MỞ ĐẦU 1
Chương I: 4
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH 4
1.1 Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế 4
1.2 Các tổ chức hội nhập quốc tế tiêu biểu trong du lịch 9
1.3 Vai trò của vịêc hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 17
Chương 2: 21
THỰC TRẠNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 21
2.1 Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO 21
2.2.Cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO. 23
2.3 Thực trạng về hội nhập Quốc tế trong du lịch của Việt Nam. 30
2.3.1 Khái quát chung về tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam 30
2.3.2. Một số hoạt động tiêu biểu của Du lịch Việt Nam trong hội nhập Quốc tế 32
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 50
3.2 Tích cực tham gia hội nhập Quốc tế nhằm chuẩn hóa có sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phát triển bền vững. 50
3.3 Hội nhập khu vực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mở rộng thị trường 51
3.4 Tăng cường Hội nhập Quốc tế trong xúc tiến du lịch Việt Nam 52
3.5 Hội nhập Quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh ở cấp ngành và doanh nghiệp 54
3.6 Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập Quốc tế để tăng cường hiểu biết về thông lệ quốc tế và luật du lịch của các Quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có khoảng cách gần với Việt Nam. 56
3.7 Cảnh giác ngăn ngừa các hạn chế của NGOs trong hội nhập Quốc tế thông qua du lịch 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000
11.650.000
20500
9762
2002
2.600.000
13.000.000
23500
11200
2003
2.430.000
13.500.000
25000
14500
2004
2.930.000
14.500.000
26000
15000
2005
3.470.000
16.100000
30000
20.000
2006
3.600.000
16.500000
35000
24.000
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của TCDL Việt Nam)
Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010,Chính Phủ Việt Nam đã xác định, phát triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước; đồng thời, đưa ra những chủ trương chính sách và hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam vào nền kinh tế Thế Giới. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào tổ chức dự án hội nghị, diễn đàn cho du lịch Việt Nam như : tham gia vào tổ chức UN_WTO(1981), PATA(4/1989), ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC, ASEM, đã cho ta thấy được du lịch Việt Nam đang phát triển trên một tầm cao mới. Điều này cùng với các ưu thế về đất nước và con người, an toàn-an ninh của Việt Nam đã tại nên lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho Việt Nam nâng cao uy tính của thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam được mời đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của PATA.
2.2.Cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO.
Hội nhập WTO có thách thức và cơ hội song cơ hội lớn hơn rất nhiều.
Thứ nhất, thị trường mở cửa rộng hơn
Khi gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới thì Việt Nam sẽ có cơ hội để mở rộng hơn thị trường khách du lịch của mình. Trước hết đó là cơ hội kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên (out-bound). Khi đã cùng đứng trên sân chơi WTO, cùng thực hiện những cam kết chung thì các nước trong thành viên trong WTO cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Việt Nam so với trước khi gia nhập. Bên cạnh đó cơ hội kinh doanh khách du lịch nội địa cũng được mở rộng hơn bởi vì khi gia nhập vào WTO dựa trên bản cam kết về phương thức hiện diện thương mại sẽ phân định thị trường “nhập khẩu du lịch” và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, nhu cầu du lịch của người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài được khơi dậy và làm tăng cầu về du lịch. Điều đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc trao đổi khách du lịch giữa các công ty du lịch. Chính vì vậy mà cơ hội đầu tiên đối với Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đó là thị trường khách du lịch sẽ được mở rộng hơn.
Thứ hai,kinh nghiệm học tập từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Việt Nam khi gia nhập WTO thì sẽ được giao lưu học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm từ các thành viên. Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa quan hệ với các đối tác một các bình đẳng,không bị phân biệt đối xử khi xuất hiện trên thị trường trong và ngoài WTO. Ngoài ra, nó còn tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp của các nước để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Nhờ đó mà người dân được nâng cao hơn về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng hơn và tăng sức thu hút đối với khách du lịch.
Thứ ba, khả năng phát triển mạnh du lịch in-buond do nhiều hãng nước ngoài sẽ đặt chi nhánh và có bề dày kinh nghiệm marketing hơn so với du lịch nội địa.
Việt Nam sẽ tạo được niềm tin và sức hút đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà nhiều hãng lữ hành nước ngoài sẽ đầu tư và đặt chi nhánh của mình ngay tại Việt Nam nhờ vậy mà việc kinh doanh in-bound sẽ dễ dàng hơn. Do khi khách du lịch nước ngoài muốn vào Việt Nam du lịch thì họ sẽ phần nào đó thuận tiện hơn bởi vì những công ty du lịch nước ngoài này có khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch cuả khách quốc tế có ưu thế vượt trội so với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó việc cam kết không cho phép hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam cũng chính là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khách in-bound.
Vì vậy khi mà các hãng gửi khách nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ làm cho lượng khách quốc tế vào Việt Nam nhiều hơn, tạo cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam có thể phát triển sau khi hội nhập vào WTO.
Thứ tư, các ngành kinh tế khác phát triển cho nhiều loại hình du lịch dịch vụ và khách sạn cũng phát triển kéo theo ngành lữ hành cũng phát triển tương ứng.
Khi Việt Nam thực hiện các cam kết thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện trong cả nước, từ đó khơi dậy những tiềm năng vốn có làm cho nhiều ngành kinh tế phát triển, lúc này nhu cầu du lịch dịch vụ của con ngưòi tăng lên đòi hỏi phải có các hãng , các công ty du lịch đóng vai trò cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Mà du lịch chính là việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác do đó muốn đi du lịch được thì phải có các phương tiện vận chuyển. Từ đó mà nhiều ngành lữ hành cũng ngày một phát triển để phục vụ cho nhiều nhu cầu du lịch của con người. Bên cạnh đó ngành khách sạn cũng phát triển theo để phục vụ nhu cầu lưu trú của con người.
Ngoài ra, lữ hành có vị thế trung gian để thực hiện phân phối sản phẩm trong du lịch và các lĩnh vực khác trong ngành kinh tế quốc dân. Vì vậy, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch mở rộng kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam đến 150 nước thành viên của WTO, khi đó ngành du lịch Việt Nam càng thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Thứ năm, khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tạo niềm tin và sức thu hút mới đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vuẹc du lịch nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu Thế Giới có tiềm lực tài chính lớn, tăng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và ODA. Cơ hội này sẽ tại ra sự đột biến trong quan hệ cung-cầu về du lịch. Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp nước ngoài không dễ gì xây dựng được mạng lưới riêng và phải cần đến các dịch vụ của doanh nghiệp trong nước cung cấp vì họ sẽ huy động vốn cho du lịch trong nước thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ sáu,hệ thống luật pháp hoàn chỉnh dần do phải đáp ứng cam kết về tính minh bạch trong kinh doanh và công bằng trong nguyên tắc đối xử Quốc gia.
Nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch .
Thứ bảy, ngành du lịch Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình.
Việt Nam đã biết phát huy được những tài nguyên tự nhiên và nhân văn, những giá trị lịch sử truyền thống, những bản sắc văn hoá của dân tộc...và số lượng lớn lượng lao động tại chỗ. Ví dụ như phong cảnh đẹp với những tài nguyên ban tặng, số lượng động thực vật phong phú và đa dạng, lòng mến khách của con người Việt Nam...Chính là những điểm hấp dẫn của Việt Nam đối với du khách nước ngoài.
Thứ tám,khả nằn kết nối tour tuyến với các nược trong khu vực khi các hãng lữ hành được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam
Vì khi các hãng nước ngoài được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ thực hiện việc kết nối tour dễ dàng hơn và cụ thể hơn. Do họ có những kinh nghiệm về việc mang tính chuyên môn cao, có kiến thức tốt về luật pháp Thế Giới, và có mạng lưới đại lý toàn cầu nên khi họ đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ nối kết với các chi nhánh của họ trên toàn cầu do đó làm cho các tour sẽ hấp dẫn hơn, và thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Những thách thức đối với du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO.
Bên cạnh những cơ hội khi hội nhập thì Việt Nam cũng sẽ phải đối đầu với những thách thức khó khăn trên sân chơi chung của WTO.
Thứ nhất, đó là các thách thức trong thời gian trước mắt và sau thời gian ngắn hạn (sau 8 năm khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập).
Một là, khả năng cạnh tranh yếu của các hãng lữ hành Việt Nam. Thực tế là hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những mặt yếu kém như: công nghệ điều hành du lịch chưa chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch (khách sạn , nhà hàng , phương tiện đi lại ...)chưa ổn định, công tác tiếp thị kém...nói chung là chưa chuyên nghiệp. Nay các doanh nghiệp lại phải đương đầu với các đại gia của Thế Giới, khó khăn thử thách quả thực rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của du lịch vẫn còn những bất cập và yếu kém như còn thiếu về kiến thức, tính chuyên nghiệp thấp, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên cho nên sẽ không thể theo kịp yêu cầu của hội nhập sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp trong nước vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều người giỏi.
Hai là, các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của khách quốc tế vượt trội hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam. Các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sẽ thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam, đẩy các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào cảnh làm thuê ngay trên sân nhà.
Ba là, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay kinh doanh nhỏ lẻ, khả năng tài chính yếu nên khó có thể tồn tại trong một sân chơi chung nếu không có sự thay đổi trong cách quản lý, phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh.
Bốn là, hiện nay chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các nhà cung cấp như : với các hãng vận tải, các khu lưu trú.... nên giá thành của các gói dịch vụ cao do các yếu tố đầu vào cao. Nếu các nhà kinh doanh nước ngoài vào Việt Nam với giá bán thấp, kỹ năng quản lý và phục vụ chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp kho khăn rất lớn trong việc cạnh tranh với các tập đoàn này ngay trên sân nhà.
Năm là, sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài liên doanh, chi nhánh) trong lĩnh vực nhận khách quốc tế (in-bound).
Thú hai,khách in-bound vào Việt Nam yếu.
Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn nước ngoài sẽ “đổ bộ” và trực tiếp đưa, đón khách vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước trước nay hay hợp tác liên doanh với nước ngoài trong hoạt động này sẽ bị “bỏ rơi”. Với nguồn vốn lớn , thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lưới đại lý toàn cầu...các hãng nước ngoài sẽ làm chủ thị trường khách quốc tế. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ điêu đứng, thậm chí “sập tiệm”. Trong số này có không ít các đơn vị quốc doanh vốn hoạt động kém hiệu quả do bộ máy cồng kềnh khả năng linh hoạt, thích nghi kém, nguồn nhân sự bị lôi kéo. Chính vì vậy trong ba mảng kinh doanh lữ hành : đưa khách quốc tế vào Việt Nam (in_bound), đưa khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài (out-bound) và khách du lịc nội địa thì doanh nghiệp trong nước chỉ có thể khai thác được mảng khách du lịch nội địa và một phần khách du lịch out-bound. Còn khách du lịch in-bound vào Việt Nam là rất yếu, đó chính là mọt thách thức lớn đặt ra cho các hãng lữ hành trong nước.
Thứ ba, khả năng rò rỉ thu nhập của ngành khách sạn
Đó là do các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận chia sẻ lợi ích, tăng trưởng nhanh nhưng thiếu tính bền vững, thua trong cạnh tranh vì vậy chỉ còn ra sức để làm thuê. Các doanh nghiệp nước ngoài co khả năng sẽ chiếm lĩnh và bán các chương trình du lịch liên hoàn cho các du khách Châu Âu, Châu Mỹ, và tham quan Việt Nam chỉ là một phần trong tour di Thái Lan, Campuchia, Malaysia, do khả năng tài chính dồi dào, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư khai thác luôn cả các điểm đến du lịch chứ không đơn thuần làm nhiệm vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam và việc thất thoát thu nhập là điều không thể tránh khỏi mặc dù Việt Nam có thể thu hút được một lượng lớn khách du lịch nước ngoài.
Thứ tư, tính minh bạch trong hệ thống luật pháp, khả năng tranh chấp thương mại.
Trước hết, cơ chế chính sách và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động du lịch còn chậm đi vào cuộc sống. Hệ thống chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy, huy động nội lực để phát triển du lịch. Các chính sách, vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc phát triển du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy dẫn đến việc không thống nhất về các thuậ ngữ chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các cam kết.
Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với vị thế của ngành, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam kém hiệu quả, tài nguyên du lịch đang trong tình trạng suy giảm. Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn và bảo tồn môi trường tự nhiên. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Mặt khác, xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn thấp cả về trình độ lẫn kinh phí so với các nước trong khu vực, không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, chưa tìm được tiếng nói chung, chưa huy động được mọi nguồn lực để xúc tiến du lịch.
Ngoài ra, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vện môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững.
2.3 Thực trạng về hội nhập Quốc tế trong du lịch của Việt Nam.
2.3.1 Khái quát chung về tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tháng 6 năm 1996 khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại... Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi...”.
Thực hiện đường lối của Đảng, chúng ta đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc và Niu Zilân. Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA). Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ xát" từng bước trong tiến trình hội nhập.
Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao", một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh, phát triển được sản xuất, mở rộng được thị trường. Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, có 10.283 dòng thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức 0 - 5%, nhưng các ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao. Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, năm 1995, nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Ngày 07 tháng 11 vừa qua, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này.
Đảng ta chủ trương: "Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới". Sau khi gia nhập ASEAN, APEC, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác, Việt Nam đã là nước có vai trò tích cực trên diễn đàn ở khu vực và có những sáng kiến được các thành viên đánh giá cao.
Đặc biệt, những hoạt động của lãnh đạo cấp cao gần đây như: Hội nghị cấp cao Không liên kết, Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương, Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện ASEAN, Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp… và đặc biệt là nước ta vừa tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14.
Điều đó khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo một dấu ấn Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh sâu đậm về một Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và ổn định về chính trị.
2.3.2. Một số hoạt động tiêu biểu của Du lịch Việt Nam trong hội nhập Quốc tế
Hiệp hội du lịch Châu Á -Thái Bình Dương(PATA)
Với các cơ hội và thách thức mà ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt khi vào WTO thì vai trò của hiệp hội du lịch Châu Á_Thái Bình Dương(PATA) nói chung và PATA Việt Nam nói riêng cần phải được hiểu rõ nét hơn nhằm phát huy được các lợi ích của hội viên khi tham gia vào PATA.
Hiệp hội du lịch Châu Á_Thái Bình Dương(PATA) được thành lập từ 1951 tại Hawai.Lúc đầu, PATA chỉ có 4 chi hội tại Neư York và Luân Đon.Đến năm 2004, PATA pgát triển được 79 chi hội trên 40 quốc gia thuộc khu vực châu Á_Thái Bình Dương.Tuy nhiên tuân thủ các điều lệ để được công nhận là một chi hội không được đảm bảo, do đó, năm 2005 PATA đã quyết định ngưng hoạt động của một số chi hội và hiện tại còn 30 chi hội được tiếp tục công nhận và hoạt động dưới sự trợ giúp của PATA. PATA hỗ trợ chi hội các mặt như:cung cấp thông tin mở rộng thị trường, quảng bá, đào tạo, cấp logo riêng cho Ban Chấp Hành (BCH) chi hội với sắc thái chi hội để sử dụng trong các giấy tờ có tiêu đề PATA. Mặt khác, chi hội cần thực hiện các điều khoản tương ứng theo nghị quyết của PATA như : đảm bảo có tối thiểu 10 thành viên của hiệp hội là những thành viên hoạt động gắn bó với chi hội và sử dụng phù hợp logo của PATA thiết kế cho BCH chi hội dùng trong các quảng bá chung của chi hội.Nếu hội viên chi hội muốn sử dụng logo PATA thì cần đăng ký trở thành thành viên của hiệp hội.
Năm 1994, được sự đồng ý của Chính Phủ và của Tổng cục du lịch, được PATA TW chấp thuận, chi hội PATA Việt Nam được công nhận là đại diện chính thức của PATA tại Việt Nam. Chi hội PATA Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp trong đó các thành viên đơn bị thuộc mọi thành phần kinh tế liên quan đến lĩnh vực du lịch, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, liên kết tự nguyện nhằm trao đổi thông tin, hợp tác và giúp nhau phát triển theo pháp luật nhà nước Việt Nam và phù hợp với điều lệ Hiệp hội PATA.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, từ chỗ ban đầu chỉ có 19 hội viên, đến nay chi hội đã kết nạp được gần 200 thành viên, hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận tải…trong cả nước. Chi hội đã tổ chức nhiều hoạt động như:hội thảo, cung cấp thông tin, đào tạo ngắn hạn, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện của PATA tại nước ngoài, quảng bá cá sự kiện trong nước qua trang web của PATA quốc tế, giao lưu với chi hội Thái Lan…
Khi trở thành thành viên chính thức của PATA, các thành viên sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Được chi hội hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, mở rộng hợp tác kinh doanh trong và ngoài nứơc.
- Được cung cấp thông tin theo định kỳ thông qua trang web của chi hội WWW.patavietnam.org
- Được tham gia các chương trình hoạt động do chi hội tổ chức
- Được tham gia góp ý kiến và quyết định kế hoạch hoạt động cho chi hội.
Mặt khác, để tạo điều kiện cho chi hội thực hiện được các quyền lợi của mình, thành viên cần chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ và các nghị quyết của Chi hội, tích cực tham gia các hoạt động cuả chi hội góp phần xây dựng chi hội lớn mạnh.
Lợi ích PATA mang lại cho thành viên là những lợi ích chiến lược nhằm giúp cho thành viên tự bổ sung, trang bị cho mình những công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh và đặc biệt là hội nhập vào thương trường trong nước cũng như quốc tế. Đó là sự hỗ trợ về thông tin và quảng bá…
Trước sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới,PATA Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhằm tạo ra cơ hội kinh doanh cho các thành viên tự nắm bắt cũng như hỗ trợ các phương thức kỹ thuật để các thành viên am hiểu vượt qua được những thách thức trong cơ chế thị trường.
DiÔn ®µn hîp t¸c kinh tÕ APEC
Năm 1998 là một cột mốc trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Là thành viên của APEC có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng đối với Việt Nam.
Về chính trị, là thành viên của APEC, Việt Nam có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn trên trường quốc tế. Các hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm, và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao của các nền kinh tế (từ năm 1993) là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song phương cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực.
Về kinh tế, Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC, Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi. Vào thời điểm tháng 12 năm 2004, 65,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ các nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và 80% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.
Với tiềm năng du lịch to lớn, có nhiều di sản văn hoá và di sản thiên nhiên Thế Giới, cảnh quan, địa hình, khí hậu đa dạng và hấp dẫn, văn hoá ẩm thực phong phú, sự cởi mở, thân thiện mến khách của người dân...tất cả những cái đó đã đem đến những lợi thế cho ngành kinh tế du lịch. Vì vậy, du lịch được coi là mội hướng ưu tiên hợp tác trong khối APEC nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng cường giao lưu văn hoá giữ gìn hoà bình và ổn định ở khu vực. Chỉ tính riêng năm 2005, du lịch khối APEC đón hơn 237 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 30% tổng lưọng khách du lịch Thế Giới, thu nhập từ du lịch đạt 231 tỷ USD, tương đương 34% thu nhập du lịch toàn cầu và trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Thế Giới.
Việc tổ chức hội nghị bộ trưởng du lịch APEC trong diễn đàn hợp tác kinh tế sẽ tạo điều kiện củng cố, tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên, tạo cơ sở khai thác tốt hơn nữa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển du lịch.
Là dịp để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam, góp phần tuyên truyền, quảng bá đất nước, con người, tiềm năng du lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0031.doc