MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCHHÌNH v
DANH MỤC BẢNG vii
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT viii
Chương 1: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Nội dung nghiên cứu 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tình hình nuôi cá tra, basa ở Đồng Bằng SôngCửu Longvà ởAn Giang 2
2. Giới thiệu sơlược vềcá tra 6
3. Thànhphần hóa học và giá trịdinhdưỡng của thịt cá tra 7
4. Những biến đổi của thịt cá sau khi chết 12
5. Thànhphần và tínhchất của muối ăn sửdụng đểmuối cá 16
6. Kỹthuật vànguyên lý ướp muối khi làmkhô 18
7. Quá trình sấykhô nguyên liệu 20
8. Biến đổi của thịt cá khi làmkhô 22
9. Một sốnguyên phụliệu sửdụng trong nghiên cứu 25
Chương 3: PHƯƠNGTIỆN VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
1. Phươngtiện nghiên cứu 32
1.1. Thời giannghiên cứu 32
1.2. Địa điểm nghiên cứu 32
1.3. Nguyên vật liệu sửdụng cho nghiêncứu 32
2. Phươngpháp nghiên cứu 32
2.1. Phương pháp phântích, thunhận và xửlý các chỉtiêu 32
2.2. Phương pháp thực hiện các nội dung nghiên cứu 33
Phần 1: Khảosát tình hình sản xuất khô cá tra phồng ởChâu Đốc 33
Phần 2: Thực hiện các thí nghiệm đểtìmra qui trình sản xuất tối ưu nhất 33
A. Khảo sát quá trình ngâm ươn 33
Thí nghiệm 1:Ngâm ươn bằng nước máy 33
Thí nghiệm 2:Ngâm ươn bằng enzyme 34
Thí nghiệm 3:Ngâm ươn bằng dung dịchkhóm 35
B. Khảo sát quá trình ướp muối 36
Thí nghiệm 4: Ướp muối khô 36
Thí nghiệm 5: Ướp muối ướt 37
C. Khảo sát quá trình làmkhô 38
Thí nghiệm 6:Khảo sát nhiệt độvà thời gian sấy 38
Phần 3: Khảosát quá trình bảo quản và phân tích chất lượng sản phẩm 39
Thí nghiệm 7:Khảo sát bảo quản sản phẩmthí nghiệm 39
Thí nghiệm 8:Khảo sát bảo quản sản phẩmThanh Trúc 40
3. Yêu cầu vi sinh vật đối với thủy sản khô 42
4. Thông tin vềtrang thiết bịsửdụngtrong nghiên cứu 43
Chương 4: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quảkhảo sát tình hình sản xuất khô cá tra phồng ởChâu Đốc 44
2. Qui trình sản xuất khô cá tra phồng của cơsởNăm Tấn (Thanh Trúc) 45
3. Nhận xét, bàn luận qui trình sản xuất của cơsởvà đềxuất cải tiến 51
4. Kết quảphân tích một sốchỉtiêu hóa lý và vi sinh của nguyên liệu cá tra 53
5. Kết quảkhảo sát các khâu trong qui trình sản xuất 54
5.1. Quá trìnhngâm ươn 54
Kết quảthí nghiệm1 54
Kết quảthí nghiệm2 57
Kết quảthí nghiệm3 59
5.2. Quá trình ướp muối 62
Kết quảthí nghiệm4 62
Kết quảthí nghiệm5 63
5.3. Quá trìnhsấy sản phẩm 65
Kết quảthí nghiệm6 65
5.4. Quá trìnhbảo quản sản phẩm 71
Kết quảthí nghiệm7 71
Kết quảthí nghiệm8 73
5.5. Kết quả phân tích sản phẩmthí nghiệm vàsản phẩmtrên thịtrường 77
5.6. Sosánh chất lượng sản phẩmthí nghiệm vàsản phẩmtrên thịtrường 79
5.7. Ước tính chi phí cho sản phẩmthí nghiệm. 80
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 82
2. Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤCHƯƠNG A pc1
PHỤCHƯƠNG B pc12
136 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản khô cá Tra phồng ở Châu Đốc - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại phòng thí nghiệm trường Đại học Bách Khoa thành
phố Hồ Chí Minh có kích thước buồng sấy 0,6m x 0,5m x 0,8m; không khí nóng được
cung cấp với tốc độ khoảng 0,5-0,8m/s; độ ẩm của không khí sấy khoảng 60-65%.
Nhiệt độ sấy chúng tôi khảo sát từ 450C- 650C, trọng lượng miếng cá đem sấy
500 ± 50g, hàm lượng muối trong cá 7 ± 0,1%, tác nhân sấy được tiếp xúc song song
với vật liệu sấy. Tổng khối lượng cá đem sấy là 12 x 500g = 6kg. Hàm ẩm ban đầu của
miếng cá trước khi sấy là 70 ± 2%.
Chúng tôi sử dụng máy ghép mí bao bì chân không dạng hộ gia đình, mức độ
chân không 90%, và bao bì PA có độ dày 0,5mm.
43
44
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất khô cá tra phồng ở Châu Đốc
Châu Đốc là một trong những địa phương có nhiều mặt hàng đặc sản nổi tiếng
của An Giang như khô bò, khô cá tra phồng, mắm các loại, đường thốt nốt, … và cũng
là địa phương phát triển mạnh về du lịch, hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người đến
tham quan và mua sắm trong các dịp lễ hội.
Hiện nay ở Châu Đốc có khoảng 5 cơ sở chuyên sản xuất đặc sản khô cá tra
phồng, qui mô sản xuất vừa và nhỏ. Trong đó, có thể nói cơ sở sản xuất khô cá tra
phồng Trương Hải là có qui mô lớn nhất với vài chục đến hàng trăm công nhân hợp
đồng làm việc theo mùa vụ, kế đến là cơ sở Năm Tấn, Anh Quốc, Hai Tồn, Hồng Đào.
Chủ yếu tập trung ở phường Vĩnh Mỹ, thị xã Chấu Đốc.
Với các cơ sở hiện có, hàng năm đã cung cấp ra thị trường khoảng 880 tấn/năm
(số liệu phỏng vấn). Trong đó, sản lượng của các cơ sở ước tính như sau:
- Cơ sở Trương Hải: 10 tấn/lần x 4 lần/tháng x 10 tháng = 400 tấn/năm
- Cơ sở Năm Tấn: 05 tấn/lần x 4 lần/tháng x 10 tháng = 200 tấn/năm
- Cơ sở Anh Quốc: 03 tấn/lần x 4 lần/tháng x 10 tháng = 120 tấn/năm
- Cơ sở Hai Tồn: 02 tấn/lần x 4 lần/tháng x 10 tháng = 80 tấn/năm
- Cơ sở Hồng Đào: 02 tấn/lần x 4 lần/tháng x 10 tháng = 80 tấn/năm
Trong khi đó, số liệu chúng tôi thu thập từ phòng thống kê thị xã Châu Đốc là
614,5 tấn/năm 2005 tăng khoảng 16% so với năm 2004 (531,7 tấn/năm).
Như vậy, hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng (600- 900) tấn khô cá tra
phồng, tiêu thụ khoảng (1.800- 2.700) tấn nguyên liệu cá tra, chiếm khoảng (1- 1,5%)
tổng sản lượng cá tra và cá basa của tỉnh (181.000 tấn/năm 2006). Góp phần vào việc
giải quyết đầu ra cho nguyên nguyên liệu cá tra và cá basa của tỉnh.
Theo thông tin từ chủ cơ sở sản xuất khô cá tra phồng Trương Hải, thì hiện nay
Ông đang bắt tay vào việc lập dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, với công xuất
11.000 tấn khô thành phẩm/năm ngay tại Châu Đốc. Ông cũng đã được các nhà khoa
học giới thiệu dây chuyền sản xuất công nghệ Hàn Quốc trị giá 600.000 USD, có thể
cho thành phẩm 50 tấn khô/ngày.
Qua đây, chúng ta cũng thấy được một xu hướng phát triển tương lai cho sản
phẩm khô cá tra phồng, một đặc sản truyền thống của người dân Châu Đốc tỉnh An
Giang. Hứa hẹn cho một sản phẩm khô cá tra phồng chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm cao, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng.
Về qui trình sản xuất khô cá tra phồng, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 cơ sở
sản xuất đó là: Cơ sở Năm Tấn, Hai Tồn và Anh Quốc. Nhìn chung qui trình sản xuất
của họ đều giống nhau, tuy nhiên chỉ khác nhau ở bí quyết làm cho miếng khô vàng
đẹp, có mùi ươn vừa phải, xẻ miếng khô đẹp hay xấu, chắc thịt hay không chắc thịt.
Điều này phụ thuộc rất lớn vào các công đoạn chọn nguyên liệu, phi lê xẻ thịt,
ngâm ươn, ướp muối và phơi khô. Ở 3 cơ sở này đều ngâm ươn cá trong các lồng bè
dưới sông, ướp muối khô bằng muối hột xay nhỏ và làm khô bằng ánh nắng mặt trời
trên các giàn phơi.
Chúng tôi xin giới thiệu 1 qui trình sản xuất khô cá tra phồng đại diện của cơ sở
Năm Tấn (Thanh Trúc). Địa chỉ: ấp Châu Long I, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc.
45
2. Qui trình sản xuất khô cá tra phồng của cơ sở Năm Tấn (Thanh Trúc)
Hình 26: Sơ đồ qui trình sản xuất khô cá tra phồng
Cắt đầu, móc ruột
Ngâm nước
Phi lê, xẻ thịt
Ngâm nổi
Vớt cá
Xát muối
Phơi khô
Sản phẩm
Nguyên liệu
(Cá tra)
46
Thuyết minh qui trình (theo lời của chủ cơ sở)
Nguyên liệu:
Thường thu mua cá tra có thịt màu vàng, được nuôi trong ao hầm nước sạch cho
ăn thức ăn viên hoặc cám trộn với cá biển, không mua cá nuôi bè do thịt cá trắng sản
phẩm sẽ có màu không đẹp.
Trọng lượng cá mua thay đổi theo mùa:
- Từ tháng 1 đến tháng 5, mua cá có trọng lượng từ 1,5-9kg,
- Từ tháng 5 đến tháng 12, mua cá có trọng lượng từ 0,9-1,7kg.
Nguyên liệu mua từ ao được vận chuyển trong các thùng chứa hoặc ghe đục
chuyên dùng chở về cơ sở và chế biến ngay.
Cắt đầu, móc ruột, ngâm nước
Cá khi về tới cơ sở được bắt lên cắt đầu và móc ruột ngay, để loại bỏ những
phần dễ hư hỏng và máu không ứ đọng làm thịt cá bị sẫm màu.
Sau đó cho ngâm nước trong khoảng 4-6 giờ, mới tiến hành phi lê.
Phi lê, ngâm nổi
Sau khi ngâm nước, cá được vớt lên và phi lê lọc bỏ xương lấy hai miếng thịt,
rạch hai đường dọc xuôi miếng thịt để cá dễ ngấm muối và mau khô khi phơi.
Khi chỉnh sửa miếng cá xong, bỏ xuống lồng bè ngâm nổi trong thời gian
khoảng 28 -32 giờ tùy trọng lượng miếng cá.
Khi miếng cá nổi lên thì vớt ra, đem xát muối. Tất cả các hoạt động trên đều
diễn ra trên bè.
Xát muối, rửa muối và phơi khô
Cá khi sau khi ngâm nổi thì được đem xát muối với tỷ lệ 10kg cá thì sử dụng 2 -
4 kg muối tùy cá lớn nhỏ, sử dụng muối hột xay nhỏ.
Cá được muối trong các thùng hoặc bồn chứa, cứ một lớp cá một lớp muối, đến
khi đầy và rải một lớp muối dày trên mặt.
Muối trong khoảng thời gian 6-8 giờ thì lấy cá ra, rửa lại bằng nước lạnh và
đem phơi trên các giàn phơi. Thời gian phơi khoảng 3 nắng.
Một nắng trở một lần, phơi hai nắng mặt thịt và một nắng mặt da. Tuy nhiên cần
phải phun thuốc chống giòi, ruồi khi phơi. Phơi cho đến khi hai mặt cá khô
Thành phẩm được đóng bao bố tờ hay nylong, đem phân phối tới các dựa khô ở
thành phố Hồ Chí Minh hoặc các chợ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long …
Khô cá tra phồng ngon có màu vàng tươi, khi chiên phồng đều, không chai
cứng, mùi vị đặc trưng, không kết tinh muối trên bề mặt.
47
Một số hình ảnh minh họa quá trình sản xuất của cơ sở
Cá được cắt đầu, mổ bụng và cho ngâm nước trước khi phi lê
Cá được vớt lên chuyển qua bè chuẩn bị phi lê
48
Cá chuẩn bị phi lê
Hoạt động phi lê cá trên bè
49
Hoạt động phi lê cá trên bè
Miếng cá được phi lê hoàn chỉnh chuẩn bị cho xuống bè ngâm nổi
50
Cá sau khi ngâm nổi được ướp muối trong các thùng
Cá sau khi rửa muối được phơi trên các giàn phơi
51
3. Nhận xét, bàn luận qui trình sản xuất của cơ sở và đề xuất cải tiến
Theo qui trình sản xuất của cơ sở khô cá tra phồng Năm Tấn ở trên, chúng tôi
nhận thấy có một số vấn đề cần bàn luận như sau:
* Chủ cơ sở đã có những kinh nghiệm rất hay trong sản xuất chế biến:
- Cá được cắt đầu xẻ bụng ngay khi mua về để tránh hiện tượng cá chết ứ đọng
máu trong các cơ thịt ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.
- Ngâm cá trong khoảng 4-6h trước khi phi lê, để cá diễn ra quá trình tê cứng và
sau đó fillet nhằm kéo cơ thịt cá bằng phẳng dễ fillet đồng thời với tác động cơ học làm
cho cơ thịt cá bị phá vỡ, cá sẽ bị vỡ phần thịt, mềm ra, giúp quá trình phân hủy và thẩm
thấu nhanh hơn.
- Đồng kích hoạt cho vi sinh vật, enzyme trong nội tạng cá hoạt động và xâm
nhập vào cơ thịt chuẩn bị cho quá trình phân giải diễn ra sau đó.
- Trong sản xuất chỉ nhìn cá nổi ở mức độ nào là vớt ra được, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến mùi vị của sản phẩm; cũng như trong kinh nghiệm gài nén cá khi muối và nhìn
biết được miếng cá nào ăn muối hay không ăn muối mà có phương pháp khắc phục.
* Tuy nhiên ở khâu ngâm cá trong các bè nước trên sông Hậu, chúng tôi nhận
thấy những điều chưa đảm bảo vệ sinh:
- Ngày nay với xu hướng hóa học hóa trong nông nghiệp, cho nên nguồn nước
mặt trên các sông Tiền và sông Hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị ô
nhiễm về nồng độ chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, … nhất là vào mùa mưa.
- Theo số liệu phân tích chỉ tiêu nguồn nước trên sông Hậu của phòng Tài
nguyên và Môi trường An Giang tại khu vực làng bè ở Châu Đốc hàng năm có khuynh
hướng tăng. Đặc biệt tăng rất nhiều trong mùa mưa (mùa nước lên).
- Điển hình là: Chất rắn lơ lửng (SS), Nhu cầu oxy sinh học (BOD), Lượng
Coliforms đều vượt tiêu chuẩn môi trường (TCMT) cho phép.
⇒ Từ đó, chúng tôi đề xuất cải đổi khâu ngâm nổi cá trong môi trường nước
máy thay cho môi trường nước sông đang ngày càng bị ô nhiễm.
* Trong khâu làm khô: Tuy không tốn năng lượng để sấy khô do sử dụng ánh
nắng mặt trời nhưng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết nhất là vào mùa mưa, ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sản phẩm khi gặp phải những ngày trời mưa liên tục. Mặt khác có
thể nhiễm bẩn bụi, cát trong quá trình phơi …
⇒ Từ đó, chúng tôi thấy nếu các cơ sở có điều kiện nên làm khô sản phẩm bằng
phương pháp sấy thay cho phơi nắng.
Trên đây là 2 khâu mà chúng tôi thấy cần phải cải tiến, để đảm bảo an toàn hơn
về mặt vệ sinh cũng như các chỉ tiêu hóa học của sản phẩm.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng là sản phẩm rất mặn, nên
cần nghiên cứu xem có thể giảm lượng muối xuống đến mức có thể chấp nhận mà
không ảnh hưởng đến việc bảo quản và hình thái cấu trúc của sản phẩm.
Sau đây là 3 đồ thị biểu diễn nồng độ chất rắn lơ lửng (SS), nồng độ (BOD) và
lượng coliforms trên sông Hậu tại khu vực làng bè Châu Đốc đề vượt rất nhiều lần tiêu
chuẩn môi trường cho phép. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm khô cá
tra phồng khi ngâm trong môi trường nước này.
52
0
50
100
150
200
1999 2001 2003 2005 TCMT
(m
g/
lit
)
Chaát raén lô löûng (SS) TCMT
Hình 27: Đồ thị biểu diễn nồng độ SS trên sông Hậu tại làng bè Châu Đốc
0
2
4
6
8
10
1999 2001 2003 2005 TCMT
(m
g
oâx
y/
lit
)
Muøa khoâ Muøa möa Trung bình TCMT
Hình 28: Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD trên sông Hậu tại làng bè Châu Đốc
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1999 2001 2003 2005 TCMT
(x
1
00
0)
M
PN
/1
00
m
l
Muøa khoâ Muøa möa Trung bình TCMT
Hình 29: Đồ thị biểu diễn lượng Coliforms trên sông Hậu tại làng bè Châu Đốc
53
4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý và vi sinh của nguyên liệu cá tra
Bảng 13: Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu
Nguyên liệu cá tra fillet của công ty Cửu Long
Chỉ tiêu hóa học Đơn vị Hàm lượng
Protein g/100g 17,50
Lipid g/100g 2,22
Chất béo bão hòa (saturated fat) g/100g 0,90
Chất béo chuyển hóa (trans fat) mg/100g 1,80
Cholesterol mg/100g 69,60
Calci (Ca) mg/100g 6,0
Natri (Na) mg/100g 16,0
Iron (Fe) mg/100g 0,36
Lead (Pb) [không quá 0,5mg/kg] mg/100g 0,043
Mercury (Hg) [không quá 0,5mg/kg] mg/100g 0,005
Vitamin A & C 100UI/100g Không phát hiện
Bảng 14: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu cá tra
Giá trị dinh dưỡng trong 100g
Thành phần Đơn vị Hàm lượng
Calories Kcal 107
Calories form Fat Kcal 42
Calories form Saturated Fat Kcal 18
Total Fat % 4,80
Saturated Fat % 1,80
Polyunsaturated Fat % 0,60
Monounsaturated Fat % 2,40
Cholesterol % 0,54
Sodium (Na) % 0,60
Potassium (K) % 2,98
Calci (Ca) % 2,40
Iron (Fe) % 2,40
Protein % 15,50
Total carbohyrate % 0,00
Vitamin A & C % 0,00
54
Bảng 15: Kết quả phân tích vi sinh và kháng sinh của nguyên liệu
Nguyên liệu cá tra fillet của công ty Cửu Long
Chỉ tiêu vi sinh Đơn vị Số lượng
TPC cfu/g 4,5 x 104
F. Coliforms MPN/g < 2
Staphylococci Coagulasa (+) cfu/g < 10
Salmonella /25g Không phát hiện
Shigella /25g Không phát hiện
V. Cholera /25g Không phát hiện
V. Parahaemolyticus /25g Không phát hiện
Chỉ tiêu kháng sinh Đơn vị Hàm lượng
Chloramphenicol ppm Không phát hiện
Ciprofloxacin ppm Không phát hiện
Flumequin ppm Không phát hiện
Enprofloxacin ppm Không phát hiện
AOZ (3-amino-2-oxazolidinone) ppm Không phát hiện
Chú ý: Kết quả được phân tích tại Trung tâm và Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm
số 2 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh; Cục quản lý chất
lượng, An toàn vệ sinh và thú ý thủy sản, Trung tâm vùng 6, 386 Cách Mạng Tháng 8,
Tp Cần Thơ.
5. Kết quả khảo sát các khâu trong qui trình sản xuất
5.1. Quá trình ngâm ươn
Thí nghiệm 1: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm ươn và tỷ lệ cá/nước
ngâm (nước máy) đến hàm lượng đạm amoniac và đạm acid amin.
Trọng lượng miếng cá đem khảo sát 500 ± 50g. Kết quả thu được như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
16h 18h 20h 22h 24h
H
aøm
lö
ôïn
g
N
H
3
(m
g/
10
0g
)
1.4 1.8 1.12 1.16
Hình 30: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm amoniac theo thời gian
55
Bảng 16: Hàm lượng đạm amoniac trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ cá/nước
(w/w)
Hàm lượng NH3
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng NH3
(mg/100g)
1/4 29,29a 16h 20,23a
1/8 29,24a 18h 22,80b
1/12 27,16b 20h 26,45c
1/16 27,06b 22h 31,05d
Tỷ số F = 7,75 24h 40,34e
Giá trị P = 0,0013 Tỷ số F = 249,68
Giá trị P = 0,0000
Hình 31: Đồ thị biểu diễn hàm lượng amoniac theo thời gian và tỷ lệ nước/cá
Z = 84,113 - 8,00571X - 0,194525Y + 0,26058X2 - 0,00084375Y2 - 0,0003875XY
Trong đó: Z-hàm lượng đạm amoniac ; X-thời gian ngâm ; Y-tỷ lệ nước/cá
Với R2 = 0,97 cho phép sử dụng phương trình này để xác định hàm lượng đạm
amoniac theo thời gian và tỷ lệ nước/cá.
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy hàm lượng đạm amoniac tăng dần theo thời
gian, giữa các mẫu có sự khác biệt còn theo tỷ lệ nước thì phân làm 2 nhóm: (1/4, 1/8)a
và (1/12, 1/16)b khác biệt nhau, nhóm tỷ lệ nước cao có hàm lượng NH3 thấp hơn nhóm
tỷ lệ nước ít hơn.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các mẫu có hàm
lượng đạm amoniac nằm trong khoảng 20-30mg/100g thì tạo được mùi vị ươn cho sản
phẩm từ nhẹ đến vừa, các mẫu có hàm lượng amoniac trên 35mg/100g có mùi ươn nặng
và nếu trên 40mg/100g thì khó được chấp nhận. Bên cạnh đó, khi chiên sản phẩm thì
nhận thấy các mẫu được ngâm ở tỷ lệ nước cao (1/12 và 1/16) có cấu trúc da phồng tốt
hơn các mẫu được ngâm ở tỷ lệ nước thấp (1/4 và 1/8).
Do đó, tỷ lệ cá/nước =1/12 được đặc biệt chú ý trong phần đánh giá này.
56
0
50
100
150
200
250
300
350
16h 18h 20h 22h 24h
H
aøm
lö
ôïn
g
A
ci
d
am
in
(m
g/
10
0g
)
1.4 1.8 1.12 1.16
Hình 32: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm acid amin theo thời gian
Bảng 17: Hàm lượng đạm acid amin trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ cá/nước
(w/w)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
1/4 260,71a 16h 213,67a
1/8 255,36ab 18h 233,95b
1/12 257,44ab 20h 271,31c
1/16 251,54b 22h 273,20c
Tỷ số F = 7384,39 24h 289,16d
Giá trị P = 0,0000 Tỷ số F = 9072,48
Giá trị P = 0,0000
Hình 33: Đồ thị biểu diễn hàm lượng acid amin theo thời gian và tỷ lệ nước/cá
Z = -171,863 + 37,7521X - 6,97298Y - 0,787366X2 - 0,00853125Y2 + 0,325388XY
Trong đó: Z-hàm lượng đạm acid amin; X-thời gian ngâm; Y-tỷ lệ nước/cá. Với
R2 = 0,95 phương trình trên có ý nghĩa về mặt thống kê.
57
Qua bảng phân tích số liệu, nhận thấy hàm lượng đạm acid amin tăng dần theo
thời gian, nhưng ở mẫu 20h và 22h sự gia tăng không đáng kể. Theo tỷ lệ nước hàm
lượng acid amin phân thành 3 nhóm (1/4)a, (1/8 và 1/12)b và (1/16)c. Hàm lượng đạm
acid amin ở đây là hiệu số giữa hàm lượng đạm formol và đạm amoniac được phân tích
trong khảo sát thí nghiệm.
Kết quả trên cho thấy hàm lượng đạm amoniac và đạm acid amin không khác
biệt nhiều ở các mẫu theo tỷ lệ nước mà phụ thuộc phần lớn vào thời gian ngâm.
Để chọn ra mẫu có mùi vị đặc trưng cho sản phẩm khô cá tra phồng và có cấu
trúc tốt, chúng tôi kết hợp với phần đánh giá cảm quan. Các mẫu đem đánh giá là các
mẫu được ngâm ở tỷ lệ cá/nước =1/12. Các mẫu được mã hóa như sau: Mẫu 1 = 16h ;
Mẫu 2 = 18h ; Mẫu 3 = 20h ; Mẫu 4 = 22h ; Mẫu 5 = 24h.
Chúng tôi tổ chức đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm với 11 thành
viên. Các thành viên được chọn là những người đã từng biết đến sản phẩm khô cá tra
phồng và đã từng sử dụng sản phẩm, được tập huấn về phương cho điểm.
Bảng 18: Điểm cảm quan của các mẫu qua phân tích ANOVA
Mẫu đánh giá Điểm trung bình
Mẫu 1 (16h) 2,182b
Mẫu 2 (18h) 2,545b
Mẫu 3 (20h) 4,455c
Mẫu 4 (22h) 2,818b
Mẫu 5 (24h) 1,091a
Tỷ số F = 12,84, Giá trị P = 0,0000
Qua kết quả phân tích điểm đánh giá cảm quan, cho thấy mẫu 3 có điểm cảm
quan cao nhất và khác biệt so với các mẫu còn lại. Điểm cảm quan của các mẫu 1, 2 và
4 thì không có sự khác biệt nhau. Cho thấy xu hướng các thành viên thích sản phẩm có
mùi ươn nhạt hoặc vừa phải không thích sản phẩm có mùi ươn đậm.
Dựa vào qua kết quả đánh giá cảm quan và kết quả phân tích số liệu chúng tôi
chọn mẫu ngâm ở tỷ lệ nước 1/12 ở thời gian ngâm 20h.
Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm và tỷ lệ enzyme protease
bổ sung vào nước ngâm đến hàm lượng đạm amoniac và đạm acid amin.
Trọng lượng miếng cá đem khảo sát 500 ± 50g. Kết quả thu được như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
40
8h 10h 12h 14h 16h
H
aøm
lö
ôïn
g
N
H
3
(m
g/
10
0g
)
0 ml 2 ml 4 ml 6 ml
Hình 34: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm amoniac theo thời gian
58
Bảng 19: Hàm lượng đạm amoniac trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ enz/nước
(v/v)
Hàm lượng amoniac
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng amoniac
(mg/100g)
0 ml 10,18a 8h 6,10a
2 ml 16,44b 10h 8,73a
4 ml 18,86b 12h 15,86b
6 ml 22,10c 14h 25,86c
Tỷ số F = 1105,94 16h 27,90c
Giá trị P = 0,0000 Tỷ số F = 3357,46
Giá trị P = 0,0000
Hình 35: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm amoniac theo thời gian và tỷ lệ enzyme
Z = -10,9239 + 1,40486X - 0,6605Y + 0,0294643X2 - 0,18875Y2 + 0,3085XY
Trong đó: Z-hàm lượng amoniac ; X-thời gian ngâm; Y-tỷ lệ enzyme ; với
R2 = 0,95 cho phép ta sử dụng phương trình này để xác định hàm lượng đạm amoniac
theo thời gian ngâm và tỷ lệ enzyme.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
8h 10h 12h 14h 16h
H
aøm
lö
ôïn
g
ac
id
a
m
in
(m
g/
10
0g
)
0 ml 2 ml 4 ml 6 ml
Hình 36: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm acid amin theo thời gian
59
Bảng 20: Hàm lượng đạm acid amin trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ enz/nước
(v/w)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
0 ml 160,02a 8h 180,65a
2 ml 231,56b 10h 195,28a
4 ml 241,54b 12h 217,13b
6 ml 274,90c 14h 262,38c
Tỷ số F = 11688,58 16h 279,60c
Gía trị P = 0,0000 Tỷ số F = 72704,43
Gía trị P = 0,0000
Hình 37: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm acid amin theo thời gian và tỷ lệ enzyme
Z = 152,808 - 5,51414X + 6,0205Y + 0,510714X2 - 2,38625Y2 + 2,169XY
Trong đó: Z-hàm lượng đạm acid amin; X-thời giam ngâm; Y-tỷ lệ enzyme; với
R2 = 0,95 cho phép sử dụng phương này để xác định hàm lượng đạm acid amin theo
thời gian và tỷ lệ enzyme.
Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ngâm ươn và tỷ lệ khóm bổ sung
vào nước ngâm đến hàm lượng đạm amoniac và đạm acid amin
Trọng lượng miếng cá đem khảo sát 500 ± 50g. Kết quả thu được như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
8h 10h 12h 14h 16h
H
aøm
lö
ôïn
g
N
H
3
(m
g/
10
0g
)
0% 10% 20% 30%
Hình 38: Đồ thị biểu diễn hàm lượng amoniac theo thời gian
60
Bảng 21: Hàm lượng đạm amoniac trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ Khóm/Nước
(w/w)
Hàm lượng NH3
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng NH3
(mg/100g)
0 % 10,16a 8h 11,95a
10% 20,50b 10h 15,35b
20% 22,10b 12h 19,15c
30% 28,52c 14h 26,70d
Tỷ số F = 304,52 16h 28,45d
Giá trị P = 0,0000 Tỷ số F = 213,50
Giá trị P = 0,0000
Hình 39: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm amoniac theo thời gian và tỷ lệ khóm
Z = - 6,30914 + 1,32714X + 0,3028Y + 0,00803571X2 - 0,0098Y2 + 0,0465XY
Trong đó: Z-hàm lượng đạm amoniac; X-thời gian ngâm; Y-tỷ lệ khóm; với R2
= 0,95 cho phép sử dụng phương trình này để xác định đạm amoniac.
0
50
100
150
200
250
300
350
8h 10h 12h 14h 16h
H
aøm
lö
ôïn
g
ac
id
a
m
in
(m
g/
10
0g
)
0% 10% 20% 30%
Hình 40: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm acid amin theo thời gian
61
Bảng 22: Hàm lượng đạm acid amin trung bình qua phân tích ANOVA
Tỷ lệ Khóm/Nước
(w/w)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
Thời gian
(giờ)
Hàm lượng acid amin
(mg/100g)
0 % 159,84a 8h 152,05a
10% 195,70b 10h 174,15b
20% 207,10b 12h 199,85c
30% 233,68c 14h 218,30d
Tỷ số F = 4687,40 16h 251,05e
Giá trị P = 0,0000 Tỷ số F = 5904,80
Giá trị P = 0,0000
Hình 41: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm acid amin theo thời gian và tỷ lệ khóm
Z = 117,163 + 0,543571X -1,4088Y + 0,250893X2 - 0,0232Y2 + 0,3695XY
Trong đó: Z-hàm lượng đạm acid amin; X-thời gian ngâm; Y-tỷ lệ khóm; với hệ
số R2 = 0,97 cho phép sử dụng phương trình này để xác định đạm acid amin.
Nhận xét thí nghiệm 2 và 3:
- Khi sử dụng enzyme và khóm bổ sung vào dung dịch ngâm thì thúc đẩy được
quá trình tạo ươn nhanh hơn so ngâm nước, theo kết quả thu được thì có thể rút ngắn
thời gian là khoảng 6-8h với tỷ lệ enzyme bổ sung là 2ml/lít nước ngâm, còn khóm là
10%/lít nước ngâm. Đây là kết quả được xem là tối ưu nhất.
- Enzyme Neutrase 0,5L ở dạng dung dịch có tỷ trọng (density) 1,25g/ml và hoạt
độ 0,5AU/g. Khóm sử dụng là khóm chín (protein trong thịt quả chiếm khoảng 2-3%,
bromelin chiếm 50% protein) tức bromelin chiếm khoảng 1-1,5g/lít nước. Hoạt tính của
bromelin trong dịch chiết nguyên liệu tươi 1.600 UI/mg.
- Sản phẩm ngâm enzyme và khóm có màu sắc sậm hơn một ít so với ngâm
nước, còn cấu trúc sản phẩm không tốt bằng. Ở đây chúng tôi không tổ chức đánh giá
cảm quan để chọn ra mẫu tối ưu nhất giữa ngâm nước máy, khóm và enzyme.
62
Chúng tôi nhận thấy khi sử dụng khóm và enzyme tuy có rút ngắn được thời
gian làm ươn nhưng màu sắc và cấu trúc sản phẩm khô không tốt hơn ngâm nước máy.
Xét về hiệu quả kinh tế thì càng không cho phép chúng ta dùng enzyme và khóm.
Kết quả thu nhận từ thí nghiệm như sau:
- Hàm lượng amoniac trung bình được tạo ra do khóm nhiều hơn do enzyme
theo cả thời gian ngâm và tỷ lệ nồng độ dung dịch ngâm.
- Hàm lượng đạm acid amin trung bình thì ngược lại được tạo khi sử dụng
enzyme cao hơn khi sử dụng khóm theo cả thời gian ngâm và tỷ lệ dung dịch ngâm.
- Điều này có thể giải thích, khi sử dụng dung dịch nước khóm ngoài enzyme
bromelin còn có các thành phần khác là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
- Còn ở các nồng độ khóm và enzyme cao (20%, 30%) và (4ml, 6ml) khi ngâm
bề mặt miếng cá bị nhầy nhụa, da cá bị tróc do bị phân cắt mạnh. Làm giảm tính chất
cảm quan của sản phẩm.
5.2. Quá trình ướp muối
Thí nghiệm 4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối ngâm và thời
gian ngâm đến cấu trúc, hương vị sản phẩm.
Trọng lượng miếng cá đem khảo sát 500 ± 50g. Kết quả thu được như sau:
0
2
4
6
8
10
12
3h 4h 5h 6h
H
aøm
lö
ôïn
g
m
uo
ái n
ga
ám
(%
)
10% 13% 16% 19%
Hình 42: Đồ thị biểu diễn hàm lượng muối ngấm vào theo thời gian
Bảng 23: Hàm lượng muối ngấm trung bình qua phân tích ANOVA
Nồng độ dung dịch
muối ngâm (%)
Hàm lượng NaCl
(%)
Thời gian ngâm
(giờ)
Hàm lượng NaCl
(%)
10% 5,365a 3h 6,138a
13% 6,418b 4h 6,953b
16% 8,178c 5h 7,978c
19% 9,228d 6h 8,120c
Tỷ số F = 828,10 Tỷ số F = 239,33
Giá trị P = 0,0000 Giá trị P = 0,0000
63
Hình 43: Đồ thị biểu diễn hàm lượng muối ngấm theo thời gian và nồng độ
Z = - 4,11476 + 0,351381X + 1,90249Y - 0,0000694444X2 - 0,168125Y2 + 0,0212333XY
Trong đó: Z -hàm lượng muối ngấm; X -nồng độ dd muối; Y -thời gian, với R2 =
0,98 cho phép sử dụng phương trình này để xác định hàm lượng muối ngấm theo nồng
độ dung dịch muối và thời gian ngâm.
Thí nghiệm 5: Khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng muối ướp và thời gian ướp
đến cấu trúc, hương vị của sản phẩm.
Trọng lượng miếng cá đem khảo sát 500 ± 50g. Kết quả thu được như sau:
0
2
4
6
8
10
12
3h 4h 5h 6h
H
aøm
lö
ôïn
g
m
uo
ái n
ga
ám
(%
)
10% 13% 16% 19%
Hình 44: Đồ thị biểu diễn hàm lượng muối ngấm theo thời gian
Bảng 24: Hàm lượng muối ngấm trung bình qua phân tích ANOVA
Hàm lượng
muối ướp (%)
Hàm lượng NaCl
(%)
Thời gian
ướp (giờ)
Hàm lượng NaCl
(%)
10% 4,975a 3h 5,353a
13% 6,098b 4h 6,380b
16% 7,575c 5h 7,678c
19% 8,653d 6h 7,890c
Tỷ số F = 320,56 Tỷ số F = 172,53
Giá trị P = 0,0000 Giá trị P = 0,0000
64
Hình 45: Đồ thị biểu diễn lượng muối ngấm theo thời gian và hàm lượng
Z = -5,3152 + 0,31285X + 2,27235Y - 0,00125X2 - 0,20375Y2 + 0,0312XY
Trong đó: Z-hàm lượng muối ngấm ; X-nồng độ muối ướp ; Y-thời gian. Với R2
= 0,98 cho phép sử dụng phương trình này để xác định hàm lượng muối ngấm theo
nồng độ muối và thời gian ướp.
Nhận xét thí nghiệm 4 và 5:
- Tốc độ ngấm muối của phương pháp ướp muối ướt nhanh hơn phương pháp
ướp muối khô một ít và có khuynh hướng tăng đều theo thời gian, ở thời gian 5h và 6h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản khô cá tra phồng ở châu đốc an giang.pdf