Ngành dệt là ngành thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, vươn lên tiến tới xuất khẩu . Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược này, Nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ thông qua các biện pháp như thuế. Với mục tiêu này, thuế nhập khẩu đối với ngành dệt rất khác nhau. Thuế suất cao đối với các sản phẩm may mặc đã được sản xuất trong nước(40-50 %) và thuế xuất thấp đối với nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu cần cho sản xuất để xuất khẩu (0%). Mặc dù được bảo hộ hàng rào thuế quan như vậy, ngành dệt cungz phải chịu sự cạnh tranh rất lớn với hàng nhập ngoại, đặc biệt là hàng nhập lậu. Chúng ta có thể nhìn thấy vải ngoại như vải Trung Quốc, Thái Lan bán ở khắp nơi với giá rẻ. Vải nhập lậu từ nước ngoài là mối đe doạ lớn nhất cho dệt vải Việt Nam . Do vậy việc phát triển của ngành dệt phụ thuộc nhiều vào hoạt động kiểm soát nhập lậu ở biên giới.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ chiếm khoảng 55%. Điều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về chất lượng và số lượng.
Thị trường xuất nhập khẩu
Từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới (từ năm 1989), giá trị xuất khẩu hàng dệt có tăng lên, tuy là mức tăng không bằng ngành may. Củng như ngành may ngành dệt đang chuyển từ thị trường Liên Xô củ và Đông Âu sang thị trường phương tây và Châu Á. Thị trường xuất khẩu hàng dệt hiện nay của Việt Nam bao gồm có quota và phi quota. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu có quato . dệt Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường này từ năm 1993 khi hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết và ó hiệu lực. Cho đén nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt vào thị trường EU tăng lên hàng năm. Canada và Na uy củng là thị trường có quota, nhưng giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này không đáng kể. Thị trường xuất khẩu phi quota được mở rộng mạnh trong những năm gần đây. Nhật Bản là thị trường phi quota lớn nhất về mựt hàng dệt. Hồng Công, Xingapo, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước nhập khẩu khá nhiều hàng dệt của Việt Nam . Hiện nay Việt Nam vẩn tiếp tục xuất khẩu hàng dệt sang Nga và các nước Đông Âu, nhưng dưới hình thức chủ yếu là đổi hàng và thanh toán nợ.Tóm lại, từ những trình bày trên cho thấy là ngành dệt Việt Nam trong những năm 90 là ngành công nghiệp thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã phấn đấu vươn lên xuất khẩu . Và là ngành thu hút được những thành công nhất định. Nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu , tốc đọ tăng trưởng của ngành không cao và không ổn định. Thực trạng này của ngành là do nhiều yếu tố tác động, có những yếu tố là khách quan nhưng có những yếu tô là chủ quan.
2.2 Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt
Đặc thù của ngành
Ngành dệt là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, kéo dài từ hơn một thế kỷ nay, bắt đầu bằng nghề thủ công như thêu, dệt lụa. Vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thành lập nhà máy dệt Nam Định chủ yếu là dệt cho xuất khẩu và dệt vải bằng nguyên liệu bông nhập khẩu cho tiêu dùng nội địa. Sau hoà bình lập lại nhà máy dệt Nam Định bị chiến tranh tàn phá, nhà nước đã thành lập một số các nhà máy dệt mới như nhá máy dệt 8 tháng 3, nhà máy dệt Vĩnh Phú …Ở miền Nam, sau thống nhất đất nước (tháng 4/1975), chính phủ quốc hữu hoá một loạt các doanh nghiệp như công ty dệt Thắng Lợi, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Phong Phú…và những công ty này chủ yếu được lập thành vào những năm 50. Với lịch sử phát triển của ngành như vậy, nên hầu hết các doanh nghiệp dệt đều có trang thiết bị được lắp đật từ những năm 50. Và cho đến nay trang thiết bị vẫn còn được sử dụng và trở nên quá lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Tuy các doanh nghiệp cũng đã có trang bị lại một số thiết bị, đổi mới công nghệ, nhưng chỉ với quy mô nhỏ, lẻ tẻ không nằm trong một chiến lược phát triển chung của ngành. Nhìn chung toàn ngành dệt hiện nay vẫn ở trình độ công nghệ và trang thiết bị rất lạc hậu, do vậy sản phẩm của ngành dệt đạt chất lượng không cao. Sợi của Việt Nam mới đạt chỉ số Nm trung bình là 61, không thể đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào cho dệt vải cao cấp. Chính vì vậy ngành dệt vải Việt Nam mới cung cấp được khoảng 10% nhu cầu về vải cho ngành may, phần còn lại 90% ngành may phải nhập từ nước ngoài mà phần lớn là dưới hình thức nguyên liệu hợp đồng gia công cho các công ty nước ngoài. Thực tế này đòi hỏi ngành dệt phải được đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Đó là con đường duy nhất cho ngành dệt phát triển.
Chính sách đầu tư và lãi suất tín dụng
Tuy chế độ bao cấp đã được xoá bỏ, chính phủ vẫn thi hành những chính sách cấp vốn và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung vào những dự án, công trình trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế đối với nền kinh tế. Doanh nghiệp dệt của nhà nước nằm trong danh mục được ưu tiên hỗ trợ đầu tư. Năm 1995, nhà nước đã đầu tư cho ngành dệt là 170,6 tỷ đồng. Năm 1996 con số này lên tới 510,4 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng số nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các ngành công nghiệp. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp dệt còn được ưu tiên trong việc vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, kể cả nguồn vốn ODA.
Mặc dù được hổ trợ từ phía nhà nước. Các doanh nghiệp dệt, đặc biệt các doanh nghiệp tư nhân, vẫn luôn trong tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn đầu tư dài hạn. Có một số doanh nghiệp đã phải khắc phục tình trạng nay bằng cánh dùng vốn lưu động để đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhưng họ lại phải đứng trước một khó khăn là phải chịu lãi suất cao và thời gian trả nợ ngắn. Để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp phải tăng tỷ lệ khấu hao tính vào giá thành. Lãi suất vay vốn đầu tư và tỷ lệ khấu hao cao làm cho giá của mặt hàng dệt tăng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt.
c.Chính sách về tỷ giá
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách tỷ giá dựa trên cơ sở thị trường từ đầu những năm 90. Cho đến cuối năm 1997, tỷ giá đồng /đôla duy trì ở mức ổn định trong khoảng 11000 đồng/đô la và giao động không quá 5%.Trong năm 1997-1998 dự trữ ngoại tệ giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai cao gây áp lực làm mất giá đồng tiền Việt Nam . Khủng hoảng tài chính khu vực cũnglàm tắng áp lực này. Chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm làm dịu bớt dần áp lực làm mất giá đồng tiền Việt Nam và làm cho tỷ giá hối đoái phản ánh tốt hơn quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. Một trong những biện pháp đó là điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8 năm 1998. thì nhiều doanh nghiệp đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu trong tạp chí dệt may (1998) cho thấy là do đồng tiền Việt Nam bị phá giá, nên nguồn vốn vay đầu tư bằng ngoại tệ trên thực tế phải chịu lãi suất là 16,4%/ năm. Vì vậy không một doanh nghiệp dệt nào thực hiện đầu tư bằng ngoại tệ là không bị thua lỗ.
Mặt khác như trên đã trình bày, các doanh nghiệp dệt ohụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất . Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam so với đồng đô la tăng làm cho nhập khẩu trở nên đắt hơn. Điều này gây tổn hại đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt.
Nguồn nguyên liệu cho ngành dệt
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt là bông. Năng suất trồng bông Việt Nam thấp, Người nông dân đã chuyển nhiều diện tích trồng bông sang trồng các loại cây khác mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Mặt khác giá bông Việt Nam lại cao hơn giá bông nhập (thuế nhập khẩu bông vào Việt Nam bằng 0). Ví dụ giá bông nội địa năm 1997 cao hơn giá bông thế giới là 35% (xem Huyền Thanh, tạp chí dệt may,1998). Chất lượng bông nội địa lại xấu không đủ tiêu chuẩn đáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu , cũng như tỷ lệ tiêu hao sợi nội địa cao hơn sợi nhập ngoại. Do vậy ngành dệt đã phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Vấn đế khó khăn ở đây là giá sợi bông nhập không ổn định. Ví dụ trong năm 1995 giá bông tăng đột ngột từ 1,7 đô la/kg lên 2,6 đô la/kg, sau lại giảm xuống còn2,06 đô la /kg chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm. Trong vài năm gần đây giá bông đã tăng lên khá nhiều so với nhứng năm trước. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của các sản phẩm dệt, làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành công doanh nghiệp dệt về chi phí sản xuất .
e.Môi trường cạnh tranh
Ngành dệt là ngành thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, vươn lên tiến tới xuất khẩu . Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược này, Nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ thông qua các biện pháp như thuế. Với mục tiêu này, thuế nhập khẩu đối với ngành dệt rất khác nhau. Thuế suất cao đối với các sản phẩm may mặc đã được sản xuất trong nước(40-50 %) và thuế xuất thấp đối với nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu cần cho sản xuất để xuất khẩu (0%). Mặc dù được bảo hộ hàng rào thuế quan như vậy, ngành dệt cungz phải chịu sự cạnh tranh rất lớn với hàng nhập ngoại, đặc biệt là hàng nhập lậu. Chúng ta có thể nhìn thấy vải ngoại như vải Trung Quốc, Thái Lan…bán ở khắp nơi với giá rẻ. Vải nhập lậu từ nước ngoài là mối đe doạ lớn nhất cho dệt vải Việt Nam . Do vậy việc phát triển của ngành dệt phụ thuộc nhiều vào hoạt động kiểm soát nhập lậu ở biên giới.
Đến năm 2006 khi Việt Nam hoàn thành việc thực hiện CFPT/AFTA, thuế xuất nhập khẩu bảo hộ cho các doanh ngiệp dệt sẻ bị cắt giảm xuóng còn 0-5% chứ không phải là 40-50% thì đến năm 2003 mới bắt đầu thực hiên giảm thuế và sẻ giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Còn một số mặt hàng có mức thuế nhập khẩu thấp hơn là 20% thì nhà nước đã tiến hàng giảm thuế dần dần từ năm 1998 và đến năm 2006 giảm xuống còn 5%. Do vậy từ năm 2006 trở đi các nhà sản xuất dệt Việt Nam lại càng phải chịu thách thức lớn trong cạnh tranh với các nước AESEAN là những nước sản xuất được hàng dệt có chất lượng tốt hơn, mẩu mã phong phú hơn. Từ nay cho đến năm 2006 các doanh nghiệp dệt phải khẳng định mình để có thể tiếp tục tồn tại, chiếm lĩng thị trường trong nước và sau đó tiếp tục phấn đấu vươn lên xuất khẩu . Do vậy các doanh nghiệp dệt phải quyết tâm cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. nếu không, dệt Việt Nam sẻ bị thất bại, thị trường trong nước se bị chiếm lĩnh bởi đối thủ nước ngoài.
2.3 Chính sách của nhà nước đối với ngành dệt
Chính sách tài chính và đầu tư
Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp của ngành dệt với lãi suất ưu đãi và sự bảo hộ của chính phủ. Trên thực tế chỉ các doanh nghiệp quốc doanh được hưởng sự ưu đãi này. Ví dụ, nếu như doanh nghiệp nào được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp đó cjỉ phải chịu lãi suất là 0,3%/ tháng, thấp hơn nhiều so với vốn vay thông thường khác là 0,7%/ tháng (theo kết quả điều tra các doanh nghiệp dệt do viện kinh tế tiến hành năm 1998-1999). Tuy nhiên sự hổ trợ này của nhà nước rất không đáng kể. Kết quả điều tra kể trên cho thấy là chỉ có 6 trong số 24 doanh nghiệp dệt quốc doanh được hưởng chính sách này. Và trong số đó thì có 3 doanh nghiệp được hổ trợ 80-100% vốn đầu tư, còn 3 doanh nghiệp chỉ được hổ trợ không quá 50% vốn đầu tư. Nguồn vốn cho vay đầu tư lớn nhất chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Doanh nghiệp dệt tư nhân rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài chính cho cả vốn đầu tư và vốn lưu động. Thứ nhất, các doang nghiệp dệt tư nhân thường là mới được thành lập, có quy mô nhỏ. Các ngân hàng nhà nước rất ngại cho doanh nghiệp tư nhân vay vì các doanh nghiệp này không có sự bảo lãnh và không có độ tin cậy(kinh doanh tư nhân ở Việt Nam vẫn chưa gây được lòng ting trong dân chúng). Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân thường không đáp ứng được yêu cầu thế chấp theo thủ tuc cho vay của ngân hàng. Rõ ràng là khu vực dệt tư nhân phát triển mà không có sự giúp dỡ từ khu vực tài chính chính thức. Chi phí vay vốn để hoạt động từ các nguồn tài chính không chính thức cao hơn khá nhiều là từ các nguồn tài chính chính thức. Điều này làm tổn hại đến khu vực dệt tư nhân nói riêng và đến khả năng cạnh tranh của ngành nói chung.
Tóm lại, chính sách tài chính có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân phải phụ thuộc vào thị trường tài chính không chính thức với mức lãi suất cao hơn nhiều. Do vậy nha nước cần phải có chính sách tài chính không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong ngành.
b. Chính sách thương mại
Cơ cấu thuế nhập khẩu hiện nay đối với các mặt hàng dệt được thể hiện ở mức thuếu suất cao đối với các sản phẩm sản xuất được trong nước và thấp đối với nguyên vật liệu, trang thiết bị phải nhập.
Thuế nhập khẩu có cấu trúc như sau:
0% : Bông, sợi tổng hợp, chỉ, thuốc nhuộm, máy móc;
10 – 20 % : Sợi bông, tổng hợp thành phẩm;
40% : Sợi đan;
50% : Vải.
Thuế suất trung bình giản đơn của các sản phẩm dệt là 26,7%, thuế suất trung bình theo tỷ trọng nhập khẩu là 31%; tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu tương ứng là 47,5% và 58,1%. Đối với toàn bộ nền kinh tế thì những con số tương ứng là: 19,0% ; 18,3%; 47,6% và 47,1% (theo tính toán của dự án “thương mại và khả năng cạnh tranh” do IDRC – Cannada tài trợ và thực hiện bởi viện kinh tế học). Như vậy nhìn chung mức độ bảo hộ của nhà nước đối với ngành là không cao so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Một chính sách khác có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành là chính sách phân bổ quota xuất khẩu. Quota xuất khẩu hàng dệt – may của Việt Nam là do EU, Na Uy, Canada quy định thông qua các hiệp đinh song phương với mục đích giúp các nước đang phát triển đẩy manh xuất khẩu.Việt Nam đã có sự tăng trướng khá về quota trong những năm qua. Xuất khẩu hàng dệt may vào thi trượng quota chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy cơ chế phân bổ quota cho các doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của ngành. Nhà nước đã thường xuyên cải tiến cơ chế này nhằm bảo đảm sử dụng triệt để quota. Cơ chế phân bổ quota hiện hành được quy định trong thông tư liên bộ số 20/1998/TTLT/BTM/BKHDT/BCN ngày 10/12/1998. Hiện nay bộ thương mại đang áp dụng thí điểm đấu thầu phân bổ quota. Có một số điểm không hợp lý trong chính sách thương mại đối với ngành dệt cần phải cải tiến:
Thứ nhất, mục tiêu bảo hộ ngành thể hiện trong cơ cấu thuế nhập khẩu trở nên không có ý nghĩa do tình trạng buôn lậu diễn ra phổ biến. Điều đó chứng tỏ cơ cấu thuế nhập hàng dệt là không hợp lý, không có tác dụng bảo hộ các nhà sản xuất dệt như mục tiêu đề ra. Thứ hai, có sự khác biệt rất lớn về thuế suất cho các sản phẩm giống nhau với mục đích sử dụng khác nhau, gây ra sự tuỳ tiện cho các bộ hải quan. Thứ ba, quy chế phân bổ quota vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng và thể hiện sự ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước hơn là các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài. Thứ tư, thủ tục xuất nhập khẩu rất phức tạp và mất thời gian. Đây là một hạn chế lớn trong nghành dệt vốn đã tham gia nhiều vào hoạt động này.
Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam
Những thuận lợi
Thứ nhất, hàng dệt và may mặc của Việt Nam khá tốt và rẻ hơn so với dùng hàng nước ngoài. Ưu điển này nằm trong bản chất này và thế so sánh giữa tiền lương nhân công Việt Nam với tiền lương nhân công nước ngoài. Về bản chất ngành dệt may chỉ đòi hỏi đầu tư ít, kỹ thuật ít thay đổi, những máy may sin co củ từ 20-30 năm về trước vẩn hoạt động tốt và làm ra các sản phẩm tốt. Ngành dệt và may mặc cần rất nhiều nhân công và mổi nhân công dệt chỉ coi được một số máy dệt hạn chế, các công nhân may mặc cũng chỉ may được một số rất ít sản phẩm mổi ngày. Giá nhân công rẻ là khâu quyết định trong ngành dệt và hàng may mặc. Ở các nước công nghiệp phát triển, giá nhân công trên 10 USD/1giờ và ở các nước công nghiệp giá nhân công cũng 3-5 USD/1giờ.
So với giá nhân công trong ngành dệt và may mặc ở Việt Nam khoảng 500000-1500.000đ/1tháng – tính theo tỷ giá 15.000đ/1USD thì tiền lương nhân công làm hàng may mặc Việt Nam chỉ 33-100 USD/tháng !
Thứ hai, số cầu hàng may mặc có tính co dãn: số cầu không bao giờ tiến đến mức bảo hoà vì mức sống càng được cải thiện thì còn người càng muốn mặc đẹp và đúng thời trang hơn. Giá các kiểu áo quần được trưng bày ở Mỹ, Anh, Pháp, Nhật lên đến chục USD mỗi bộ. Từ điểm thứ hai này, lượng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng giá gấp bội lần, mà không vấp phải tác dụng King như trong ngành nông sản: gạo hay cà fê, cây ăn trái.
3.2 Những khó khăn
a). Các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau kéo giá gia công của nước ngoài vốn đã thấp xuống một mức thấp hơn.
b). Do nhận gia công với nước ngoài với giá thấp, nên quan hệ tiền lương với nhân công vẫn chưa được thoả đáng.
c). Ngoài quan hệ tiền luqoqng, các doanh nghiệp còn quan hệ giá gia công đối với từng nhóm công nhân làm việc tại nhà. Quan hệ này được tiến hành như sau: công nhân lãnh hàng đem về nhà gia công và doanh nghiệp thanh toán tiền gia công sau khi kiểm tra chất lượng. Quan hệ trên thường có lợi cho doanh nghiệp hơn là việc thuê nhân công hàng tháng vì những người gia công phải có mặt, một số máy và do có thể ở nhà làm việc trong nom con cái, nên những người gia công thường bằng lòng với mức thù lao thấp. Do doanh nghiệp không có phí đầu tư mặt bằng, máy móc, nên với chế độ gia công tại nhà, doanh nghiệp có thể tăng gia sản xuất gấp bội lần, khi được đơn đặt hàng của nước ngoài. Để có quota xuất khẩu, doanh nghiệp thường nhận gia công thấp và tính lại tiền công gia công cho các nhóm nhân công tại nhà với mức thù lao rất thấp nên hình thức “gia công tại nhà” chưa được phổ biến rộng rải.
d). Trở lại vấn đề đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau và chấp nhận một giá gia công thường thấp, giá này chưa đến việc ép công nhân làm nhiều giờ với mức lương thấp và việc trả thù lao cho các nhóm thợ lãnh hàng đem về nhà làm với mức thù lao chưa thoả đáng có nguyên nhân vì các nước kém mở mang cạnh tranh rất găi gắt với nhau để giành thị trường hàng may mặc của các nước kém phát triển . trong việc này lá bài,lá bài “ hạ giá gia công” được các nước kém mở mang cộng với các doanh nghiệp trong chính các nước này đồng áp dụng và đưa đến thiệt hại quan trọng cho chính các nước kém mở mang. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải ngồi lại với nhau, thoả thuận một giá gia công tối thiểu, để doanh nghiệp đạt được mức lời vừa phải và công nhân cũng được số tiền lương vừa phải. Tất nhiên, nhà nước có và trò trọng tài và xữ lý những doanh nghiệp xé rào chịu giá gia công quá thấp và như vậy làm thiệt hại chung cho ngành may mặc trong xứ.
e). Hàng may mặc hiểu theo nghĩa rộng rất đa dạng. Việt Nam muốn có thị trường rộng phải có những kiểu hàng thích hợp cho tất các lứa tuổi, tất cả khổ người từ những đàn ông , đàn bà trẻ em đến những người già, từ các người công nhân áo xanh đủ loại đến các thuỷ thủ, các tài xế gác, đến các sinh viên, nữ sinh hay các em bé. Ngoài quần áo may sẵn, còn mùng mền, chăn gối…điều đáng lưu ý là hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mới sản xuất chỉ một số ít kiểu hàng.
4. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
4.1 Kim nghạch xuất khẩu
Trong 10 năm trở lại đây ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế , có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, vươn lên đứng vị trí thứ hai trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí.
Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5%, tức khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998 . Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2 tỷ USD gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (xem bảng 3)
Bảng 3: Giá tri xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tỷ trọng/ tổng số
1992
211
2581
8,1%
1993
350
2985
11,7%
1994
550
4054
13,6%
1995
750
5200
14,4%
1996
1150
7255
15,2%
1997
1349
8759
15,4%
1998
1351
9361
14,4%
1999
1682
11532
14,6%
2000
1892
14455
13.08%
2001
2000
15100
13,25%
4.2 Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, phần lớn hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngạch như EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada….,trong đó Eu là thị trường trọng điểm. Với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới, (17kg/người/năm), đây là một thị trường tốt để Việt Nam đầu tư khai thác. Tuy vậy, đòi hỏi lớn không thể đáp ứng ngay là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt may của người dân EU rất cao. Trong tổng số 63 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU hàng năm chỉ có khoảng 9,0 tỷ USD quần áo tiêu dùng bìng thường, số còn lại (khoảng 87%) là sử dụng theo mốt. Vì vậy, giá tri hàm lượng chất xám trong trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với giá trị vật liệu cấu thành nên nó. Điều này giải thích tại sao giá xuất khẩu giữa hai loại sản phẩm tương đồng của Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch khá cao. Đây là một thiệt thòi không nhỏ do ngành tạo mốt Việt Nam còn non trẻ. Trong thời gian tới, nhờ một số thay đổi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU-Việt Nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày 17/11/1997, ngành may mặc của nước ta có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sang thị trường EU. Theo hiệp định này, từ năm 1998, Việt Nam được phép tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17% so với trước kia là 12%). Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt Nam sẽ được hướng thuế quan nhập khẩu 0%, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nước ta nói chung, trong đó có hàng dệt may . Các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến nay thường phải thông qua nước thứ 3 như Đài Loan và Đức…để vào thị trường nước ngoài.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu có hạn ngạch. Việt Nam đã thâm nhập một số thị trường không hạn ngạch khổng lồ như Nhật Bản, Mỹ, Singapo và Đông Âu…để tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu, trong đó thị trường lớn nhất là Nhật Bản, không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà Nhật Bản còn là thị trường tiêu thụ hàng may mặc rất cao (27kg/người/năm). Năm 1997 Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, và một số loại sơ mi, quần âu đơn giản. Trong năm 1998 vừa qua, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm mạnh khiến cho kim ngạch xuất khẩu hang dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản giảm 150 triệu USD. Theo dự đoán, sự giảm sút này sẽ tiếp tục trong năm 1999.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hang dệt may không hạn ngạch có tiềm năng lớn thứ hai của Việt Nam. Chỉ bằng hai phần ba dân số EU nhưng mức tiêu thụ vải (27kg/người/năm) của người Mỹ lại gấp 1,5 lần EU. Đây là thị trường không chỉ hấp dẫn đối với ngành dệt may của Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Mỹ. Hiện nay, Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập nên hàng xuất khẩu của ta sang Mỹ đang phải chịu nhiều loại thuế cao làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Thực tế trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.Trong những năm tới, Mỹ vẫn được coi là thị trường có tiềm năng lớn của Việt Nam , đặc biệt khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và Mỹ tiến hành bình đẳng hoá thương mại với Việt Nam . Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được khái quát trong biểu đồ.
BẮC MỸ
THỊ TRƯỜNG KHÁC
4.3 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may
So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rrất hạn chế. Đây là ngành yêu càu lượng máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ và tốn kém. Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của ta chủ yếu vẫn phải nhập ngoại, như vậy, kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Hiện có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài.
Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mạc nước ta lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo Veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, áo sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện, Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt kỹ thuật và tay nghề tức là tự mình làm mất đi một thị trường rất có tiềm năng cho ngành dệt may nước nhà.
5. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
5.1 Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam thâm nhập thị trường EU
a). Thuận lợi
• EU là thị trường lớn, ổn định và phát triển.Việt Nam thâm nhập thị trường này sẽ không gặp sự chao đảo như thị trường Nhật Bản năm 1997-2000. Thâm nhập vào thị trường EU sẽ tạo cho Việt Nam thế ổn định xuất nhập khẩu.
• EU đang quan tâm và hướng hoạt động sang châu Á, thể hiện qua các hội nghị ASEM từ năm 1996. Việt Nam hiện đang đánh giá là nước đang đi lên, nằm trong khu vực được quan tâm, lại là thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35454.doc