PHỤ LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
III . NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
IV . PHẠM VI THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3
V . CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 3
B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I . TÌNH HÌNH THỰC TIỄN KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4
II . BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC 5
III . GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH 6
IV . NỘI DUNG ĐỀ TÀI 7
1. GIÁO VIÊN PHẢI CHUẨN BỊ BÀI CHU ĐÁO 7
2. HỆ THỐNG CÂU HỎI HỢP LÍ 8
3. LỜI GIẢNG PHẢI CHUẨN, PHẢI HAY 8
4. LỜI BÌNH, CHUYỂN Ý CƠ BẢN CUỐI MỖI PHẦN 9
5. SƯU TẦM TRANH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN BÀI DẠY 11
6. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI 12
7. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 12
8. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 14
V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG 15
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 16
I . KẾT LUẬN 16
II. KHUYẾN NGHỊ 17
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4430 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để giờ dạy - học văn sinh động, hấp dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh nhằm giúp học sinh tự khám phá, bước đầu làm quen với phương pháp tự nghiên cứu.
- Phân chia nhóm học sinh để các em kiểm tra nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích, khích lệ nhau trong học tập.
- Đánh giá động viên linh hoạt giữa trò với trò, giữa thầy với trò, có giải thích cơ sở của việc đánh giá để gây hứng thú lòng, tự tin trong việc học bộ môn ngữ văn.
- Tiến hành thi đua giành nhiều điểm cao, biểu dương khen thưởng những em có điểm tốt, nhóm học tốt.
2. Đối với học sinh:
- Phải chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, có đủ đồ dùng học tập phù hợp với bài học.
- Biết sử dụng thành thạo sách giáo khoa, biết kết hợp sách giáo khoa và sách bài tập với sự hướng dẫn của giáo viên , biết sử dụng đồ dùng hợp lí.
- Biết rút ra nhận xét sau mỗi bài học, bài tập, biết so sánh , liên hệ , phối hợp kiến thức cũ và mới , biết vận dụng kiến thức vào bài tập.
- Có ý thức tìm tòi học hỏi ở thầy cô, bạn bè, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng…
- Thấy được nhiều ứng dụng của bài học vào thực tế cuộc sống và vai trò của văn học đối với đời sống tinh thần của con người.
III. GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH
Trong quá trình giảng dạy tôi cho học sinh thấy cùng một bài học, một đơn vị kiến thức nhưng có nhiều cách tìm hiểu khác nhau để các em có thể hiểu bài một cách tốt nhất. Và quan trọng hơn là học sinh có thể học tập cách khai thác kiến thức bài học .
Sau đây là một số hình thức dạy học mới mà tôi đã đưa vào bài giảng của mình và đã thu được kết quả tốt.
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Giáo viên phải chuẩn bị bài dạy chu đáo.
Như chúng ta đã biết bất kì một việc gì dù lớn hay bé muốn đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất thì cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo. Dạy học cũng vậy, đặc biệt là dạy - học môn Ngữ văn. Chuẩn bị bài giảng chu đáo theo tôi đó là một khâu vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến thành công của một bài dạy. Một giáo viên dù giỏi đến mấy thì khi dạy một bài cũng cần phải chuẩn bị bài chu đáo. Bởi nội dung kiến thức của một bài học không chỉ là những con chữ sách giáo khoa đã in, những câu hỏi mà sách giáo khoa đã gợi. Để hiểu được nội dung kiến thức đó một cách chính xác, sâu sắc, cặn kẽ đến từng chi tiết, giúp các em tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất, hiệu quả nhất, giải đáp được những khúc mắc của các em thì người thầy phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo cho bài dạy. Như vậy khi dạy giáo viên sẽ làm chủ được kiến thức, làm chủ được bài dạy không bị cuống, hay bị “bí” khi giảng, không bị cuốn theo học sinh để làm ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy.
Vậy thế nào là một bài dạy được xem là chuẩn bị chu đáo? Theo tôi đó là một giờ dạy mà người giáo viên đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ vào việc soạn bài. Từ hệ thống câu hỏi phải hợp lí đến việc chuẩn bị những lời bình , lời chuyển ý, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, những thông tin liên quan đến giờ dạy…điều này đã được chứng minh qua thực tế giảng dạy của chính bản thân mình cũng như khi dự giờ của đồng nghiệp.
Chuẩn bị bài dạy chu đáo là giáo viên đã tôn trọng người học, người dự cũng như tôn trọng chính bản thân mình.
2. Hệ thống câu hỏi hợp lí.
Một giờ dạy - học văn hay, hấp dẫn được tạo bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Trước tiên phải kể đến vai trò của hệ thống câu hỏi, người thầy sẽ cuốn học sinh thâm nhập khám phá tác phẩm, dẫn đến chiếm lĩnh tác phẩm.
Vậy một hệ thống câu hỏi như thế nào là đạt hiệu quả ? Chắc chắn đó không thể là những câu hỏi tùy tiện theo lối gặp đâu hỏi đó , hỏi chỉ để mà hỏi. Hệ thống câu hỏi phải đạt được mục đích là tạo cơ hội cho học sinh được làm việc nhiều nhất, kích thích tư duy của học sinh , giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức bài học qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của thầy. Xây dựng được một hệ thống câu hỏi hợp lí là khâu then chốt để giờ dạy thành công.
Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một hệ thống câu hỏi như thế? Đây là điều không đơn giản đỏi hỏi người giáo viên dạy văn phải tốn nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn bài. Hệ thống câu hỏi này, tùy từng bài , khi thì trùng khít, khi thì không, thậm chí có chỗ phải vượt ra hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Vị trí từng câu hỏi phải được giáo viên cân nhắc kĩ lưỡng sao cho không phá vỡ mạch bài dạy mà lại phù hợp với quá trình nhận thức từ thấp đến cao của học sinh gồm : câu hỏi phát hiện , câu hỏi sáng tạo , câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi kết luận . Khi thiết kế câu hỏi , người giáo viên dạy văn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống câu hỏi đúng , hay, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng không kém phần sáng tạo. Từ đó tạo cơ hội cho người học không chỉ tự bộc lộ năng lực cảm thụ mà giáo viên còn phải dự đoán được nội dung trả lời của học sinh.
Trong thực tế , khi dạy các văn bản giáo viên không thể chỉ sử dụng số lượng ít ỏi câu hỏi của sách giáo khoa mà có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu được tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, trong thực tế tôi phải xây dựng thêm rất nhiều câu hỏi dựa trên hệ thống gồm 5 câu hỏi của sách giáo khoa.
* Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức (1) của tác phẩm Vì sao phải dời đô? Tôi đã xây một hệ thống câu hỏi như sau:
? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ (tức là một số lí lẽ và dẫn chứng). Theo dõi phần đầu bài Chiếu dời đô, cho biết:
Luận điểm vì sao phải dời đô được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào.
- Hai luận cứ…
? Theo dõi đoạn văn trình bày luận cứ (1), cho biết:
a. Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn?
b.Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ đó là gì?
c. Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lí Công Uẩn?
? Theo dõi đoạn trình bày luận cứ (2) cho biết:
a. Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn?
b. Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì?
c. Bằng những hiểu biết lịch sử , hãy giải thích lí do hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô?
d. Tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình: Trẫm rất đau xót về về việc đó, không thể không dời đổi. Cảm xúc đó phản ánh khát vọng nào của Lí Công Uẩn?
? Như thế, khi giải thích lí do vì sao phải dời đô, Lí Công Uẩn đã bộc lộ tư tưởng và khát vọng nào của nhà vua cũng như của cả dân tộc ta thời đó?
*Với đơn vị kiến thức Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất?
tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
? Luận điểm thứ hai của bài Chiếu dời đô được trình bày bằng những luận cứ nào.
- Hai luận cứ…
? Theo dõi đoạn văn trình bày luận cứ ( 1), cho biết:
Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào?
b.Vì sao chứng cớ đó có sức thuyết phục?
? Ở luận cứ (2), tác giả gọi Đại La là thắng địa của đất Việt?
a. Đất như thế nào được gọi là thắng địa?
b. Khi tiên đoán Đại La sẽ là Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ?
c.Cuối bài chiếu là lời tuyên bố: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của Lí Công Uẩn qua lời tuyên bố này?
...
Lí do tôi đưa hệ thống câu hỏi như trên bởi vì theo tôi như vậy mới phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh cấp THCS . Trong đổi mới dạy học, sách giáo khoa là duy nhất nhưng hướng tìm tòi để dạy tốt sách giáo khoa cần phải phong phú hơn nhiều. Và đây cũng là chỗ để mỗi giáo viên thể hiện sự sáng tạo, tài năng và cả tâm huyết với nghề nghiệp của mình.
3. Cách phát âm phải chuẩn, giọng giảng phải hay.
Hiện nay trên truyền hình có rất nhiều những game show hay lôi cuốn người xem không chỉ bởi nội dung chương trình phong phú đa dạng hấp dẫn. Mà một nhân tố rất quan trọng quyết định thành công của một game show chính là người dẫn chương trình. Thông minh, dí dỏm trong mọi tình huống đặc biệt là giọng nói sẽ là yếu tố giúp người chơi thấy tự tin, thoải mái hơn còn người xem thấy thích thú hơn. Chính vì vậy mà cùng là một game show nhưng với người dẫn chương trình này thì khán giả thích nhưng người khác dẫn lại không thích thậm chí có trường hợp còn gây khó chịu cho người xem.
Nghề dạy học cũng vậy, đối với người giáo viên lời giảng rất quan trọng. Đặc biệt đối với giáo viên dạy văn có thu hút, tạo được niềm say mê, hứng thú học tập cho các em hay không một phần quan trọng là nhờ vào giọng nói. Tôi còn nhớ, khi tôi còn là học sinh cấp hai như các em bây giờ. Trong giờ văn học, cô giáo giảng bài Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cả lớp tôi như bị “ thôi miên” bởi giọng giảng ngọt ngào, êm ái của cô. Vì vậy mà trống đánh hết giờ chúng tôi vẫn còn luyến tiếc sao giờ học trôi nhanh quá vậy. Từ ngày cô chuyển đến dạy lớp tôi, chúng tôi trở nên yêu thích môn văn hơn và trở nên chăm học hơn. Chúng tôi không còn ngại, sợ giờ văn như trước nữa. Trái lại chúng tôi luôn háo hức đến giờ học văn để được nghe giọng giảng của cô. Tôi cảm ơn cô nhiều lắm! Có lẽ vì vậy mà tôi đã chọn nghề giáo ( giáo viên dạy văn ). Từ thực tế trải nghiệm của chính mình mà tôi đã mạnh dạn rút ra một kinh nghiệm để giờ dạy – học văn thêm sinh động , hấp dẫn.
Theo tôi một trong những yêu cầu quan trọng với người giáo viên là lời giảng phải chính xác, rõ ràng, âm thanh vừa phải , không quá to cũng không quá nhỏ, phát âm phải chuẩn, giọng giảng có lúc bổng lúc trầm, lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc vào yêu cầu của từng câu, từng đoạn hay từng bài mà giáo viên sử dụng cho phù hợp. Đặc biệt khi giảng văn người giáo viên không nên dùng ngôn ngữ địa phương cũng như cách phát âm của từng địa phương vào giảng bài nếu không cần thiết. Bởi như vậy sẽ gây sự phản cảm đối với người nghe. Và sẽ không đạt hiệu quả khi hướng dẫn các em đọc tác phẩm, rèn cách phát âm và rèn chính tả cho các em.
Tôi đã từng dự một giờ dạy văn của một người đồng nghiệp khi dạy bài Cây bút thần ( lớp 6). Ở phần hướng dẫn đọc cô giáo hướng dẫn và yêu cầu các em phải đọc đúng, phải thể hiện đúng giọng của từng nhân vật… Nhưng khi cô giáo đọc mẫu thì chính cô lại phát âm không chuẩn ( Mã lương -> Mả lương ) những trường hợp này không hiếm đặc biệt là giáo viên vùng miền trung ( Thanh Hóa...) hay mắc phải; hay trong giờ Âm nhạc thầy giáo dạy bài Hò ba lí ( lớp 8 ), có câu
“ Chẻ tre mà đan sậy cho nàng phơi khoai” thì thầy giáo lại hát là “ Chẻ tre mà đan sậy cho làng phơi khoai”... Dẫu biết rằng đó là cách phát âm của địa phương nhưng đã là giáo viên thì thiết nghĩ chúng ta cần phải phát âm chuẩn để các em còn học tập, sữa chữa. Như vậy, với cách phát âm trên không những phát âm sai mà làm cho nghĩa của từ cũng bị thay đổi. Còn người dự giờ nếu nghe không quen thì cũng phải “ bịt miệng” cười…
Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có được một giọng giảng chuẩn và hay. Vì vậy theo tôi để có một giờ dạy – học văn sinh động hấp dẫn thì người giáo viên cần phải có ý thức rèn luyện cho mình một giọng giảng chuẩn về phát âm và gợi cảm đối với người nghe bởi vì không phải giáo viên nào cũng may mắn sinh ra là đã có giọng nói chuẩn và hay.
4. Lời bình , chuyển ý cơ bản ở cuối mỗi phần.
Cùng với hệ thống câu hỏi hợp lí thì lời giảng , bình , lời dẫn dắt chuyển ý của thầy cô giáo trong giờ dạy - học văn cũng là những yếu tố quan trọng để làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn. Hệ thống câu hỏi là linh hồn của bài dạy - học văn nhưng nếu một giờ dạy - học văn mà chỉ dừng lại ở việc hỏi - đáp thôi thì thật khô cứng , thiếu chiều sâu , thiếu sức truyền cảm. Vì vậy , trong quá trình dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức qua hệ thống câu hỏi , giáo viên cần biết chủ động dừng lại ở những phần chốt kiến thức để bình giảng nâng cao cho học sinh nắm bắt, khắc sâu và mở rộng kiến thức bài học.
Muốn có lời bình giảng hay, theo tôi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo từ khi soạn bài . Người giáo viên phải dự định mình sẽ giảng gì, bình gì thì khi bình giảng trước học sinh ở trên lớp, có như vậy lời bình giảng mới trôi chảy, mượt mà và có sức thuyết phục. Lời bình giảng súc tích, sâu lắng của người giáo viên sẽ tạo được những rung động sâu xa trong lòng học sinh và có thể làm những đoạn mẫu để học sinh làm văn.
Ví dụ1: Khi kết thúc phần Tìm hiểu văn bản Chiếu dời đô , ta có thể có lời giảng bình như sau để đánh giá về Lí Công Uẩn : " Một nghìn năm đã trôi qua kể từ ngày Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La " mưu toan nghiệp lớn , tính kế muôn đời cho con cháu". Quyết định táo bạo , sáng suốt đó của ông không chỉ đặt nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển rực rỡ của tám vương triều nhà Lí kéo dài suốt 214 năm trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Quyết định ấy của ông còn là một cống hiến vĩ đại cho dân tộc, đất nước có giá trị tới hàng ngàn năm sau. Bởi từ mùa thu năm canh Canh Tuất 1010 đến nay, Thăng Long - Đông Đô- Hà Nội luôn là trung tâm chính trị , kinh tế của cả nước, luôn vững vàng trước những thử thách của lịch sử. Phải là người có tầm nhìn xa trông rộng , một tầm nhìn thấu cả tương lai mới có thể có được quyết định đúng đắn đến như vậy".
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Cô bé bán diêm ” của nhà văn An- Đéc- Xen, phần 3: Một cảnh thương tâm. Nói về cái chết thương tâm của cô bé, giáo viên có thể bình như sau: Em thật tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ , bà là người thương em, nhưng đều đã mất. Em sống với cha mà như sống với người dưng. Bởi vì cha đối sử với em thiếu tình thương, khách qua đường cũng vậy chẳng ai đoái hoài nên em không bán được diêm. Những người nhìn thấy thi thể em vào ngày mồng một tết cũng lạnh lùng như thế. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy chỉ có An- Đéc- Xen với tất cả niềm thương cảm , thương yêu đối với em bé bất hạnh…Vì vậy ông đã miêu tả thi thể em với đôi má hồng , đôi môi đang mỉm cười , hình dung cảnh hai bà cháu bay lên trời đón lấy những niềm vui đầu năm. Nhưng cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng cái chết của em bé thật thương tâm, cảm động.
Như vậy thông qua lời bình của cô giáo các em sẽ cảm động và biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết động viên, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Đặc biệt các em sẽ biết trân trọng hơn những tình cảm mà các em đã và đang được đón nhận từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè, những người sống xung quanh các em. Cũng từ đó mà giúp các em cảm nhận sâu hơn về tác phẩm , thêm yêu thích tác phẩm “Cô bé bán diêm” nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.
Bên cạnh lời giảng, bình thì lời dẫn dắt chuyển ý , chuyển đoạn tuy là vấn đề rất nhỏ nhưng cũng góp phần tạo sức hấp dẫn trong một giờ dạy - học văn. Bởi vì điều này tạo nên sự liên kết , uyển chuyển , nhịp nhàng cho bài dạy, làm cho các phần của bài trở nên gắn kết , liền mạch, chặt chẽ hơn nhiều. Điều này, theo tôi không khó chỉ cần người giáo viên có ý thức tạo cho mình một thói quen chuyển ý, chuyển đoạn trong quá trình dạy học.
Ví dụ 1: Để chuyển ý giữa phần 1 và phần 2 phần tìm hiểu văn bản “ Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn ta có thể chuyển ý bằng một câu ngắn gọn kiểu như " Dời đô là điều tất yếu phải xảy ra, điều đó đã được khẳng định ở phần 1. Vậy vấn đề là dời đô đi đẩu? -> Chuyển sang phần 2: Chọn Đại La làm nơi định đô."
Ví dụ 2: Khi dạy sang phần 2 " Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh" trong đoạn trích " Những ngày thơ ấu " của nhà văn Nguyên Hồng. Giáo viên có thể chuyển ý như sau: “Mặc dù sống trong một hoàn cảnh rất đáng thương. Phải sống với người bà cô lạnh lùng tâm địa độc ác. Liệu bé Hồng có bị ảnh hưởng trươc những rắp tâm tanh bẩn của người bà cô hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần 2 " Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình".
Ví dụ 3: Để chuyển ý giữa phần 1 và phần 2 phần tìm hiểu chi tiết văn bản
“ Đánh nhau với cối xay gió ”, trích “ Đôn-ki- hô-tê” của nhà văn Xéc -Van - Tét ta có thể chuyển ý như sau: Qua phân tích về nhân vật Đôn - ki - hô - tê chúng ta đã biết được đó là một người mê truyện kiếm hiệp đến mụ mẫm cả đầu óc. Đó là một người cực kì hoang tưởng nhưng ở chàng còn có những biểu hiện bình thường của một người bình thường như lòng dũng cảm, coi khinh sự tầm thường và có tình yêu say đắm. Nhưng còn Xan - chô - pan – xa kẻ giám mã cho chàng thì sao? Đó là một con người như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 2 : Nhân vật Xan - chô - pan - xa để hiểu rõ hơn về con người này.
5. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
Một yếu tố không thể thiếu để giờ dạy- học văn trở nên sinh động , hấp dẫn đó chính là sự trợ giúp của các phương tiện dạy học . Đó có thể là tranh, ảnh minh họa, là băng hình , máy chiếu Projector, máy hắt, sơ đồ , biểu bảng, bảng phụ, bảng thông minh...
Tranh ảnh, băng đĩa phục vụ cho môn Ngữ văn mà công ty thiết bị trường học cung cấp cho các nhà trường còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học hiện nay. Vì vậy giáo viên không thể chỉ trông chờ vào đó. Để khắc phục , tôi đã chủ động sưu tầm tranh ảnh , tư liệu liên quan đến các bài dạy trong chương trình bằng cách mỗi khi đọc tạp chí , sách báo hay xem các chương trình vô tuyến , băng đĩa hay vào các trang wed tôi luôn để ý xem có gì liên quan đến bài dạy hay không. Và tôi nhận thấy đây là những nguồn sưu tầm rất phong phú . Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn động viên và yêu cầu các em học sinh cùng tham gia sưu tầm bằng hình thức chấm điểm tư liệu lấy vào điểm thực hành. Kết quả, qua một năm sưu tầm tôi đã có bộ tranh ảnh kèm theo bài viết phục vụ cho các tiết dạy làm văn thuyết minh - một thể loại mới được đưa vào sách giáo khoa còn hiếm tư liệu liên quan.
Ví dụ: Tranh ảnh kèm bài viết thuyết minh về một loài hoa ( Hoa thủy tiên) , về một món ăn ( Phở Hà Nội), (Xôi lúa làng Tương Mai) , về một trang phục ( Áo dài Việt Nam) ...Hay hình ảnh cây phong , lá phong và thiên nhiên đất nước Cư- rgư-xtan cho bài dạy " Hai cây phong”, ảnh tượng Lí Công Uẩn và cụm di tích Đền Đô cho bài dạy " Chiếu dời đô", hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối và hoa đào cho bài dạy " Ông đồ " hay hình ảnh thiên nhiên vùng biển cho bài dạy " Quê hương" của Tế Hanh ...( Chương trình ngữ văn 8)
Thông qua việc hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu văn học trong thực tế, tôi nhận thấy các em không chỉ được hiểu bài sâu hơn mà còn thấy môn văn trở nên gần gũi hơn với thực tế đời sống của các em.
6.Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Cùng với tranh ảnh tư liệu là sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng KH- CNTT, tiếp tục tạo bước chuyển biến tích cực trong việc sử dụng hợp lí thiết bị , đồ dùng dạy học, khuyến khích tinh thần sáng tạo, làm đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy môn Ngữ văn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy không thể phủ nhận được vai trò của các phương tiện dạy học hiện đại như soạn bài vi tính và dạy trên máy chiếu projector trong giờ học văn. Biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại một giờ dạy- học văn sẽ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều, tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng học sinh. Không những thế, người giáo viên sẽ giảm tải được các thao tác khi dạy trước lớp có nhiều thời gian hơn trong việc khắc sâu kiến thức cho học sinh. Việc dạy trên lớp sẽ nhàn hơn, tuy nhiên người giáo viên lại phải dày công hơn trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà.( Xem giáo án điện tử) bài giảng " Trong lòng mẹ " của Nguyên Hồng, ( Tiết 1+2); bài "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ...
Tất nhiên để làm được diều đó không dễ, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập , chủ động tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại. Qua kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy rằng người giáo viên có thể trưởng thành lên rất nhiều nhờ học tập kinh nghiệm truyền thụ tri thức , kinh nghiệm xử lí các tình huống sư phạm ở các đồng nghiệp lớn tuổi và cũng có thể học tập ở các bạn trẻ mới ra trường nhiều điều bổ ích đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
7. Tổ chức các trò chơi.
Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức theo tôi cũng là một cách làm cho giờ văn trở nên sinh động , hấp dẫn. Trong số giờ dạy văn bản , tôi đã tổ chức các trò chơi cho các em dựa trên các hình thức trò chơi của chương trình vô tuyến như trò chơi mở miếng ghép , trò chơi ô chữ…
Ví dụ: Sau khi dạy xong văn bản Hai cây phong, tôi tổ chức cho các em trò chơi ô chữ qua các câu hỏi củng cố kiến thức về văn bản tự sự học các tiết trước đó .
Câu hỏi của tôi như sau:
Đây là tên một truyện ngắn của Nam Cao học trong chương trình ngữ văn 8?
Đây là tên một văn bản viết về những kỉ niệm “ mơn man ” của buổi tựu trường đầu tiên?
Nhà văn An- đéc – Xen là người nước này?
Đây là tên của một nhân vật chính trong tác phẩm “ Những ngày thơ ấu ”?
Thành ngữ mà nhà văn Ngô Tất Tố dùng để chỉ hành động nổi dậy của người nông dân chống lại áp bức trong tiểu thuyết “ Tắt đèn ” ?
Nhà văn O hen- ri là nhà văn nước này?
Truyện ngắn nào nổi bật với nghệ thuật “ đảo ngược tình huống hai lần ”
Nhân vật giám mã trong truyện Đôn- ki-hô-tê tên là gì?
Loài cây nào được nhắc tới trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng ” ?
(10)Tác giả của “ Những ngày thơ ấu” là ai?
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
L
A
O
H
A
C
T
Ô
I
Đ
I
H
O
C
Đ
A
N
M
A
C
H
H
Ô
N
G
T
Ư
C
N
Ư
Ơ
C
V
Ơ
B
Ơ
M
I
C
H
I
Ê
C
L
A
C
U
Ô
I
C
U
N
G
X
A
N
T
R
O
P
A
N
X
A
T
H
Ư
Ơ
N
G
X
U
Â
N
N
G
U
Y
Ê
N
H
Ô
N
G
Ô chữ chìa khóa là “ Lòng biết ơn”. Đây chính là ý nghĩa của truyện Người thầy đầu tiên . ( Lòng biết ơn đối với người trồng cây , trồng người)
Hay sau khi dạy xong bài “ Chiếu dời đô” , tôi tổ chức cho các em chơi trò mở miếng ghép qua các dữ kiện để doán hình ảnh mục đích là để củng cố và tích hợp với kiến thức phần văn bản trữ tình trung đại mà học sinh đã được học trong chương trình lớp 7. Tôi nhận thấy rằng , các em đều rất hào hứng hưởng ứng tham gia các trò chơi này, ngay cả các em học yếu hay còn nhút nhát. Theo tôi , đây là một cách , một hình thức luyện tập giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên , nhẹ nhàng nhất bởi các em được “ học mà chơi, chơi mà học”.
8. Tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cũng là một hình thức làm cho học sinh thêm yêu môn văn . Năm học vừa qua tổ Xã hội chúng tôi đã tổ chức được một hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong toàn trường với các tiết mục đàn, hát, múa dân ca ba miền ; đóng kịch dựa trên các truyện ngụ ngôn, truyện cười; du lịch tới các miền đất nước qua các câu ca dao, dân ca…Các tiết mục văn nghệ đều được các em chuẩn bị công phu : Từ lời dẫn dắt giới thiệu đến kịch bản, trang phục …đều được các em học sinh ở các khối lớp hướng ứng rất nhiệt tình .
Hoạt động ngoại khóa chính là cơ hội giúp các em được thể hiện năng khiếu của mình đồng thời cũng giúp các em nhớ kiến thức bài học lâu hơn. Và đây cũng là một hình thức hữu ích để làm môn văn đến gần với các em hơn.
Qua kinh nghiệm tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường, lớp, tôi nhận thấy hình thức ngoại khóa văn học nên tổ chức theo đơn vị khối hoặc toàn trường . Mỗi năm tổ chức một lần và có đánh giá xếp loại các tiết mục giữa các khối lớp. Đây là một hoạt động có quy mô tương đối lớn, muốn thành công đòi hỏi phải có sự chuẩn bị dài hơi ( Từ đầu năm học) của tổ chuyên môn, phải có sự phân công cụ thể giáo viên phụ trách các lớp huy động sự ủng hộ của giáo viên bộ môn và sự hỗ trợ của Ban giám hiệu.
Trên đây là 8 hình thức dạy học theo tôi nó sẽ giúp cho mỗi giờ dạy – học văn thêm sinh động hấp dẫn. Tuy nhiên không phải giờ dạy nào chúng ta cũng áp dụng đầy đủ cả 8 hình thức dạy học trên. Để đạt được hiệu quả cao cho giờ dạy – học văn thì giáo viên phải biết linh hoạt trong cách lựa chọn các hình thức dạy học vào từng bài, từng tiết cụ thể sao cho phù hợp.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG.
Chúng tôi đã triển khai một số tiết dạy mang tính so sánh đối chứng: giữa cách soạn, giảng riêng của mỗi cá nhân trong nhóm văn 8. Sau đó bàn bạc rút kinh nghiệm, điểm chung để thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng chúng tôi quyết định chọn áp dụng dạy thử tiết 14 văn bản " Lão Hạc ” của tác giả Nam Cao để áp dụng tổng hợp các hình thức cơ bản. Phương pháp này được chúng tôi thực hiện ở 2 lớp có trình độ tương đương nhau:
- Đồng chí Đến dạy 8B theo cách soạn giảng riêng.
- Tôi dạy lớp 8A theo hình thức mà chúng tôi đã thống nhất.
Sau mỗi tiết dạy đối chứng ở mỗi lớp, chúng tôi đều có bài kiểm tra nhận thức của học sinh.
Kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Tổng số
Loại
Dưới trung bình
Trung bình trở lên
0
1-2
3-4
TS
TL %
5-6
7-8
9-10
TS
TL %
8A trước khi thực hiện đề tài
55
0
1
18
19
34,5
24
8
4
36
65,5
8A sau khi hiện
đề tài.
55
0
0
4
4
7.3
25
18
8
51
92.7
8B trước khi thực hiện đề tài.
55
0
2
20
22
40
25
6
2
33
60
8B Sau khi thực hiện đề tài.
55
0
0
6
6
11
26
16
7
49
89
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện đề tài , tôi thấy học sinh đã có tiến bộ rõ rệt cả về kiến thức và ý thức học tập.
- Các em đã thấy thích học môn ngữ văn hơn.
- Không còn tình trạng nhiều em sợ môn ngữ văn như trước.
- Các em
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Để giờ dạy- học văn sinh động, hấp dẫn.doc