Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi vật thể tự nhiên thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong mọi chế dộ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời khỏi lao động, lao động là điều kiện tiên quyết sho sự phát triển của xã hội. Để tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, công việc đầu tiên là phải tái sản xuất sức lao động. Sức lao động mà con người bỏ ra được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Theo C.Mác:"Tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động". Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị, gọi là tiền lương.
Tiền lươnglà biểu hiện bằng tiền của lao động sống mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc khối lượng công việc. Hay nói cách khác, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm xã hội mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất xã hội nhằm tái sản xuất sức lao động.
113 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đợi. Công cụ này cũng được dùng để phân tích kết quả kinh doanh thực tế giữa năm hiện tại với các năm trước.
Phân tích quy trình thông tin kinh doanh (Business Information Framework).: Công cụ này dùng để phân tích có chiều sâu các kênh cung cấp thông tin chính trong KH liên quan đến các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ việc nắm bắt các dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu sang thông tin kế toán và quản trị, và chuyển đổi sang lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Sau khi hoàn thành giai đoạn này, KTV xác định các rủi ro (rủi ro kinh doanh, rủi ro thông tin và xử lý thông tin) mà KTV phải đảm bảo chắc chắn rằng các rủi ro này được kiểm soát thích hợp để giảm các rủi ro xuống mức chấp nhận được.
Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Dựa trên hiểu biết ở Giai đoạn 1, KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát nội bộ ở những vùng trọng yếu đối với công tác kế toán, lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của KH. Mục tiêu của công việc này là xác định liệu các thủ tục kiểm soát của KH để ngăn cản các rủi ro sai sót trọng yếu hoạt động có hiệu quả hay không. KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát bằng cách xem xét và đánh giá:
Cơ cấu tổ chức.
Bộ phận quản lý của KH: Pphù hợp với cơ sở pháp lý của công ty KH; đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh KH có kỷ luật và hiệu quả; thiết lập thủ tục kiểm soát bảo vệ tài sản; thiết lập các thủ tục ngăn chặn và phát hiện các hành vi sai sót hoặc gian lận; cho phép việc lập và duy trì hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán phù hợp.
Lập kế hoạch: Llập và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch công việc hàng năm và các dự toán kinh doanh.
Hệ thống kế toán theo dõi các nghiệp vụ phát sinh của KH: Ssự tồn tại của hệ thống kế toán riêng biệt hoặc hệ thống phân tích phù hợp trong công ty KH cho phép nắm bắt được tình hình tài chính của KH; các nguyên tắc kiểm tra và phê duyệt các nghiệp vụ phát sinh; chu trình xử lý kế toán gồm việc sử dụng hệ thống máy tính xử lý dữ liệu và hệ thống sổ sách kế toán/chứng từ đi kèm.
Chức năng giám sát: sSự tồn tại của các quy định, các hướng dẫn và thủ tục bằng văn bản, sự phê duyệt và uỷ quyền về ký duyệt và quyền hạn.
Sự phù hợp của các điều khoản hợp đồng của Công ty với các thông lệ áp dụng, các quy định pháp luật và luật thuế hiện hành.
Xác định rủi ro kiểm toán.
Giai đoạn này sẽ xử lý tất cả các rủi ro còn lại đã được xác định ở Giai đoạn 1 - “Tìm hiểu Quy trình Hoạt động kinh doanh của Công ty” mà chưa được làm giảm thiểu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm thực hiện ở Giai đoạn 2. Giai đoạn này cũng tập trung vào các thủ tục kiểm toán cụ thể và cả các thủ tục do KH yêu cầu thêm bao gồm:
Kiểm tra các sổ kế toán trên cơ sở chọn mẫu.
Kiểm tra các chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu.
Đối chiếu các tài khoản ngân hàng.
Kiểm tra tính hợp lý của tài khoản phải thu và phải trả bằng thủ tục gửi thư xác nhận tới các khách hàng và nhà cung cấp được chọn và kiểm tra chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu.
Kiểm kê các tài sản quan trọng (tiền mặt tại quỹ, hàng tồn kho, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, và các tài sản quan trọng khác).
So sánh dự toán với thực tế và điều tra các sai số lớn/xu hướng biến động ngoài dự kiến.
Thu thập các thư giải trình để chứng minh cho các bằng chứng bằng miệng liên quan đến kiểm toán.
Kiểm soát rủi ro kiểm toán.
Giai đoạn này thường được thực hiện với các tài khoản trọng yếu nhưng có mức rủi ro thấp. Ngoài ra, thủ tục kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và các quy định trong quá trình lập báo cáo kiểm toán, gồm các công việc:
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (going concern).
Gửi thư xác nhận đối với các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ ba.
Xác định khả năng xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Đánh giá rủi ro gian lận (fraud risk).
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo (subsequent events).
2.2. Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên tại Công ty ABC do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện
2.2.1. Giới thiệu về khách hàng
ABC là công ty liên doanh100% vốn nước ngoài với hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và tinh bột sắn theo Giấy phép Đầu tư số 4365/GP do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư của Việt Nam, hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp tháng 8 năm 1994 và đã được chuyển đổi sang công ty 100% vốn nước ngoài vào tháng 10 năm 2003. Thời hạn hoạt động của giấy phép đầu tư là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư đầu tiên. Hiện nay vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty lần lượt là 221.000785.000 USD và 7.00650.000 USD.
Công ty đăng ký văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, một nhà máy tại Vĩnh Phúc, trụ sở chính tại Hà Nội và có 3 chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn có 2 trung tâm bán hàng tại Vinh và Hải Phòng. Công ty vừa xây dựng hoàn thành một nhà máy đóng gói sản phẩm tại Linh Trung, thành phố HCM vào năm 2004. Tháng 3 năm 2005, Công ty thiết lập một chi nhánh mới tại Tây Ninh và một nhà máy chuyên sản xuất tinh bột.
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ khắp cả nước thông qua hệ thống đại lý phân phối lớn ở từng khu vực.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Định kỳ, đối với KH, dù là KH mới hay cũ, Ban Giám đốc ACPA đều gửi Đề xuất cung cấp dịch vụ chuyên môn (Proposal to provide professional services) tới KH để giới thiệu những dịch vụ mới nhất mà công ty cung cấp đồng thời nêu lên những quyền lợi mà KH được hưởng. Sau khi KH đồng ý chỉ định ACPA tiếp tục KT (với KH cũ) hay mời kiểm toán (với KH mới), công ty tiến hành tìm hiểu sơ bộ và lập Bản đánh giá KH (Client evaluation). Thông qua đó, Ban Giám đốc có quyết định ký hợp đồng KT hay không. Hợp đồng KT bao gồm các điều khoản của một hợp đồng kinh tế thông thường như quy định về phạm vi KT, thời gian KT, trách nhiệm của công ty KT và KH, phí KT… Đối với ABC là KH cũ (đã được ACPA KT lần đầu trong năm tài chính 2004), Ban Giám đốc quyết định tiếp tục KT KH này.
Đồng thời, Giám đốc công ty tiến hành chỉ định Trưởng nhóm KT thực hiện hợp đồng đã ký kết, giao Trưởng nhóm chuẩn bị cho khâu lập nhóm KT và phân công công việc cho từng thành viên (Bản phân công công việc-Assigned works). Nhóm KT sẽ tiến hành lập hồ sơ KT, gồm các giấy tờ làm việc (WPs), bản tham chiếu cụ thể cho từng khâu công việc (Table of content). Với ABC, nhóm kiểm toán gồm có 6 thành viên: 1 chủ nhiệm KT, 1 KTV và 4 trợ lý KT.
Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh.
Tìm hiểu tổng quan về khách hàng thông qua Bảng phân tích quy trình kinh doanh (BAF - Business Analysis Framework), Bảng phân tích quy trình thông tin kinh doanh (BIF - Business Information Framework), Bảng phân tích hoạt động (BPR - Business Performance Review) (nếu có) để tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng như môi trường hoạt động, thông tin, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, chủ sở hữu, quản lý, quá trình kinh doanh, nhân lực, công nghệ, các chỉ tiêu tài chính, các chính sách tài chính kế toán mà khách hàng đang áp dụng... từ đó xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này tới chu trình tiền lương - nhân viên.
Bảng 2.2: Bảng phân tích quy trình kinh doanh Công ty ABC
ACPA Co., Ltd
Tham chiếu:
D100
ABC Vietnam Co Ltd - Manufacturing
Chuẩn bị:
PMH
31/12/2005
Soát xét:
LTV
Bảng phân tích quy trình kinh doanh
Ngày thực hiện:
1/2006
Môi trường
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với hơn 80 triệu dân trong đó 70% là ở khu vực nông thôn. Do đó, nhu cầu về mì chính của thị trường Việt Nam là cao.
ABC là công ty liên doanh thành lập ngày 4 tháng 8 năm 1994, đã chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn nước thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 465/GP do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư của Việt Nam, hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp tháng 8 năm 1994. ngoài từ ngày 20 tháng 10 năm 2003 theo Giấy phép Đầu tư số 365/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. ABC là công ty liên doanh giữa Chohung Corporation (Nhật), P.T. ABC Malaisia (Malaisia) và Ông Kentjana Surhato (Malaisia).
Theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 4365A/GPĐC3 ngày 20 tháng 1 năm 2005, nghĩa vụ thuế áp dụng với công ty như sau:
Thuế suất áp dụng
Với hoạt động chế biến thực phẩm (đối với Nhà máy Vĩnh Phúc và chi nhánh Linh Trung), tTheo các điều khoản trong Giấy phép Đầu tư, suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với Công ty là 10% trên lợi nhuận tính thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm (từ 2000 đến 2002) và được giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (từ 2003 đến 2006).
Với hoạt động sản xuất bột canh (đối với chi nhánh Tây Ninh), theo các điều khoản trong Giấy phép Đầu tư, suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với Công ty là 20% trên lợi nhuận tính thuế trong 10 năm kể từ năm bắt đầu hoạt động và 28% cho các năm tiếp theo. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (kê từ năm có thu nhập tính thuế) và được giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
Theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 935A/GPĐC4 ngày 23 tháng 12 năm 2005, cổ phần và nghĩa vụ của nhà đầu tư P.T ABC Malaisia được chuyển cho CHOHUNG Corporation theo hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa 2 bên ký ngày 25 tháng 8 năm 2005.
P.T ABC Malaisia có trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn đem lại lợi nhuận. Hiện nay, ABC Vietnam Co Ltd là công ty liên doanh giữa Chohung Coporation (Nhật) và Ông Kentjana Surhato (Malaisia) với số vốn đầu tư và vốn pháp định là 6.986.916 USD và 516.780 USD.
Doanh thu của Công ty chủ yếu là bằng tiền Việt Nam trong khi nguyên vật liệu chính phải nhập khẩu và thanh toán bằng USD. Bên cạnh đó, đơn vị tiền tệ hạch toán là đồng USD nên các giao dịch bằng ngoại tệ và chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của Công ty. Hơn nữa, điều này có thể dẫn đến lỗ về chuyển đổi ngoại tệ khi đồng VND mất giá.
Thị trường chính của Công ty là thị trường nội địa, trong đó khu vực Miền Bắc chiếm 54,7% doanh thu. Năm 2004, Công ty không xuất khẩu nhưng năm nay Công ty bắt đầu thâm nhập thị trường Nigeria.
Thông tin
Toàn bộ các hoạt động của Công ty đều được ghi chép bằng tay thông qua Word, Excel như hoạt động quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền và hoạt động kế toán.
Hiện tại, Công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán máy. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thu thập, xử lý và báo cáo thông qua Excel. à Rủi ro trong lưu trữ, thu thập, xử lý và báo cáo rất cao.
Công ty cập nhật các thay đổi của pháp luật qua tạp chí, internet và bản tin cập nhật văn bản pháp quy của Công ty ACPA.
Công ty có các mạng máy tính nội bộ tại trụ sở ở Hà Nội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy ở Vĩnh Phúc nhưng giữa các mạng không kết nối với nhau. Chứng từ được lập bởi kế toán của nhà máy và các chi nhánh, gửi về trụ sở chính để ghi chép và lập báo cáo tài chính.
Các báo cáo tài chính được lập định kỳ hàng tháng phục vụ công việc quản trị.
Các báo cáo khác được đệ trình lên Ban Quản lý hàng ngày và hàng tháng, bao gồm các thông tin về doanh thu, thu tiền, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
Báo cáo bán hàng gồm có các thông tin về doanh thu hàng bán, số dư hàng tồn kho.
Công ty có một kỹ thuật viên công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính.
Các nhà cung cấp
Cung cấp nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp chính:
- PT ABC Malaisia: 700 DGA tấn/tháng, 850 USD/tấn;
- Chohung Japan (R/P) (Thái Lan): 208 tấn DGA trong tháng 1, 770 USD/tấn;
- Thuế nhập khẩu: 10% (kể từ 01/01/2004); VAT: 5%
- Hàng tồn kho và phải trả thương mại ghi nhận trên hoá đơn tại nhà máy, không dựa vào các nhà phân phối. -> nguyên vật liệu nhập khẩu có thể ghi nhận không đúng kỳ.
- Phương thức thanh toán: 30-45 ngày (kể từ ngày chuyển hàng lên tàu).
Nguyên vật liệu mua từ một nhà cung cấp trong nước duy nhất là :
VeMasangdan: DGA, 1000 DGA tấn/tháng gồm 2 loại:
- Nâu: 885 USD/tấn (36%) (Ex)
- Trắng: 855 USD/tấn (64%) (Ex-work price)
Công ty ghi nhận hàng tồn kho mua từ Vedan Masang theo ngày trên hoá đơn tại nhà máy Vĩnh Phúc. -> nguyên vật liệu có thể ghi nhận không đúng kỳ.
Các nhà vận chuyển
FTC, Transco, Nam Hải & Vinafco (cho hàng nhập khẩu) (bằng xe tải và tàu biển).
Bằng xe cơ giới (xe tải): Orimas, ATC, Vitranslimex, Tân Minh Ngọc (cho hàng mua nội địa).
Bằng đường biển: Nam Hải, Vinafco (cho hàng mua nội địa).
Nguồn nhân lực
Công nhân địa phương được đào tạo trực tiếp thông qua công việc. Một số công nhân được gửi đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài. Môi trường làm việc và quan hệ lao động được công nhân đánh giá tốt.
Đối thủ cạnh tranhThị phần
Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh chính ở trong nước có thể liệt kê bao gồm: Vedan (42% thị phần), Ajinomoto (18% thị phần). Trong đó, Vedan có lợi thế về giá cả và tiếp thị, Ajinomoto có lợi thế về uy tín thương hiệu, chất lượng và tiếp thị. ABC có thế mạnh về chất lượng, hỗ trợ đại lý, phương thức thanh toán, trong đó quảng cáo và xúc tiến thị trường là thế mạnh lớn nhất.
Theo nghiên cứu của ABC, sản phẩm của công ty chiếm khoảng 22% thị phần thị trường Việt Nam.
Công ty có khả năng kiểm soát được thị phần của mình và đang xem xét lại giá bán, nghiên cứu nguồn nguyên liệu mới để tăng khả năng cạnh tranh.
Khách hàngng
Phần lớn doanh thu là bán hàng nội địa. Công ty phân phối sản phẩm chủ yếu qua các đại lý và bán hàng qua xe tải. Mạng lưới đại lý được thiết lập trên toàn quốc. Một phần sản phẩm được bán cho các siêu thị lớn như Metro Cash&Carry.
Nhu cầu thị trường miền bắc cao hơn các khu vực khác do thói quen dùng nhiều mì chính trong nấu ăn.
Công ty giao doanh số cho các đại lý và đây là căn cứ chủ yếu để ABC phát triển chi nhánh bán hàng.
Thời hạn tín dụng cho các đại lý là 20-30 ngày. Cuối tháng, đại lý thanh toán cho công ty căn cứ vào doanh số bán và lượng hàng tồn. Các đại lý phải có tài sản bảo đảm cho các khoản nợ này.
Tình trạng thu tiền được đánh giá tốt nhờ chính sách khuyến khích đạiail lý thanh toán. Tuy nhiên, còn có những khoản nợ xấu phát sinh trong năm trước do khả năng kiểm soát thu hồi nợ kém và công ty đang đòi thông qua luật sư riêng của mình.
Quá trình kinh doanh
Qui mô kinh doanh (Business scale)
Công ty đăng ký văn phòng và nhà máy ở Vĩnh Phúc, trụ sở ở Hà Nội và 3 chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, 2 trung tâm bán hàng ở Vinh và Hải Phòng. Vào tháng 7/2004, Công ty cũng hoàn thành xây dựng nhà máy đóng gói mới ở khu chế xuất Linh Trung. Nhà máy mới này sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển vì nguyên vật liệu chủ yếu được mua ở thành phố Hồ Chí Minh và việc tăng doanh thu trong khu vực này sẽ thuận tiện hơn.
Vào tháng 3/2005, Công ty thành lập chi nhánh mới ở Tây Ninh để điều hành hoạt động của nhà máy sản xuất bột canh sau khi mua máy móc, nhà xưởng từ công ty Tân Minh Thông.
Chiến lược kinh doanh của công ty trong những năm tới là phát triển sản xuất và doanh thu theo mùa của mì chính một cách vững chắc, bên cạnh đó, phát triển dây chuyền mới sản xuất bột canh dựa trên thế mạnh truyền thống của Daesang Corporation.
Nhân sự (People)
Tại ngày 31/12/2005, công ty có 765645 công nhân, trong đó có 12 người nước ngoài. ABC được tổ chức thành 3 bộ phận:
Quản lý và lập kế hoạch
Bán hàng và tiếp thị
Sản xuất
Công nghệ (Technology)
Công ty ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý sản xuất với Pacific Euro Management Co Ltd, một thành viên, vào tháng 6năm 2003, nhằm mục đích hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho ABC với mức phí 2.520.000 USD trong 7 năm. Chi phí định kỳ là 360.000 USD và ABC trả hàng tháng 20.000 USD dựa trên hoá đơn của nhà cung cấp. ABC sẽ chịu mọi khoản thuế phát sinh tại Việt Nam cho bên cung cấp. Hợp đồng được phê chuẩn bởi MOSTE vào ngày 8 tháng 10 năm 2003 theo dạng hợp đồng chuyển giao kỹ thuật và mức thuế nhà thầu là 10% trên phí bản quyền./..
Sau khi có những phân tích chung về quy trình kinh doanh, KTV tìm hiểu quá trình xử lý thông tin (BIF) của ABC. Công việc này giúp KTV có hiểu biết tổng quan về việc quản lý, hạch toán đối với từng khoản mục, từng phần hành phục vụ cho việc xác định và tìm nguồn gốc rủi ro bao gồm: quản lý tiền mặt, theo dõi chênh lệch tỉ giá, ghi nhận doanh thu, ghi nhận tài sản cố định, tính giá hàng tồn kho, theo dõi công nợ với người bán và công nhân viên… Đối với chu trình tiền lương – nhân viên, KTV quan tâm đến các vấn đề sau:
Bảng 2.3: Bảng phân tích quy trình thông tin – tiền lương
Business Information Framework Identify and Source Error Risks
ABC Vietnam Co., Ltd - Manufacturing Client Knowledge
Tham chiếu: D430
Chuẩn bị bởi: PMH
Soát xét bởi: LTV
Ngày thực hiện: 1/2006
Tiền lương (Payroll)
Quá trình trả lương tại các nhà máy (Vĩnh Phúc & Tây Ninh) như sau:
Tiền lương được trả theo hợp đồng lao động. Cuối tháng, căn cứ theo thời gian làm việc và mức lương cơ bản của mỗi nhân viên, kế toán nhà máy sẽ lập chứng từ kèm với bảng lương. Các chứng từ này sẽ được trình lên Phó Tổng Giám đốc nhà máy nhà máy phê chuẩn.
Chứng từ được phê chuẩn và các tài liệu khác liên quan được chuyển về trụ sở chính. Tại đây, trưởng phòng nhân sự sẽ soát xét và so sánh mức lương của mỗi người trên bảng lương với hồ sơ nhân sự và trình lên kế toán trưởng phê chuẩn. Chứng từ được phê chuẩn sẽ được sử dụng để cập nhật số liệu cho hệ thống kế toán. Bản sao của các chứng từ này được gửi trả lại qua fax cho bộ phận thanh toán lương của nhà máy.
Đối với nhân viên tại các chi nhánh, kế toán tại chi nhánh chuẩn bị bảng lương và chứng từ. Các chứng từ sau khi được Giám đốc chi nhánh phê duyệt sẽ sử dụng làm căn cứ trả lương cho nhân viên. Định kỳ, các tài liệu này được gửi về trụ sở chính để cập nhật dữ liệu cho hệ thống kế toán.
Quá trình trả lương tại trụ sở chính tương tự như tại các chi nhánh với sự phê chuẩn của Kế toán trưởng.
Một phần lương của người nước ngoài và nhân viên được trả bằng tiền mặt.
Chi phí nhân công được phân bổ vào chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí nhân công trực tiếp dựa trên số công nhân thực tế làm việc tại các bộ phận quản lý, sản xuất và bán hàng.
Bảng 2.4: Bảng phân tích quy trình thông tin – các khoản trích theo lương
Business Information Framework Identify and Source Error Risks
ABC Vietnam Co., Ltd - Manufacturing Client Knowledge
Tham chiếu: D430
Chuẩn bị bởi: PMH
Soát xét bởi: LTV
Ngày thực hiện: 1/2006
Các khoản phải trả (Accruals)
Lương, thưởng và bảo hiểm
Tiền lương hàng tháng được trả vào ngày mùng 5 của tháng kế tiếp đối với lương của nhân viên và ngày 27 cùng tháng đối với người nước ngoài. Do đó, tiền lương phải trả được cộng dồn vào cuối tháng.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được trả đầy đủ cuối mỗi năm. Do đó, không còn các khoản bảo hiểm phải trả tồn tại cuối mỗi năm.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm cho công nhân được luỹ kế dựa trên thời gian làm việc và trích nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc cho mỗi công nhân.
Chính sách tiền thưởng của công ty không rõ ràng, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và sự đánh giá nhân viên của Ban Giám đốc. Không có các khoản tiền thưởng phải trả tại thời điểm cuối năm.
Bảng 2.5: bBảng phân tích quy trình thông tin – báo cáo tài chính
Business Information Framework Identify and Source Error Risks
ABC Vietnam Co., Ltd - Manufacturing Client Knowledge
Tham chiếu: D439
Chuẩn bị bởi: PMH
Soát xét bởi: LTV
Ngày thực hiện: 1/2006
Báo cáo tài chính
Hệ thống kế toán của Công ty hoạt động theo Công văn số 4435TC/CĐKT ngày 2520 tháng 112 năm 2000 của Bộ Tài chính. Theo Công văn này, chế độ kế toán của Công ty như sau:
Hệ thống kế toán: Nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ hạch toán: USD
Năm tài chính: năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 cùng năm.
Trên thực tế, Công ty sử dụng hình thức nhật ký chứng từ thay vì hình thức nhật ký chung. Tất cả các nguyên tắc khác đều thực hiện theo Công văn nói trên.
Quá trình lập báo cáo tài chính có thể tóm tắt như sau:
Chứng từ ----> Phiếu kế toán ----> Nhật ký ----> Sổ cái ----> Bảng cân đối thử ----> Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty không sử dụng phần mềm kế toán, tất cả các quá trình trên được thực hiện bằng win-excel.
Kết thúc Giai đoạn 1, quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng (Understand Business), KTV chỉ ra các thủ tục kiểm soát chính mà công ty đang áp dụng. Từ đó, KTV đánh giá tính trọng yếu và rủi ro ban đầu (Initial Risk Assessment).
KTV đánh giá tính trọng yếu cho từng khoản mục trên cơ sở lợi nhuận trước thuế và một số yếu tố khác như qui mô tài sản, qui mô vốn. Dựa vào chương trình chuẩn đánh giá mức trọng yếu (Computation of Materiality), KTV tính ra mức trọng yếu đối với các bút toán đề nghị điều chỉnh (Proposed adjusting entries- PAJEs) đối với ABC là 2.000 USD nghĩa là khi các sai phạm xảy ra có giá trị vượt qua mức 2.000 USD thì KTV sẽ thực hiện các bút toán điều chỉnh và mức trọng yếu đối với các bút toán đề nghị phân loại lại (Proposed reclassifying entries -PRJEs) là 3.000 USD.
Khi đưa ra các đánh giá về rủi ro ban đầu, KTV hướng tới 4 nhóm rủi ro chính: rủi ro về tuân thủ chế độ và các thông lệ kế toán (Principle Risks), rủi ro của các ước tính kế toán (Estimate Risks), rủi ro công bố và trình bày (Disclosure Risks), rủi ro về xử lý thông tin (Information Processing Risks).
Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Sau khi chỉ ra các kiểm soát chính (key controls) ở Giai đoạn 1, KTV thực hiện các trắc nghiệm kiểm tra việc thiết kế của các kiểm soát (test of design) bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra chứng từ, thực hiện từ đầu đến cuối và các trắc nghiệm kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của HTKSNB (test of operation). 2 công cụ trợ giúp KTV là Ma trận kiểm soát rủi ro (Risk control matrix-RCM) và Tài liệu quản lý rủi ro (Risk control document-RCD). Từ đó, KTV đưa ra kết luận về tính hiệu quả của KTKSNB.
Đến đây, KTV đưa ra chương trình KT cụ thể cho chu trình tiền lương -nhân viên. Tại ACPA, các thủ tục KT tiền lương – nhân viên được thiết kế trong chương trình kiểm toán các khoản phải trả (Accounts payable Audit Program). Đây là chương trình mẫu, áp dụng chung cho mọi KH, KTV căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà thực hiện các thủ tục phù hợp.
Bảng 2.6: cChương trình kiểm toán các khoản phải trả
Mục tiêu kiểm toán
Xác định:
1. Các khoản phải trả đã ghi nhận là các khoản phải trả hiện tại còn hiệu lực tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
2. Các khoản phải trả được phân loại và trình bày hợp lý trên báo cáo tài chính, được công bố chính xác, phù hợp với các tài khoản liên quan theo yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Chuẩn mực được chấp nhận tại Việt Nam.
Các thử nghiệm cơ bản
1. Rà soát phần thích hợp của kế hoạch kiểm toán và hồ sơ khách hàng.
Thủ tục phân tích
2. So sánh số dư cuối kỳ của tài khoản phải trả năm nay với năm trước. Thu thập các giải trình của doanh nghiệp về những nghiệp vụ phát sinh lớn hoặc bất thường, từ đó xác định xem liệu có cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không
Tài khoản phải trả thương mại
3. Thu thập các bảng kê thời gian các khoản phải trả. Kiểm tra mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người được trả và đối chiếu khoản phải trả với bảng tổng hợp các khoản phải trả.
Gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp
4. Lựa chọn một số nhà cung cấp từ bảng liệt kê của khách hàng để gửi thư xác nhận.
Phạm vi:__________________
5. Chuẩn bị thư xác nhận cho các nhà cung cấp đã lựa chọn và thu thập thêm thông tin về các khoản phải trả đó trong thư.
a. Soát xét lại các thư xác nhận do khách hàng chuẩn bị để đảm bảo chính xác và đầy đủ.
b. Lập thư xác nhận và điều hành việc lập danh sách bảng kê khoản phải trả cho các nhà cung cấp, ấn định thời gian gửi thư lần đầu.
c. Gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp với địa chỉ người nhận thư hồi đáp là công ty kiểm toán.
d. Gửi thư lần hai nếu không nhận được thư hồi đáp.
e. Trên thư xác nhận, cập nhật CRAM worksheet và lưu vào hồ sơ các số liệu xác nhận của nhà cung cấp trên các giấy tờ làm việc.
f. Đối chiếu các khoản chênh lệch nếu có giữa số liệu trên thư xác nhận và số ghi sổ.
6. Đối với trường hợp không có thư hồi đáp, thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế sau đây:
a. Soát xét các khoản chi tiền cho nhà cung cấp phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán và kiểm tra chứng từ, mẫu biểu quan trọng.
b. Kiểm tra hoá đơn hàng hoá và dịch vụ mua về ơ thời điểm cuối năm trước và đối chiếu với số dư các khoản phải trả đã ghi nhận.
7. Kết luận kết quả gửi thư xác nhận.
Kiểm tra tính đúng kỳ
8. Thiết lập các kiểm soát trong việc ghi nhận các hoá đơn sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
a. Thu thập các báo cáo của 5 ngày trước và sau ngày lập bảng cân đối kế toán.
b. Đối chiếu hoá đơn với các khoản phả trả chi tiết, xác định liệu các khoản phải trả chi tiết đó có được ghi nhận hợp lý không. Phạm vi:
c. Đối với các hoá đơn sau ngày lập bảng cân đối kế toán, xác định xem chúng có được ghi nhận hợp lý trong năm sau hay không.
d. Đề xuất các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.
Các khoản phải trả khác
9. Thu thập bảng kê thời gian các khoản nợ phải trả khác của khách hàng trong kỳ đến ngày 31 tháng 12 năm 2005. Phạm vi: các khoản mục trên số dư của tài khoản___________ và ở trên.
10. Kiểm tra các khoản thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36388.doc