Đề tài Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần 1: Giới thiệu những vấn đề chung về khu công nghiệp 2

1. Khu công nghiệp là gì? 2

2. Đặc điểm khu công nghiệp: 3

3. Vai trò của các khu công nghiệp: 4

4. Điều kiện để phát huy vai trò khu công nghiệp: 9

Phần II: Những vấn đề về xúc tiến đầu tư 11

1. Khái niệm xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp: 11

2. Những lợi thế của các khu công nghiệp: 12

3. Cơ quan tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển kcn: 13

Phần III: Một số vấn đề thực tế xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp 15

1. Tổng quan về tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt nam: 15

1.1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp ở Việt Nam: 15

1.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở việt nam. 16

1.3. Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam. 18

1.3.1. Thành tựu đạt được: 18

1.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp. 20

2. Thực trạng về xúc tiến đầu tư trong thời gian qua: 22

2.1. Những hoạt động trong thời gian qua. 22

2.2. Thành tựu đạt được: 23

2.3. Hạn chế. 24

2.4. Đề xuất những ý kiên đổi mới hoat động xúc tiến: 25

2.4.1. Đồng bộ hoá hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư. 25

2.4.2. Tạo ra quy hoạch KCN hợp lý. 26

2.4.3. Phát huy dân chủ trong hoạt động kinh tế. Tạo mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và KCN. 27

2.4.4. Cải thiện chính sách thuế, giảm thuế cho thuê đất. 27

2.4.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN. 28

2.4.6. Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, thực hiện nguyên tắc một cửa, tại chỗ. 28

2.4.7. Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị vào KCN. 29

Kết luận 31

Tài liệu tham khảo 32

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên vô hình, trong đó các tài nguyên vô hình ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ . *Điều kiện kinh tế - xã hội: Đây là một thị trường rộng lớn với gần 80 triệu dân. Sức mua của dân cư ngày càng tăng. Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, đang đi vào thế ổn định và có khả năng tăng trưởng nhanh. Các điều kiện xã hội ở Việt Nam càng có nhiều thuận lợi: Giáo dục và y tế đã đạt được kết quả đáng khích lệ, trình độ dân trí được nâng lên, hiện nay người dân biết chữ ở việt nam chiếm hơn 80%, tâm lý xã hội ngày càng trở nên lành mạnh, người dân có ý chí vươn lên và có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới. Lợi thế về nguồn nhân lực nhân công dồi dào, tay nghề tương đối cao, có khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học công nghệ mới mà giá nhân công còn quá rẻ, ở mức 1/10-1/5 so với giá nhân công ở nhiều nước trong khu vực . Với lợi thế nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới, có khả năng mở rộng các giao lưu kinh tế quốc tế với nhiều đường giao thông hàng không và hàng hải thuận tiện, làm cho việc giao lưu nhanh chóngvới bên ngoài, với giá thành tương đối thấp. Phần II: Những vấn đề về xúc tiến đầu tư 1. Khái niệm xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp: * Khái niệm đầu tư: Thuật ngữ đầu tư nói chung, có thể được hiểu đồng nghĩa với sự bỏ ra, sự hy sinh. Từ đó, có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong lai. Theo định nghĩa này, tất cả các hoạt động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động như xây dựng nhà cửa, phân xưởng, về cơ sơ vật chất, về nâng cao trình độ …trong tương lai lớn hơn chi phí bỏ ra. Vì vậy, tất cả những các hoạt động đó được coi là đầu tư . Xét trên góc độ tài chính: đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi dòng thu nhập nhằm hoàn vốn và sinh lời. Trên góc độ tiêu dùng: đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu được các mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai . Trên góc độ kinh tế: đầu tư là sự bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra hoặc khai thác một tài sản ) nhằm thu về các kết quả có lợi cho tương lai. Theo định nghĩa này, các hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phiếu, mua hàng tích trữ không hề làm tăng tài sản cho nền kinh tế mà thực chất chỉ là việc chuyển giao quyền sử dụng tiền và quyền sử hữu cổ phần hàng hoá từ người này sang người khác. Giá trị tăng thêm của người đầu tư ở đây chính là giá trị mất đi của quỹ tiết kiệm , của cổ đông bán cổ phần và người mua hàng. Tài sản của nền kinh tế trong trường hợp này không có sự thay đổi một cách trực tiếp * Khái niềm xúc tiến: Trong marketing xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao, truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng . Khái niệm xúc tiến đầu tư phát triển KCN: đó là những hoạt động cung cấp các thông tin tới các nhà đầu tư về những ưu thế và ưu đãi của KCN để kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các khu công nghiệp. Khi hoạt động đầu tư ở Việt Nam ở giai đoạn đầu các chủ đầu tư còn đang tiếp cận, thăm dò và lựa chọn thì hoạt động xúc tiến đầu tư như “chiếc cầu nối” lôi cuốn các công ty trong nước và nước ngoài đến đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam, như “bà mối” giúp các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến làm ăn với nhau. Khi mà hoạt động đầu tư đạt tới đỉnh cao và bão hoà thì khi đó, vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ giảm đi bởi vì, khi đó, môi trường đầu tư quá quen biết đối với các nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư chuyển sang một trạng thái khác. Xúc tiến, vận động đầu tư vào khu công nghiệp giữ vai trò quyết định đến sự thành công của khu công nghiệp. Công tác vận động đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thời gian tới, nhất là từ nay đến năm 2005, để thực hiện mục tiêu mà chính phủ đề ra là thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và 11 tỷ USD vốn thực hiện, yêu cầu đặt ra là các bộ ngành liên quan và các địa phương cần đổi mới từ hình thức, nội dung đến phương thức vận động đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác này. 2. những lợi thế của các khu công nghiệp: *Chính phủ đã ban hành Nghị định 36CP về quy chế KCN. Quy chế KCN là văn bản pháp quy quan trọng quy định hoạt động đầu tư phát triển trong các KCN, khẳng định chính sách thu hút đầu tư, những lĩnh vực khuyến khích ưu đãi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong KCN * ưu tiên về tài chính: Thông thường, các nhà đầu tư đầu tư vào KCN được khuyến khích ưu đãi về: thuế, thu nhập Công ty, thuế sở hữu tài sản, thuế thương mại, thuế nhập khẩu. Thời hạn được hưởng ưu đãi thường là 5 năm, tuỳ loại thuế và tuỳ điều kiện từng nước mà thời hạn có thể dài hơn 10 năm, 15 năm. Có chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp :  giá thuê đất, thuế (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15%, các nhà đầu tư nước ngoài là 10%), hỗ trợ vốn, lãi xuất ưu đãi . Các ưu đãi về tài chính nhằm bảo đảm cho dòng vận động của ngoại hối không bị kiểm soát, việc chuyển vốn đầu tư theo đúng điều lệ thành lập công ty, phù hợp tập quán tài chính của KCN, tự do di chuyển lợi nhuận và tiền thu từ bán bản quyền sáng chế quy định. * ưu tiên các tiện ích hạ tầng: Hầu hết, các KCN đều được hưởng một số lợi thế về kết cấu hạ tầng, địa điểm xây dựng,... như đường sá giao thông, phương tiện vận chuyển, kho bãi, cung ứng điện, nước, liên lạc thông tin viễn thông, chăm sóc y tế, bảo hiểm. Với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội trong khu công nghiệp, bảo đảm tính đồng bộ, thuận tiện, thoã mãn khách hàng. Vì vậy, kết quả hoạt động và phát triển khu công nghiệp không gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Môi trường đầu tư thuận lợi : Việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” và sự ra đời của Ban quản lý khu công nghiệp cấp Tỉnh đã góp phần tích cực vào tiến trình cải cách hành chính, bước đầu đã đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc phát triển KCN và đã được chính các nhà đầu tư hoan nghênh. Thể chế quản lý hiện hành quy định trong Nghị Định 36CP năm 1997 ban hành quy chế khu công nghiệp, theo đó quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tôn trọng và nâng cao, giảm dần các thủ tục hành chính “xin, cho”,xét từng trường hợp cụ thể, đã uỷ quyền cho BQLKCN một số chức năng như: cấp giấy phép đầu tư, xuất nhập khẩu, lao động,… Cải thiện các khu công nghiệp, chỉ là điều cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nền tảng nhất là chính sách thu hút đầu tư, chính sách thu nguồn vốn FDI, giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài. 3. cơ quan tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển kcn: Hiện nay, các Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có chức năng xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Cơ quan này cùng với các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của các Tỉnh và Thành phố và Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương trình, các hội nghị để tiến hành kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp . Hệ thống xúc tiến đầu tư gồm: Vụ Luật và xúc tiến đầu tư được thành lập trên cơ sở sát nhập ba bộ phận luật và xúc tiến đầu tư của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (cũ) từ tháng 4/1993. Ngoài ra còn một số tổ chức khác trong đó còn phải kể đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số công ty tư vấn. Phần III: Một số vấn đề thực tế xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp 1. Tổng quan về tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt nam: 1.1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp ở Việt Nam: Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng đối với các nứơc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, các nguồn lực cần thiết cho đầu tư phát triển là rất hạn chế. Chính vì vậy, mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội cho chúng ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo ra động lực thu các nhà đầu tư. Trong điều kiện đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì chúng ta không thể cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi ở trên toàn quốc nên việc tạo lập ra những khu vực có diện tích nhỏ (khu công nghiệp) để có điều kiện tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp cũng là cơ hội để phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực tế, những năm vừa qua cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong việc phát huy nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế . Chính sự phát triển chưa đồng đều về môi trường đầu tư, chính yêu cầu trong việc vừa phải tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý nhưng lại phải bảo đảm sự kiểm soát cần thiết của nhà nước về mặt kinh tế - xã hội, chính những mục tiêu riêng có được đặt ra nên đã đưa đến tính tất yếu của việc thiết kế và xây dựng các khu công nghiệp tại Việt nam. Sự ra đời khu công nghiệp là một bước đi đung đắn của chúng ta trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở việt nam. Mô hình KCN được tập trung nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1989 qua các tài liệu thu thập được cũng như khảo sát thực tế ở một số nước và khu vực như Đài Loan, Thái Lan,…Từ ngày 24/9/1991, khi uỷ ban hợp tác và đầu tư (nay Bộ kế hoạch và đầu tư) được thủ tướng chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự hợp tác với Đài Loan có tổng vốn đầu tư là 80 triệu USD, là cột mốc đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển KCN tại việt nam. Từ đó đến nay, số lượng KCN phát triển nhanh chóng trên khắp các địa phương. Việc hình thành các khu công nghiệp được thông qua hai con đường: thành lập trên cơ sở quy hoạch lại các cụm công nghiệp đã có từ trước hoặc thành lập mới hoàn toàn. Bảng 1: Tình hình phát triển các KCN tại Việt Nam (Tính đến tháng 10/2003) Chỉ tiêu Năm Số lượng KCN Tổng diện tích (ha) Diện tích bình quân 1 khu (ha) 1995 12 2370 197,5 1996 25 4569 182,8 1997 44 7619 162,1 1998 62 10108 163,0 1999 67 10452 156,0 2000 67 11023 164,7 2001 68 11800 173,5 2002 76 15214 200.1 2003 88 16573 188.3 Qua bảng ta thấy, tốc độ phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất ở Việt nam là rất nhanh, đặc biệt trong hai năm 1997, 1998 hơn 40% các khu công nghiệp đã được thành lập trong thời gian này, năm 1997 có 22 khu công nghiệp ra đời và năm 1998 có 15 khu công nghiệp. Cũng trong thời gian này, với sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên thu hút đầu tư nước ngoài giảm sút, cùng với viếc thành lập ồ ạt các khu công nghiệp nhưng không gắn với đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào dẫn đến kết quả thu hút đầu tư vào một số khu công nghiệp, đặc biệt là ở miền trung và miền bắc gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1999 trở lại đây, việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp đã được điều chỉnh, tính toán có hợp lý hơn nên các khu công nghiệp được chú trọng đến mặt chất lượng, các biện pháp thu hút đầu tư được đẩy mạnh, không chỉ tập trung vào các nhà đầu tư nước ngoài như trước mà còn thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước.Tính đến tháng 8/2003, cả nước đã có 88 khu công nghiệp (chưa kể Dung Quất ) với tổng diện tích 16573 ha. Như vậy, bình quân diện tích một khu công nghiệp là trên 188 ha/ khu, trong đó khu công nghiệp có quy mô lớn nhất là khu công nghiệp phú mỹ I tại Bà Rịa -Vũng Tàu có diện tích là 954.4 ha và khu công nghiệp có quy mô nhỏ nhất là khu công nghiệp Bình Triệu tại Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích 28 ha. Trong tương lai quy mô này có xu hướng giảm xuống để có điều kiện phát triển. Đến tháng 3/2003, cả nước đã có 76 khu công nghiệp (trong đó có 3 khu chế xuất) được thành lập với tổng diện tích :15.214 ha, đã có 18 dự án đầu tư nước ngoài (tổng vốn 981 triệu USD) và 58 dự án đầu tư trong nước (tổng số vốn 15.472tỷ đồng ) đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Cũng trong thời điểm này, đã có 20.319 dự án (1.235 dự án nước ngoài với tổng vốn 9.868 triệu USD và 1084 dự án trong nước với tổng vốn 55.850 ngàn tỷ đồng, hiện đang có hiệu lực). Cùng với sự phát triển cả về số lượng cũng như tổng diện tích các khu công nghiệp thì việc cho thuê đất trong các khu công nghiệp cũng ngày càng chiếm tỷ lệ cao, nếu như năm 2000, mới chỉ cho thuê được 26000ha ( chiếm 35% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê ), thì năm 2002, đã cho thuê được 4606 ha nâng tổng diện tích cho thuê lên gần 45 % tổng diện tích đất công nghiệp. Trong đó, 16 khu công nghiệp đã thuê từ 80% trở lên, 19 khu công nghiệp đã cho thuê từ 50 - 80% diện tích, 17 khu đã cho thuê 30 - 50% diện tích, còn lại chưa cho thuê được đất . Ngoài ra, trong thời gian gần đây, tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung, Chính phủ đã quyết định thành lập khu công nghiệp Dung Quất với tổng diện tích 14000 ha có tính chất như một khu kinh tế tổng hợp, và đang nghiên cứu xây dựng mô hình khu kinh tế mở Chu Lai, sẽ làm cho việc phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đa dạng hơn và có thể phát huy tối đa tiềm năng để phát triển đất nước. 1.3. Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động, các khu công nghiệp đã tạo ra nguồn lực sản xuất mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, song bên cạnh đó đã bộc lộ những bất cập gây cản trở cho sự phát triển của các khu công nghiệp . 1.3.1. Thành tựu đạt được: Qua hơn 10 năm phát triển mạnh mẽ, kết quả hoạt động của các khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước. Đồng thời khu công nghiệp cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp ở địa phương, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, mở ra hướng mới trong công nghiệp hoá nông thôn, thu hẹp chênh lệch trong khoảng cách kinh tế giữa các vùng của đất nước. Tại các khu công nghiệp ngoài công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử còn thu hút được cả các dự án công nghiệp nặng, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đến tháng 10/2003, cả nước đã có 88 khu công nghiệp, khu chế xuất tổng diện tích 16.573 ha trong đó gần 70% diện tích có thể cho thuê. Đã có gần 2600 dự án đang hoạt động trong đó có 52% là các dự án FDI, với doanh thu ước đạt 6.1 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, nộp ngân sách 325 triệu USD. Tại các khu công nghiệp có gần 41.2000 lao động đang làm việc, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước được thành lập trước khi khu công nghiệp được hình thành, các doanh nghiệp xin đàu tư mới vào các khu công nghiệp . Ngoài việc gia tăng vốn đầu tư vào khu công nghiệp, tình hình hoạt động của các khu công nghiệp cũng đạt được các kết quả khả quan, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt từ 35 - 50%. Năm 1996, doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp mới chỉ đạt 0.4 tỷ USD, xuất khẩu đạt 0.32 tỷ USD; đến năm 2000 đã là 3.5 tỷ USD doanh số( bằng 10% GDP của cả nước) và 2.2 tỷ USD ( chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ). Trong 10 tháng đầu năm 2003, doanh thu cuả các doanh nghiệp đã đạt 6,1 tỷ USD và đạt giá trị xuất khẩu là 2,6 tỷ USD. Sản phẩm từ các khu công nghiệp được xuất khẩu đi hơn 50 nước và khu vực, trong đó nhiều nhất là Nhật bản, EU, Đài Loan, Mỹ, ASEAN…Nhìn chung, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đều cam kết tỷ lệ xuất khẩu tương đối cao. Bảng 2: Doanh thu và xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN Năm Doanh thu (Tr.USD) Xuất khẩu (Tr.USD) Tốc độ tăng hàng năm (%) Doanh thu Xuất khẩu 1996 400 320 1997 1.155 848 291 265 1998 1.871 1.300 61 53 1999 2.982 1.761 59 35 2000 3.465 2.250 16 28 2001 4.500 2.500 23 10 Nguồn: Tạp chí Kinh tế Phát triển số 36/2000 Tạp chí Thông tin KCN số 1/2002 Các doanh nghiệp có vốn FDI trong khu công nghiệp đã góp phần tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các ngành sản xuất then chốt: trên 900 triệu kw điện, 6 triệu quạt điện dân dụng, 40 triệu tấn sợi các loại, trên 100 triệu sản phẩm may mặc, 80.000nguyên liệu nhựa PVC, 1,3triệu bóng đèn hình TV, 200.00TV/năm, 200.00 tủ lạnh /năm, 30.000 maý giặt /năm … Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như: giày dép, đồ điện, sản phẩm điện tử… có tỷ lệ công xuất tương đối cao. Đồng thời, các khu công nghiệp đã góp phần tích cực trong quá trình hoá hiện đại hoá thông qua việc ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới vào sản xuất. Nếu so sánh trình độ trang thiết bị và quy trình công nghệ giữa các dự án trong khu công nghiệp với dự án ngoài khu công nghiệp và đặc biệt so sánh với trình độ chung của các doanh nghiệp trong nước thì tính hiện đại của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cao hơn nhiều. Đây là điều tất yếu, bởi vì các sản phẩm đước sả xuất tại các khu công nghiệp đều có mục tiêu là xuất khẩu. Do đó, đòi hỏi phải có công nghệ, máy móc hiện đại. Với những kết quả như vậy, các khu công nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá. Ngoài việc góp phần nâng cao giá trị sản xuất, và năng lực xuất khẩu, các KCN còn thu hút được một số lượng đáng kể lao động, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động quốc gia. Nơi đây chính là những trung tâm đào tạo, sử dụng và nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm. Trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn cao và có xu hướng gia tăng, nhất là khu vực nông thôn, việc thu hút hàng chục ngàn người là một đóng góp to lớn về mặt xã hội. 1.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Từ những đánh giá trên đây về một số kết quả bước đầu của các khu công nghiệp thời gian qua cho thấy, tuy thời gian xây dựng và hoạt động chưa nhiều, nhưng khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Song thực trạng khu công nghiệp hiện nay cho thấy, việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp cho thời gian tới. Định hướng chính sách và khuôn khổ pháp lý còn nhiều tồn tại và không theo kịp tiến trình phát triển của các khu công nghiệp hiện nay. Cơ cở pháp lý chủ yếu chế định sự hoạt động của các khu công nghiệp là Nghị Định 36/CP ban hành quy chế khu công nghiệp. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật hịên hành, cốt lõi là luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân và một số luật quan trọng khác. Hai hệ thống khác nhau cùng tồn tại điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khu công nghiệp, đã tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh, nhất là ưu đãi về thuế giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng hoạt động trong khu công nghiệp . Cùng với các vấn đề về luật pháp, chính sách, việc định hướng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp còn thiếu cân đối. Thực trạng phát triển và hoạt động của khu công nghiệp trong thời gian qua đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều khu công nghiệp trong khi thu hút đầu tư còn hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là đối với các khu công nghiệp trong nước đầu tư. Phương thức xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cho thuê lại đất cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Đến 8/2001, mặc dù có trên 60 khu công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng khu công nghiệp như: đường giao thông nội bộ, cấp điện cấp nước, bưu chính viễn thông với đầu tư khoảng 7000 ngàn tỷ đồng song chỉ mới có 30% tổng số vốn đầu tư đăng ký hoặc dự toán được duỵêt. Mô hình kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo phương thức nhà nước giao đất cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cở sở hạ tầng, sau đó cho doanh nghiệp khu công nghiệp thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng. Phương thức này dẫn đến tình trạng nhiều công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp đầu cơ đất với các ưu đãi của nhà nước để thu hút đầu tư không tác động tới nhà đầu tư thứ cấp. Do vậy, nhà nước cần xem xét bổ xung các phương thức khác cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Công tác xúc tiến, vận động đầu tư vào khu công nghiệp chưa thực sự được quan tâm. Xúc tiến, vận động đầu tư vào khu công nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước, đồng thời giữ vai trò quyết định sự thành công của khu công nghiệp. Song trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức, thiếu tổ chức. Một trong những biện pháp xúc tiến vận động đầu tư hiệu quả tốt nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là việc giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh, trước hết trong những vấn đề thủ tục hành chính thuế, hải quan, xuất khẩu, lao động … Ngoài các tồn tại trên đây, các vấn đề về lao động, về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và cơ sở hạ tầng xã hội bảo đảm đời sống của người lao động cũng đang là những cản trở đối với sự phát triển của các khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nhà đầu tư , tập trung cao độ các hoạt động sản xuất công nghiệp trong những địa bàn nhất định như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp xã hội đang gặp mẫu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề, trong khi số lao động cần công ăn, việc làm còn hết sức dư thừa. Về cơ bản lao động cung cấp cho các khu công nghiệp được hình thành gần như tự phát thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường lao động, dựa vào sự cung cấp lao động sẵn có trên thị trường và "hưởng thụ " kết quả đào tạo của nhà nước. Ngoài ra, cần thấy rằng bên cạnh nhân tố tích cực là làm thay đổi đáng kể thị trường và cơ cấu lao động, thúc đẩy lực lượng lao động trẻ đào tạo, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và các doanh nghiệp khu công nghiệp nói riêng cũng đang gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực trong trả lương, đối xử không công bằng và thô bạo đối với người lao động. Cùng với vấn đề về lao động, các công trình ngoài hàng rào là những công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện chưa được triển khai đồng bộ. Do vậy, việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp cần phải gắn liền với việc thực hiện các quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như: nhà ở, trường học,cơ sở khám, chữa bệnh… mà thực chất là tiến hành đô thị hoá cùng với quá trình công nghiệp. Thực trạng về xúc tiến đầu tư trong thời gian qua: 2.1. Những hoạt động trong thời gian qua. Hiện nay, ở Việt Nam những khu công nghiệp đã thành lập Wedsite về các khu công nghiệp của mình trên mạng Internet nhằm tằng cường khả năng vận động đầu tư và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về hoạt động, về các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đã chủ động thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác xúc tiến vận động đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì ngoài các thị trường truyền thống ở Châu á, các cơ quan vận động xúc tiến đầu tư ở khu công nghiệp đã nghiên cứu kỹ lưỡng các đối tác đầu tư ở Tây âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ về công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay, ở một số KCN, ví dụ ở Thành Phố Hồ Chí Minh, cơ quan xúc tiến đầu tư đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức phát triển hợp tác hải ngoại Nhật Bản xây dựng cơ sở dữ liệu SMEs của Việt Nam và Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh và hình thành Website Việt - Nhật và tiếp tục mở các hội chợ ảo trên mạng với một số nhóm ngành với các ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư vào KCN. Công tác vận động đầu tư đã được chú ý ngay từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài. Từ năm 1990, Uỷ ban nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35551.doc
Tài liệu liên quan