A/Mở đầu .
B/Nội dung :
I/ Vị trí, vai trò của xuát khẩu hàng hoá trong sự phát triển kint tế của nước ta
1,Vị trí củ xuất khẩu hang hoá
2,Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
II/Những vấn để trong việc đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng dệt may
1,Vai trò của ngành dệt may đối với sự tăng trưởng kinh tế hướng tới xuất khẩu
a/Thuận lợi.
b/Khó khăn.
2,Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
a/những biện pháp ,chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
b/Chính sách và giải pháp đầu tư vốn.
c/Các biện pháp thực hiện.
C/kết luận
10 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Với chính sách mở cửa của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hoá hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu không chỉ phản ánh sự tiến hoá của các hình thái nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi từng quốc gia, mà còn phản ánh sự phân bố lại năng lực sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là một định hướng vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đến thành công.
Xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng nội của từng quốc gia khác đối với chủ thể. Xuất khẩu còn chỉ ra những lĩnh vực có chuyên môn hoá, những công nghiệp và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu còn giữ vai trò quyết định làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả nước do hai cơ cấu cơ bản của nó là: làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Dệt may là ngành công nghiệp gắn với nhu cầu không thể thiếu được của con người, được coi là một trong những động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với những nước đang phát triển như nước ta. Với đặc điểm là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, công nghiệp tương đối đơn giản, cần ít vốn mà lại có giá trị xuất khẩu lớn, dệt may thực sự phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu trong chính sách thương mại của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài Đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế thị trường
Nội dung
I/ Vị trí, vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong sự phát triển kinh tế của nước ta
1/ Vị trí của xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm hàng hoá ra nước ngoài. Đó là việc bán hàng hóa, dịch vụ của một nước cho một nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Sự trao đổi này là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Do đó, ngành thương mại có một vị trí quan trọng trong kinh tế thị trường về xuất khẩu hàng hoá ở nước ta. Xác định rõ vị trí của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển về xuất khẩu.
Trước hết, thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại, hoặc để tiếp tục cho sản phẩm hoặc để đi vào cá nhân. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu, tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thương mại hợp phần của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có mục đích từ trước là để mua bán hàng hoá. Không thể nói tới sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại, ở đây theo Ăngghen thì: sản xuất và thương mại là đường hoành và đường tung của đường cong kinh tế. Vì vậy, trong quá trình sản xuất hàng hoá chúng ta cần phải có chính sách và quản lý xuất khẩu để đảm bảo phát triển nền kinh tế như:
- Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
-Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
2/ Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong phân phối và lưu thông hàng hoá, là một bộ phận của của qui trình sản xuất hoàn chỉnh và tham gia vào quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản phẩm với thị trường của nước ta với nước khác. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện trên các mặt
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phất triển
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề xuất khẩu trong thương mại được coi là một bộ phận hữu cơ và quan trọng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó có quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất. ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh tổng hợp mối quan hệ kinh tế, trao đổi. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu xuất khẩu có ý nghĩa kinh tế, chính trị to lớn, đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước. Một trong những yêu cầu cơ bản của xuất khẩu hàng hoá là tổ chức ký hợp đồng xuất khẩu với số lượng, chất lượng chủng loại phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế. Như vây, quá trình bán hàng xuất khẩu chức năng thương mại đầu vào của doanh nghiệp là việc tổ chức mua hàng, đảm bảo cung cấp hàng hoá đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng. Song chức năng thương mại đầu ra là việc tổ chức bán hàng xuất khẩu có ý nghĩa quyết định.
II/ Những vấn đề trong việc đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng dệt may
1/ Vai trò của ngành dệt may đối với sự tăng trưởng kimh tế hướng tới xuất khẩu
Công nghệ dệt may của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, ngành dệt may có nhiều biến đổi lớn về tổ chức, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong quá trình kinh doanh mặc dù có thua lỗ, nhưng ngành dệt may vẫn tăng, như theo dự kiến thì ngành dệt may xuất khẩu có giá trị kim ngạch trong số 10 mặt hàng lớn nhất đến năm 2000. Mặt hàng dệt may đang chiếm một vị trí khá quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1993, hàng dệt may đã giữ vị trí thứ 2 chỉ sau ngành dầu khí trong xuất khẩu, trong khi trước đó chỉ mới đứng thứ 4 sau cả gạo và thuỷ sản. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu đạt 554 triệu USD, chiếm 85% kim ngạch hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công, chiếm khoảng 13 - 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1995, vẫn giữ vững tỷ trọng này, nhưng về mặt gía trị đã tăng lên mức trên 700 triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu của ngành may tại thị trường EU
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Giá trị xuất khẩu
Trong đó sang EU
Tỷ trọng %
1991
1992
1993
1994
1995
116
180
360
554
700
68
130
250
280
350
58,6
72,2
69,4
50,5
50,5
Với kinh nghiệm của các nước đã phát triển và những nước công nghiệp mới ở Châu á, ngành dệt may và xuất khẩu đã được coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của Việt Nam từ nay đên năm 2020 và năm 2000 - một đất nước có tới 75 - 80 triệu dân, đang phải giải quyết nhiều vấn đề nan giải trong đó có một vấn đề rất quan trọng là tạo việc làm cho người lao động, mức sống còn thấp, trình độ dân trí còn chưa cao nhưng cần cù, chăm chỉ và đã có nghề trồng dâu nuôi tằm kéo tơ từ lâu đời. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam rất chú trọng và củng cố ngành dệt may xuất khẩu. Do đó, trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may đối với sự tăng trưởng kinh tế cũng gặp phải một số những khó khăn và thuận lợi
Thuận lợi
- Nền kinh tế nước ta đang trong xu thế mở cửa hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo đà phát triển cho ngành dệt may.
- Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về thiên nhiên để trồng các loại cây như: bông, đay,... làm nguyên liệu phục vụ cho ngành may
- Sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam lớn vì tiền nhân công rẻ
- Ngành dệt may có được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của chính phủ, của bộ công nghiệp và các bộ, các ngành có liên quan nhất là trong lĩnh vực tài chính như bổ sung vốn
Khó khăn
- Trong giai đoạn hiện nay, một số nước nhập khẩu chính vẫn áp dụng những hàng rào hạn ngạch khắt khe hoặc các chính sách phân biệt đối xử làm cho ta không có ưu thế cạnh tranh so với hàng hoá của các nước khác
- Từ năm 1996 - 2000 do tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khu vực và thế giới, các đơn vị thuộc ngành dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm
- Thị trường trong nước, do bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, các sản phẩm dệt may đã rất khó khăn tiêu thụ, lượng hàng tồn kho, hàng chậm luân chuyển ( sợi, vải, quần áo) tăng
- Các doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Tỷ giá ngoại tệ như USD so với VND có biến đổi lớn gây bất lợi cho những doanh nghiệp sản xuất bằng nguyên, phụ liệu nhập ngoại
- Công nghiệp dệt may xuất khẩu của Trung Quốc là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng xuất khẩu của nước này đã lấn áp hàng xuất khẩu của Việt Nam
2/ Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
Những biện pháp chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
Thị trường cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam cũng như nhiều nước khác luôn luôn khó khăn về vấn đề thị trường không phải là vấn đề của một nước riêng lẻ nào, mà trở thành “ vấn đề “ trọng yếu của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Mục đích của các biện pháp này là nhằm hỗ trợ sản xuất hàng xuất với những chi phí thấp, tạo điều kiện cho người xuất khẩu tự do cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá hiện nay là: các biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu; các biện pháp tài chính tín dụng; các biện pháp về thể chế tổ chức
Chính sách và giải quyết về đầu tư vốn
Quan điểm chung là đầu tư phải được tính toán trên phạm vi toàn ngành, phát triển ngành dệt và sản xuất phụ liệu may đáp ứng yêu cầu đầu tư chọn lọc theo mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác khai thác tốt hơn
năng lực thiết bị. Cho ngành dệt được vay vốn ODA, được sử dụng vốn tín dụng của chính phủ với lãi suất ưu đãi và hạn mức trả kéo dài từ 10 năm trở lên đối với ngành sản xuất vảiphục vụ may mặc và hạn vay 5 năm đầu tư vào ngành may. Do đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách gọi vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các công trình đầu tư cho ngành dệt cần có cuộc sống lâu dài hợp lý. Ngành dệt may yêu cầu công nghệ cao, dẫn đến quá trình làm của công đoạn ngắn đòi hỏi có nguồn vốn và lĩnh vực nào mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên dành cho đầu tư nước ngoài 30 -40 % và khoảng 10% vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực may có công nghiệp cao
Các biện pháp thực hiện
- Về đầu tư công nghệ: kết hợp hài hoà với đầu tư chiều sâu, cải tạo mở rộng và đầu tư mới
- Về thị trường tiêu thụ : chú trọng thị trường xuất khẩu - coi trọng thị trường nội địa để tổ chức sản xuất kinh doanh khai thác hiệu quả của thị trường hiện có như : EU ( thị trường hạn ngạch ), Nhật Bản( thị trường không hạn ngạch). Đẩy mạnh thâm nhập thị trường mới như: Mỹ, Bắc Mỹ,...
- Huy động và sử dụng vốn, cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu tìm những nguồn vay trong nước, vay nước ngoài
- Nghiên cứu triển khai và đào tạo nhân lực
- Tiếp tục công tác quản lý và diều hành sản xuất kinh doanh
- Tăng cường và nâng cao chất lượng, mẫu mã của sản phẩm
- Đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
Kết luận
Những năm qua, tuy ngành dệt may đạt được một số kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần được xử lý trong sản xuất và xuất khẩu, khắc phục những khó khăn về cơ chế, chính sách, tiếp cận các thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam và các biện pháp về nguyên liệu, mẫu mã, khoa học công nghiệp, ...Như vậy, phát huy những mặt mạnh đã đạt được và giải quyết những khó khăn và thách thức mới đã đạt được nêu thành những biện pháp chủ yếu có tính tổng hợp, đồng bộ với hi vọng tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay về tổ chức, quản lý sản xuất để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới, ngành dệt may vẫn tiếp tục đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Mục lục
A/Mở đầu .
B/Nội dung :
I/ Vị trí, vai trò của xuát khẩu hàng hoá trong sự phát triển kint tế của nước ta
1,Vị trí củ xuất khẩu hang hoá
2,Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
II/Những vấn để trong việc đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng dệt may
1,Vai trò của ngành dệt may đối với sự tăng trưởng kinh tế hướng tới xuất khẩu
a/Thuận lợi.
b/Khó khăn.
2,Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
a/những biện pháp ,chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
b/Chính sách và giải pháp đầu tư vốn.
c/Các biện pháp thực hiện.
C/kết luận
Tài liệu tham khảo
1, Tạp chí Thương Mại(T2/2001).
2, Giáo trình kinh tế thương mại
3, Thương mại quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0737.doc