MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 3
1.1. Chè và sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng 3
1.1.1. Chè và khái niệm xuất khẩu chè 3
1.1.1.1. Khái niệm chè 3
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu chè 4
1.1.2. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè 5
1.1.2.1. Nhu cầu về chè trên thế giới và khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam 5
1.1.2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè 9
1.2. Nội dung xuất khẩu chè 10
1.2.1. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu 10
1.2.2. Thị trường xuất khẩu chè 13
1.2.3. Giá cả chè xuất khẩu và phương thức xuất khẩu 15
1.2.3.1. Giá cả chè xuất khẩu 15
1.2.3.2. Phương thức xuất khẩu 16
1.2.4. Các hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu chè 19
1.2.4.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 19
1.2.4.2.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè 21
1.3.1. Nguồn hàng 21
1.3.2. Chất lượng chè xuất khẩu 23
1.3.3. Quy định pháp lý 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HOÀNG 27
2.1. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất & xuất nhập khẩu Thiên Hoàng 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 29
2.1.4. Tình hình tài chính của công ty 31
2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33
2.2.1. Quá trình tổ chức thu mua 33
2.2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 34
2.2.3. Các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty 38
2.2.4. Thực trạng thị trường xuất khẩu chè của công ty 41
2.2.5. Chất lượng và giá cả chè xuất khẩu 43
2.3. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình xuất khẩu chè của công ty 46
2.3.1. Những kết quả đạt được 46
2.3.2. Những mặt tích cực 51
2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA 56
CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG 56
3.1. Phương hướng phát triển của ngành chè và của công ty TNHH Thiên Hoàng 56
3.1.1. Phương hướng phát triển của ngành chè 56
3.1.2. Định hướng xuất khẩu chè của công ty TNHH Thiên Hoàng 59
3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè 60
3.2.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng 60
3.2.2. Đa dạng hóa các mặt hàng chè xuất khẩu 61
3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng Mar – Mix vào hoạt động xuất khẩu 62
3.2.4. Quản lý và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu 65
3.2.5. Các giải pháp khác 66
3.3. Một số kiến nghị với nhà nước, hiệp hội chè và tổng công ty chè Việt Nam nhằm góp phần thực hiện những giải pháp trên 66
3.3.1. Về phía nhà nước 66
3.3.2. Với hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) 70
3.3.3. Với tổng công ty chè Việt Nam (vinatea) 71
KẾT LUẬN 73
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty TNHH sản xuất – xuất nhập khẩu Thiên Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn đối với ngành chè vì chè chủ yếu tăng trưởng nhờ mưa, tình trạng thiếu giếng đào ở một số vùng đã cản trở việc sản xuất chè suốt cả năm và khiến người sản xuất không tận dụng được các thời điểm giá lên cao vào mùa khô.
Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã làm lễ công bố thương hiệu chè Việt Nam “Cheviet”. Đây được coi như một bước ngoặt quan trọng của ngành chè Việt Nam. Bởi từ nay trên thị trường thế giới, sản phẩm chè của Việt Nam sẽ được khách hàng biết đến bởi chính thương hiệu của quốc gia mình, có nghĩa là danh đã chính. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không phải chỉ đơn thuần là công bố mà nó phải được xây dựng một cách công phu, nghiêm túc. Với tình hình thực tế thì để tạo dựng được hình ảnh tốt, khẳng định được vị thế của Cheviet, ngành chè còn nhiều việc phải làm
1.3.3. Quy định pháp lý
Hoạt động xuất khẩu mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia vì vậy không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều có chính sách khuyến khích xuất khẩu. Trong điều 16 luật thương mại về chính sách ngoại thương Việt Nam đã nêu rõ: Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu.
Ngày nay hoạt động xuất khẩu chè nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung chịu sự ràng buộc của rất nhiều quy định pháp lý do sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trường thế giới. Nước ta đã tham gia vào các tổ chức, thực hiện ký kết các hiệp định quốc tế như: hiệp định về mậu dịch tự do ASEAN – AFTA, hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn cầu giữa Trung Quốc và ASEAN…Những hiệp định đó mở ra một thị trường mới, hướng đi mới cho hoạt động xuất khẩu chè và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè.
Với việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam phải cam kết các hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), hiệp định sở hữu trí tuệ, hiệp định về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại (TBT)…Gia nhập WTO bên cạnh những thuận lợi thì sản phẩm chè Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi cao hơn về chất lượng, quy cách, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm…
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HOÀNG
2.1. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất & xuất nhập khẩu Thiên Hoàng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Sản Xuất – Xuất Nhập Khẩu Thiên Hoàng được thành lập ngày 27/02/2004 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102011460 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: THIENHOANG MANUFACTURE IMPORT - EXPORT LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: THIENHOANG CO.LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 7, ngách 40, ngõ 79, đường Cầu Giấy, tổ 2, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 043.7845519
Fax: 043.7847936
Email: mocchautea@netnam.vn
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, buôn bán, chế biến chè;
Sản xuất, buôn bán các ngành nông, lâm, thổ sản;
Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ chế biến lương thực, thực phẩm;
Vận tải hàng hóa;
Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa;
Vận chuyển hành khách;
Dịch vụ cho thuê xe ô tô./.
Thành viên sáng lập công ty gồm có:
Ông Hoàng Trọng Huy
Ông Hoàng Hải Sơn
Các thành viên sáng lập đều đã tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế và hiện đang nắm giữ các chức vị chủ chốt trong công ty.
Sự phát triển qua các giai đoạn
- Năm 2005 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 1.750.000.000 ®
- Năm 2006 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 2.450.000.000 ®
- Năm 2007 công ty đầu tư xây dựng trụ sở chính, đến tháng 7 năm 2008 đã khánh thành.
- Năm 2009 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 4.650.000.000 ®
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Hoàng là một công ty tư nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, thực hiện kinh doanh theo luật pháp Việt Nam. Trên cơ sở đó công ty Thiên Hoàng có những chức năng sau:
Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thổ sản do công ty thu mua, gia công chế biến hoặc do liên doanh, liên kết tạo ra
Tổ chức thu mua từ các chân hàng, từ các công ty để xuất khẩu
Nhận xuất khẩu và nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Thực hiện các hoạt động kinh doanh an toàn có lãi, đảm bảo và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu nhu cầu chè thế giới và nguồn cung chè trong nước để lập kế hoạch xuất khẩu, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động kinh doanh XNK theo quy định của nhà nước từ khâu thu mua chế biến và xuất khẩu.
Giao dịch ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước, tổ chức ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với thủ tục, tập quán thương mại quốc tế.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, quản lý và sử dụng có hiệu quả vật tư, tài sản, tiền vốn và tăng cường cơ sở vật tư kỹ thuật của công ty.
Quản lý tốt nguồn nhân lực, thực hiện đúng các chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức cho người lao động.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty
Cơ cấu, quy mô tổ chức của công ty TNHH Thiên Hoàng do giám đốc của công ty quyết định để phù hợp với sự phát triển của công ty, đảm bao gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả.
Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
BỘ PHẬN CHẾ BIẾN SẢN XUẤT
BỘ PHẬN KHO HÀNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TỔ BẢO VỆ
TỔ NẤU ĂN
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KINH DOANH
TỔ PHÂN CẤP SẢN PHẨM
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành quyết định các việc liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật và bộ chủ quản.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy cán bộ; tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, khen thưởng thi đua kỷ luật; kiểm tra an toàn bảo hộ lao động; thực hiện chính sách chế độ với người lao động; quản trị hành chính văn phòng công ty…
Phòng kế toán tài chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính kế toán trên phạm vi toàn công ty; chấp hành thực hiện đầy đủ theo đúng các chế độ và quy định của nhà nước trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty trong sản xuất; kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc thu nhận, sử lý kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành; lập báo cáo quyết toán tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nước và của công ty; tổ chức công tác kiểm kê tài sản, nguồn vốn theo định kỳ; tổ chức và quản lý nguồn đầu tư, chi phí đầu tư của công ty; kết hợp với các phòng ban khác để thu hồi tiền bán hàng, thu hồi công nợ và lập kế hoạch thanh toán nợ phải trả.
Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn trung hạn, hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ thuật an toàn. Phòng kinh doanh là đầu mối đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, marketing tìm kiếm nguồn hàng, quản lý kho hàng đội xe.
Bộ phận kho hàng: chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản hàng hóa, cung cấp hàng hóa đúng phẩm chất, số lượng theo kế hoạch kinh doanh.
Tổ phân cấp sản phẩm: có chức năng phân loại sản phẩm, đảm bảo giao cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
Bộ phận chế biến sản xuất: có chức năng quản lý sắp xếp nhân lực vật tư, tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói chè theo mẫu mã đã được thông qua; đảm bảo trả hàng đúng yêu cầu về số lượng chất lượng và thời gian.
2.1.4. Tình hình tài chính của công ty
Khi mới được thành lập công ty TNHH Thiên Hoàng có số vốn điều lệ là 1.500.000.000 VNĐ trong đó 80% là tài sản lưu động chủ yếu dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hóa. Sau 5 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 7.709.525.042 VNĐ.
Bảng 02: Qui mô vốn của công ty
Đơn vị: VNĐ
Năm
Tổng nguồn vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
2005
4.979.209.454
4.389.589.747
88
589.619.707
12
2006
6.247.439.820
5.913.104.882
95
334.334.938
5
2007
6.883.504.502
4.871.028.215
71
2.012.476.287
29
2008
7.709.525.042
6.938.572.538
90
770.952.504
10
2009
8.865.953.798
8.156.677.494
92
709.276.304
8
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Công ty cũng chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý. Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại và lại là công ty xuất nhập khẩu, nên lượng vốn lưu động phải chiếm tỷ trọng lơn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Công ty có được cơ cấu vốn khá hợp lý với việc tỷ trọng vốn lưu động tăng đều qua các năm. Riêng năm 2008 tỷ trọng vốn lưu động có giảm xuống, lý do là trong năm 2008 công ty có đầu tư lớn vào tài sản cố định, tuy nhiên vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty.
Biểu đồ 02: Cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị: VNĐ
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua hơn năm năm kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu chè, tuy đây là mặt hàng có lợi nhuận thấp và rủi ro cao, nhưng công ty vẫn bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Khả năng tự đảm bảo vốn và khả năng độc lập về tài chính của công ty được cải thiện rõ rệt qua các năm.
2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty
2.2.1. Quá trình tổ chức thu mua
Công tác mua hàng do phòng kinh doanh đảm nhiệm, căn cứ vào đặc điểm thị trường, yêu cầu về hàng hóa và đặc điểm, sự đa dạng về chủng loại chất lượng, công ty cử cán bộ chuyên trách xuống tận địa phương hoạt động để khai thác nguồn hàng. Việc mua hàng được tiến hành theo trình tự:
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: dựa trên các đơn đặt hàng và các hợp đồng đã ký, công ty công ty nghiên cứu các nguồn hàng, xác định khả năng cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
Người của công ty đến ký kết hợp đồng với các đầu mối ở địa phương, thường là các thương nhân chuyên về thu gom, các nhà máy giám đốc nông trường, nhà máy chế biến. Những cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ trước công ty về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của công ty, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng.
Người đại diện của công ty đến địa điểm giao hàng để kiểm tra hàng hóa xem đã thỏa mãn yêu cầu hay chưa. Nếu đạt yêu cầu thì nhận hàng và giao tiền cho bên bán. Nếu hàng hóa chưa đạt yêu cầu thì buộc bên bán phải tái chế lại và chi phí đó do bên bán chịu.
Các hình thức tạo nguồn và mua hàng chủ yếu của công ty là:
Phương thức mua đứt bán đoạn:
Đây là phương thức mua hàng chủ yếu, chiếm gần 80% giá trị hàng hóa mua vào. Phương thức mua hàng này không qua trung gian nên công ty có thể linh hoạt chủ động được giá mua vào, giá bán ra, chi phí lưu thông được tính toán chặt chẽ chính xác.
Phương thức mua ủy thác:
Phương thức này công ty dùng danh nghĩa của mình để tiến hành giao dịch với khách hàng những mặt hàng ủy thác xuất khẩu. Công ty lúc này đóng vai trò như một người trung gian hưởng khoản hoa hồng do thỏa thuận giữa 2 bên thường là 1,5-2% giá trị hàng hóa.
Một số phương thức mua hàng khác của công ty nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị hàng mua như:
Thu mua thông qua đại lý
Thu mua thông qua hàng đổi hàng
Thu mua thông qua liên doanh, liên kết với đơn vị sản xuất.
2.2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè
Nguồn chè của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang…trọng điểm ở các huyện như Yên Bình (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La), Sơn Dương (Tuyên Quang), Yên Lập (Phú Thọ). Các địa phương này đều có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và cơ sở vật chất cho việc trồng chè; hơn nữa chè ở các vùng này có chất lượng tương đối cao, giảm bớt công việc sàng lọc, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu chè.
Diện tích trồng chè của nước ta những năm vừa qua liên tục tăng tính đến năm 2008 cả nước đã có hơn 170.000 ha chè, số diện tích đó được phân bổ chủ yếu ở 16 tỉnh và 3 thành phố. Diện tích chè mở rộng, năng suất chè tăng cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn hàng đầu vào của công ty.
Bảng 03: Kết quả canh tác chè ở một số tỉnh trong nước năm 2009
TT
Tỉnh
Diện tích
( ha)
Sản lượng
( tấn/ha)
1
Hà Giang
16992
26000
2
Tuyên Quang
14938
19000
3
Phú Thọ
19710
41000
4
Sơn La
10000
18 000
5
Lào Cai
6785
11300
6
Yên Bái
8600
16700
7
Thái Nguyên
4300
10200
8
Hà Bắc
2720
8560
9
Lâm Đồng
3200
9200
10
Quảng Nam
2600
5320
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn, thị trường có nhiều biến động phức tạp có chiều hướng đi xuống, nhưng công ty Thiên Hoàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng của mình, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của công ty tăng đều qua các năm.
Bảng 04: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của
công ty TNHH Thiên Hoàng
Năm
Sản lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
2005
104
145.600
2006
330
471.900
2007
550
830.500
2008
700
1.050.000
2009
790
1.216.600
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như trên là do những năm gần đây công ty đã chủ động được nguồn hàng, mặt hàng chè của công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng, công ty đã mở rộng thị trường sang Nga, Trung Quốc…
Năm 2005 là năm đầu thứ 2 công ty tiến hành sản xuất kinh doanh nên vẫn còn rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Sản lượng của công ty chỉ là 104 tấn xuất cho khách hàng ở Pakixtan, đạt kim ngạch hơn 145000 USD. Năm 2006 đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng xuất khẩu khi đạt tới 330 tấn, kim ngạch cao gấp 3,5 lần năm 2005. Đó là do công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường khu vực Trung Đông bao gồm các thị trường chính như: Pakixtan, Apganixtan…Năm 2008, 2009 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đảm bảo tăng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè, mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn các năm trước.
Biểu đồ 03: Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm
Đơn vị: tấn
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Năm 2007 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công ty với việc sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh. Năm 2007 là năm có điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu chè khi mà cầu chè của thị trường thế giới tăng cao, giá chè xuất tăng cao. Nắm bắt được thời cơ đó công ty đã chủ động tìm kiếm các thị trường mới như Nga, Ấn Độ, đồng thời đưa các mặt hàng chè mới vào danh mục hàng xuất khẩu. Nếu như năm 2005, 2006 mặt hàng xuất khẩu của công ty chỉ là chè đen, chè xanh sô Mộc Châu và một ít chè CTC, thì đến năm 2007 công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng chè đen sơ chế, chè xanh Thái Nguyên, chè Shan. Những mặt hàng đó có giá trị xuất khẩu hơn chè đen rất nhiều khiến kim ngạch xuất khẩu chè của công ty tăng đột biến.
Biều đồ 04: Kim ngạch xuất khẩu chè qua các năm
Đơn vị: USD
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Bước phát triển trong năm 2007 đã tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo. Kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 và 2009 đều năm sau tăng cao hơn năm trước, năm 2009 đạt hơn 1 triệu USD. Điều đó cho thấy công ty đang có hướng đi đúng đắn trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng chè.
2.2.3. Các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty
Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của công ty là chè, bao gồm các loại sau:
Chè đen OTD (ORTHODOX) gồm 7 loại: OP, FBOP, P, PS, F, D, BPS, OPA, PF1
Chè đen CTC: BOP, BP, O, D, PF
Chè xanh: chè xanh xơ chế.
Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã từng bước khẳng định mình trên thị trường với các loại chè xuất khẩu sau:
Bảng 05: Cơ cấu và chủng loại chè xuất khẩu năm 2004-2008
Đơn vị: %
Chủng loại chè XK
2005
2006
2007
2008
2009
Chè đen
Chè xanh
Chè CTC
Chè sơ chế
Các loại chè khác
50,5
47,5
1,98
-
-
52,5
45,21
2,29
-
-
48,7
33,43
4,30
7,87
5,70
46,5
34,3
4
6,6
8,2
47,43
35,6
4,6
6,4
6
Tổng cộng
100
100
100
100
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là chè đen và chè xanh chiếm tới hơn 70% trong cơ cấu xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của chè đen lại thấp hơn so với các loại chè khác. Việc nầy ảnh hưởng khá lớn đến qui mô, kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Bảng 06: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng năm 2009
Chủng loại
Sản lượng
(tấn)
Trị giá USD/tấn
Thành tiền USD
Chè xanh Mộc Châu
173
1600
276.800
Chè xanh Thái Nguyên
160
1700
272.000
Chè CTC
35
1300
45.500
Chè đen
332
1400
464.800
Tổng
700
1.059.100
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Năm 2009 thị trường chè xanh vẫn xuất khẩu được với số lượng lớn giá cao, đặc biệt là chè xanh Mộc Châu và chè xanh Thái Nguyên, các khách hàng cũ vẫn thường xuyên liên lạc và đặt hàng với số lượng lớn. Năm 2009 công ty đã có 1 nhà máy sản xuất chè xanh với sản lượng 300 tấn/năm được đặt tại vùng nguyên liệu tiềm năng của tỉnh Sơn La, và một nhà máy chuyên sản xuất chè đen với sản lượng 500 tấn/ năm tại tỉnh Yên Bái. Để nâng cao giá trị xuất khẩu công ty tập trung vào mặt hàng chè xanh có giá trị xuất khẩu cao là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên mặt hàng chè xanh xuất khẩu vẫn chưa ổn định, chè đen vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty
Bảng 07: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Đơn vị: USD
Mặt hàng
2007
2008
2009
Chè xanh Mộc Châu
216.000
272.000
276.800
Chè xanh
Thái Nguyên
170.000
209.160
272.000
Chè đen
341.600
392.000
464.800
Chè CTC
27.300
31.200
45.500
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Năm 2009 có sự đột biến trong xuất khẩu chè đen là do khách hàng đã tin tưởng vào chất lượng chè đen của công ty, nhu cầu về chè đen cũng tăng cao trong năm 2009 và công ty mở rộng được thị trường sang Nga với số lượng đặt hàng 100 tấn vào tháng 9/2009. Lượng chè xanh Thái Nguyên xuất khẩu giảm mạnh do nguồn hàng loại chè này không được ổn định và thị trường xuất khẩu loại chè này của công ty còn hạn chế.
2.2.4. Thực trạng thị trường xuất khẩu chè của công ty
Khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty tư nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các khu vực Nga và Đông Âu như: Nga, Apganistan, Pakistan, Ấn Độ. Một số thị trường khác cũng đang được công ty tiếp cận như Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập.
Bảng 08: Lượng chè XK đến một số thị trường chủ yếu
Đơn vị: tấn
Quốc gia
2005
2006
2007
2008
2009
Nga
-
-
68
82
110
Ấn Độ
-
-
29
54.8
81
Pakistan
104
180
240
280
330
Apghanistan
-
110
250
220
280
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Thị trường truyền thống của công ty là các nước Đông Âu như Pakistan, Apghanistan, đây là những thị trường tiêu thụ chè lớn của thế giới, tương đối dễ tính và khá ưa chuộng chè của Việt Nam. Tính khắt khe của khách hàng về chất lượng sản phẩm tại thị trường này chưa cao lắm do mức sống người dân còn thấp. Do đó công ty có thể cạnh tranh tại thị trường này bằng các chiến lược và chính sách về giá hiệu quả. Cùng với uy tín và mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm của công ty như: WADAN Trading Co.Ltd, NEW IRSHAD TAHIR Co.Ltd, REHMAN INTERNATIONAL…hứa hẹn sẽ vẫn là thị trường chính của công ty trong thời gian tới.
Các thị trường khác của công ty là Nga và Ấn Độ, trong 2 năm gần đây công ty hoạt động khá hiệu quả tại các thị trường này chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu chè của công ty. Tại các thị trường này công ty gặp một số thuận lợi khó khăn sau:
Thuận lợi
Đây là thị trường lớn, rất ưa thích mặt hàng chè đen của Việt Nam mà đây lại là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Thiên Hoàng.
Chính phủ đang có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có Nga và Ấn Độ.
Khó khăn:
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường này khá cao, yêu cầu về chất lượng cao, kiểm duyệt khắt khe.
Sản phẩm của công ty cũng như toàn ngành xuất sang các thị trường này kém cạnh tranh hơn sản phẩm của các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan về chất lượng, tính độc đáo cũng như thương hiệu.
Gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng chè bản địa cũng như các hãng lớn của thế giới như Lipton.
Hàng năm doanh số từ việc xuất khẩu chè chiếm hơn 90% tổng doanh thu của công ty, vì vậy việc giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm khai thác thị trường mới mang ý nghĩa sống còn với công ty. Nhận thức được điều đó công ty cũng chú trọng vào việc tìm kiếm các thị trường tiềm năng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đây là những thị trường tiêu thụ chè lớn trên thế giới, yêu thích hương vị chè Việt Nam. Tuy nhiên tại các thị trường này mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt, đối với một công ty nhỏ mới thành lập như Thiên Hoàng đó là một thách thức không nhỏ.
Phòng kinh doanh của công ty có trách nhiệm thực hiện công tác nghiên cứu thị trường sau đó tham mưu cho Giám đốc. Từ các nguồn tư liệu, thông tin trên báo, tạp chí mạng internet như:
Số liệu về giá, phân tích kinh tế xã hội, dự báo của FAO
Thông tin xuất nhập khẩu của bộ Thương Mại
Tạp chí của Hội Chè Việt Nam
Các trang web cập nhật giá chè thế giới:
…
Các nhân viên của phòng kinh doanh công ty đã tiến hành phân tích , đưa ra các dự báo về nhu cầu chè thế giới, biến động giá cả chè, nguồn cung chè trong nước…Từ đó tham mưu cho Giám đốc để lập ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn lựa chọn cán bộ cử đi thực tế, ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường, thông qua chính các đối tác, các bạn hàng để nắm bắt thị trường nước ngoài. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức thương mại về chè của thế giới, các tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước, các chương trình hỗ trợ của chính phủ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu nắm bắt thị trường.
Hiện tại đối với những thị trường truyền thống như Pakistan, Apghanistan công ty sử dụng chính sách phát triển thị trường, tiếp tục khai thác lợi thế của mặt hàng chè xanh, chè đen.
Đối với các thị trường như Nga, Ấn Độ công ty sử dụng việc phát triển sản phẩm là vũ khí cạnh tranh, với việc xuất khẩu các loại chè mới độc đáo, có chất lượng cao như chè Tuyết, chè Shan.
2.2.5. Chất lượng và giá cả chè xuất khẩu
Chất lượng chè xuất khẩu Chất lượng búp chè tươi được quyết định bởi các yếu tố:
Giống chè
Quy trình thâm canh
Thu hái
Vận chuyển
Mặt hàng chè đen xuất khẩu của công ty như OP, PF1, CTC… được thu mua chủ yếu tại Yên Bái, nơi công ty có nhà máy sản xuất tại xã Hán Đà, huyện Yên Bình. Vùng trè nơi đây có độ cao dưới 500m, giống trung du và PH1, sản phẩm có vị chát hơi đắng, hương thơm chưa được đặc trưng. Khuyết tật lớn là tỷ lệ cẫng vẫn còn cao và nhẹ cánh.
Mặt hàng chè xanh của công ty được thu mua từ Thái Nguyên và Mộc Châu, nơi có độ cao trên 500m và khí hậu thuận lợi, giống chủ yếu là giống chè San nên chất lượng cao. Tuy nhiên sản phẩm vẫn có những khuyết tật như nhiều cẫng, cánh nhẹ chưa cạnh tranh được với chè của các nước khác.
b) Giá cả chè xuất khẩu
Chất lượng chè xuất khẩu còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá xuất khẩu của chè. Giá xuất khẩu chè của Việt Nam thường thấp hơn giá thế giới từ 30% đến 40%. Những năm gần đây với sự cố gắng của các bên từ người dân trồng chè, các doanh nghiệp xuất khẩu chè và Nhà nước nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã nhích lại gần giá chè thế giới.
Bảng 09: Giá chè xuất khẩu của công ty Thiên Hoàng
Đơn vị: nghìn USD/tấn
Năm
Giá chè của công ty
Giá chè Việt Nam
Giá chè thế giới
2005
1,4
1,47
2,05
2006
1,43
1,5
2,1
2007
1,51
1,59
2,23
2008
1,5
1,53
2,14
2009
1,54
1,62
2,28
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá chè xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng mạnh nhất do năm này nhu cầu chè thế giới tăng cao đẩy giá chè tăng tới 2,23 nghìn USD/tấn trên thị trường thế giới. Năm 2008 giá chè xuất khẩu của công ty có giảm sút do thị trường thế giới có nhiều biến động, đồng thời phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái, giá chè thế giới giảm 19% so với năm 2007.
Biều đồ 05: So sánh giá chè của thế giới với Việt Nam và công ty
Đơn vị: nghìn USD/tấn
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Giá chè của công ty vẫn thấp hơn chút ít so với các đơn vị cùng ngành và thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Để nâng cao được giá chè xuất khẩu công ty cần phải tập trung nhiều hơn nữa vào công tác tạo nguồn để có được chè với chất lượng tốt nhất, đồng thời cần chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, marketing xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
2.3. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình xuất khẩu chè của công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
a) Kim ngạch xuất khẩu chè
Biểu đồ 06: Kim ngạch xuất khẩu các loại chè qua 3 năm gần nhất
Đơn vị: USD
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chè xanh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty TNHH sản xuất – xuất nhập khẩu Thiên Hoàng.doc