Đề tài Để dạy – học tốt văn thuyết minh

Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được các phương pháp thì học sinh biết sẽ phải ghi nhận thông tin, lựa chọn số liệu để thuyết minh một cách rõ ràng, hấp dẫn. Cụ thể có 6 phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích : Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm về sự vật hiện tượng. Thường ở câu mở đầu của bài văn. Có mô hình cấu tạo “ C là V”.

- Phương pháp liệt kê: Trình bày tri thức theo một trật tự nhất định, tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, tăng sức thuyết phục với người đọc.

- Phương pháp nêu ví dụ: Đưa những dẫn chứng cụ thể, xác thực từ thực tế cuộc sống, tài liệu.

- Phương pháp dùng số liệu: Là dùng một loại ví dụ vào trường hợp các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng, số liệu có thể lấy từ thực tế khảo sát, tài liệu xác thực

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nhằm làm nổi bật bản chất của vấn đề đang được thuyết minh.

- Phương pháp phân tích, phân loại: Là chia vấn đề, đối tượng, thuyết minh thành nhiều loại.để làm rõ từng ý. Phương pháp này làm cho nội dung thuyết minh mạch lạc, tránh chung chung hoặc quá tỉ mỉ.

Mỗi phương pháp đều được cụ thể qua những ví dụ cho học sinh nắm vững. Giáo viên giúp học sinh thấy rõ: trong một bài thuyết minh, thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh để đạt hiệu quả cao nhất.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để dạy – học tốt văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. -------------------- đề tài sáng kiến kinh nghiệm I- Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Ngày tháng năm sinh: 13- 12- 1974 Năm vào ngành: 1995 Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Cao Viên Trình độ chuyên môn: Đại học Môn Ngữ văn Bộ môn giảng dạy: Môn Ngữ văn 8 Ngoại ngữ: Trình độ chính trị: - Sơ cấp - Trung cấp - Đại học - Sau đại học - Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất): Đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp cơ sở II/ nội dung đề tài - Tên đề tài: Để dạy – học tốt văn thuyết minh - Lý do chọn đề tài: Lần đầu tiên, văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS. So với các loại văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thì đây là một khái niệm mới mẻ với cả người dạy và người học. Tuy nhiên trong thực tế loại văn bản này ngày càng trở nên thông dụng, phổ biến, có phạm vi sử dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, Mua một cái tivi, xe máy,... đều phải kèm bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Đến một thắng cảnh, trước cổng ra vào thế nào cũng có bảng ghi lời giới thiệu về lai lịch, sơ đồ.... Cầm quyển sách, bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm, sự kiện lịch sử, tiểu sử nhà văn....tất cả đều là văn bản thuyết minh. Vậy trong đời sống không lúc nào ta thiếu được văn bản thuyết minh. Việc học và làm tốt kiểu bài này ở học sinh để sử dụng trong cuộc sống là điều tất yếu. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: Đề tài này là suy nghĩ, kinh nghiệm tôi tích luỹ và áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy. ở đây, tôi trình bày những nội dung, biện pháp và kết quả năm học 2005- 2006. ở lớp 8A, 8B. III. Quá trình thực hiện đề tài 1.Khảo sát thực tế: Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là nhằm cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng rèn luyện kỹ năng tri thức khách quan, khoa học; nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Muốn làm được văn bản thuyết minh không đơn thuần chỉ dừng lại ở suy nghĩ, quan sát mà phải điều tra, nghiên cứu, học hỏi thì mới làm được. Điều này khác hẳn với kiểu văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm hay hành chính công vụ nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập. Điều này là hợp lý, bởi xuất phát từ điều kiện thực tế là học sinh ở nông thôn chúng ta ít được đi tham quan du lịch, tài liệu tra cứu không nhiều, lượng kiến thức học hỏi từ các bậc phụ huynh cũng rất hạn chế. Đây thực sự là khó khăn cho việc dạy của giáo viên và học của học sinh. Vậy phải làm thế nào để dạy – học văn thuyết minh? Tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số nội dung, biện pháp trong giảng dạy kiểu văn bản này. Qua thực hiện, tôi thấy học sinh thực sự có tiến bộ và bản thân cũng tự phát huy, nâng cao năng lực chuyên môn. 2. Những biện pháp thực hiện ( Nội dung chủ yếu của đề tài) A. Hình thành và củng cố những đặc điểm của văn bản thuyết minh 1) Thuyết minh là gì? Trước hết cần giúp học sinh hiểu đây là loại văn bản khác hẳn tự sự( vì không có sự việc và diễn biến), khác với miêu tả( vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể để người đọc cảm thấy mà cốt làm người ta hiểu), khác với nghị luận( vì không có luận điểm, luận cứ), khác với hành chính công vụ( vì không trình bày yêu cầu nguyện vọng). Giáo viên sẽ giúp học sinh nắm vững sự khác biệt của các kiểu loại văn bản bằng những đoạn văn cụ thể về cùng một đối tượng. Miêu tả: Tán lá phượng rộng, xanh rì, trùm kín cả một góc sân. Những cành cây khoẻ khoắn như những cánh tay khổng lồ toả ra mọi phía. Gốc cây xù xì, màu nâu sẫm săn chắc như một cơ thể dám nắng trong lao động... Hè đến, cây phượng bừng nở những trùm hoa rực rỡ như những đốm lửa bập bùng. Biểu cảm: Có ai lại chưa từng một lần ngẩn ngơ ngắm những cánh phượng thắp lửa giữa tán phượng xanh. Màu đỏ của hoa phượng như sức sống của tuổi trẻ, dù có rơi, có lạc khỏi chùm vẫn vẹn nguyên sắc đỏ. Thuyết minh: Cây phượng thuộc loại cây bóng mát, thân gỗ, vỏ màu nâu sẫm. Cây có thể cao hàng chục mét. Lá phượng thuộc họ lá kép, những phiến lá chi chít những chiếc lá li ti mà che rợp cả sân trường. Đẹp nhất là hoa. Thuộc họ đậu, hoa phượng như cánh bướm xoè ra, rực rỡ sắc đỏ, thỉnh thoảng xen vài cánh vàng nhạt tạo nên sự hài hoà độc đáo. Qua đây có thể thấy văn bản thuyêt minh là văn bản sử dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm trả lời những câu hỏi: Sự vật ( hiện tượng) ấy là gì? Có đặc điểm gì ? Vì sao như vậy? Nó có lợi ích gì? Sử dụng, chăm sóc và bảo quản ra sao?. 2) Đặc điểm của văn bản thuyết minh - Cung cấp tri thức khách quan: Muốn vậy phải tiến hành điều tra,học hỏi, nghiên cứu, tích luỹ tri thức về đối tượng. Người thuyết minh không được phép hư cấu, tưởng tượng, không dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng, sự việc. Tất cả những gì trình bày trong bài thuyết minh phải chính xác, đúng đặc trưng, bản chất, trình tự của đối tượng. Tức là phải tôn trọng sự thật. - Tính thực dụng: Cung cấp tri thức xác thực, hữu ích, giúp con người có hiểu biết, hành động, thái độ, sử dung, bảo quản....đúng đắn với sự vật, hiện tượng quanh mình. - Cách diễn đạt: Phải trình bày tri thức rõ ràng Ngôn ngữ phải chính xác, sinh động. Thuyết minh thuộc lĩnh vực nào thì sử dụng những thuật ngữ, khái niệm có tính chất chuyên ngành đó. Để thu hút người đọc, tăng thêm nhận thức, tin tưởng vào vấn đề, người viết có thể kết hợp sử dụng linh hoạt một số phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, tự sự. 3) Các phương pháp thuyết minh Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được các phương pháp thì học sinh biết sẽ phải ghi nhận thông tin, lựa chọn số liệu để thuyết minh một cách rõ ràng, hấp dẫn. Cụ thể có 6 phương pháp thuyết minh: - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích : Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm về sự vật hiện tượng. Thường ở câu mở đầu của bài văn. Có mô hình cấu tạo “ C là V”. - Phương pháp liệt kê: Trình bày tri thức theo một trật tự nhất định, tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, tăng sức thuyết phục với người đọc. - Phương pháp nêu ví dụ: Đưa những dẫn chứng cụ thể, xác thực từ thực tế cuộc sống, tài liệu.... - Phương pháp dùng số liệu: Là dùng một loại ví dụ vào trường hợp các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng, số liệu có thể lấy từ thực tế khảo sát, tài liệu xác thực - Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nhằm làm nổi bật bản chất của vấn đề đang được thuyết minh. - Phương pháp phân tích, phân loại: Là chia vấn đề, đối tượng, thuyết minh thành nhiều loại....để làm rõ từng ý. Phương pháp này làm cho nội dung thuyết minh mạch lạc, tránh chung chung hoặc quá tỉ mỉ. Mỗi phương pháp đều được cụ thể qua những ví dụ cho học sinh nắm vững. Giáo viên giúp học sinh thấy rõ: trong một bài thuyết minh, thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh để đạt hiệu quả cao nhất. B. Tích hợp các văn bản thuyết minh trong chương trình Thật ra văn bản thuyết minh không xa lạ gì với học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại, tìm hiểu những văn bản thuyết minh đã học trong chương trình. Theo trục tích hợp dọc, ở lớp 6 có : Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Động Phong Nha Lớp 7 có : Ca Huế trên sông Hương Theo trục tích hợp ngang có những văn bản: Thông tín về ngày Trái đất năm 2000 Ôn dịch, thuốc lá Bài toán dân số Đây là những văn bản thuyết minh mẫu mực để học sinh học tập và vận dụng. Trong giờ dạy tìm hiểu văn bản Ôn dịch, thuốc lá,giáo viên bên cạnh giúp học sinh tìm hiểu về tính nhật dụng, cách lập luận, đặc sắc về nội dung, cũng cần để các em hiểu rõ về các khía cạnh của văn bản thuyết minh qua đây: - Đối tượng thuyết minh: Tác hại của thuốc lá - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan, hữu ích về tác hại của thuốc lá với sức khoẻ, kinh tế, đạo đức.... - Phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Liệt kê, nêu định nghĩa, dùng số liệu, so sánh, nêu ví dụ để thuyết minh sinh động, rõ ràng về thuốc lá và tác hại của nó/ - Từ ngữ, hình ảnh, diễn đạt trong sáng, chặt chẽ, gợi cảm. Tích hợp việc dạy Tập làm văn với các văn bản là việc làm thường xuyên, liên tục của người giáo viên. Và chỉ có như thế, sự tương tác giữa các phân môn sẽ giúp việc dạy và học thực sự có hiệu quả cao nhất. C. Rèn kỹ năng làm bài thuyết minh Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh Đề văn thuyết minh rất đa dạng với nhiều kiểu cấu trúc diễn đạt khác nhau: có khi là một câu văn, nhiều khi là một câu đặc biệt, chỉ dề cập tới đối tượng. Những đề mà sách giáo khoa Ngữ văn 8 giới thiệu đều thuộc dạng này.Muốn làm bài, học sinh phải xác định đối tượng thuyết minh. Do đặc điểm của học sinh lớp 8 còn nhỏ, lượng kiến thức còn hạn chế, nên sách giáo khoa chỉ yêu cầu thuyết minh về những đối tượng rất gần gũi, chỉ cần các em có ý thức quan sát, tìm hiểu thì sẽ làm được. Ví dụ: - Đề : “ Chiếc nón lá Việt Nam” yêu cầu thuyết minh về nón lá Việt Nam. - Đề : Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam yêu cầu học sinh chọn đối tượng thuyết minh là người cụ thể mà mình hiểu biết, yêu thích. Nhưng phải đảm bảo mấy tiêu chuẩn: + Là vận động viên nổi tiếng + Có nhiều thành tích + Còn trẻ Từ đó học sinh sẽ chọn: Nguyễn Thuý Hiền Đàm Thanh Xuân .... Bước 2: Không có tri thức, hiểu biết về đối tượng thì không thể làm văn thuyết minh được. Tôi hướng dẫn và yều cầu các em tích luỹ tri thức từ sách báo, tài liệu, học hỏi người lớn. Đồng thời cho các em thấy muốn có tri thức, bản thân cần biệt: - Quan sát để tìm hiểu bản chất của đối tượng, đặc điểm chính- phụ, ý nghĩa, tác dụng... Ví dụ: Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. - Tra cứu tài liệu có ghi chép. Thực tế cho thấy văn bản thuyết minh có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin, tri thức về vấn đề đang đề cập. - Biết phân tích : Chia tách đối tượng theo cấu tạo của nó; từ đó đi vào trọng tâm vấn đề. Bước 3: Tìm ý và xây dựng bố cục * Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh * Thân bài: Là trọng tâm, gồm nhiều ý sắp xếp theo trình tự nhất định, liên kết nhau để lần lượt thuyết minh về đối tượng. Tuỳ từng đối tượng thuyết minh mà lựa chọn, sắp xếp ý cho phù hợp. Cụ thể: 1. Thuyết minh về đồ vật: Cấu tạo – công dụng – cách sử dụng... 2. Thuyết minh về loài vật: Đặc điểm sinh học- lợi ích- chăm sóc.... 3. Thuyết minh về danh nhân: Thân thế – sự nghiệp 4. Thuyết minh về một thể loại văn học: Đặc điểm hình thức... 5. Thuyết minh về một phương pháp, cách làm: Nguyên vật liệu- cách làm – yêu cầu thành phẩm. 6. Thuyết minh vê một danh thắng: vị trí địa lý – lịch sử – giá trị văn hoá, kinh tế... 7. Thuyết minh về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật, vị trí trong dòng, nền văn học. 8. Thuyết minh về sự vật – hiện tượng .............. ở Thân bài, các phương pháp thuyết minh hầu như đều được sử dụng * Kết bài: ý nghĩa, công dụng.... của đối tượng thuyết minh. Bước 4: Viết đoạn văn là khâu quan trọng. Ngoài đoạn mở đầu và kết thúc, căn cứ các ý lớn hướng dẫn học sinh hình thành các đoạn văn tương ứng. Giữa các đoạn văn phải có sự liên kết: Các câu, từ ngữ mở đầu hay kết thúc đoạn văn. Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh có một số mô hình sắp xếp thường gặp: - Theo thứ tự cấu tạo của sự vật ( 1 đồ dùng, loài vật...) - Theo thứ tự nhận thức( về 1 danh thắng ...) - Theo thứ tự diễn biến của sự việc ( về 1 trò chơi, một thí nghiệm...) - Theo thứ tự chính - phụ ( 1 danh thắng, một sản phẩm...) Đoạn văn thuyết minh có thể viết theo lối quy nạp, diễn dịch hoặc song hành Ví dụ: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao Mở bài: Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trị, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam( Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Nam Hà). Ông sinh ngày 29 – 10 – 1915 trong một gia đình trung nông. Thân bài: - Về thân thế, cuộc đời - Về sự nghiệp văn học, Nam Cao bắt đầu cầm bút từ 1936. Một số tác phẩm đầu tay của ông được đăng báo với các bút danh Nguyệt, Thuý Rư, Xuân Du... Nhưng phải đến 1941, khi tác phẩm Chí Phèo ra đời thì Nam Cao mới thực sự chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và tư tưởng độc đáo của mình. Dù xuất hiện muộn nhưng ông được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam.... Trình tự diễn biến theo thời gian + Phong cách nghệ thuật của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa đảm bảo tính chân thực, vừa thấm được ý vị triết lý trữ tình. Trình tự nhận thức, phương pháp liệt kê Khối lượng tác phẩm văn học của Nam Cao để lại khá lớn. Chỉ điểm qua một số tác phẩm chính cũng đã thấy được đóng góp vô cùng to lớn của ông. Về truyện ngắn có Chí Phèo, Trăng Sáng, Tư cách mõ, Đời thừa, Lão Hạc, Đôi mắt... Tiểu thuyết thì có Sống mòn... ký thì có ở rừng. Đoạn văn diễn dịch, phương pháp liệt kê Kết bài: Cuộc đời lao động nghệ thuật về lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng cũng như sự hi sinh anh dũng của Nam Cao đã trở thành tấm gương đẹp – tấm gương của nhà văn – chiến sĩ. Với học sinh, trong giờ học, khi làm bài tập ở nhà, tôi luôn nhắc nhở, yêu cầu học sinh vận dụng viết đoạn văn, tự sửa, góp ý cho nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 5: Viết bài hoàn chỉnh và kiểm tra lại bài. Từ 4 bước trên, học sinh dễ dàng hoàn thành bài thuyết minh hoàn chỉnh của mình. Để làm tốt, nhất thiết phải tiến hành lần lượt các bước trên. Trong khi viết, rèn cho học sinh diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. Có như vậy thì bài thuyết minh mới thực sự chính xác, đáng tin cậy, chặt chẽ và hấp dẫn. D. Tích luỹ của giáo viên Tạo hứng thú và làm bài thuyết minh đạt kết quả cao ở học sinh là việc làm không dễ dàng. Muốn đạt mục đích, người giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy. Tự trau dồi, nâng cao nghiệp vụ của bản thân. Để làm được điều đó, tôi luôn tìm đọc các sách, tài liệu tham khảo về kiểu loại thuyết minh. Tìm hiểu, tra cứu các từ điển. Tích hợp với các môn học khác để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân và học sinh. Sưu tầm các văn bản thuyết minh, cẩm nang du lịch, các bài giới thiệu.... để học sinh thêm hứng thú trong giờ học. Rèn cho học sinh cách tích luỹ tri thức, từ nhiều nguồn và có ghi chép. Bên cạnh đó, tôi luôn có ý thức trao đổi, học hỏi từ đồng nghiệp để rút ra những nội dung, phương pháp để công tác đạt kết quả. IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng Sau 5 tiết học về văn bản thuyết minh, học sinh có bài viết số 3, kết quả của bài viết này còn hạn chế: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A 8 hs = 16% 18hs = 37% 22hs = 45% 1hs = 2% 8B 6hs = 13% 12hs = 26% 25hs = 45% 2hs = 5% Đa số các em đều biết cách làm và đáp ứng một phần đặc điểm yêu cầu của văn bản thuyết minh. Việc sắp xếp ý còn lộn xộn và diễn đạt khô cứng khiến bài viết thiếu hấp dẫn khó hiểu. Nắm bắt được kết quả và nguyên nhân đó, tôi kịp thời khắc phục, uốn nắn học sinh. Đến bài viết số 4, số 5 kết quả thực sự có sự đổi thay tích cực: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A 13 hs = 26% 16hs = 34% 20hs = 40% 0 8B 9hs = 20% 16hs = 35% 20hs = 45% 0 V. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài Rất mong các cấp lãnh đạo ngành giáo dục phổ biến các đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên chúng tôi được học hỏi và áp dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm chuyên môn chưa cao nên đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn nhiều khiếm khuyết, rất mong Hội đồng khoa học các cấp xem xét, đánh giá và góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cao Viên, ngày 11 tháng 5 năm 2006 Ký tên Nguyễn Thị Phương ý kiến nhận xét và đánh giá của Hội đồng khoa học cơ sở Chủ tịch hội đồng (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐể dạy – học tốt văn thuyết minh.doc
Tài liệu liên quan