Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ hàng hoá tại doanh nghiệp thương mại 3
I. Tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại 3
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 3
2. Tiêu thụ của doanh nghiệp thương mại 4
2.1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá 4
2.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 5
2.2.1. Đối với doanh nghiệp thương mại 5
2.2.2. Đối với nền kinh tế quốc dân 7
II. Nội dung của tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp 8
1. Nghiên cứu thị trường 8
2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh 9
3. Lựa chọn hình thức bán hàng 10
3.1. Bán lẻ 10
3.2. Bán buôn 11
4. Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán 11
5. Định giá tiêu thụ về các chính sách hỗ trợ bán hàng 12
6. Thực hiện bán hàng 13
6.1. Chuẩn bị bán hàng 13
6.2. Tiến hành bán hàng 14
6.3. Các dịch vụ sau bán 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá 15
1. Giá cả hàng hoá 15
2. Chất lượng hàng hoá và bao gói 16
3. Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh 16
4. Dịch vụ trong và sau bán 16
5. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp 17
6. Vị trí điểm bán 17
7. Quảng cáo 18
8. Vai trò của các nhân viên bán hàng và các trung gian tiêu dùng 18
9. Một số nhân tố khác 18
9.1. Khách hàng 18
9.2. Nhà cung cấp 19
9.3. Đối thủ cạnh tranh 19
9.4. Chính sách điều tiết của Nhà nước 19
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ
Cửa hàng 1E Cát Linh
Cửa hàng Lạc Trung
CH B21 Nam Thành công
Cửa hàng 191 Hàng Bông
Cửa hàng 18 Hàng Bài
Các cửa hàng
Phòng kiến thiết cơ bản
Phòng kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phó Giám đốc
Giám đốc
* Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên công ty theo luật định. Giám đốc là người chịu phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết liệt về tiền lương tiền thưởng, sử dụng các quỹ công ty.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiện kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ.
+ Ký văn bản, công văn gửi các cơ quan hữu quan và cấp trên.
+ Chỉ đạo hoạt động kinh doanh các cửa hàng
- Phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm giúp giám đốc công ty chỉ đạo và giải quyết các công việc sau:
+ Quản lý hành chính văn phòng công ty
+ Bảo vệ an ninh, thanh tra
+ Bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động.
+ Giải quyết các công việc có liên quan về bảo hiểm do công ty tham gia mua bảo hiểm.
- Phó giám đốc về kinh doanh: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác kinh doanh.
+ Đề xuất định hướng phương thức kinh doanh (phân công chuyên doanh, kết hợp với tổng hợp kinh doanh và dịch vụ thương mại khác); cơ chế khoán, quản lý trong kinh doanh đối với cửa hàng trực thuộc công ty và các khâu khác trong kinh doanh dịch vụ thương mại.
+ Khai thác, tìm nguồn hàng hoá trong và ngoài tỉnh gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá.
+ Tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, tiếp nhận vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
+ Tổ chức công tác tiếp thị Marketing và quảng cáo.
Ngoài ra Phó giám đốc còn có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc công ty điều hành công việc quản lý của công ty khi Giám đốc đi vắng hoặc giải quyết công việc đột xuất khác theo yêu cầu công tác của công ty.
* Các phòng ban: gồm 4 phòng.
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp giám đốc công ty thực hiện chính sách của Nhà nước, đối với người lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ và quản trị hành chính.
- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giúp đỡ giám đốc công ty quản lý và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý. Thực hiện và chỉ đạo các cửa hàng trực thuộc công ty hạch toán kế toán theo pháp lênh kế toán – thống kê và các văn bản pháp quy của Nhà nước, quản lý quy (tiền mặt, ngân phiếu...)
- Phòng kinh doanh: có chức năng giúp giám đốc công ty từ chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ bán buôn cho các cửa hàng trong công ty cũng như bán buôn cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh kể cả mạng lưới đại lý bán lẻ. Tổ chức công tác tiếp thị – Marketing – quảng cáo. Phát triển mạng lưới cửa hàng của công ty và mạng lưới bán hàng đại lý. Triển khai công tác kinh doanh XNK hàng hóa.
- Phòng kiến thiết cơ bản: Có chức năng giúp giám đốc công ty triển khai, giám sát công tác xây dựng cơ bản với các đơn vị hữu quan, xây dựng và cải tạo những địa điểm kinh doanh mới của công ty.
* Các cửa hàng: Công ty có 5 cửa hàng trực thuộc: Cửa hàng 18 Hàng Bài, cửa hàng B21 Nam Thành công, cửa hàng 191 Hàng Bông, cửa hàng kho Lạc Trung, Trung tâm thương mại 1E Cát Linh.
Các cửa hàng này căn cứ vào tổng mức giá trị hàng bán ra theo kế hoạch được công ty giao, tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác. Lãi gộp của cửa hàng phải nộp cho công ty theo tỷ lệ quy định, phần lợi nhuận còn lại các cửa hàng tự phân phối cho người lao động.
II. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa ở công ty thương mại Hà Nội
1. Phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty Thương mại Hà Nội
Trải qua 15 năm trong nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn và thử thách, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nhưng công ty ngày một phát triển. Hiện tại, công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho một số người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Trước khi phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty, ta phân tích qua một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong 3 năm gần đây nhất (2002 – 2004) về một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận gộp, chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế... các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ quy mô và kết quả của công ty qua các thời kỳ khác nhau, kết quả này được biểu hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở công ty trong 3 năm (2002 – 2004)
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Số tiền
Tỷlệ
Số tiền
Tỷ lệ
1. Tổng doanh thu
102314
113.624
118837
11.310
11,05
5213
4,59
2. Các khoản giảm trừ
12
14
17
2
16,67
3
21,43
3. Doanh thu thuần
102302
113610
118820
11.308
11,05
5210
4,58
4. Giá vốn hàng bán
97089
107986
112844
10897
11,22
4858
4,50
5. Lãi gộp
5213
5624
5976
411
7,88
352
6,26
6. Tỷ lệ lãi gộp/DTT (%)
5,09
4,95
5,02
1,86
0,07
7. Chi phí kinh doanh
4826
5095
5163
269
5,57
68
1,33
8. Tỷ suất CFKD/DTT (%)
4,72
4,48
4,35
-0,24
-13
9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
387
529
813
142
36,69
284
53,69
10. Tỷ suất LNHĐKD/DTT (%)
0,37
0,47
0,68
0,10
0,21
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp
130
175
252
45
0,35
77
0,44
12. Lợi nhuận sau thuế
257
354
561
97
37,74
207
58,47
13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DTT (%)
0,25
0,31
0,47
0,06
0,16
14. Nộp ngân sách
2593
2978
3572
385
14,85
594
19,95
15. Thu nhập bình quân
(nghìn đồng/ người/tháng)
870
885
910
15
1,72
25
2,82
Số liệu trên do phòng kế toán của công ty cung cấp
Qua số liệu phân tích ở bảng 1, ta thấy doanh thu bán hàng của công ty là tương đối cao năm 2004 đạt 118837 triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty thương mại Hà Nội là công ty có quy mô kinh doanh khá lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Doanh thu bán hàng của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2003, doanh thu đạt 113624 (riệu đồng) tăng 11310(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 11,05% so với năm 2002. Có được kết quả như vậy là do năm 2003 và 2004 thị trường tiêu thụ có nhiều điều kiện thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, bên cạnh đó ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty đã tìm ra những thiếu sót, từ đó rút ra kinh nghiệm và nỗ lực phấn đấu nên doanh thu tăng. Các khoản giảm trừ trong các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 12 (triệu đồng), 14 (triệu đồng), 17 (triệu đồng), như vậy khoản giảm trừ chủ yếu của công ty là hàng hoá bị trả lại do không bảo đảm chất lượng. Để giữ uy tín của mình đối với bạn hàng, công ty cần khắc phục tình trạng trên bằng cách kiểm soát chất lượng hàng hoá trước khi giao cho khách hàng, chất lượng hàng hóa phải theo đúng yêu cầu.
Doanh thu thuần 2003 là 113610 (triệu đồng) tăng so với năm 2002 là 11308(triệu đồng) năm 2004 tăng 5210 (triệu đồng) so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ 4,58%, điều này là do công ty gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh, sức mua của người tiêu dùng tăng, thị trường được mở rộng.
Lãi gộp năm 2003 của công ty tăng so với năm 2002 với tỷ lệ là 7,88% tương ứng về số tiền tăng 411(triệu đồng), năm 2004 tăng 352 (triệu đồng) tăng ứng với tỷ lệ 6,26% so với năm 2003. Qua đây ta thấy trong 3 năm 2002 – 2004, hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt có được điều này là do công ty đã có tích cực tìm kiếm nguồn hàng bạn hàng mới trên cơ sở củng cố và phát huy quan hệ với bạn hàng cũ.
Chi phí bán hàng năm 2001 tăng lên 269 (triệu đồng) tương ứng với số tiền và tỷ lệ khá cao so với năm 2003 tăng về số tiền là 68 (triệu đồng) try lệ tăng là 1,33% như vậy từ năm 2003 đến năm 2004 chi phí bán hàng tăng cả về quy mô và tốc độ. Nguyên nhân ảnh hưởng chính là do trong năm 2003, 2004 tình hình cạnh tranh giữa các sản phẩm phân phối của công ty với các sản phẩm khác trên thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, đối thủ không ngừng tung ra các chương trình khuyến mại tới khách hàng và cho ra thị trường nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Trước tình hình đó, Công ty thương mại Hà Nội đã phải đưa ra các chính sách kịp thời về các chính sách bán hàng như công tác Marketing, duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Lợi nhuận sau thuế của 2 công ty trong 3 năm lần lượt là 257 (triệu đồng), 354 (triệu đồng), 561 (triệu đồng) như vậy với năm 2003 so với năm 2002 tăng 97 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 37,74% tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 0,06%. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tăng 207 (triệu đồng) với năm 2003 với tỷ lệ tăng 58,4&% và tỷ suất lợi nhuận cũng tăng 0,16%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức khá tốt khâu kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước vì vậy ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty còn phải nộp các khoản khác theo quy định của Nhà nước và hàng năm đã nộp đầy đủ. Trên đây là kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua chứng tỏ hàng hoá của công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy vậy qua các năm từ 2002 – 2004 có những điểm chưa được cần bổ sung song hoạt động của công ty có nhiều tiến triển tốt đẹp, doanh thu tăng lợi nhuận tăng, kết quả này có được là do công ty đã tìm được hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh và để bổ sung cho những điểm chưa hoàn thiện khắc phục những khó khăn của công ty thì điều cần thiết phải thực hiện đó là tìm ra các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty trên thị trường.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về hoạt động của công ty, chúng ta cần phải xem xét tổng thể các chỉ tiêu từ đó tìm ra những ưu điểm cần phát huy cũng như những nhược điểm cần sửa chữa khắc phục. Về tổng thể, ta thấy tình hình hoạt động của Công ty Thương mại Hà Nội trong các năm qua là tương đối tốt.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Thương mại Hà Nội
2.1.Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa theo ngành hàng
Việc phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá theo mặt hàng cho thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng ngành hàng để có thể tăng cường lượng hàng hoá cho những mặt hàng có khối lượng bán ra chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng để từ đó đầu tư vào một cách đúng đắn hợp lý.
Bảng 2. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa theo kết cấu mặt hàng kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TL(%)
Số tiền
TL(%)
1. Hàng thực phẩm
10019
9,79
14686
12,93
15722
13,23
4667
46,58
1036
7,05
2. Hàng may mặc
16421
16,05
15212
13,39
14024
11,80
-1209
-7,36
-1188
-7,81
3. Hàng văn phòng phẩm
- Văn hóa giáo dục
20628
20,16
23992
21,12
24802
20,87
3364
16,31
810
3,38
4. Đồ dùng gia đình
52135
50,96
55762
49,08
58020
48,83
3627
6,96
2258
4,05
5. Các mặt hàng khác
3111
3,04
3972
3,48
4269
5,27
861
27,68
297
7,48
6. Tổng doanh thu
102314
100
113624
100
118837
100
11310
11,05
5213
4,59
Số liệu trên do phòng kế toán của công ty cung cấp
Qua bảng 2, ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm (2002 – 2004) của công ty là ngành hàng đồ dùng gia đình năm 2002 chiếm tỷ trọng là 50,96%, năm 2003 chiếm tỷ trọng là 49,08% năm 2004 chiếm tỷ trọng là 48,83%. Như vậy tỷ trọng của các ngành hàng này qua các năm 2002 đến 2004 có sự suy giảm nhưng năm sau giảm ít hơn năm trước nguyên nhân của sự giảm về tỷ trọng là do năm 2003 công ty chưa thực sự chú trọng vào khai thác thị trường mà chỉ dựa trên cơ sở khách cũ trong khi đó các công ty khác cùng ngành lại có sự khai thác thị trường liên kết rộng rãi với khách hàng làm lượng khách hàng của công ty có sự suy giảm. Trước tình hình đó, sang năm 2004 công ty đã có sự đầu tư cho khai thác thị trường nhằm lấy lại thị phần thì tỷ trọng ngành hàng này có xu hướng tăng. Đây là một dấu hiệu tương đối tốt cụ thể tổng doanh thu ngành hàng này năm 2002 là 52135 (triệu đồng) năm 2003 là 55762 (triệu đồng) về số tuyệt đối tăng 3627 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 6,96% còn tổng doanh thu năm 2004 là 58020 (triệu đồng) tăng lên về số tuyệt đối so với năm 2003 là 2258 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 4,05%, như vậy xét về doanh thu ngành hàng này tăng đều qua các năm. Sự tăng lên về doanh thu này là do trong năm 2003 và 2004 thời tiết nóng nắng kéo dài nên nhu cầu về đồ điện như tủ lạnh, quạt điện tăng giá đột biến do đó doanh số tăng mặc dù tỷ trọng giảm, vậy nguyên nhân chính là do giá ngành hàng thực phẩm, tỷ trọng qua các năm tăng, doanh thu tăng, cụ thể doanh thu năm 2002 là 10,019 (triệu đồng) năm 2002 là 14686(triệu đồng), tăng 4667 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 46,58% còn năm 2004 doanh thu đạt 15722 tăng 1036 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 7,05% sự tăng lên về tỷ lệ, tỷ trọng, doanh thu mặt hàng này là do đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân tăng, do vậy lượng cầu về mặt hàng này tăng hơn nữa. Nguyên nhân chính làm tăng cả tỷ trọng lẫn doanh thu mặt hàng này là do chất lượng, điều này phản ánh được sự tăng lên về quy mô và trong đà này dự đoán trong các năm tới nhu cầu về mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng mạnh, do đó công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa.
Ngược lại, ngành hàng may mặc qua các năm có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn doanh số. Năm 2002 so với năm 2003 giảm về số tuyệt đối là 1209 (triệu đồng) và giảm về số tương đối là 7,36%, nhưng do ngành hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng đến doanh số toàn công ty. Năm 2004 doanh thu ngành hàng này là 14024 (triệu đồng) năm 2003 là 15212 (triệu đồng). Về tỷ trọng giảm 1,59%, còn tỷ lệ giảm 7,81%, nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty khác, do đó giá thường được hạ thấp nhưng công ty không có sự khai thác tìm hiểu và liên kết với các bạn hàng làm cho giá nhập của công ty thường cao hơn các công ty tư nhân nếu hạ thấp giá thành thì không những công ty không có lãi mà thậm chí còn lại lỗ, còn giữ giá đó, thì khách hàng chỉ lấy với số lượng ít, để giữ mối quan hệ với công ty do đó doanh thu mặt hàng này qua các chỉ tiêu đều giảm xuống trong thời gian tới, công ty nên có biện pháp thích hợp để làm sao mặt hàng này tăng lên.
Các mặt hàng khác nói chung đều có sự tăng lên về doanh số, mặc dù tỷ trọng có giảm ở một số ngành hàng nhưng không đáng kể nên tổng doanh thu bán hàng của toàn công ty tăng đều qua các năm cụ thể: tổng doanh thu năm 2002 là 102314 (triệu đồng) năm 2003 tổng doanh thu là 113624 (triệu đồng) tăng 11310 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 11,05% còn tổng doanh thu năm 2004 là 118837 (triệu đồng) tăng 5213 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 4,59%. Đạt được kết quả này là do các mặt hàng chủ yếu của công ty đều tăng doanh số nên tổng doanh số của công ty tăng lên.
Nhìn chung tình hình kinh doanh của các ngành hàng của công ty là tốt, tuy nhiên từng ngành hàng cụ thể vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như sự tăng về giá dẫn tới doanh thu tăng ở ngành đồ dùng gia đình, sự giảm lượng làm giảm doanh số ở ngành hàng may mặc, do vậy để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thì công ty cần quan tâm hơn nữa những tồn tại trên.
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo hình thức bán
Việc phân tích kết quả theo hình thức bán cho ta thấy được doanh số bán ra chủ yếu của công ty thu được từ hình thức bán nào để có biện pháp hỗ trợ xúc tiến bán ra một cách hợp lý thúc đẩy tiêu thụ và đem lại hiệu quả cao. Qua bảng 3 ta thấy: Năm 2002, bán buôn chiếm tỷ trọng 61,2% với tổng số tiền thu được từ bán buôn là 62617 (triệu đồng), còn bán lẻ chiếm tỉ trọng 38,8% so với số tiền thu về là 39.697 (triệu đồng), chứng tỏ bán buôn đem lại doanh thu cho doanh nghiệp lớn hơn bán lẻ. Sang năm 2003 bán buôn thu về 718,68 (triệu đồng) với tỷ trọng 63,25% tăng về số tuyệt đối là 9251 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 14,77% so với năm 2002, trong khi đó bán lẻ được 41756 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 36,75% tăng về số tuyệt dối là 2059 ứng với số tương đối là 5,19%. Năm 2004 bán buôn thu về 81665 (triệu đồng) với tỷ trọng 68,72% tăng về số tuyệt đối là 9797 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 13,63% so với năm 2003, trong khi đó bán lẻ được 37172 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 31,28% giảm 4584 (triệu đồng). tỷ lệ giảm 10,98% so với năm 2003. Qua số liệu phân tích cho thấy bán buôn ngày càng có doanh thu cao chiếm phần lớn doanh thu của công ty.
Nguyên nhân bán buôn ngày càng tăng là do đặc điểm của bán buôn là bán với số lượng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, qua đó công ty có thể đẩy mạnh, quay vòng của vốn và khai thác triệt để khả năng sinh lời của vốn, do vậy hàng năm công ty thường nghiên cứu liên kết ký hợp đồng với các đại lý để công ty trở thành cơ sở bán buôn hoàn chỉnh, tức là công ty thực hiện đồng bộ hoàn chỉnh chức năng của trung gian thương mại ở khâu bán buôn. Bên cạnh bán buôn là bán lẻ các năm qua xu hướng giảm, tuy bán lẻ mang lại doanh thu ít cho công ty nhưng công ty vẫn có biện pháp hợp lý để ngăn chặn sự giảm này vì thông qua việc bán hàng này, công ty có thể nắm bắt được một cách nhanh chóng nhu cầu của thị trường và sự biến đổi thị hiếu người tiêu dùng để có những phản ánh kịp thời ứng phó trong chiến lược kinh doanh, bởi vậy công ty cần phải không ngừng cố gắng để mở rộng hoạt động bán lẻ phục vụ khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
Bảng 3: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo hình thức bán hàng trong 3 năm (2002 - 2004)
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Số tiền
TT (%)
Số tiền
thị trường (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Bán buôn
62617
61,20
71868
63,25
81665
68,72
9251
14,77
9797
13,63
Bán lẻ
39697
38,80
41756
36,75
37172
31,28
2059
5,19
-4584
-10,98
Tổng cộng
102314
100
113624
100
118837
100
11310
11,05
5213
4,59
Số liệu trên do phòng kế toán của công ty cung cấp
2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo các đơn vị trực thuộc
Phân tích kết quả theo đơn vị để thấy được mức độ đóng góp của từng cửa hàng để thấy hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị từ đó có biện pháp đầu tư hợp lý nhất.
Trung tâm Thương mại 1 E Cát Linh
Năm 2002 đạt 37.982 (triệu đồng), chiếm 37,12% tỷ trọng, sang năm 2003 doanh thu là 39.018 (triệu đồng), chiếm 34,34% tăng 1036 (triệu đồng) với tỷ lệ là 2,73%. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng doanh số của cửa hàng vẫn tăng do cửa hàng được đặt tại trung tâm, nơi đông người đi lại mua hàng, hơn nữa đây là nơi được khách hàng tin tưởng bởi các mặt hàng có chất lượng tốt của công ty. Năm 2004 doanh thu đạt 41001 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 34,50% tỷ lệ tăng 19,67%, chứng tỏ công ty đã có điều chỉnh kịp thời nên doanh thu và tỷ trọng đã tăng so với năm 2003.
Cửa hàng thương mại B21 Nam Thành công:
Năm 2002 đạt 26.878 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 26,27%, sang năm 2003 doanh thu đạt 27986 (triệu đồng) tỷ lệ tăng 4,12% và năm 2004 là 28.941 (triệu đồng) với tỷ lệ là 3,41%. Như vậy mặt hàng của công ty qua các năm tăng về doanh số, nhưng lại giảm về tỷ trọng và tỷ lệ, nguyên nhân vẫn là do công ty đã biết đặt các trung tâm thương mại của mình ở những vị trí thuận lợi về đi lại và đội ngũ cán bộ, nhân viên của cửa hàng thương mại nhiệt tình với khách hàng ngày một tin tưởng vào chất lượng hàng hoá của công ty, đây cũng là các mặt hàng thiết yếu hàng ngày của đời sống nhân dân do đó mà doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên, kết quả tiêu thụ cũng tăng. Mặt khác đây cũng là nơi đặt văn phòng chính của công ty là bộ phận quản lý trực tiếp trực thuộc vì vậy là một đơn vị có vai trò trong quản lý ngoài ra còn có vai trò là một đơn vị kinh doanh khác đó là bán hàng, điều này có nghĩa là khi công ty mua hàng về trên cơ sở tập hợp nhu cầu của từng cửa hàng, nhưng sẽ có lượng hàng thừa (sau khi đã giao cho các đơn vị) lượng hàng này sẽ được văn phòng quản lý và tự tìm khách hàng để bán, chính vì vậy văn phòng cũng tạo ra doanh thu.
Bảng 4: Phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá theo các đơn vị trực thuộc
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
1. TTTM 1E Cát Linh
37982
37,12
39018
34,34
41001
34,50
1036
2,73
1983
19,67
2. CHTM B21 Nam Thành Công
26878
26,27
27986
24,63
28941
24,35
1108
4,12
955
3,41
3. CHTM 18 Hàng Bài
17112
16,72
18322
16,13
18636
15,68
1210
7,07
314
1,71
4. CHTM Lạc Trung
11622
11.36
15305
13,47
16832
14,16
3683
31,69
1527
9,98
5. CHTM 191 Hàng Bông
8720
8,53
12993
11,43
13427
11,31
4273
49,00
434
3,34
Toàn công ty
102314
100
113624
100
118837
100
11310
11,05
5213
4,59
Số liệu trên do phòng kế toán của công ty cung cấp
Cửa hàng thương mại 18 Hàng Bài
Năm 2002 đạt 17112 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 16,72% sang năm 2003 đạt 18322 (triệu đồng) tỷ lệ tăng 7,07%. Năm 2004 18636 (triệu đồng) tăng về số tuyệt đối 1527 (triệu đồng) tỷ lệ tăng 9,98%. Mặc dù doanh thu tỷ trọng, tỷ lệ tăng đều qua hàng năm, nhưng vị trí của cửa hàng đặt tại trung tâm thành phố có rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước qua lại nên công ty cần phải mở rộng kinh doanh cả cơ cấu lẫn chủng loại mặt hàng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.
Các đơn vị còn lại tuy chiếm tỷ lệ doanh thu thấp song qua các năm đều tăng năm sau so với năm trước, vì vậy trong thời gian tới các đơn vị cần phát huy hơn nữa những thành tích đạt được, đồng thời công ty phải quan tâm hơn nữa đổi mới trang thiết bị bán hàng cơ cấu chủng loại hàng hoá để thu hút được lượng khách hàng đông hơn góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá.
Nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng hoá các đơn vị trực thuộc trong Công ty thương mại Hà Nội là tốt, hầu hết các đơn vị đều có mức doanh thu năm 2003 cao hơn năm 2002 và năm 2004 tăng so với năm 2003, tuy tỉ lệ tăng cao thấp khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng đơn vị, song đây là điều đáng mừng và là dấu hiệu cho phép công ty có đạt mức doanh thu cao hơn nữa trog những năm tới nếu khai thác tốt và có điều chỉnh hợp lý về tình hình kinh doanh của từng cửa hàng.
2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo thời gian
Để thực hiện tốt kế hoạch bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bổ chỉ tiêu doanh thu bán hàng theo quý làm cơ sở cho việc tổ chức chỉ đạo và quản lý kinh doanh. Vì hoạt động kinh doanh thương mại chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi thời vụ phân tích doanh thu bán hàng theo quý nhằm mục đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng đồng thời phân tích cũng thấy được sự biến dộng của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh.
Bảng 5: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo thời gian (quý)
Đơn vị: triệu đồng
Quý
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
I
24913
24,35
26318
23,16
27523
23,16
1405
5,64
1205
4,58
II
21034
20,56
23949
21,08
25616
21,56
2915
13,86
1667
6,96
III
16155
15,79
18485
16,26
19274
16,22
2330
14,42
789
4,27
IV
40212
39,30
44872
39,50
46424
39,06
4660
11,59
1552
3,46
Cả năm
102314
100
113624
100
118837
100
11310
11,05
5213
4,59
Số liệu trên do phòng kế toán của công ty cung cấp
Qua số liệu ở bảng 5, ta thấy kết quả kinh doanh tiêu thụ chung của công ty năm 2003/2002 tăng 11310 (triệu đồng) với tỷ lệ là 11,05%; năm 2004/2003 tăng 5213 (triệu đồng) với tỷ lệ 4,59% do các quý sau:
Trước tiên, ta đi xem xét về tính thời vụ trong năm để thấy được đâu là mùa kinh doanh của công ty. Nhìn vào tỷ trọng, ta thấy lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty thương mại Hà Nội ở từng quý trong năm khác. Quý IV là khoảng thời gian mà Công ty đạt được doanh thu cao nhất so với các quý khác khối lượng doanh thu đạt chiếm khoảng 39% tổng doanh thu của toàn công ty. Cụ thể năm 2002 đạt 40212 (triệu đồng) tỷ lệ 39,3% tổng doanh thu cả năm. Năm 2004 đạt 46424 (triệu đồng) chiếm tỷ lệ 39,06 có được điều này là do cuối năm công ty đều bán được khối lượng hàng hoá lớn ở các cửa hàng bách hoá đồng thời đây cũng là thời điểm giáp tết nguyên đán vì vậy hoạt động tiêu thụ hàng hoá của Công ty được đẩy mạnh, hơn nữa nhu cầu mua sắm hàng thực phẩm và hàng gia dụng của nhân dân tăng lên vì chuẩn bị đón tết ai cũng muốn mua sắm cho gia đình mình đầy đủ và sung túc trong ngày tết, do đó cầu càng lớn lên, lượng cung của Công ty cũng lớn lên, thời gian này chính là thời vụ làm ăn của Công ty trong năm những mặt hàng thực phẩm như: kẹo, bánh, rượu, bia, thuốc lá… của công ty thường được tiêu thụ mạnh vào 2 tháng cuối quý IV và tháng đầu của quý I hơn nữa, khi ký được hợp đồng với các bạn hàng từ thời g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0114.doc