Đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên thương mại

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. XÁC LẬP VÀ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 2

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU 3

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3

1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM. 4

2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 4

2.1.1. Khái niệm kỹ năng. 4

2.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm. 5

2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN 7

2.2.1. Tầm quan trọng 7

2.2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết. 12

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 27

2.3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. 27

2.3.2. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. 28

2.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỀ VIỆC NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 29

2.4.1. Trên thế giới. 29

2.4.2. Ở Việt Nam. 31

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. 34

3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 34

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 34

3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. 34

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 36

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. 36

3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG 37

3.2.1. Nhân tố khách quan 37

3.2.1.1. Chính sách đào tạo của nhà nước 37

3.2.1.2. Cơ chế đào tạo của nhà trường 38

3.2.2. Nhân tố chủ quan 44

3.2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm 45

3.2.2.2.Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên 46

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 47

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. 51

4.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015 51

4.1.1. Sự phát triển kinh tế 51

4.1.2. Đào tạo của nhà trường 53

4.1.3. Tự bản thân mỗi SV. 53

4.2. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN 54

4.2.1. Các kết luận. 54

4.2.1.1. Thành công và nguyên nhân 54

4.2.1.2. Tồn tại và nguyên nhân 56

4.2.2. Các phát hiện. 59

4.2.2.1. Chính sách đào tạo của nhà trường. 59

4.2.2.2. Đội ngũ đào tạo. 60

4.2.2.3. Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm. 61

4.2.2.4. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. 61

4.3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP 62

4.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao chính sách đào tạo của nhà trường. 62

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao đội ngũ đào tạo. 63

4.3.3. Giải pháp nhằm tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. 63

4.3.4. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. 65

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 23517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú, nhiều khi chỉ đơn giản như đến giúp sắp xếp giấy tờ trong một văn phòng nào đó của nhà trường vào một giờ rảnh, hay tham gia tổ chức các sự kiện nào đó của nhà trường. Đến một số trường (kể cả các trường ở Châu Á) ta còn thấy, khách thăm trường được sinh viên tổ chức đón tiếp, đưa đi thăm quan trường, thăm quan thành phố, tổ chức biểu diễn văn nghệ, và nấu ăn đãi khách. Các hoạt động này được sinh viên các nước tổ chức rất chuyên nghiệp và sáng tạo. Có lẽ đây chính là mô hình mà chúng ta chưa học hỏi được. Ở Mỹ, nơi lòng say mê sáng tạo đã được coi như kim chỉ nam của mọi thành công, sinh viên luôn phải tự tìm cách nghiên cứu hay giải quyết lấy mọi vấn đề mà học tập đặt ra. Chẳng hạn như kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó làm ông bất ngờ nhất, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Ví dụ trên đây luôn coi là ví dụ tiêu biểu nhất cho việc đề cao năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Mỹ. Nói lên sự thông minh, can đảm để đạt đến thành công trong cuộc sống. Trái với Mỹ, phương pháp tạo dựng năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên ở Nhật lại khác hẳn. Sinh viên chỉ sáng tạo sau khi tư duy đã chín muồi. Nói cách khác, sinh viên Nhật phải tích lũy một khối lượng kiến thức cần thiết trước khi có thể có những sáng tạo một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bước vào quá trình sáng tạo theo kiểu ngẫu hứng như sinh viên Mỹ, năng lực tư duy sáng tạo của họ rất bị hạn chế và họ buộc phải tuân theo những điều thuộc về nguyên tắc và vốn là truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Những đặc trưng của sinh viên các nước phát triển: Những đặc trưng trên của nền giáo dục phát triển đã tạo cho sinh viên tính chủ động, sáng tạo và ý thức độc lập, tự giác cao: Chủ động, năng động sáng tạo: Khi học, sinh viên không chỉ đơn thuần lắng nghe những gì giảng viên nói và đồng tình 100%, các giảng viên trông đợi những đóng góp mang tính chất xây dựng từ phía sinh viên, trò học hỏi thầy nhưng thầy cũng có thể hỏi học trò để hoàn thiện thêm bài giảng của mình. Giảng viên thường quan niệm một buổi học chỉ có thể hình thành và thành công trên cơ sở tham gia của cả thầy lẫn trò, cả hai đóng vai trò ngang nhau. Lúc này, thầy chỉ là người hướng dẫn cả lớp thảo luận về đề tài của buổi học. Có những giảng viên tỏ ra thú vị và thậm chí còn tán thưởng những câu hỏi và ý kiến phản biện từ sinh viên, tiếp đến họ yêu cầu SV chứng minh ý kiến ấy và đưa ra giải pháp thực tiễn. Độc lập: Mức độ cá nhân hoá của nền giáo dục các nước phát triển rất cao. Mỗi sinh viên là một cá thể độc lập, độc lập trong suy nghĩ, trong hành động. Khi được giao một đề tài nghiên cứu, sinh viên sẽ chủ động tìm tòi, sáng tạo chỉ với một chút hướng dẫn của thầy. Các Giảng viên thường chờ đợi ở sinh viên sự độc lập làm việc và đánh giá cao những tìm tòi vượt ra ngoài phạm vi bài giảng trên lớp. Tự giác: Một lớp học ở các trường đại học lớn có đến gần 100 sinh viên, học ở trong một giảng đường lớn. Giảng viên thường chẳng bao giờ điểm danh hay kiểm tra sĩ số. Sinh viên phải chịu trách nhiệm với việc học của chính mình, tự giác đi học đầy đủ, làm bài kiểm tra, làm bài tập về nhà. Nếu không học thì sẽ thi trượt và hậu quả là bị điểm kém hoặc phải học lại mà điều này là tối kỵ cho sự nghiệp tương lai sau này. Sinh viên tự giác vì họ biết rằng không học chỉ "thiệt". Một khía cạnh khác của tính tự giác trong học tập là tính trung thực. Hiếm khi bạn thấy sinh viên gian dối trong các bài kiểm tra, sao chép tài liệu, nhờ làm hộ bài, trích dẫn ý kiến của người khác mà không nhắc đến nguồn trích dẫn, vì những hành vi này bị phạt rất nghiêm khắc và nặng nề (có thể bị đuổi học) và liên quan đến vấn đề danh dự của mỗi sinh viên. 2.4.2. Ở Việt Nam. Còn sinh viên Việt Nam? Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp. Hầu hết sinh viên Việt Nam ra trường đều thiếu kỹ năng mềm. Chính vì trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các bạn sinh viên khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp. Thường các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn chỉ tập trung nhiều vào chuyện học. Vấn đề của số đông người trẻ hiện nay là vẫn xem thuật ngữ “kỹ năng mềm” (soft skills) là thứ gì đó cao siêu, ngại tiếp cận. Thực tế, đó chỉ là những phản xạ hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Phần đông những người Việt trẻ chỉ chăm chăm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng “cứng” (hard skills), nghĩa là những thứ thường xuất hiện trên hồ sơ lý lịch: bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Tuy quan trọng là thế, nhưng kỹ năng mềm chưa thực sự được ngành giáo dục nước ta chú trọng, các bạn trẻ phải tự tích lũy là chính. Ở Việt Nam, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường  biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”. Từ nhiều năm nay, các nước trên thế giới đã đưa môn học giáo dục kỹ năng sống vào chương trình học ở bậc tiểu học. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã xuất hiện loại hình này song chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Chương trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục được coi là lấy học sinh là trung tâm nhưng cũng chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kỹ năng sống. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém... Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên...). Trong khi đó, các giáo viên đến lớp chỉ mỗi việc đọc cho học sinh chép, hết giờ thì ra khỏi lớp. Giáo viên chủ nhiệm, cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy, cô giáo chủ nhiệm, được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về kỹ năng mềm. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Đã có không ít những bạn sinh viên chỉ biết chăm chú với bài vở, đạt điểm rất cao nhưng ra trường không xin được việc làm hoặc chỉ làm nhân viên bình thường. Khi trường học không có nội dung đào tạo kỹ năng mềm, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi, bài tập…). Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Dù thiếu trầm trọng kỹ năng mềm nhưng nhiều người trẻ vẫn… không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được cái sự thiếu ấy của mình, cũng chưa hẳn tìm được cách để trang bị thật nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. 3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Theo nguồn dữ liệu, có thể chia ra làm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng nhược điểm là phải tốn kém chi phí và thời gian. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập được từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng hợp, xử lí. Ưu điểm thu thập nhanh, rẻ nhưng có nhược điểm là đôi khi ít chi tiết và không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Trong thực tế có rất nhiều cách thu thập dữ liệu sơ cấp, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra và phỏng vấn. Quan sát: Là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ hành động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên cứu. Có thể quan sát bằng cách: Trực tiếp xem, nghe; Sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình; Sử dụng phương tiện đo lường Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng để quan sát thái độ học tập của SV trên lớp, trong những buổi thảo luận nhóm, giờ thảo luận, trong các lớp học kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên tham gia.Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành quan sát những hoạt động ngoại khóa mà các bạn sinh viên tham gia như các hoạt động của đoàn trường, của các câu lạc bộ trong và ngoài trường, các buổi hội thảo về kỹ năng mềm cho sinh viên cũng như quan sát thái độ của các bạn sinh viên với những khóa học về kỹ năng mềm trong và ngoài trường để biết mức độ quan tâm của các bạn sinh viên đến việc rèn luyện kỹ năng mềm. Sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu ban đầu bằng cách đưa ra câu hỏi với đối tượng nghiên cứu hay đối tượng có liên quan để thu thập thông tin. Đối với phiếu điều tra thì các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời sẵn, hay còn gọi là câu hỏi kín. Đồng thời cũng có một câu hỏi các bạn sinh viên tự nói lên câu trả lời của mình, hay gọi là câu hỏi mở. Nhóm nghiên cứu đã phát 290 phiếu điều tra cho sinh viên trong trường, trong đó 60 phiếu năm 1; 90 phiếu năm 2 và 80 phiếu cho năm 3; 60 phiếu năm 4. Nhóm nghiên cứu thực hiện phát trong giờ ra chơi giữa giờ sau đó thu lại, ngoài ra có phát ngẫu nhiên cho một số bạn trước thư viện. Tiếp đó nhóm nghiên cứu lập bảng câu trả lời cho từng câu hỏi, tính phần trăm mỗi phương án trả lời cho mỗi câu hỏi, cuối cùng là đưa ra nhận xét. Còn với phỏng vấn thì đưa trực tiếp câu hỏi với đối tượng và nhận câu trả lời mở Ở đây, phiếu điều tra được sử dụng với số lượng lớn, câu hỏi và các phương án trả lời cho sẵn, phát đại trà cho một tập sinh viên để điều tra. Phỏng vấn với một vài sinh viên đã ra trường và đi làm thuộc các khóa k41, k42 để lấy sự đánh giá dưới góc độ những người đi làm thấy thiếu những kỹ năng mềm nào.Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn giảng viên để lấy sự đánh giá về kỹ năng mềm của sinh viên dưới góc độ giảng viên. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn những người hiện đang làm công tác tuyển dụng trong các công ty để lấy sự đánh giá từ phía nhà tuyển dụng với những kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc. Với sinh viên khoá 41 và 42 đã đi làm, nhóm nghiên cứu gửi mail bản mềm câu hỏi và nhận lại bản trả lời qua mail. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn với các thầy cô giáo với phương pháp lấy ý kiến trực tiếp từ thầy cô giáo với những câu hỏi mở. Với nhà tuyển dụng nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn với phương pháp tương tự. Sau khi có bảng trả lời câu hỏi sẽ tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận. 3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Hiện nay có rất nhiều cách thu thập dữ liệu thứ cấp chẳng hạn như thu thập qua sách báo, các báo cáo, các bài phân tích của chuyên gia hay qua các phương tiện thông tin đại chúng…Đây là các dữ liệu xử lý có sẵn, cho phép sử dụng ngay tuỳ thuộc vào mục đích người sử dụng. Trong đề tài này, để có được những dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu liên quan đến việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên thông qua sách, báo, các hội thảo về những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên trong việc học tập cũng như trong môi trường làm việc sau này. Sách được tìm chủ yếu trong thư viện nhà trường, có thể nêu một số cuốn tiêu biểu như: “Nghệ thuật giao tiếp hữu hiệu nơi công sở”, “Giao tiếp trong kinh doanh”, “Nghệ thuật ứng xử và 100 điều tâm đắc”, “Nghệ thuật nói trước công chúng”, “ Nghệ thuật ứng xử giao tiếp”….. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu một số cuốn sách khác như “Small talk”, “Ai che lưng cho bạn”, “Thật đơn giản phỏng vấn tuyển dụng”, “Nghệ thuật giao tiếp để thành công”…. Internet cũng là nguồn cung cấp tài liệu phong phú, với những bài viết của các tác giả, các cuộc thảo luận vể những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và trong công việc. 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. Phương pháp so sánh: + So sánh kết quả giữa các khoá + So sánh trên thực tế với lý thuyết Phương pháp đánh giá: Dùng để đánh giá nhận thức cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên nói chung. Phương pháp tổng hợp phân tích: + Tổng hợp ý kiến trả lời của các đối tượng phỏng vấn, phát phiếu điều tra + Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan. Sau khi có thông tin tổng hợp, sẽ tiến hành phân tích dựa trên những kết quả đó. Dựa vào những phiếu điều tra đã thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp lại các câu trả lời của các bạn sinh viên trong các phiếu điều tra. Từ đó tính phần trăm và đưa ra kết luận về những thế mạnh cũng như điểm yếu của các bạn sinh viên Thương Mại ,nhận thức của các bạn sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, mong muốn rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên cũng như môi trường và điều kiện tốt nhất để phát huy kỹ năng mềm mà các bạn được học tập. 3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG Việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên nói chung và sinh viên Thương Mại nói riêng luôn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố . Đó là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Nó bao gồm các nhân tố chính như : chính sách đào tạo của nhà nước và cơ chế đào tạo của nhà trường. Nhân tố chủ quan là những yếu tố bên trong như nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm , tầm quan trọng của kỹ năng mềm, cũng như ý thức của các bạn trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. Việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng mềm nhằm chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan . Từ đó giúp nhà trường cũng như các bạn sinh viên có những định hướng cũng như giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tận dụng và phát huy những ảnh hưởng tích cực. 3.2.1. Nhân tố khách quan 3.2.1.1. Chính sách đào tạo của nhà nước Chính sách đào tạo là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân ( cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe, nghề nghiệp ). Chính sách đào tạo của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên nói chung và sinh viên đại học Thương mại nói riêng . Các chính sách , chỉ thị của Bộ GD và ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, cách thức và phương hướng đào tạo của các trường đại học và nó ảnh hưởng gián tiếp đến việc rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập. Nhận thấy xu hướng ngày nay , nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng kỹ năng mềm, chính vì vậy mà nhà nước cũng như Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày càng quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên . Điều đó được thể hiện thông qua nội dung chuẩn đầu ra bao gồm cả chuẩn về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm . Chỉ thị này được đưa xuống các trường đại học, và yêu cầu các trường xây dựng một chuẩn đầu ra cho từng ngành chuyên ngành đào tạo khác nhau. Nó tác động đến phương pháp dạy của nhà trường để có thể đào tạo những sinh viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn đầu ra trong đó có yêu cầu về kỹ năng mềm . Ở một số trường, chứng chỉ kỹ năng mềm đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để sinh viên có thể nhận giấy tốt nghiệp. Điều này giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. 3.2.1.2. Cơ chế đào tạo của nhà trường Trường Đại học Thương mại (tên tiếng anh là Vietnam University of Commerce, tên giao dịch viết tắt là VCU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, là thành viên của Hiệp hội trường đại học Việt Nam (VUZ), Hiệp hội các trường đại học Châu Á&Thái Bình Dương, của Viện nghiên cứu kinh tế-quản lý Pháp ngữ (CEDIMES), của Tổ chức các Trường đại học sử dụng tiếng Pháp (AUF) với sứ mạng: Xây dựng và phát triển Trường Đại học Thương mại trở thành trường đại học đa ngành tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại (bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ) của Việt Nam có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm giáo dục có chất lượng và không ngừng được cải tiến với phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới và hoàn thiện; một trung tâm đầu ngành trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thương mại, du lịch, dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; một trung tâm văn hoá nhằm cung cấp cho xã hội những cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá và năng lực nghề nghiệp thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu  công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Trường đại học Thương Mại là một trong những trường đi đầu trong công tác chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức theo học chế tín chỉ. Theo chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo đại học và cao đẳng theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Thương mại đã thành lập Ban Nghiên cứu và triển khai đào tạo tín chỉ và xây dựng kế hoạch tổ chức chuẩn bị các điều kiện để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào Trường từ khóa tuyển sinh năm 2007. Sự chuyển từ cơ chế đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một bước chuyển biến lớn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Sự chuyển đổi về cơ chế không chỉ là sự thay đổi về phương thức đào tạo, cách dạy và cách học của giảng viên cũng như của sinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Vậy hình thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là gì ? Vì sao sự chuyển đổi về hình thức đào tạo lại ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu hai hình thức đào tạo này và so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức đào tạo. Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Ví dụ chương trình đào tạo trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Chính vì vậy hạn chế của hình thức đào tạo theo niên chế mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc sắp xếp lịch học cho phù hợp với thời gian biểu riêng của mỗi cá nhân. Khác với hình thức đào tạo theo niên chế, đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vậy mà đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình học, nội dung đào tạo. Ngoài ra các bạn sinh viên được chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp với bản thân. Việc đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên trong rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng chính việc lên kế hoạch học tập cho chính bản thân. Phương thức đào tạo theo niên chế là hình thức học mà hầu hết các bạn sinh viên đã quen từ khi còn là một học sinh cấp một cho đến cấp ba. Ở phương thức đào tạo theo niên chế, thầy và trò quen với việc dạy và học một chiều, thụ động theo kiểu thầy giảng – trò ghi. Giảng viên có nhiệm vụ truyền đạt , giảng giải đúng và đủ kiến thức đã được quy định trong từng bài, từng chương của giáo trình vốn được thiết kế phù hợp với yêu cầu của chương trình môn học và kế hoạch đào tạo của niên chế. Việc tiếp thu kiến thức một chiều thường làm cho người học cảm thấy nhàm chán. Lâu dần làm cho sinh viên có thói quen ỷ lại vào giảng viên mà không chủ động tìm tòi học hỏi, không có sự sáng tạo, tìm hiểu thêm kiến thức bên ngoài. Khi chuyển đổi từ niên chế qua tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ sinh viên phải tự học là 30 tiết. Trong đào tạo theo tín chỉ yêu cầu về chuẩn đào tạo không hề thay đổi, trước mắt vẫn giữ nguyên và dần dần sẽ tăng lên theo yêu cầu của công tác kiểm định chất lượng. Như vậy thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thời gian tự học của sinh viên tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá. Vậy làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Các phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục được phát huy các điểm mạnh, nhưng việc nâng cao sự chủ động của sinh viên trong giờ học được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp như nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo định hướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học. Có thể nói trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_khoa_hoc_hoan_chinh_thaopzo_hehe__8319.doc
Tài liệu liên quan