Đề tài Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty 3

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3

1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị 5

1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 7

1.3.1. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 7

1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây 9

1.3.3. Xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. 11

1.3.3.1.Điểm mạnh: 11

1.3.3.2. Điểm yếu: 12

1.3.3.3. Cơ hội: 13

1.3.3.4. Nguy cơ : 13

1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. 14

1.4.1 . Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị 14

1.4.2. Đặc điểm về lao động 18

1.4.2.1. Đặc điểm về số lượng lao động 18

1.4.2.2. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 27

SỐ 2 HÀ NỘI 27

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. 27

2.1.1. Các yếu tố khách quan 28

2.1.1.1 Các nhân tố về kinh tế 28

2.1.1.2. Các nhân tố về pháp luật 28

2.1.1.3. Các nhân tố về đối thủ cạnh tranh 29

2.1.1.4. Các nhân tố khác 29

2.1.2. Các yếu tố chủ quan 30

2.1.2.1. Quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng 30

2.1.2.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty 32

2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty 36

2.2.1 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chung của toàn công ty 36

2.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong các Xí nghiệp tiêu biểu 39

2.3. Đánh giá chung 40

2.3.1. Các thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 40

2.3.1.1. Các thành tựu 40

2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu 44

2.3.2. Các hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 45

2.3.2.1. Hạn chế 45

2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu sau: 46

2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được hoàn thiện 47

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI 48

3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 48

3.1.1. Mục tiêu cơ bản chiến lược của Công ty: 48

3.1.2. Chương trình kế hoạch thực hiện: 48

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội 50

3.2.1. Các giải pháp về nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. 50

3.2.1.1 Bố trí, sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động 50

3.2.1.2 Quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ lao động trong Công ty 51

3.2.1.3 Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động 53

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng đánh giá kết quả công việc của người lao động 53

3.2.1.5 Hoàn thiện công tác thù lao lao động 55

3.2.1.6 Nâng cao chất lượng phục vụ nơi làm việc 56

3.2.1.7 Thực hiện đánh giá kết quả từng lĩnh vực sản suất kinh doanh 58

3.2.2 Các giải pháp đồng bộ khác 58

3.2.2.1. Giải pháp quản trị kinh doanh: 58

3.2.2.2. Giải pháp quản lý đầu tư và quản lý các dự án: 59

3.2.2.3. Giải pháp đầu tư và công nghệ: 59

3.2.2.4. Giải pháp về tài chính: 60

3.2.2.5. Giải pháp về tổ chức và đào tạo: 61

3.2.2.6. Giải pháp phát triển sản phẩm. dịch vụ và thị trường: 62

3.2.2.7. Giải pháp xây dựng văn hóa Hacinco: 62

3.2.2.8. Các giải pháp đảm bảo vốn cho các hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh: 63

KẾT LUẬN 65

PHỤ LỤC 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Đầu tư xây dựng Số 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nó còn thể hiện ở bầu không khí tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động. Hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty và hiệu quả sản xuất kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến nhau bởi vì lao động là một nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất nên việc sử dụng lao động có hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố kết quả và chi phí. Các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Dưới đây ta xem xét cụ thể về các nhân tố này và những ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. 2.1.1. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty đó là các tác động từ môi trường bên ngoài vào các hoạt động của công ty có thể gặp phải trong thời gian tới. Từ đó có sự tác động điều chỉnh hợp lý tới hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. 2.1.1.1 Các nhân tố về kinh tế Tốc độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu xây dựng, kể cả xây dựng dân dụng lẫn công nghiệp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là đầu tư nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh cho thuê nhà làm văn phòng hoặc nhà ở… Do vậy, Công ty sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác động của những nhân tố kinh tế. Kết quả là doanh thu của Công ty sẽ giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định; cụ thể năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 là 7,23% và năm 2004 đạt 7,7 %, năm 2005 đạt mức cao 8,4%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các năm tới tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ổn định và duy trì ở mức cao từ 7% - 8%/năm là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành xây dựng và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 2 Hà Nội nói riêng. Tạo tiền đề tốt cho công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng năng lực về nhân lực, công nghệ máy móc thiét bị. 2.1.1.2. Các nhân tố về pháp luật Là doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Công ty sẽ chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, còn có những ràng buộc pháp luật trong ngành, liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho ngành xây dựng tại Việt Nam. Trình độ sản xuất của Công ty ở mức đạt và đáp ứng được những tiêu chuẩn được Nhà nước quy định. Vì vậy, sự tác động của nhân tố pháp lý sẽ làm thay đổi những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động xây lắp công trình của Công ty. 2.1.1.3. Các nhân tố về đối thủ cạnh tranh Mặc dù những năm qua với một loạt các hạng mục công trình đã thi công và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho tên tuổi và uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động của Công ty cũng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế thị trường trong khi hoạt động của Công ty luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn. Tuy vậy, công ty cũng đã xây dựng được một chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cụ thể sau khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, cùng với bề dày kinh nghiệm của mình thì những rủi ro này có thể cũng sẽ chỉ ảnh hưởng có mức độ đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty. Điều này cũng gây áp lực trong việc sử dụng nguồn lao động do lao động là yếu tố đầu vào then chốt nên việc sử dụng có hiệu quả yếu tố này sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho công ty. 2.1.1.4. Các nhân tố khác Các rủi ro khác như thiên tai. địch hoại. hoả hoạn... là những rủi ro bất khả kháng luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào; nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản. con người và có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sử dụng lao động nói riêng của Công ty. 2.1.2. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan tác động đến hiệu quả sử dụng lao động rất nhiều nhưng ở đây ta chỉ xem xét dưới góc độ thực chứng. Tức là chỉ đi sâu vào những nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu quả sử dụng lao động. Đó là, quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng và tình hình sử dụng lao động của công ty. 2.1.2.1. Quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng Cách thức sử dụng lao động trong công ty chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ đang được sử dụng trong công ty. Các lĩnh vực khác như kinh doanh nhà, cho thuê thiết bị, sản xuất vật liệu xây dựng do là ngành mới lại là lĩnh vực dịch vụ nên không có quy trình kỹ thuật mà hoạt động linh hoạt tuỳ theo nhu cầu thị trường. Do đó, ta chỉ xem xét quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng. Các bước tiến hành hoạt động xây lắp thể hiện ở sơ đồ quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng: - Trong xây lắp công việc đầu tiên phải thực hiện là tham gia dự thầu. khi dự thầu Công ty phải lập hồ sơ dự thầu với các bản mẫu thiết kế có hình thức đẹp và có chất lượng cao để có cơ hội trúng thầu. - Sau khi trúng thầu một mặt Công ty tiến hành ký hợp đồng giao khoán nội bộ cho các đội xây dựng trực thuộc Công ty hoặc các Xí nghiệp thành viên đồng thời tiến hành giao khoán mặt bằng vị trí và lập kế hoạch mua sắm vật tư xây dựng tiến độ thi công. - Mặt khác Công ty tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công. các đơn vị trên cơ sở số lượng vật tư mua sắm được và thời gian thi công xây dựng tiến độ thi công và điều hành sản xuất theo tiến độ để có được công trình hoàn thành. - Khi công trình hoàn thành Công ty sẽ nghiệm thu từng bộ phận. bàn giao công trình đưa vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ hoàn công công trình. - Cuối cùng là quyết toán công trình. Sơ đồ: Quy trình thực hiện một dự án xây lắp công trình xây dựng Đấu thầu Hợp đồng Giao khoán nội bộ Mua sắm vật tư Giao nhận mặt bằng vị trí Trúng thầu Giao nhiệm vụ Đơn vị thi công Quyết toán công trình: * Khối lượng dự toán * Khối lượng phát sinh * Giá cả theo: +Trúng thầu + Chỉ thầu + Tại thời điểm Công trình hoàn thành Nghiệm thu bộ phận Nghiệm thu bàn giao sử dụng Hồ sơ hoàn công Điều hành SX theo tiến độ Xây dựng tiến độ thi công (Nguồn: Hồ sơ năng lực) Do quá trình xây lắp có quy củ và tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc trực tuyến sẽ tạo ra tính đồng bộ trong quá trình thực hiện, giúp cho các quyết định đến người lao động được rõ dàng đồng bộ. Người lao động biết chính xác họ cần làm gì và không được phép làm gì. Góp phần tăng khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ thi công. Tuy nhiên việc tiếp thu ý kiến phản hồi từ người lao động bị hạn chế. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty * Tình hình sử dụng lực lượng lao động Hệ số sử dụng lao động là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh trình độ sử dụng lao và góp phần thể hiện hiệu quả sử dụng lao động. Ta xem xét các hệ số sử dụng lao động bình quân qua các năm ở bảng dưới đây. Bảng 2.1: Sử dụng lưc lượng lao động Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Số lao động hiện có 305 387 475 424 424 2. Số LĐ có mặt nơi làm việc 291 368 450 411 414 3. Hệ số có mặt (3=2/1) 0.95 0.95 0.95 0.97 0.98 4. Số LĐ vắng mặt 14 19 25 13 10 5.Hệ số vắng mặt (5=4/1) 0.047 0.048 0.052 0.031 0.024 6.Số LĐ được giao việc 291 365 436 411 409 7.Hệ số được giao việc(7=6/2) 1 0.99 0.97 1 0.99 8.Số LĐ được giao đúng việc 275 348 399 398 399 9.Hệ số giao đúng việc(9=8/6) 0.945 0.952 0.915 0.969 0.974 10.Hệ số sử dụng LĐ hiện có (10=9*7*3) 0.90 0.90 0.84 0.94 0.94 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp) Qua số liệu tính toán cho thấy chỉ tiêu hệ số có mặt cao đạt từ 0.95-0.97 và tỷ lệ vắng mặt rất thấp 0.024 - 0.052 cho thấy quy chế kỷ luật lao động trong công ty là chặt chẽ. Người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty. Hầu hết người lao động đến công ty đều được giao việc không có tình trạng phai chờ việc thể hiện ở hệ số được giao việc rất cao từ 0.97-1. Hệ số giao đúng việc nghĩa là người lao động luôn được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo của họ. Hệ số này luôn đạt mức từ 0.915-0.974%. Do công ty luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và được làm việc hầu như đúng chuyên môn của mình. Điều đó cho thấy công ty đã bố trí dúng người đúng việc tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng lao động có hiệu quả. Tạo điều kiện cho hệ số sử dụng lao động của công ty trong năm năm trở lại đây luôn đạt ở mức từ 0.84-0.94, có thể nói công ty đã bố trí lao động một cách hợp lý đúng người đúng việc, từ đó tạo tiền đề cho công tác sử dụng lao động đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên năm 2003 các chỉ tiêu phản ánh độ trình độ sử dụng lao động tại công ty đạt mức thấp nhất Nguyên nhân do năm 2002 công ty đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới, hiện đại hơn do đó phải bổ sung kịp thời lực lượng lao động có trình độ phù hợp với công nghệ và sa thải bớt công nhân. Tuy nhiên công tác xa thải tiến hành chậm do đó lực lượng lao động bình quân cả năm vẫn tăng 23% tương đương với 88 lao động. Cơ cấu phân công nhiệm vụ cũng phải thay đổi cho phù hợp với công nghệ mới sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng của việc xáo trộn nhân sự gây nên giảm hiệu quả sử dụng lao động. Điều này đã được ban lãnh đạo công ty kịp thời nhận ra và có những thay đổi kịp thời như hoàn thành sớm việc xa thải những người lao động không còn phù hợp với công việc mới lực lượng lao động bình quân năm 2004 và 2005 ổn định ở mức thấp hơn là 424 lao động, kết quả là chỉ tiêu hệ số sử dụng LĐ hiện có tăng từ 0.84 năm 2003 lên đến 0.94 trong vòng hai năm 2004 và năm 2005. * Tình hình sử dụng thời gian lao động. Thời gian lao động thể hiện cả hai phạm trù kết quả và chi phí sử dụng lao động là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Bảng 2.2: Sử dụng thời gian lao động Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.Số ngày-người BQ chế độ/tháng 21.0 21.0 21.1 20.9 20.0 2.Số ngày người LVTT BQ/tháng 20.5 21.0 22.0 22.5 20.0 3.Tổng số giờ người LV chế độ 614880 780192 959880 851528 814080 4.Tổng số người LVTT 487695 633906 877800 858600 814080 5.Tổng số giờ LVTT BQ/ngày 6.5 6.5 7.0 7.5 8.0 6.Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ (6=4-3) -127185 -146286 -82080 7072 0 (Nguồn: Số liệu phòng kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu số ngày-người làm việc bình quân theo chế độ hàng tháng được xây dựng căn cứ vào kế hoạch hàng năm của công ty. Chỉ tiêu số ngày-người làm việc thực tế bình quân tháng sẽ cho thấy trang năm công ty có hoàn thành kế hoạch hay không. Theo kế hoạch mỗi ngày làm việc 8h chỉ tiêu tổng số giờ người LV chế độ= 8h* số ngày-người BQ chế độ/tháng*Số lao động bình quân hằng năm*12tháng. Chỉ tiêu Tổng số người LVTT= Tổng số người LVTT BQ/ngày *Số ngày người LVTT BQ/tháng* Số lao động bình quân hằng năm*12tháng. Chỉ tiêu Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ sẽ phản ánh khả năng hoàn thành kế hoạch kế hoạch sử dụng lao động tại công ty trong những năm qua. Năm 2001 công ty không hoàn thành mục tiêu sử dụng thời gian lao động. Số ngày làm việc thực tế bình quân / tháng là 20.5 ngày/tháng thấp hơn số ngày làm việc theo chế độ là 21 ngày/tháng. Thêm vào đó, chỉ tiêu tổng số giờ LVTT BQ/ngày chỉ 6.5h/ ngày dẫn đên chỉ tiêu tổng hợp Chênh lệch số giờ LVTT so với chế độ âm (-127185) tức là trong cả năm thời gian làm việc của công ty đã thấp hơn chế độ tới 127185 giờ tương đương với hơn hai tháng làm việc thực tế của công ty. Năm 2002 công ty đã hoàn thành chỉ tiêu số ngày làm việc thực tế bình quân/tháng nhưng số giờ làm việc thực tế bình quân/ ngày chỉ có 6.5h/ ngày nên chỉ tiêu tổng hợp chênh lệch số giờ làm việc thực tế so với chế độ vẫn ở mức âm (-146286) giờ tương đương với gần hai tháng rưỡi làm việc thực tế của toàn bộ lực lượng lao động trong công ty. Do hoạt động quản lý tổ chức triển khai phân cấp trong quản lý còn yếu, nhất là công tác tổng kết đúc rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề cụ thể chưa được chú trọng thường xuyên. Thêm vào đó chất lượng của đội ngũ lao động chưa được nâng lên, đội ngũ công nhân kỹ thuật không đảm bảo về chất lượng và số lượng, khâu giải quyết việc làm cho người lao động chưa được chú trọng. Từ năm 2003 do có sự đầu tư đúng hướng vào nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ lao động. cộng với sự nỗ lực tìm kiếm việc làm. Nên không những người lao động có việc làm đầy đủ theo chế độ mà còn phải làm thêm vào những ngày nghỉ. Tuy nhiên thời gian lao động thực tế trong ngày năm 2003 và năm 2004 có tăng nhưng vẫn thấp hơn số giờ làm việc định mức. Bước đầu có thể nói công ty đã tìm đúng hướng đi trong việc mở rộng nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý có hiệu quả tạo nên hiệu quả trong việc sử dụng thời gian lao động của người lao động. Bằng chứng là năm 2005 công ty đã hoàn thành kế hoạch sử dụng thời gian của người lao động ở tất cả các chỉ tiêu. Việc hoàn thành thời gian sử dụng lao động thực tế theo chế độ có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả sử dụng lao động trong công ty. Vì muốn tăng hiệu quả sử dụng lao động thì phải tăng các chỉ tiêu kết quả hoặc giảm các chỉ tiêu chi phí. Độ dài của thời gian làm việc thực tế tỷ lệ thuận với khối lượng công việc được thực hiện hay nói cách khác là thời gian thực hiện tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu kết quả. 2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giả hiệu quả sử dụng lao động tại công ty như chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân. chỉ tiêu hiệu suất tiền lương và chỉ tiêu lợi nhuận bình quân sẽ cho thấy sự tác động tổng hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan. 2.2.1 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chung của toàn công ty Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, đồng thời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty. Năng suất lao động được tính bằng công thức: W=Q/T Trong đó: W là năng suất lao động bình quân tính theo chỉ tiêu kết quả (Q) Q là kết quả có thể là sản lượng, doanh thu, lợi nhuận T là chỉ tiêu chi phí có thể là số lao động, quỹ lương. Do đặc điểm hoạt động của công ty, lĩnh vực hoạt động chính là xây lắp hoạt động này thường kéo dài. Các công trình quy mô lớn thường phải xây dựng trong nhiều năm sau khi hoàn thành mới quyết toán và hạch toán vào doanh thu từ đó tính lợi nhuận cho từng công trình. Do đó chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đánh giá theo chu kỳ năm sẽ dẫn đến sự bất hợp lý vì có thể trong năm công ty nhân thực hiên xây dựng nhiều công trình lớn nhưng đến cuối năm công trình chưa được hoàn thành chưa được quyết toán thì chưa có doanh thu như thế lợi nhận cũng không có thậm chí là âm. Do đó nếu tính theo chu kỳ năm thì trong các chỉ tiêu kết quả chỉ có chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng là phản ánh xác thực nhất năng lực làm việc thực tế của người lao động. Nên để xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bình quân hằng năm thì khả quan nhất là chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng hằng năm. Bảng 2.3: Năng suất lao động bình quân chung của Công ty Chỉ tiêu\ Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1.Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 45000 95585 161290 185600 198000 2. Số lao động BQ Người 305 387 475 424 424 3. NSLĐ theo GTTSL (3=1/2) Tr.đ/ng 148 247 340 438 467 10. Thu nhập BQ trên lđ Tr.đ/ng/ tháng 1.07 1.08 1.25 1.35 1.54 (Nguồn tính toán từ số liệu của phòng thị trường) Năng suất lao động tính theo giá trị tổng sản lượng cho biết trong một năm một lao động tạo ra bao nhiêu giá trị thực tế cho công ty. Theo số liệu tính toán ở bảng dưới đây cho thấy chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Nguyên nhân là do sự tác động của cả hai chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu số lao động bình quân. Chỉ tiêu lao động tăng từ năm 2001 đến năm 2003 với tốc độ khoảng 25%/năm tương dương với mỗi năm lực lượng lao động của công ty tăng lên 85(người). Năm 2004 số lao động của công ty giảm 51 (người) do trong năm công ty có thuê thêm một số máy móc hiện đại của Hàn Quốc để tăng năng lực sản xuất. Trước đó năm 2002 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất. đồng thời máy móc thiết bị cũng thay thế dần sức lao động cơ bắp. Năm 2005 lực lượng lao động ổn định là 424 người. Chỉ tiêu kết quả giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần tốc độ tăng năm 2002 so với 2001 là 112%/năm tương đương với tăng 50.585 triệu đồng. Tốc độ này giảm dần như trong bảng tính toán dưới đây đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 7%/năm tương đương với tăng 12.400 triệu đồng. Bảng 2.4: Đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng Chỉ tiêu\ Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 45000 95585 161290 185600 198000 Tốc độ tăng của GTTSL % 112 69 15 7 Số lao động BQ Người 305 387 475 424 424 Tốc độ tăng của ld % 27 23 -11 0 NSLĐ theo GTTSL(W1) Tr. đ 148 247 340 438 467 Tốc độ tăng của W1 % 67 37 29 7 Qua phân tích trên cho thấy năng xuất lao động của công ty đều tăng qua các năm. đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện việc sử dụng lao động ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu năng xuất lao động theo giá trị tổng sản lượng đang có xu hướng giảm mạnh từ 67% năm 2002 xuống còn 7% năm 2005 điều này cho thấy chiến dịch thay thế lao động bằng máy móc thiết bị đang chịu sự tác động mạnh của quy luật cận biên việc thay thế máy móc thiết bị bằng lao động ngày càng kém hiệu quả. Cần phải có phương án thay thế tối ưu hơn và đã đến lúc cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng lao động. Năng suất lao động bình quân của toàn công ty không thể khẳng định được hiệu quả sử dụng lao động vì mỗi lĩnh vực có đặc trưng riêng. Do đó, ta phải kết hợp xem xét xem xét hiệu quả sử dụng lao động ở các Xí nghiệp chu yếu của công ty để có được cái nhìn tổng quan hơn. 2.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong các Xí nghiệp tiêu biểu Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng ở từng xí nghiệp cũng được tính toán theo trình tự như khi xen xét chỉ tiêu này trên phạm vi toàn công ty nhưng do quá trình tính toán không phản ánh được mục tiêu nghiên cứu nên các bảng tính toán của phần này tôi xin được để ở phần phụ lục. Chỉ xin trích ra bảng kết quả cuối cùng của quá trình tính toán. Bảng 2.5: Năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng Đơn vị: Triệu đồng/ người/năm Chỉ tiêu\ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Năng suất bình quân 148 247 340 438 467 1. XN Xây lắp 201 213 349 491 612 630 2. XN Xây lắp 202 232 376 521 668 699 3. XN Xây lắp 203 247 386 542 696 756 4. XN thương mại dịch vụ 8 43 23 66 78 5. XN Vật tư xe máy 10 48 30 72 90 6. XN dịch vụ-kd nhà 22 54 62 86 120 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng lao động tiền lương ) Qua bảng trên cho thấy mức năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng thực tế của từng lao động ở mỗi Xí nghiệp đều tăng qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng lao động đang ngày một tăng lên đáng kể ở từng xí nghiệp. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng có khác nhau năng suất lao động ở lĩnh vực xây lắp cao và tăng chậm. Năng suất lao động ở các xí nghiệp dịch vụ thấp nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh hơn. Điều này cũng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong công ty tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của ngành dịch vụ. Qua các con sồ trên ta thấy năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng ở các Xí nghiệp trong lĩnh vực xây lắp cao gấp rưỡi năng suất lao động bình quân do lĩnh vực xây lắp tạo gia giá trị tổng sản lượng lớn luôn luôn chiếm tỷ trọng trên 90% hằng năm. Trong khi đó, lao động trong lĩnh vực này chỉ chiến hơn 60% lực lượng lao động trong công ty. Do đó năng suất lao động tính theo giá trị tổng sản lượng rất cao. Trong đó, năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng của Xí nghiệp Xây lắp 201 là thấp nhất. Xí nghiệp xây lắp 203 luôn đạt năng suất lao động cao nhất. Năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ thấp khoảng 15% năng suất lao động bình quân của toàn công ty. Trong đó năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng của Xí nghiệp dịch vụ kinh doanh nhà thường xuyên đạt mức cao hơn và tăng đều qua các năm. vì Xí nghiệp này không chỉ làm dịch vụ kinh doanh nhà mà còn kinh doanh cả những khu nhà do công ty đã xây dựng. Điều này cũng góp phần làm tăng tỷ phần giá trị tổng sản lượng của ngành qua các năm. Năm 2005, năng suất lao động ở các ngành xây lắp tăng chậm trong khi năng suất lao động ở các ngành dịch vụ tăng mạnh đặc biệt là xí nghiệp dịch vụ kinh doanh nhà. Điều này cho thấy công ty đang chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động dịch vụ đặc biệt là lĩnh vực cung cấp các loại dịch vụ về nhà ở và văn phòng cho thuê. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Các thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 2.3.1.1. Các thành tựu Một là, Công ty đã sử dụng đúng và đầy đủ lao động trong việc thi công các công trình và các dự án đã tạo được kết quả sản xuất kinh doanh cao. Công ty đã cử những cán bộ có năng lực thực hiện các công tác này. Hai là, Công ty đã thường xuyên kiện toàn tổ chức lao động Từ năm 2002 trở về trước, Công ty chỉ có cấp xí nghiệp hoặc các xí nghiệp và các đội sản xuất. Từ năm 2003. nâng xí nghiệp thành 3 cấp: xí nghiệp - đội - tổ sản xuất để thuận tiện cho việc quản lý lao động về thời gian, đánh giá công việc, xác định kết quả công việc cho từng cấp… giúp cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty thuận lợi và hướng tới vươn ra thị trường bên ngoài. Ba là, Công ty đã từng bước cải thiện điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là tiền đề cho việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các thiết bị tiên tiến, hiện đại mà công ty đã đầu tư. Bốn là, Công ty đã đầu tư nhiều vào công tác kỹ thuật chất lượng Triển khai chương trình quản lý chất lượng ISO 9000-2001, tạo điều kiện cho các cán bộ học tập và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, nâng cao chất lượng công trình, trên cơ sở đó giữ được uy tín đối với khách hàng và chiếm được một vị thế nhất định trên thị trường. Năm là, Công ty đã giữ được tình hình tài chính tương đối ổn định Đời sống của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện do thu nhập trung bình của người lao động luôn được tăng lên hàng năm. Công tác tổ chức lao động tiền lương đã hoàn chỉnh việc quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa phòng ban nghiệp vụ với các xí nghiệp trực thuộc, tiếp tục rà soát các quy định nội bộ trong quản lý để chỉnh lý theo hướng đơn giản và ngày càng có hiệu quả tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc. Sáu là, Công ty đã chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động Hàng năm Công ty đã chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. Trong đó có cả lao động có trình độ là kỹ sư và cử nhân, còn lại là lao động kỹ thuật và các nhân viên khác. Các lao động yên tâm với việc được ký hợp đồng dài hạn. Công ty cử lao động đi học một số lớp nâng cao năng lực quản lý do công ty mở, cử cán bộ đi học lớp cao cấp chính trị, cử cán bộ đi học và tập huấn về công tác kỹ thuật chất lượng cử công nhân kỹ thuật đi học thêm về sử dụng các máy móc kỹ thuật hiện đại… Ngoài ra, Công ty còn mở các lớp dạy tiếng anh, tin học cho cán bộ công nhân viên ngay tại công ty để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ công nhân viên theo học, mở các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân… Như vậy, Công ty luôn chú trọng tới việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có chất lượng cao. Bảy là, Công ty đã làm tốt công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Công ty đã tuân thủ nghiêm nghặt Luật lao động kể cả số lao động thời vụ thuê ngoài. Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, phân loại sức khoẻ để bố trí công việc phù hợp. Mua thẻ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể 24/24h cho người lao động thường xuyên ở công ty. Tám là, Công ty đã đạt được mục tiêu xã nhất định: nâng cao phúc lợi xã hội. mức sống và đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động. Tuyên truyền cuộc sống tinh thần lành mạnh. nâng cao tình tương thân tương ái trong cộng đồng. Hàng năm, Công ty tổ chức đại hội công nhân viên chức từ tổ sản xuất, đến xí nghiệp và Công ty để vận động công nhân viên chức phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36546.doc
Tài liệu liên quan