Đề tài Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 2

 I. Lý luận chung về quản trị nhân sự 2

 1.Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự 2

 1.1. Khái niệm quản trị nhân sự 2

 1.2. Vai trò của quản trị nhân sự 2

 1.3. Nội dung của quản trị nhân sự 3

 2.Một vài học thuyết về quản trị nhân sự 5

 3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự 6

 II.Nội dung của quản trị nhân sự 7

 1.Phân tích công việc 7

 2.Tuyển dụng nhân sự 11

 3.Đào tạo và phát triển nhân sự 15

 4. Sắp xếp và sử dụng lao động 18

 5.Đánh giá và đãi ngộ nhân sự 19

 

doc81 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những nhà sản xuất lớn về sơn, chế biến cao su, da dày... Kinh doanh mỡ nhờn: Tổng công ty đã đầu tư xây dựng hai nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm dầu mỡ nhờn có thương hiệu riêng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm dầu mỡ nhờn của các cửa hàng xăng dầu lớn trên thế giới; Đồng thời, tổng công ty là tổng đại lý phân phốicác sản phẩm dầu mỡ nhờn của các hãng xăng dầu lớn trên thế giới như: BP, ELF...Hiện nay,tổng công ty chiếm được 24% thị phần dầu mỡ nhờn toàn quốc. - Kinh doanh nhựa đường: Tổng công ty là nhà cung cấp nóng dạng xá đầu tiên ở Việt Nam; với hệ thống kho bể, đường ống chuyên dùng tại các địa bàn trọng điểm từ Hải Phòng đến Cần Thơ sản phẩm nhựa đường chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo đã đáp ứng đượcyêu cầu khắt khe của các nhà thầu trong và ngoài nước với các sản phẩm đa dạng gồm nhựa đường đặc, nóng, nhựa đường đóng phuy, nhựa đường nhũ tương. - Kinh doanh GAS: Đây là hoạt động kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao trên 20%/năm; tổng công ty đã đầu tư năm kho lớn với dây chuyền đóng nạp hiện đại để cung cấp cho thị trường, tổng công ty đã cung cấp các sản phẩm GAS bình các loại và cung cấp GAS cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. Hiện nay, tổng công ty chiếm 30% thị phần, đang đứng đầu trong 20 doanh nghiệp kinh doanh GAS trên toàn quốc, chiếm được uy tín và lòng tin đối với khách hàng Kinh doanh vận tải xăng dầu: với gần 1.000 ô tô xitec, 90.000 tấn tàu vận tải viễn dương, 50.000 tấn tàu vận tải ven biển và 500 km vận tải đường ống; hoạt động vận tải của tổng công ty đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu vận tải của khách hàng trong nước; tự vận tải được 40% sản lượng nhập khẩu từ nước ngoài đem lại hiệu quả kinh tế và tiết kiệm ngoại tệ ( thuê tàu) để nhập khẩu. Cơ khí xăng dầu, thiết kế, xây lắp: Tổng công ty đã đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm thùng phuy, phát triển cơ khí xăng dầu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu xã hội. Đồng thời, thực hiện các hoạt động tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình xăng dầu, dầu khí chuyên ngành và dân dụng đáp ứng yêu cầu của tổng công ty và xã hội. Bảo hiểm: Với 51% vốn tổng công ty cùng với 7 cổ đông khác đã thành lập công ty cổ phần bảo hiểm để tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm với trên 40 nghiệp vụ bảo hiểm, mạng lưới kinh doanh trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong 5 năm qua đạt hiệu quả và có xu hướng phát triển tốt. Xuất nhập khẩu tổng hợp: Thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu; Tổng công ty đã thành lập công ty xuất nhập khẩu tổng hợp có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh; Tuy mới đi vào hoạt động năm thứ 2 nhưng đạt kim ngạch 25 triệu USD. 5. Môi trường kinh doanh của tổng công ty - Đối thủ cạnh tranh Mặc dù đóng vai trò chủ đạo và có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, nhưng trong những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Và theo thời gian các doanh nghiệp đó cũng đã phát triển mạnh, trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn đối với Tổng công ty trong việc trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu như: Saigon Petro, công ty xăng dầu quân đội, công ty xăng dầu hàng không, Vinapeco, petec Petro Mekong... Ngoài ra, Tổng công ty vẫn phải kinh doanh trong môi trường không bình đẳng, mặt hàng càng lỗ càng phải cung cấp nhiều ( như Mazut), thời kì bị lỗ càng phải tăng nhập khẩu để ổn định thị trường, nhưng khi kinh doanh có lãi, mặt hàng có lãi thì bị cạnh tranh gay gắt, chưa kể mặt hàng nội địa với giá thuế ưu đãi, Tổng công ty không được “ mua bán’’ dùng pha chế xăng 83/90 để có lợi nhuận bù mặt hàng lỗ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường, Tổng công ty đã đánh giá lại thị trường, phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi đơn vị để xếp loại công ty và có hướng khắc phục thích hợp ( kể cả giải pháp về tổ chức cán bộ). Nhờ các biện pháp này mà Tổng công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong cả nước. - Nhà cung cấp Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm liên quan, nên nguồn để kinh doanh và phục vụ cho các nhu cầu của đất nước chủ yếu là nhập khẩu. Các nguồn xăng dầu này chủ yếuđược nhập từ Singapo, Trung Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... Thực hiện phương châm “ xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống”, đồng thời mở rộng thị trường nhập khẩu, thực hiện chào giá cạnh tranh để chủ động về nguồn và lựa chọn đối tác có giá cạnh tranh. Trong những năm qua, cơ cấu nguồn nhập khẩu xăng dầu có sự thay đổi tích cực. Qua đó giảm nguồn Singapo từ 50_60% xuống còn 30_40% . Duy trì nguồn Trung Đông 25%; tăng tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và mở rộng thêm thị trường Đài Loan. - Khách hàng Do đặc thù của những mặt hàng kinh doanh cho nên lượng khách hàng của Tổng công ty rất lớn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các hoạt động về quốc phòng....Thị trường của Tổng công ty còn được mở rộng ra nước ngoài bằng việc tái xuất sang Lào, Campuchia, Trung Quốc. Nhờ luôn đảm bảo uy tín chất lượng, hình thức kinh doanh phù hợp cho nên Tổng công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng - Điều kiện tự nhiên , địa lý Ngoài văn phòng Tổng công ty đặt tại số 01 Khâm Thiên, rất thuận tiện cho việc giao dịch, kí kết hợp đồng kinh tế. Mạng lưới các công ty thành viên cũng được đặt tại những vị trí thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Tổng công ty có 1.500 cửa hàng bán lẻ được phân bố trên cảc trục đường chính của 61 tỉnh thành, là cửa ngõ cho việc kinh doanh xăng dầu trong thị trường nội địa - Môi trường bên trong Tổng công ty có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh. Điều này là một lợi thế của Tổng công ty. Mọi quyết định trong Tổng công ty đều có sự bàn bạc cụ thể và có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc. Tổng công ty có một đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt tình, có trình độ cao. Tổng công ty là một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Bầu không khí văn hoá trong Tổng công ty rất tốt . Tổng công ty thường xuyên tổ chức thi đua giữa các công ty thành viên va các phòng ban chức năng để tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn. Ngoài ra Tổng công ty còn có một điểm thuận lợi là công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được hiện đại hoá, do đó, năng suất lao động của công nhân được tăng nhiều so với trước kia. ii. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty 1. Phân tích tình hình nhập khẩu của tổng công ty Do tính chất của chủng loại sản kinh doanh của Tổng công ty nên nguồn hàng để kinh doanh và ổn định thị trường xăng dầu trong nước chủ yếu là nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Xăng, Diezel, Dầu hoả, Mazut Biểu 1: Số lượng nhập khẩu qua các năm Mặt hàng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh ( %) 2001/2000 2002/2001 Xăng Diezel Dầu hoả Mazut m3 m3 m3 m3 832.260 1.925.901 148.526 1.384.765 900.000 2.500.000 202.000 1.808.000 1.013.000 2.263.000 257.000 1.925.000 108,09 129,81 136,00 130.50 112,56 90,50 127,20 106,50 Nhìn vào biểu số lượng nhập khẩu qua các năm ta thấy: - Xăng các loại, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 67.380 m3 tương đương tăng 8,09 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 113.000 m3, tương đương tăng 12,56 % - Diezel: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 574.099 m3, tương đương tăng 29,81%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 237.000 m3, tương đương giảm 9,5% - Dầu Hoả: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 53.474 m3, tương đương tăng 36 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 55.000 m3, tương đương tăng 27,2 % - Mazut: năm 2001 so với năm 2000 tăng 423.235 m3, tương đương tăng 30,5 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 117.000 m3, tương đương tăng 6,5 % Nguyên nhân: + Các mặt hàng nhập khẩu năm 2001 tăng mạnh so với năm 2000, chủ yếu do nguyên nhân: Thị trường có nhiều biến động, các doanh nghiệp khác bỏ không kinh doanh và lũ lụt kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long + Năm 2002 : Trong toàn bộ các loại sản phẩm nhập khẩu có dầu hoả, Mazút, và xăng tăng, còn mặt hàng Diezel giảm mạnh so với năm 2001( 90,5%) do gần cuối năm giá dầu thế giơi giảm mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu khác đưa hàng về nhiều. Tóm lại: Năm 2001 tình hình nhập khẩu của Tổng công ty tăng mạnh so với năm 2000, nguyên nhân là do thị trường biến động nên Tổng công ty phải tăng lượng nhập khẩu để điều tiết, ổn định thị trường. 2. Phân tích kết quả tiêu thụ của tổng công ty theo kết cấu mặt hàng kinh doanh Biểu 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ chính qua các năm Mặt hàng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh ( %) 2001/2000 2002/2001 Xăng Diezel Dầu hoả Mazut m3 m3 m3 m3 1.220.400 2.870.190 235.510 1.417.746 1.445.824 2.453.370 295.549 1.416.797 1.700.000 2.400.000 205.000 1.450.000 118,50 88,60 125,50 99.90 117,60 94,36 69,36 102,30 Nhìn vào biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ của tổng công ty như sau: - Xăng: Năm 2001so với năm 2000 tăng 225.424 m3, tương đương tăng 18,5%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 254.176 m3, tương đương tăng 17,6% - Diezel: năm 2001 so với năm 2000 giảm 326.820 m3, tương đương giảm 11,4%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 143.370 m3, tương giảm 5,64% - Dầu hoả: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 60.039 m3, tương đương tăng 25,5%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 143.370 m3 tương đương giảm 5,64% - Mazut: năm 2001 so với năm 2000 giảm 949 m3, tương đương giảm 0,1%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 33.203 m3, tương đương tăng 2,3% Có thể nói tổng lượng xuất bán năm 2002 có sự tăng trưởng phù hợp với mức tăng nhu cầu xăng dầu thực tế của toàn bộ nền kinh tế trong năm 2000 và năm 2001 bình quân xấp xỉ 12%/ năm. Tuy nhiên ở thị trường nội địa xét theo từng mặt hàng có sự tăng trưởng không đồng đều so với năm 1999 ( là năm được lấy làm mốc để xác định mức tăng trưởng), biểu hiện rõ rệt ở mặt hàng Diezel cạnh tranh cao, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5%/ năm, nguyên nhân của thực trạng này là: + Lãi gộp năm trước lớn, việc lỗ một mặt hàng chỉ làm giảm lợi nhuận chung. Khi nhà nước “ xiết chặt” quản lý nguồn thu, lãi gộp chỉ còn đủ bù đắp cho chính mặt hàng đó giữa các thời kỳ, không còn khả năng bù cho các mặt hàng khác. Đây là một bất lợi của Tổng công ty do phải thực hiện vai trò chủ đạo ( Phải kinh doanh mặt hàng FO bị lỗ liên tục trong 9 tháng đầu năm) song không được bảo đảm nguồn lực bù đắp, không có đủ khả năng cạnh tranh ở các thời kỳ và ở các mặt hàng có lợi nhuận buộc phải giảm giá mới có thể duy trì thị phần hoặc giảm thị phần ở mức thấp nhất. + Diezel ở thị trường phía nam có 7 tháng bị lỗ, trong đó có 3 tháng đã bán đạt giá tối đa mà vẫn bị lỗ, còn lại 4 tháng do giá thị trường thấp nên buộc phải điều chỉnh giảm giá theo thị trường dẫn đến lỗ. Mặc dù Tổng công ty giao giá thấp hơn giá thành mà vẫn không thể cạnh tranh được. Từ hiện tượng này có thể thấy giá nhập của Tổng công ty tại thời điểm này cao hơn các đối thủ khác và họ đã tận dụng được cơ hội giá thị trường thế giới giảm để nhập nhiều hơn. trong khi đó Tổng công ty phải cân đối bảo đảm nguồn hàng nên khó có thể quyết định mua thêm nữa và do không có kho chứa. Mặt khác, các phòng nghiệp vụ Tổng công ty cũng cần đánh giá cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng mua Diezel dài hạn, vì mặt hàng này rất nhạy cảm về giá và tính chất cạnh tranh quyết liệt, độ ổn định thị phần rất thấp. Theo đó độ ổn định thị phần là không chắc chắn thì đầu vào ổn định là không thích hợp. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm qua thể hiện ở biểu sau: Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 2 3 4 5 Sản lượng xăng dầu Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 1000 m3 Tỷ Đồng Tỷ Đồng Tỷ Đồng 1000Đ/ng_tháng 5.743 18.833 -800 3.800 1.578 5.701 20.047 150 5.360 1.684 6.731 24.545 120 7.135 1.600 Qua số liệu biểu trên chúng ta thấy: - Sản lượng xăng dầu bán tăng trưởng bình quân gần 9%/ năm. Mức tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mặc dù có 10 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn như Petec, Saigon Petro, Vinapeco, Petechim, Petro Mekong nhưng Tổng công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm giữ 60% thị phần, giữ vững vị trí là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. - Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó sự tăng trưởng doanh thu các hoạt động kinh doanh khác cũng rất mạnh ( năm 2001 đạt 2200 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2000 là 30%) - Lợi nhuận: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không ổn định phụ thuộc rất nhiều về chính sách giá, thuế của nhà nước; Lợi nhuận năm 1999 đạt rất cao nhưng năm 2000 lại lỗ 800 tỷ Đồng do giá xăng dầu thế giới tăng cao, việc điều chỉnh giá bán tối đa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân nên nhà nước không điều chỉnh giá bán mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Tuy nhiên, lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác của Tổng công ty luôn tăng trưởng ( năm 2000 lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác đạt 134 tỷ Đồng) - Nộp ngân sách: Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất mỗi năm từ 4000 đến 7000 tỷ đồng, số nộp ngân sách mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của nhà nước. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm; tiền lương bình quân năm 2000 tăng lên 80% so với tiền lương bình quân năm 1996, thu nhập bình quân năm 2000 tăng 74% so với năm 1996. Như vậy, mức tiền lương và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho người lao dộng ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Tổng công ty không những đảm bảo mục tiêu ổn định và duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu việc đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau và giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm từng bước đưa tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động. Tổng công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu; Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không thể hiện rõ nét. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán và doanh thu tăng trưởng ở mức cao qua các năm đã phần nào phản ánh sự cố gắng của Tổng công ty nhưng chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách hàng năm không ổn định là phản ánh thiếu chính xác hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp Thực trạng quản trị nhân sự tại tổng công ty Tình hình quản trị nhân sự tại tổng công ty ( Xem biểu 4) Biểu 4: Cơ cấu nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 * Số lượng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp * Trình độ - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/ CNKT - Chưa đào tạo * Giới tính - Nam - Nữ 18.584 14.454 4.130 34 3.225 3.261 10.297 1.767 13.541 5.043 17.820 13.796 4.024 38 3.641 2.276 10.945 912 12.915 4.905 17.062 13.325 3.737 45 3.592 4.474 8.157 434 12.286 4.776 Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Tổng công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2001 là 17.820 người giảm 764 người so với năm 2000; Năm 2002 là 17.062 người giảm 758 người so với năm 2001. Nguyên nhân của việc giảm lao động là do một số lao động của Tổng công ty được chuyển sang các công ty cổ phần và do chủ trương giảm biên chế đồng thời giải quyết và khuyến khích cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ của Tổng công ty. Đi sâu phân tích ta thấy: Xét theo vai trò lao động - Lao động trực tiếp của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ( xấp xỉ 77,8%) Số lao động trực tiếp giảm dần qua các năm. Năm 2001 giảm 658 người so với năm 2000, năm 2002 giảm 471 người so với năm 2001. Nguyên nhân giảm là do: Số lao động trực tiếp được chuyển sang các công ty cổ phần và hàng năm Tổng công ty đưa thêm các thiết bị tự động hoá vào hoạt động - Số lao động gián tiếp của Tổng công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có sự suy giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2001 giảm 106 người so với năm 2000, năm 2002 giảm 287 người so với năm 2001 Xét theo trình độ nhân sự Số lượng cán bộ công nhân viên ở Tổng công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 17,5% ( năm 2000) và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở. Qua biểu ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua các năm còn số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ sơ cấp/CNKT và chưa đào tạo giảm mạnh năm 2002. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Tổng công ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động đầu vào tăng. Xét theo giới tính Nói chung lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong Tổng công ty và giữ tương đối ổn định qua các năm ( khoảng 73%). Lao động nam chủ yếu tập trung ở các công ty thành viên chuyên sản xuất, khai thác cũng như ở các công việc có độ phức tạp như: Cơ khí, vận tải, hoá dầu, các kho, bể chứa Còn lao động nữ trong Tổng công ty chiếm tỉ trọng ít hơn khoảng 27,5%, thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng. Xét theo cơ cấu tuổi Biểu 5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của tổng công ty Khoảng tuổi Tổng số Phần trăm ( %) 20 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 3.716 4.609 6.281 3.978 20,0 24,8 33,8 21,4 Tổng 18.584 100,0 ( Trích báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2000 của Tổng công ty) Đội ngũ lao động của Tổng công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của Tổng công ty chiếm 44,8%. Do đặc điểm của Tổng công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau năm 2000 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh trên thị trường. Nhóm tuổi 51 – 60 còn chiếm tỉ lệ cao 21,4%, những người do đủ năm về hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu và chưa muốn về nên họ vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả quản trị nhân sự của Tổng công ty. 2. Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty Biểu 6: Tình hình tuyển dụng qua các năm Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 * Tổng số lao động * Tổng số lao động tuyển dụng Đại học Trung cấp CNKT Lao động phổ thông 18.584 372 10 80 217 72 17.820 379 13 102 195 69 17.062 129 14 40 48 27 Qua biểu ta thấy: Trong 3 năm qua, tổng số nhân sự của Tổng công ty thay đổi từ 18.584 người năm 2000 xuống còn 17.062 người năm 2002, giảm 1522 người. Số lượng giảm này chủ yếu do Tổng công ty chuyển một số lao động sang các công ty cổ phần và giải quyết cho lao động nghỉ chế dộ Trong 3 năm qua số lượng lao động tuyển dụng cũng tăng cao trong 2 năm 2000 và 2001, cụ thể là 372 và 379 người. Nguyên nhân của việc tăng lao động là: - Bổ sung lao động cho 128 cửa hàng xăng dầu được xây dựng mới và 5 trạm chiết nạp Gas - Thành lập thêm chi nhánh hoá dầu Cần Thơ; chi nhánh Gas Cần Thơ; Đưa dây chuyền pha chế dầu nhờn Hải Phòng đi vào hoạt động, mở rộng một số kho như : K130, K132, kho Nhà Bè - Bổ sung lao động cho công ty xuất nhập khẩu mới được thành lập - Việc sắp xép điều chuyển lao động nội bộ khi xuất hiên nhu cầu tại các đơn vị chưa thực hiện triệt để mà các đơn vị còn thiên về tiếp nhận lao động mới khi có chỗ làm việc mới. Năm 2002, số lượng lao động tuyển dụng giảm còn 129 người, nguyên nhân: Tổng công ty đã có những quy định quản lý lao động phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước và yêu cầu quản lý nhân lực của Tổng công ty, do đó công tác quản lý lao động đã đi vào nề nếp, các đơn vị thành viên dã có ý thức tiết giảm và sử dụng hợp lý lao động để tăng năng suất. Các trường hợp tăng tuyệt đối về lao động đều được cân nhắc, xem xét cụ thể, báo cáo Tổng công ty trước khi thực hiện, với những nhu cầu cụ thể cũng phải có phương án báo cáo và thống nhất với Tổng công ty. Công tác tuyển dụng được Tổng công ty đặc biệt quan tâm vì mục tiêu của tổng công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng chứ không đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình, hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp Tổng công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân sự được tuyển qua các năm tăng về chất lượng, cụ thể là số lượng lao động có trình độ đại học và trung cấp năm sau tăng cao hơn năm trước. Hình thức tuyển dụng của tổng công ty: Thi tuyển trực tiếp Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng Đây là công việc của phòng tổ chức cán bộ, phòng tổ chức cán bộ quản lý tình hình nhân sự nói chung của Tổng công ty _ có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, Tổng công ty sẽ đề ra các tiêu chuẩn càn thiết cho công tác tuyển dụng là: chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ; tin học; sức khoẻ Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự Thông báo tuyển dụng nhân sự được dán ở bảng thông báo của trụ sở đơn vị tuyển dụng và tông báo trong nội bộ Tổng công ty. Đối với những vị trí quan trọng, thông báo được đăng tải trên báo. Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Phòng tổ chức cán bộ sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên để loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu đã đề ra, nhằm giúp cho Tổng công ty giảm chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các bước tiếp theo. Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và thi tuyển Tổng công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng hoặc trưởng đơn vị nơi cần tuyển nhân viên và một số đại diện của các phòng ban liên quan. Các ứng viên sau khi phỏng vấn sẽ được tổ chức thi tuyển gồm 3 môn: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Các ứng viên sau khi vượt qua việc phỏng vấn và thi tuyển phải kiểm tra sức khoẻ. Nếu ai không đủ sức khoẻ sẽ bị loại Bước 6: Thử việc Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng. Nếu trong quá trình thử việc được đánh giá tốt thì được kí hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm. Sau 2 năm, ứng viên sẽ được đánh giá lại một lần nữa. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt hợp đồng, còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bước 7: Ra quyết định Tổng giám đốc Tổng công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao động chính thức sẽ được kí kết giữa Tổng giám đốc Tổng công ty và người lao động 3. Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự Nhận thức đúng đắn được vấn đề này, Tổng công ty đã có những quan tâm nhất định như sau: 3.1.Đào tạo nhân sự Những lao dộng có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Tổng công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc. Do xác định được tầm quan trọng của công tác này nên tổng công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động. Do đó trong hơn 10 năm qua, đội ngũ lao động của Tổng công ty đã có bước phát triển đổi mới cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1141.doc
Tài liệu liên quan