền này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu giày dép.Nên công ty phải có chính sách để duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Ngoài ra giá dầu mỏ và vàng trên thế giới tăng cao, giá đồng USD sụt giảm sẽ ảnh hưởng tới giá trị các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp lựa chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán cho các hợp đồng xuất khẩu giày dép .
Ảnh hưởng của lạm phát
Lạm phát tăng cao ( lớn hơn 12%) gây trở ngại trong xuất khẩu
Nguồn nguyên kiệu ít, phần lớn nhập khẩu, giá các nguyên liệu cao dẫn tới chi phí sản xuất biến động theo chiều hướng tăng nhưng giá bán thành phẩm không tăng có xu hướng giảm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty
2.2.2.Nhân tố chính trị, pháp luật
Chính trị ổn định,môi trường kinh doanh lành mạnh là điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh mở rộng thị trường.Xây dựng các quỹ tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp da giày vay với lãi xuất thấp, có thời gian lưu chuyển vốn dài, tạo điều kiện để mua trang thiết bị sản xuất, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực thiết kế giày.
2.2.3Khoa học kỹ thuật
Đóng vai trò quan trọng tạo sản phẩm có chất lượng cao, nhưng tiêu tiết cầu kỳ phong phú. Thực tế cho thấy công nghệ sản xuất giày dép của nước ngoài hiện đại còn công nghệ của Việt Nam rất lạc hậu.Nhiều mặt hàng giày dép mà khách hàng nước ngoài đặt hàng thì các doanh nghiệp còn phải xem xét xem có phù hợp máy móc công nghệ hiện có của doanh nghiệp hay không thì mới tiến hành sản xuất. Máy móc công nghệ của doanh nghiệp chậm cải tiến và đổi mới, thiết bị sản xuất giày dép nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc chủ yếu là công nghệ của thập kỷ 70, 80 nên tuổi thọ ngắn ảnh hưởng đến năng suất uy tín, khả năng canh tranh của doanh nghiệp. Máy móc lạc hậu dẫn đến năng lực sản xuất thấp,làm phát sinh các phụ phí cho sửa chữa máy móc bị hỏng hóc làm cho chi phí sản xuất tăng lên và dẫn đến giá thành giầy cũng tăng lên.
2.2.4.Nguồn nhân lực
Da – giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội.Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào, nên lợi thế có nguồn lao động rẻ làm giảm bớt chi phí tạo ra sản phẩm.Tuy nhiên trình độ học vấn , nhận thức và tay nghề của lao động kém ảnh hưởng đến công tác sản xuất da giày,đặc biệt là đội ngũ nhân viên thiết kế ảnh hưởng đến mẫu mã sản phẩm có cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước hay không. Do trình độ thiết kế kém cho nên có những sai sót xảy ra trong khâu thiết kế mà chưa được phát hiện kịp thời đã đưa vào sản xuất hàng loạt làm cho chất lượng giầy giảm thậm chí công ty còn phải mất chi phí để khắc phục lỗi sai sót, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Bởi vậy, nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến công nghiệp sản xuất da-giày
2.2.5.Nguồn nguyên kiệu đầu vào cho sản xuất.
Ta chưa chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên vật liệu do nguyên vật liệu sản xuất giầy vẫn phải nhập khẩu( 60%) nên phụ thuộc vào nhà cung ứng cả về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu.lam chi phí sản xuất giầy cao ảnh hưởng đến công tác sản xuất và xuất khẩu giầy dép đảm bảo cả về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng... Nguyên vật liệu cho sản xuất giầy của công ty một phần nhỏ được lấy từ trong nước còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc ,Đài loan,Hàn Quốc...Cho nên chi phí mua rất tốn kém mà chất lượng nhiều khi không dảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành xuất khẩu giầy
2.3 Đặc điểm của thị trường EU
Đối với hàng hóa nhập khẩu, thị trường EU khá khắt khe.Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều,mà yêu cầu trước hết là chất lượng,mẫu mã,những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.Trên thị trường tất cả các nước thành viên EU,mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
2.3.1.Sự già hoá dân số
Dân số EU đang có xu hướng già đi.Chính những người cao tuổi ở EU lại có sức chi tiêu rất mạnh đối với các sản phẩm giày dép.Tuy nhiên,những người trong độ tuổi này(từ 65 trở lên)là những người nghỉ hưu,sống bằng trợ cấp,thích đi bộ đường dài,du lịch dài ngày và thường xuyên.Vì thế,sản phẩm giày dép cho họ cần được thiết kế đặc biệt với nhiều tính năng,hỗ trợ cơ bắp nhiều hơn như chất liệu phải rất mềm,đế thấp,lót êm,mũi êm,kiểu dáng giản đơn,màu sắc không loè loẹt và phải có độ bền cao.
2.3.2Thời tiết và thời vụ
Theo nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu giày dép sang EU,thời tiết là chất xúc tác quan trọng nhưng “khó dùng” nhất.Vào mùa đông,nên cung cấp nhiều hơn cho thị trường EU sản phẩm giày ống,trong khi mùa hè người tiêu dùng lại ưa chuộng với sản phẩm dép lê hoặc có quai hậu.Với thị trường EU, không thể cung cấp sản phẩm của một mùa mà dùng trong bốn mùa.
Thời vụ cũng là chất xúc tác “khó dùng” không kém.Tính thời vụ của sản phẩm giày dép châu Âu gắn chặt với tính thời vụ của thị trường quần áo.Điều này cũng làm cho các nhà xuất khẩu giày dép,cũng như các nhà bán lẻ tại châu Âu lao đao. Để hạn chế tình trạng này,các nhà xuất khẩu Việt Nam thường không sản xuất vượt mức cầu,nhưng phải đa dạng hoá chủng loại dựa theo các dự báo xu hướng thời trang tại EU để tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng vốn thích thay đổi ở thị trường này.
2.3.3.Phong cách tiêu dùng
Phong cách tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng EU đang đi theo hướng từ sang trọng đến bình dân.Bằng chứng là các sản phẩm giày thể thao,giày vải hơi bụi, thường chỉ dùng để đi chơi hoặc trong sinh hoạt gia đình,gần đây bỗng chiếm cảm tình đặc biệt với giới văn phòng và công chức lớn tuổi.
Bên cạnh đó,việc xem thương hiệu là yếu tố số 1 để lựa chọn sản phẩm giày dép sang trọng của nhiều người châu Âu đã phần nào giảm bớt.Sự thoải mái,phù hợp và chất lượng là 3 yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng EU,cho dù sản phẩm đó thuộc thương hiệu nào.
Các sản phẩm giày dép tuy không cần lịch lãm sang trọng như đã song vẫn phải thời trang.Người tiêu dùng châu Âu,đặc biệt là phái nữ có 2 khuynh hướng thời trang trong việc lựa chọn giày dép.Một là,sản phẩm đó có mẫu mã đơn giản,giá cả trung bình nhưng phải đặc biệt trong chất liệu,kiểu dáng,màu sắc,phụ kiện trang trí.Hai là,sản phẩm đó không đẹp nhưng phải có tính bền cao,thể hiện cá tính mạnh.
2.3.4.Mức sống dân cư
Liên minh Châu Âu là khu vực có mức GDP bình quân đầu người rất cao, trong những năm gần đây mức bình quân đó là khoảng 20.000 đô la Mỹ.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một số năm qua là trên 8000 tỷ USD,chiếm gần 30% GDP của thế giới.Dân số khu vực EU khoảng 455 triệu người,chiếm 7.3% dân số toàn thế giới.
EU là thị trường mà người dân có mức sống cao với số dân ít so với các khu vực khác, nên nhu cầu ở EU là rất lớn ( luôn đạt mức 2% tăng trưởng). Hàng năm một người dân EU chi hơn một nửa mức GDP cho tiêu dùng cá nhân.
2.4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình trong những năm gần đây
2.4.1.Những thành tựu đạt được
Xuất khẩu giầy của công ty Thượng Đình sang thị trường EU trong những năm qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng,cụ thể là:
Về công tác thị trường:Do công tác sản xuất mẫu được đặc biệt quan tâm nên lượng giầy mẫu tăng đột biến,tạo điều kiện chủ động tiếp cận thị trường mới và phát triển các khách hàng mới.Từ đó,đảm bảo cung ứng đủ số lượng lớn hơn cùng kì và đơn hàng xuất khẩu.
Về tổ chức sản xuất:Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì hoạt động ổn định có hiệu quả,mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh,chủ động chuẩn bị các điều kiện sản xuất,xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, tổ chức sắp xếp lại các phân xưởng sản xuất,linh hoạt trong việc bố trí sản xuất các đơn hàng tại các đơn vị sản xuất đáp ứng được những đơn đặt hàng với số lượng lớn,chất lượng và thời gian giao hàng được đảm.Công tác gia công thành phẩm và bán thành phẩm từng bước được tăng cường và hoàn thiện.
Về công tác chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiểu chuẩn ISO 9001:2000,giá thành sản phẩm ngày càng hạ, nhiều khách hàng EU ưa chuộng sản phẩm của công ty.Duy trì được việc kiểm soát các công đoạn sản xuất , kết hợp được các đơn vị để phát hiện và giải quyết các phát sinh về chất lượng.Tổ chức tốt công tác kiểm hàng.
Về công tác kĩ thuật công nghiệp và sang kiến cải tiến:Đã giải quyết tốt về công nghệ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu.Phối hợp tốt các bộ phận để đáp ứng kịp thời về các bán thành phẩm: cao su, phục vụ kế hoạch sản xuất mẫu. Xét duyệt kịp thời các sáng kiến cải tiến để khuyến khích động viên người lao động.
Về công tác kinh doanh:Chủ động khai thác các nguồn vật tư có giá mua hợp lý,kiểm soát chặt chẽ quá trình mua bán và cấp pháp vật tư.Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.Kiểm soát tốt công nợ,chỉ đạo và chủ động linh hoạt các biện pháp nhằm thúc đẩy công tác xuất khẩu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Thị phần xuất khẩu giầy của công ty vào thị trường EU đã tăng lên rất đáng kể.
Xuất khẩu giày sang EU nói riêng hay ra các thị trường trên thế giới trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ trong việc tăng thu ngoại tệ cho đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người lao động .
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế
Thực tế cho thấy,công ty xuất khẩu giầy sang thị trường EU chủ yếu là theo hình thức gia công quốc tế các đơn đặt hàng cho nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Thương hiệu của công ty ít được biết đến trên thị trường quốc tế mặc dù công ty đã đầu tư cho việc phát triển song vẫn chưa hiệu quả
Một số đơn hàng chưa đáp ứng về thời gian xuất hàng, các vướng mắc trong quá trình sản xuất chưa được giải quyết tốt.Năng suất lao động tại các xưởng còn nhiều hạn chế
Với trên 80% giá trị xuất khẩu hàng năm vào thị trường Châu Âu,công ty phải chịu phụ thuộc rất nhiều vào thị trường này.Khi sức cạnh tranh của sản phẩm giầy Thượng Đình chưa cao thì bất kì động thái nào của thị trường khó tính này cũng sẽ gây cho công ty những bất ổn lớn.
Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất các đơn hàng xuất khẩu.Nếu gia công cho nước ngoài thì nguyên phụ liệu họ lại cung cấp do vậy công ty bị thụ động về nguồn nguyên liệu.Việc cấp phát và bổ sung vật tư ,bán thành phẩm còn phổ biến.Điều này cũng làm giảm khả năng hoàn thành các đơn hàng cho kịp thời gian giao hàng.
Máy móc thiết bị,công nghệ lạc hậu cộng thêm trình độ tay nghề của công nhân không cao.
Mặc dù có bộ phận thiết kế mẫu mã, có sự cố gắng nhưng mẫu mã vẫn chưa phong phú đa dạng, để có thê cạnh tranh với đối thủ trong và ngoài nước.
2.4.3.Nguyên nhân
2.4.3.1.Công ty chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên, từ ngày thành lập sản xuất nói chung và kinh doanh xuất khẩu của công ty mới chỉ dừng lại ở xác lập mục tiêu cho xuất khẩu và định hướng xuất khẩu cho các năm tới.Chưa đưa ra chiến lược làm cách nào để có cách thức đạt được mục tiêu đó có tính chất dài hạn và toàn diện vì thế công ty phản ứng rất chậm với những biến động của thị trường.
Ngay từ việc nghiên cứu thị trường cho tới các hoạt động liên quan đến xuất khẩu còn chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo phụ thuộc vào khách hàng. Đồng thời việc trang bị các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho nắm bắt thông tin thị trường còn lạc hậu, nghiệp vụ thực hiện hợp đồng còn chưa chuyên nghiệp
2.4.3.2.Công tác quảng bá sản phẩm còn yếu
Công ty đã có bộ phận thiết kế riêng nhưng hoạt động chưa có hiệu quả,đội ngũ thiết kế còn thiếu kinh nghiệm,mẫu mã sản phẩm nghèo nàn,chưa phong phú đa dạng,nhiều chủng loại theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng EU cho nên điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường.Việc công ty chủ động giới thiệu sản phẩm với khách hàng còn nhiều hạn chế.
2.4.3.3.Hoạt động marketing
Hoạt động quảng bá sản phẩm chưa mạnh do công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing trên thị trường quốc tế.Vì chi phí nghiên cứu thị trường khá tốn kém nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung chung chứ chưa nghiên cứu sâu từng thị trường.Do vậy mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
Công ty rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới,mở rộng thị trường xuất khẩu.Phần lớn các đơn hàng có được là do các “khách hàng trung gian”tự tìm đến công ty để đặt đơn hàng.
Phần III: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình sang thị trường EU
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình trong thời gian tới
3.1.1.Định hướng chung giai đoạn 2001-2010 của công ty
Đảm bảo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động.Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt cán bộ kỹ thuật.Thành lập thêm bộ phận thiết kế mẫu vì đây là bộ phận rất yếu của công ty tăng cường phối hợp phòng quản lý chất lượng và các phòng chế thử mẫu và kĩ thuật công nghiệp để cảnh báo các vấn đề xảy ra là sai hỏng sản phẩm.
Đầu tư nâng cấp các dây chuyền công nghệ hiện có và nhập thêm dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế,phát triển công nghệ thông tin để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh: ngoài giày vải các loại và giày thể thao là các sản phẩm chủ yếu đã có danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, công ty sẽ đưa vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm giày da thời trang.Đồng thời kinh doanh các mặt hàng khác như hóa chất,các loại nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất.
Tập trung các nguồn lực đáp ứng yêu cầu về mẫu chào hàng để phục vụ tốt cho việc đàm phán ký kết được đủ các đơn hàng xuất khẩu.Phát triển thị trường ra các nước trong khu vực Đông Âu, các nước Asean và Nam Phi.Áp dụng triệt để tiêu chuẩn ISO vào hệ thống sản xuất và quản lý của công ty.
Ngoài ra công ty phải duy trì tốt với các nhà cung ứng Trung Quốc, Đài Loan...để đảm bảo tốt việc cung cấp nguyên vật liệu làm mẫu chào hàng và cho các đơn hàng xuất khẩu.
Thu nhập thêm các thông tin về thị trường khách hàng ,Kịp thời tham mưu cho giám đốc về đơn hàng, giá cả và các biến động về thị trường và khách hàng khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO
Tìm kiếm thêm các khách hàng mới,đặc biệt là khách hàng giầy thể thao.
Tích cực chỉ đạo việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.Chỉ đạo tốt việc thực hiện làm các mẫu mới chào hàng cho thị trường trong và ngoài nước.
Tổ chức tốt việc thực hiện đối ngoại với các cơ quan quản lý như : bộ công thương,hải quan và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Tham gia các khóa đào tạo về thị trường, về các nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng tình hình mới.
Dự kiến trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của công ty là từ 10,2 đến 11 triệu USD trong đó tổng sản phẩm giầy vải là 2,4 đến 2,5 triệu đôi; giầy thể thao xuất khẩu là 0,5 đến 0,55 triệu đôi.
3.1.2. Xu hướng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU.
Hiện nay,EU là một trong ba thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và Nhật Bản.EU là một thị trường khó tính, yêu cầu rất cao đối với sản phẩm giầy dép xuất khẩu về chất lượng,mẫu mã,tính thời trang, sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường .Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu giầy Việt Nam nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng lại hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng,chủ động cân đối cho các điều kiện sản xuất (từ nguồn vật tư trong nước) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu(về tiêu chuẩn sản phẩm,về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội) cho nên tính cạnh tranh thấp hơn so với các sản phẩm giầy dép của Trung Quốc trên thị trường EU.
Không những thế trong năm 2008 này EU còn có thể đưa giầy dép ra khỏi danh mục mặt hàng được hưởng thuế ưu đãi GSP. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu da giầy của Việt Nam nói chung và đối với công ty giầy Thượng Đình nói riêng.
Tuy nhiên, trong những năm tới, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vì:
Nhu cầu tiêu thụ giầy dép của EU là rất lớn cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.Mức tiêu dùng bình quân 4 đôi giầy/năm và nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Do thị trường EU là thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty nên trong thời gian qua công ty cũng đã thiết lập được mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu EU( quan hệ tực tiếp và thông qua đối tác thứ 3)
Tuy nhiên, khoảng 98% kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU là làm gia công cho các đối tác nước ngoài nên hiệu qua xuất khẩu chưa cao. Cho nên để thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU, ông ty đã có những định hướng phát triển phù hợp với phương hướng phát triển chung của toàn ngành và phù hợp với tiềm lực của công ty,trong đó cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6075.doc